Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Giáo Dưới Mắt Nhà Trí Thức

24/12/201011:55(Xem: 4175)
Phật Giáo Dưới Mắt Nhà Trí Thức

PHẬT GIÁO DƯỚI MẮT NHÀ TRÍ THỨC

(Buddhism in the eyes of intellectuals)
Tác Giả: Hòa thượng K.Sri Dhammananda
Dịch Giả: Tỳ Kheo Thích Tâm Quang
phatgiaoduoicainhin_thichtamquang

Lời Người Dịch

Thời đại của chúng ta hiện nay là một thời đại khoa học, các tôn giáo đều được phê phán dưới lăng kính khoa học. Những nhà trí thức, các khoa học gia, các nhà bác học, các học giả, các nhà văn, các nhà chính trị gia lừng danh trên thế giới không ngớt ca tụng Phật giáo và bày tỏ lòng ngưỡng mộ Đức Phật. Đức Phật Thích Ca được tôn kính như bậc Thầy vĩ đại, một Thiện hữu, một vị Gương mẫu Toàn giác. Pháp hay giáo lý của Ngài chứa đựng những nguyên tắc căn bản, bất biến của Công bằng và Chân lý. Giáo lý của Ngài từ trên 2500 năm đem ánh sáng giác ngộ cho nhân loại, giải thoát xiềng xích gông cùm nô lệ, mang an lạc và hạnh phúc cho con người.

Nhận thấy quyển sách này của Đại lão Hòa thượng Tiến sĩ K. Sri Dhammananda, một bậc chân tu thạc học, là một công trình sưu tầm công phu và giá trị nên chúng tôi không quản tài hèn đức mọn cố gắng dịch ra Việt ngữ với hy vọng đóng góp một phần nhỏ vào kho tàng văn hóa Phật giáo Việt nam tại hải ngoại.

Chúng tôi xin chân thành cảm tạ chư Tôn đức đã khích lệ, góp nhiều ý kiến bổ ích. Đặc biệt các Đạo hữu, Bác sĩ Đặng Hữu Phước, Viên Minh Phạm Đình Khoát, Minh Hỷ Phan Duyệt, Quảng Lâm Châu Ngọc Tòng, Quảng Hải Ngô Thanh Hùng, Diệu Chơn Lương Thị Mai, Diệu Hỷ Nguyễn Cung Thị Hỷ và Lý Kim Vân đã góp phần công đức trong việc ấn hành dịch phẩm này.

Chúng tôi xin hồi hướng công đức hoằng pháp này lên ngôi Tam Bảo và nguyện cầu hồng ân chư Phật thùy từ gia hộ quý vị cùng bửu quyến thân tâm thường an lạc và hạnh phúc.

Sau cùng chúng tôi kính mong chư Tôn, thiền đức, pháp hữu ân nhân, các bậc thức giả cao minh vui lòng bổ chính cho những sai lầm thiếu sót, để cuốn sách được hoàn chỉnh hơn trong kỳ tái bản.


Hoa kỳ, Mùa Vu Lan 2538-1994
THÍCH TÂM QUANG


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 4234)
Trong bài này, tôi xin trình bày một vài suy nghĩ phát triển Phật giáo tại Việt Nam trong mấy thập niên tới, giai đoạn mà Việt nam sẽ được phát triển mạnh về kinh tế, và đời sống dân chúng sẽ được sung túc hơn. Ít nhất đó là những điều mà chúng ta hy vọng.
09/04/2013(Xem: 4525)
Trong các bản văn chữ Phạn thời nguyên thủy, zero được gọi là "sùnya". Theo F. Th. Stcherbatsky, Phật giáo nguyên thủy dùng chữ "sùnya" để gọi tên điểm giới hạn của thế giới thường nghiệm (bhùtakoti). Vậy trên phương diện tục đế, là giới hạn của các số hay tổ hợp số, . . .
09/04/2013(Xem: 4601)
Ở cuối thế kỷ này đời sống con người bị stress làm rối loạn. Stress là tự bất ổn của thời đại văn minh. Ðến ngày nay, trên thế giới, có trên 100.00 tài liệu và trên 200 quyển sách bàn về stress. Những nhà chuyên môn y học tâm thể (psychosomaticien), y học tâm lý (psychophysiologiste), . . .
09/04/2013(Xem: 4783)
Hiện nay thế giới đang đứng trước nhiều sự việc và hiện tượng có tác động toàn cầu. Chúng cũng là những thách thức lớn đối với đạo Phật và Phật tử chúng ta.
09/04/2013(Xem: 5948)
Cuộc tâm tình nổi loạn khởi đầu từ Kierkegaard với đặc tính hoàn toàn tình cảm chủ quan phi hệ thống. Sang tới Nietzsche đã thành ý chí chủ quan phi hệ thống. Cả hai đều lấy bản thân ra để thể nghiệm cho chân lý mà họ tìm kiếm ra được, và do họ chủ xướng.
09/04/2013(Xem: 4444)
Đứng trên thềm năm mới, thường người ta mong ước một tương lai tươi đẹp, nhưng cũng thoáng nỗi lo gặp chuyện không may, và chắc hẳn ý tưởng kép này càng lộ rõ trước ngưỡng cửa bước vào một thế kỷ mới.
09/04/2013(Xem: 3629)
Trong cuộc sống thường nhật chúng ta vẫn hay bắt gặp những cách xưng gọi như: mô Phật, lạy Chúa,…(mô Phật, có lẽ bắt nguồn từ cách nói tắt của cụm từ: Nam Mô A Di Đà Phật). Như vậy, tâm thức tôn giáo vẫn luôn ngự trị trong mỗi chúng ta, dẫu nhiều hay ít.
09/04/2013(Xem: 3847)
Trong đề tài chung "Phật giáo và tâm linh", trước tiên, cần sơ bộ làm rõ một số khái niệm và định nghĩa. Tâm linh là gì? Sao không nói một từ quen thuộc hơn là linh hồn, mà các từ tương đương ở tiếng Anh là Soul và từ tiếng Pháp là ame?
09/04/2013(Xem: 4147)
Trong phong trào đổi mới khá rầm rộ hiện nay, người ta noí nhiều tới đổi mới cơ chế, đổi mới tổ chức, nhưng lại rất ít noí tới đổi mới nhận thức, đáng lý điều đó phải được chúng ta xem là sự đổi mới cơ bản . Bởi vì chỉ có nhận thức đúng đắn mới dẫn tới hành động thành công, ngay cả trong hành động đổi mới.
09/04/2013(Xem: 4910)
Con người có số mệnh hay không? Có nên tin vào số mệnh hay không? Thái độ của các triết gia và các tôn giáo lớn đối với vấn đề số mệnh như thế nào, và đặc biệt là đạo Phật, một trong những tôn giáo lớn của thế giới, và là tôn giáo lớn nhất, . . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567