Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mở mang trí óc

16/11/201015:59(Xem: 10910)
Mở mang trí óc

 

 

MỞ MANG TRÍ ÓC

Lời khuyên của Đức Phật là chúng ta nên thoát khỏi những cuồng loạn đó nếu chúng ta muốn chứng nghiệm hạnh phúc. Tuy nhiên sự giải thoát đạt được là do chính sự cố gắng của chúng ta, đến từ nơi chúng ta. Chúng ta không thể đạt được một sự cứu rỗi từ một Đấng Thiêng Liêng, Đức Phật hay Trời. Chúng ta không thể đạt được sự tự do tối hậu từ những yếu tố bên ngoài. Những đấng siêu nhiên không thể giúp gì cho chúng ta để đạt được trí tuệ và sự giải thoát cuối cùng dù chúng ta sùng bái các đấng này đến đâu đi nữa hay tán dương các đấng này qua những hình thức như khổ hạnh, tán tụng, bùa, chú, cầu đảo hay đem hy sinh các súc vật để cúng.

“Chúng ta gặt được kết quả nơi cái gì chúng ta đã làm và chúng ta sẽ có kết quả nơi cái gì chúng ta đang làm”. Hành động điều kiện hoá hạnh phúc hay không hạnh phúc cho chúng ta, và cuối cùng bảo đảm sự cứu rỗi cho chúng ta. Cứu rỗi hay giải thoát là việc của cá nhân, giống như con người phải ăn, uống, tiêu hoá và ngủ nghỉ cho chính mình. Tất cả những hành động của nghiệp được giữ lại một phần trong việc hình thành tâm trí của chúng ta và lưu giữ ngầm tại đấy. Chúng ta quên đi những hành động quá khứ vì lẽ những hoạt động tinh thần khác che mờ tâm trí nên chúng ta không thể nhớ lại hành động quá khứ. Khi chúng ta mở mang tâm trí qua thiền định, chúng ta ngưng những đắm đuối của năm giác quan. Khi tâm trí trong sáng sẽ giảm đi lo âu, tham dục, nóng giận, ghen ghét và ảo tưởng sai lầm. Tâm trí trong sáng trở nên sung mãn và bén nhạy. Đó chính là khi chúng ta có thể tác động được hoạt động tâm thần và phát ra sức mạnh tiềm ẩn to lớn. Đó là sức mạnh tâm linh. Sức mạnh này hiện hữu trong tất cả chúng ta; chúng ta chỉ cần phải học cách phát ra sức mạnh này qua thiền định. Một cách khác có thể tiến cận những hoạt động tinh thần tàng trữ (trong đầu) là thôi miên. Qua thôi miên một số người có thể phát triển một mức độ sức mạnh tâm linh nhưng môn này không được tiến dẫn vì lẽ thôi miên dựa trên một tác nhân khác và không tác dụng đến việc thanh tịnh hoá tâm trí.

Đức Phật khuyên các tín đồ trau dồi và mở mang sức mạnh tiềm ẩn trong con người và chỉ cho tín đồ làm sao sử dụng hữu hiệu nhất sức mạnh của ý chí và trí thông minh mà không cần làm tôi mọi cho một cá nhân nào để mưu cầu hạnh phúc trường cửu.

Không oán trách ai cả, Phật giáo dạy con người chịu trách nhiệm hành động của chính mình. Con người phải đương đầu với thực tại cuộc đời, gánh trách nhiệm và chu toàn nhiệm vụ, bổn phận với bản thân mình cũng như đối với người khác. Đau khổ hay sung sướng do chính mình tạo nên và chính mình có khả năng quét sạch mọi phiền não đau khổ, giữ an lạc, hạnh phúc bởi hiểu rõ những yếu điểm của chính mình và tự gắng sức để vượt qua những trở ngại đó. Tâm trí của con người không được rèn luyện chịu trách nhiệm về tất cả các rắc rối, tai biến , nhiều loạn, bất hạnh và cả đến những thay đổi của môi trường và vật chất. Trái lại tâm trí con người được rèn luyện có thể thay đổi tình trạng bất hạnh trên thế giới và có thể đem lại hoà bình thịnh vượng và hạnh phúc khắp nơi cho mọi người. Việc đó chỉ có thể làm được qua việc thanh tịnh hoá sức mạnh tinh thần.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 26172)
Cuốn sách này gạn lọc trí tuệ hàng ngàn năm của Phật Giáo Tây Tạng, được chuyển tải bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu đối với mọi người. Mục đích chính yếu của tôi là trình bày những giáo lý không chỉ có tính cách chữa trị sự đau khổ và vô minh của chúng ta về sự chết và sự hấp hối mà còn giúp chúng ta chứng đạt mục tiêu an lạc vô thượng, không những cho đời này mà còn cho sự chết và cõi bên kia nữa.
08/04/2013(Xem: 19354)
Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”.
08/04/2013(Xem: 2217)
Mọi cố gắng so sánh Phật giáo Trung Hoa (PGTH), vào thời kỳ kiến tạo và phát triển (từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 6 Tây lịch), với Ky-tô giáo, được truyền bá tại Trung Hoa (TH) bởi những giáo sứ dòng Tên (*4) vào thế kỷ 17, mới nhìn có vẽ như vô ích và thừa thải.
08/04/2013(Xem: 10695)
Bản dịch quyển "The Buddha and His Teachings -- Đức Phật và Phật Pháp" được tu chỉnh và bổ túc lần thứ ba theo bản Anh ngữ cuối cùng của Ngài Narada, xuất bản ...
08/04/2013(Xem: 14612)
Một Tôn Giáo Hiện Đại (nguyên tác Anh ngữ: "What is this Religion? - Tôn giáo này là gì ?", ấn hành tại Đài Loan vào năm 1992), là một trong mấy mươi tác phẩm...
04/04/2013(Xem: 2419)
Trong cuộc sống hằng ngày, có ai tránh khỏi những hoàn cảnh trái ý nghịch lòng, khiến ta phải khổ đau, phiền não. Ðó là vì tâm yếu đuối của chúng ta không thể xem chướng ngại như cơ hội để ta rèn giới hạnh ...
01/04/2013(Xem: 6876)
Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các người chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta ...
01/04/2013(Xem: 6628)
Bài pháp này đã được Đức Phật thuyết cho ẩn sĩ Subhadda ngay vào lúc sắp viên tịch Níp Bàn giữa hai cây Sàlà (vườn Ingyin) gần thành Kusinãra, xin trích đoạn sau ...
01/04/2013(Xem: 5975)
Nhiều người cho rằng đức tin và trí tuệ trong thiền quán (vipassanà) đối nghịch nhau, mâu thuẫn và không thể phối hợp. Không phải vậy! chúng thân hữu và là hai nội lực quan trọng. Trong thông tin vừa rồi, tôi đã viết về những điểm đặc thù và khác biệt giữa các hành giả châu Aù và phương Tây.
07/03/2013(Xem: 8893)
Không ít ngôi chùa hiện nay đang có chiều hướng “tư nhân hoá” dưới danh nghĩa trùng tu lại, xoá sạch dấu vết gắn bó một thời của người dân địa phương, trở thành sở hữu riêng của vị trụ trì và một số đại gia có tiền bạc và quyền thế. Văn hoá Phật giáo Việt Nam sẽ hội nhập như thế nào với thế giới? Phật giáo Việt Nam sẽ đưa hình ảnh gì của mình ra bên ngoài? Những câu hỏi này được đặt ra từ lâu trước thực tế các quốc gia, dân tộc, tôn giáo trên thế giới đang ngày càng có nhiều hoạt động thúc đẩy quảng bá cho sức mạnh mềm văn hoá.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]