Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

PHẬT GIÁO ĐỒNG HÀNH CÙNG DÂN TỘC

04/03/201012:14(Xem: 4384)
PHẬT GIÁO ĐỒNG HÀNH CÙNG DÂN TỘC
BÀI VIẾT THAM GIA HỘI THẢO QUỐC TẾ
“PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI:
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC”
PHẬT GIÁO ĐỒNG HÀNH CÙNG DÂN TỘC
Thích Nhật Từ

thichnhattuQuá trình đạo Phật đồng hành với các dân tộc

Sau khi đức Phật qua đời, nền tảng đạo đức và triết lý cao siêu của ngài đã được hiểu và thực hành theo từng bối cảnh văn hoá khác nhau. Từ đó, Phật giáo có hai trường phái triết học lớn, trường phái Thượng toạ, thường được mệnh danh là Phật giáo Nam tông hay còn gọi là Nam truyền hoặc Phật giáo Nguyên thuỷ, và trường phái Đại thừa, hay còn gọi là Bắc truyền hoặc Phật giáo phát triển hoặc Phật giáo cách tân. Phật giáo Nam truyền chủ yếu phát triển ở các nước Tích-lan, Miến-điện, Thái-lan, Lào, Cam-pu-chia v.v… theo hướng địa lý miền Nam Ấn-độ, trong khi Phật giáo Bắc truyền, chuyển hướng về vùng địa lý miền Bắc Aán, du nhập vào các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Triều Tiên và Việt Nam v.v… Văn hệ chủ yếu của trường phái Nam tông là tiếng Pali. Văn hệ chính của Bắc tông là Sanskrit với hai dịch ngữ chính là tiếng Hán và Tây Tạng.

Do nền tảng triết lý đạo Phật, dù của Nam truyền hay Bắc truyền, đượm nhuần chất liệu nhân bản sâu sắc, con đường truyền bá của đạo Phật chưa từng gắn liền với dấu giầy xâm lược của các đế quốc thực dân. Phật giáo được quần chúng trong các nền văn hoá mới tiếp nhận như một dưỡng chất tinh thần và tâm linh mới, thay thế cho cấu trúc tinh thần lệ thuộc thần quyền của các tôn giáo nhất thần hay đa thần, vốn nặng về mê tín và sợ hãi.

Tại Ấn-độ, đại đế A-dục (Asoka) là người đầu tiên đã gởi thông điệp từ bi và tuệ giác của đức Phật vượt ngoài biên cương bờ cõi Ấn-độ, khoảng 3 thế kỷ sau khi Phật qua đời. Từ đó, triết lý đậm nét đạo đức của Phật đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Tư tưởng từ bi và trí tuệ của đức Phật đã trở thành tư tưởng chủ đạo của nhiều quốc gia theo đạo Phật.

Tại các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Đại Hàn, Miến Điện, Tích Lan, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia đã phát sinh nhiều tông môn pháp phái mới, đáp ứng lại nhu cầu tâm linh đa dạng của quần chúng. Các trường phái mới tại các nước này đã nhanh chóng trở thành các tổ chức tôn giáo quan trọng, ảnh hưởng tốt đến đời sống con người tại đây.

Thời đại toàn cầu hoá đã thâu ngắn khoảng cách địa dư giữa các châu lục. Phật giáo, theo đó, không còn giới hạn phạm vi ảnh hưởng của mình ở phương Đông nữa. Theo quy trình phát triển, Phật giáo đã du nhập vào các nền văn hoá mới ở phương Tây, mà không hề gặp bất kỳ sự kháng cự nào, từ chính trị đến văn hoá, khác hoàn toàn với bản chất xâm lược của tôn giáo phương Tây gắn liền với chủ nghĩa thực dân khi đặt chân lên các châu lục còn lại.

Phương Tây với những điều kiện khoa học và dân chủ tiên tiến trên thế giới, đã dễ dàng tiếp nhận tư tưởng triết lý của đạo Phật, chú trọng đến con người, đề cao vai trò của con người và tự do ý chí (cetana) và trách nhiệm hành vi đạo đức. Phương Tây đã nhìn thấy đạo Phật là con đường tâm linh, có khả năng song hành với khoa học, xoá bỏ các ảnh hưởng thần quyền. Mảnh đất phương Tây giờ đây đã có thể trở thành mảnh đất hứa mới cho các cư dân quá chán ngán với tư tưởng tôn giáo thần quyền, vương mình dậy, hướng đến một tương lai tuệ giác, dưới sự nỗ lực và quyết định vận mệnh của bản thân từng con người.

Sự tương tác và tiếp biến văn hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá đã trở thành chất xúc tác giúp cho đạo Phật phát triển một cách nhanh chóng, như một sự kiện hiển nhiên về các điểm giao thoa tri thức giữa Phật giáo và nền tảng khoa học phương Tây như nhà sử học văn minh Arnold Toynbee đã phát biểu rằng: "Sự kiện có ý nghĩanhất của thế kỷ 20 này là sự gặp gỡ giữa đạo Phật và phương Tây.” Đạo Phật trong sự tiếpbiến văn hoá với thế giới phương Tây đã làm thay đổi phần nào đó cấu trúc thượng tầng tri thức và não trạng của một thế giới quá đặt nặng về văn minh vật chất.

Sự đồng hành giữa Phật giáo và dân tộc Việt Nam trong quá khứ

Bản chất các giáo huấn của đức Phật mang tính nhập thế rất cao, thông qua học thuyết tuỳ duyên. Ngay từ thời du nhập, Phật giáo tiếp xúc với nền văn hoá bản địa, trong tinh thần dung thông, không độc tôn, loại trừ. Nhờ tinh thần dung thông này, đạo Phật đã sử dụng các dữ liệu tích cực của văn hoá và tôn giáo dân gian để góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc. Hình ảnh chùa Tứ Pháp nói lên được sự kết hợp hài hoà giữa văn hoá Phật giáo với văn hoá bản địa. Nếu “Mây, Mưa, Sấm, Chớp” được tín ngưỡng dân gian nâng lên thành các vị thần linh, thì đạo Phật đã nhìn dưới góc độ của các hiện tượng thiên nhiên, qua hoá thân của các tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điễn.

Học thuyết tứ ân (ân tổ quốc, ân đồng bào, ân cha mẹ, ân thầy cô), đặc biệt là ân tổ quốc của Phật giáo đã hoà quyện với tín ngưỡng thành hoàng làm cho tinh thần yêu nước và nhân từ của Phật giáo giúp cho Việt Nam vượt qua được các phong ba bão táp của vó giầy xâm lược phương Bắc, bảo vệ biên cương bờ cõi, thiết lập an ninh cho người dân. Các anh hùng dân tộc và các liệt sĩ đã được thờ phượng trong các chùa Phật giáo miền Bắc là một minh chứng về tinh thần nhập thế này.

Tư tưởng triết lý của nhà Phật đã từ lâu trở thành một phần đời sống tinh thần của người Việt Nam. Tinh thần từ bi, yêu chuộng hoà bình, tôn trọng sự sống và hiếu sinh của Phật giáo đã ảnh hưởng tâm hồn Việt Nam một cách sâu sắc. Một trong những nhà văn, nhà chính trị lớn của Việt Nam là Nguyễn Trải đã thể hiện tình thần nhân bản của đạo Phật trong bài Bình Ngô Đại Cáo của ông rằng: “Lấy đại nghĩa thắng hung tàn/ Đem trí nhân để thay cường bạo.” Nhờ tinh thần “Thần vũ chẳng giếthại/ Thuận lòng trời ta mở đường hiếu sinh,” sau khi chiến thắng nhà Minh, chính quyềnViệt Nam thời đó thấm nhuần tinh thần nhà Phật, đã không giết hại và cầm tù kẻ thù, ngược lại cung cấp thuyền bè và lương thực cho họ về nước an toàn. Đạo lý này được đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú: “Hận thù diệt hận thù/ Đời này không có được/ Từ bi diệt hận thù/ Là định luật muôn đời.” Nếu đạo lý từ bi và hiếu sinh này được các nhà chính trị hiện đại quan tâm và ứng dụng, chắc chắn sẽ mở ra phương trời mới của hoà bình và thái bình.

Trong các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, đặc biệt là Lý Trần, tinh thần nhập thế của đạo Phật đã thúc đẩy các vị cao tăng Phật giáo đảm trách vai trò cố vấn cho vận mệnh quốc gia, tham gia triều chính, vì họ nhìn thấy được nỗi đau của một dân tộc nhỏ bé, từng bị ngoại bang lớn mạnh hơn ức hiếp, thôn tính và đô hộ. Thời Đinh Tiên Hoàng có thiền sư Ngô Chân Lưu được mời làm quốc sư, với mỹ hiệu Khuông Việt Đại Sư, bậc thầy tâm linh tạo ra khuông phép cho nước Việt Nam vĩ đại. Thời Tiền Lê có thiền sư Đỗ Pháp Thuận và đặc biệt là thiền sư Vạn Hạnh có công hình thành nhà Lý, đưa Lý Công Uẩn lên làm vị minh quân, kết thúc chế độ bạo hành của hôn quân ngoạ triều Lê Long Đỉnh. Khi Lý Công Uẩn lên ngôi, nhờ tinh thần giáo dục Phật giáo và niềm tin về tiềm năng chuyển hoá (Phật tính), các ngục hình đã được huỷ bỏ hoặc giảm đi, thay vào đó là chính sách giáo dục đạo đức. Ông đã cho xây dựng nhiều ngôi chùa, làm vai trò “mái chùa che chở hồn dân tộc.”

Theo sử liệu, Lý Bí đã truyền xây chùa Khai Quốc (chùa Mở Nước) nay là chùa Trấn Quốc (chùa Giữ Nước). Việc xây dựng nước Vạn Xuân song song với chùa Trấn Quốc như muốn nói lên vai trò dựng nước của Phật giáo, có khả năng kháng cự và chiến thắng được Đại Hán bấy giờ!

Đời Trần có các thiền sư Đa Bảo, Viên Thông, Tuệ Trung Thượng Sĩ và các tướng lãnh đại tài của Phật giáo, nổi tiếng nhất là đại tướng Trần Hưng Đạo. Trong thời Trần, mặc dù Phật giáo không được chính thức công nhận là quốc giáo nhưng tư tương yêu nước, dựng nước và phát triển đất nước đã trở thành tư tưởng chủ đạo, góp phần mang lại độc lập và chủ quyền cho dân tộc.

Đường lối đức trị của hai triều đại Lý Trần làm cho Việt Nam đạt đến đỉnh cao của tự hào dân tộc, chứng minh sự hội nhập của văn hoá Phật giáo trong văn hoá dân tộc Việt Nam.

Truyền thống tri ân và báo ân tổ quốc đã giúp cho nhiều Tăng Ni đã mạnh dạn “cỡi áo cà-sa khoát chiến bào.” Nhiều Phật tử Việt nam đã vận động ân xá cho nhà chính trị yêu nước Phan Bội Châu, trong nỗ lực đòi độc lập khỏi ách thống trị của Pháp. Trong thời Mỹ Diệm, Tăng Ni và Phật tử Việt Nam đã tích cực tham gia các phong trào đấu tranh đòi hoà bình và độc lập cho dân tộc.

Tinh thần đồng hành với dân tộc của Phật giáo đối với Việt Nam thân yêu đã có tuổi thọ trên dưới 20 thế kỷ, kể từ khi con đường tâm linh nhân bản này có mặt tại Việt Nam. Nhiều thế hệ thiền sư và Phật tử vừa yêu đạo, vừa yêu nước, kháng cự lại tinh thần sùng ngoại Bắc phương Trung Quốc. Tinh thần tứ ân của đạo Phật đã tạo ra cao trào từ cường dân tộc, toàn dân yêu nước và đoàn kết vì đại nghĩa quốc gia, nhiều lần đánh bại giặc Tống và giặc Nguyên từ phương Bắc. Nhờ tướng tài Lý Thường Kiệt sùng tư tưởng nhân bản của Phật, quân dân thiên triều và thiên quốc của Trung Quốc “thây chất thành đống, máu chảy thành sông,” bị đánh bại tan tành ở Châu Ung và Châu Khiêm. Nhờ tinh thần tự cường và độc lập của Phật giáo, dân tộc Việt Nam đã tìm ra được hướng đi mới, tác rời khỏi tư tưởng Khổng giáo vốn là điểm tựa nhận thức của chủ nghĩa độ hộ Trung Quốc đối với Việt Nam. Phật giáo Việt Nam đã xoá được mặc cảm bị nô lệ Trung Quốc kéo dài 10 thế kỷ, là nhờ vào tinh thần yêu nước và bình đẳng của Phật giáo.

Tinh thần bình đẳng của nhà Phật khẳng định rằng nếu Trung Quốc có thiên triều và thiên tử thì Việt Nam cũng có thiên triều là Đại Cồ Việt và thiên tử là các vị minh quân. Tư tưởng này là yếu tố cần thiết giúp dân tộc Việt Nam được giải phóng khỏi ách nô lệ Trung Hoa to lớn. Nền chính trị độc lập và tự chủ của thời Lý Trần, với tinh thần nhập thế của Phật giáo, đã mở ra những triều đại độc lập tự chủ đầu tiên của lịch sử Việt Nam, làm cho dòng chảy đồng hành với dân tộc của Phật giáo Việt Nam trở thành điểm son của văn hoá và chính trị Việt Nam.

Vai trò dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước của Phật giáo đối với nền độc lập và tự chủ của Việt Nam như nước hoà với sữa. Trang sử Việt Nam gắn liền với trang sử Phật giáo, vì con đường tâm linh này đã là chỗ dựa tinh thần cho một nền văn hoá đạo đức thích ứng với sự lựa chọn của dân tộc Việt Nam như nhà thơ Hồ Dzếnh đã phát biểu rất chính xác:

Trang sử Phật
Đồng thời là trang sử Việt
Trải bao độ hưng suy
Có nguy mà chẳng mất

Nhà nước đối với Phật giáo: từ vai trò quản trị đến hộ pháp

Kể từ khi GHPGVN được thành lập từ năm 1981, bộ máy hành chính Phật giáo Việt Nam đã bị buộc trở thành một thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam thông qua chế độ quản lý nhà nước và pháp luật.Từ đó, hệ thống quản lý nhà nước theo cơ chế “xin – cho” đã áp dụng cho Phật giáo. Hành chính xin cho tiêu biểu bao gồm: a) đăng ký các sinh hoạt tu học hằng năm, b) tổ chức hội thảo, hội nghị Phật giáo, c) xin phép xuất gia, thọ giới, bổ nhiệm trụ trì, tấn phong giáo phẩm, d) xây dựng trường Phật học, trường mẫu giáo, trung tâm từ thiện, Tuệ tĩnh đường[1] v.v…

Tôi cho rằng trong giai đoạn Việt Nam thời hậu WTO, cơ chế xin cho nên đổi thành cơ chế dịch vụ. Trong cơ chế xin cho, tình trạng “ban ơn giáng hoạ” có thể xuất hiện. Trong cơ chế dịch vụ, sự thoả mãn khách hàng, ở đây là đối tác Phật giáo, phải được nâng thành chính sách. Xin-cho tạo ra tiêu cực. Dịch vụ tạo ra thành qủa đối tác. Một điều không thể phủ định là hành chính “xin-cho” đã tạo ra nhiều khó khăn cho sự phát triển Phật giáo, vì trong tiến trình thực hiện các khế ước xin cho, có nhiều tình trạng hà khắc[1] “phép vua thua lệ làng”[1] đã xuất hiện. Đó là chưa nói đến các tình trạng tiêu cực đã từng phát sinh từ người quản lý “ban cho” người xin phép một cách chậm chạp và khó khăn. Tiêu cực lớn nhất của tình trạng này là hiện tượng “quan liêu và tham nhũng.”[1]

Tham khảo mối quan hệ song hành giữa Phật giáo và dân tộc trong quá khứ, con đường vận hành ở hiện tại và tương lai của Phật giáo phải là con đường độc lập khỏi cơ chế “thành viên” của nhà nước. Phật giáo không thể bị buộc thành một thành viên của MTTQVN,vì điều đó đi ngược lại hoàn toàn tinh thần giới luật, đặc biệt là giới Bồ-tát, và tinh thần nhập thế nhưng không tham dự chính trị của Phật giáo.Nếu Tăng đoàn Phật giáo không tham dự chính trị, không thành lập đảng phái chính trị, không can thiệp nội bộ của nhà nước thì nhà nước cũng không nên can thiệp vào nội bộ Phật giáo. Chính trị can thiệp vào Phật giáo sẽ làm Phật giáo không còn truyền thống tuỳ duyên bất biến. Sự can thiệp nội bộ lẫn nhau giữa Phật giáo và chính trị sẽ làm cho cả hai bị lũng đoạn. Cho đến lúc nào Phật giáo Việt Nam không còn là thành viên của MTTQVN thì hoạt động Phật sự của Phật giáo Việt Nam mới có thể đóng nhiều nhiều cho dân tộc Việt Nam. Nhà nước nên ý thức rõ về tính khả thể như một thực thể rằng Phật giáo Việt Nam cần được tồn tại và phát triển độc lập khỏi sự can thiệp của nhà nước sẽ làm cho Phật giáo Việt Nam lẫn nhà nước Việt Nam phát huy hết tiềm năng của mình.

Đã đến lúc cơ chế “quản lý nhà nước” đối với Phật giáo theo cách “xin-cho” cần được tháo gở và đổi thành cơ chế “hộ pháp.” Nếu sự tương quan giữa Phật giáo và dân tộc được đặt trên nền tảng Phật giáo đóng vai trò của “mái chùa che chở hồn dân tộc” thì dân tộc, trong đó có nhà nước, phải đóng vai trò “hộ pháp” cho những nỗ lực che chở quốc hồn và quốc tuý Việt Nam. Thay đổi nhân sự quản lý không phải là giải pháp cứu cánh, vì nhân sự B có thể khá hơn nhân sự A, do học được sai lầm của A nhưng B có thể tiếp tục vấp phải sai lầm phi-A. Trong khi đó, thay đổi cơ chế sẽ là cách tháo gở toàn bộ bế tắc có thể có hoặc đã từng có trong quá khứ. Nếu “cơ chế quản lý xin-cho” dẫn đến nhiều tiêu cực như trong thời gian qua, thì “cơ chế hộ pháp” sẽ giúp cho thành phần cầm cân nảy mực dân tộc sử dụng được các giá trị văn hoá, đạo đức và tâm linh của đạo Phật trong chiến lược phát triển quốc gia.

Phật giáo và dân tộc: Viễn cảnh của sự đồng hành

Nền tảng của sự đồng hành với dân tộc trong Phật giáo có gốc rễ của học thuyết tuỳ duyên bất biến. Tuỳ duyên là con đường tiếp biến và hội nhập với văn hoá bản địa để tạo ra cơ hội và giá trị đóng góp của Phật giáo cho cuộc đời. Sự tuỳ duyên để tiếp biến văn hoá trong Phật giáo luôn đi kèm theo điều kiện “bất biến” tức là không được cắt đứt gốc rễ văn hoá dân tộc, trong tiến trình hội nhập với dân tộc. Do tính cách đặc thù của đạo Phật, lời Phật dạy đã trở thành thích ứng với các gốc rễ văn hoá nơi đạo Phật có mặt như một thực tại văn hoá và tâm linh nhân bản.

Từ quá trình đồng hành giữa Phật giáo và dân tộc Việt Nam, và ngược lại, giữa dân tộc với Phật giáo trong quá khứ cho phép chúng ta khẳng định rằng nói đến đất nước Việt Nam hiện đại mà không nói đến Phật giáo Việt Nam là một thiếu sót đáng tiếc. Nói đến văn hoá Việt Nam mà không thấy được ảnh hưởng của văn hoá Phật giáo Việt Nam sẽ không thấy được gốc rễ và sự phát triển của văn hoá của Việt nam màtrong quá khứ, Phật giáo đã từng là niềm tự hào của dân tộc, đưa dân tộc Việt Nam trở thành Đại Cồ Việt, một quốc gia bất khả chiến bại, trước vó giầy xâm lược của Nguyên Mông, ngay cả Pháp và Mỹ trong thời cận hiện đại.Sở dĩ như thế là vì đất nước ViệtNam và Phật giáo Việt Nam cũng như văn hoá Việt Nam và văn hoá Phật giáo Việt Nam đã từ ngàn xưa hoà quyện với nhau, như nước hoà với sữa, không thể tách rời. Thực tại văn hoá song đôi giữa đất nước Việt Nam và Phật giáo Việt Nam không thể tách rời đó cần phải được xác quyết bằng chính sách và phương châm cụ thể của chính quyền Việt Nam và Phật giáo Việt Nam.

Nếu phương châm “Phật giáo và Dân tộc” là tông chỉ nhập thế của đạo Phật Việt Nam trong dòng sử Việt Nam, thì “Dân tộc và Phật giáo” nên được nhà nước Việt Nam nâng thành chính sách của Việt Nam. Phương châm “Phật giáo và dân tộc” được Phật giáo Việt Nam thực hiện thành công mấy ngàn năm trong lịch sử. Phương châm “Dân tộc và Phật giáo” được hai triều đại Lý Trần nhân lên thành quốc sách phát triển đất nước. Thành tựu về chính trị và kinh tế trong hai triều đại Lý Trần có sự đóng góp to lớn của văn hoá và triết lý Phật giáo, là những dữ liệu tham khảo cần thiết cho chính sách phát triển đất nước Việt Nam thời hậu WTO.

Nhà nước nên quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa đến các di sản văn hoá Phật giáo, bằng cách hỗ trợ kinh phí trùng tu và bảo trì các di sản văn hoá Phật giáo, cấp quốc gia và thành phố. Không quan tâm đến các di sản văn hoá Phật giáo là cách thức tách rời nền tảng văn hoá Việt Nam khỏi sinh hoạt và cuộc sống của người Việt Nam, mà đại đa số theo Phật giáo, từ hơn hai ngàn năm qua.

Nhà nước nên có chính sách cụ thể cũng như đầu tư phát triển cho tôn giáo đã có công và gắn liền với sự phát triển đất Việt Nam như đạo Phật. Chính sách “đại đoàn kết dân tộc” của nhà nước Việt Nam hiện tại có thể vẫn còn phù hợp với tình hình thiết lập tình thân hữu giữa lương và giáo, giữa những người có tôn giáo và những người không có tôn giáo. Nhưng việc áp dụng chính sách đối với tôn giáo của nhà nước Việt Nam không dựa trên tinh thần tôn giáo nào đã từng gắn liền với lịch sử xây dựng và phát triển dân tộc và tôn giáo nào chưa từng có công tích đó, một cách như nhau, như trong thời gian hơn 30 năm qua, hẳn không phải là một chính sách hay đối với tôn giáo và sự phát triển đất nước trong thời hiện đại. Chính quyền nên quan tâm hơn nữa lịch sử tôn giáo tại Việt Nam, cần hỗ trợ phát triển bằng chính sách cụ thể đối với tôn giáo nào đã từng gắn liền với việc xây dựng và phát triển dân tộc. Có như vậy, gốc rễ văn hoá Việt Nam sẽ được lưu truyền, đất nước và con người Việt Nam hiện đại sẽ không bị mất hút trong đà hội nhập, cả tốt lẫn xấu, từ nền kinh tế và văn hoá vật dục của thế giới phương Tây như hiện nay.

Chính sách văn hoá và tôn giáo theo tinh thần vừa đề nghị hoà quyện với sự phát triển chính trị và kinh tế trong giai đoạn hậu WTO của Việt Nam sẽ góp phần xây dựng nước Việt Nam công bằng, dân chủ, văn minh, nhưng không mất đi gốc rễ văn hoá truyền thống gắn liền với đạo Phật. Nghèo về kinh tế với những lý do khách quan là điều đáng buồn nhưng con người vẫn có thể sống hạnh phúc và khoẻ mạnh, nhưng nghèo về văn hoá và đánh mất gốc rễ văn hoá truyền thống thì dân tộc Việt Nam sẽ không còn chất liệu và chất lượng Việt Nam nữa. Mong các nhà lãnh đạo đất nước Việt Nam lưu tâm hơn về điều này!

Thích Nhật Từ

/D_1-2_2-88_4-4352/chuong-trinh-hoi-thao-phat-giao-trong-thoi-dai-moi-co-hoi-va-thach-thuc.html

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 7467)
Đã có người hỏi tôi câu hỏi này mà tôi không trả lời được: «Nói dân tộc Viêt nam có bốn nghìn năm văn hiến. Nhưng có thấy cái gì đâu!».
09/04/2013(Xem: 5607)
Từ khi bắt đầu xuất hiện trên trái đất, con người luôn luôn thắc mắc với những câu hỏi như: thế giới này tự đâu mà ra, vũ trụ này từ đâu mà có, con người từ đâu sinh ra, sẽ đi về đâu v...v...
09/04/2013(Xem: 4790)
Trong thời đại khoa học, khi mà những tiến bộ khoa học đã làm lui đi phần nào quan niệm thần thánh và những mớ huyền thoại, mê tín dị đoan của con người, thì càng ngày Phật Giáo càng chứng tỏ là một tôn giáo, từ cấu trúc, . . .
09/04/2013(Xem: 5078)
Nếu trong dân gian có rất nhiều huyền thoại về sự sáng tạo ra vũ trụ (creation myth) thì trong khoa học chỉ có một thuyết giải thích nguồn gốc của vũ trụ (the origin of the universe) hay sự sinh ra của vũ trụ (the birth of the universe) đó là thuyết "Big Bang".
09/04/2013(Xem: 4302)
Cách đây hơn 25 thế kỷ, vào khoảng 560 năm trước "thời đại hoang mang" (560 B(efore) C(onfusion): từ của LLoyd M. Graham trong cuốn Deceptions and Myths of the Bible), . . .
09/04/2013(Xem: 4157)
Giữa cơn biến động xã hội đầy kịch tính của thế kỷ 20, "tự biết mình" chính là điều tiên quyết để "con người hiện đại" đạt được sự bình an nội tại, giải thoát mọi khổ đau đang đè nặng lên thân phận con người.
09/04/2013(Xem: 4738)
Thiết nghĩ, tất cả những vấn đề nan giải phức tạp của cuộc sống hiện đại hôm nay có thể giải quyết tận gốc rễ bằng con đường chuyển hóa tâm thức của từng cá nhân trong từng xã hội.
09/04/2013(Xem: 4090)
"Có kiến thức học vấn giỏi. Trình độ ngoại ngữ lưu loát. Thông thạo vi tính. Bản tánh vui vẻ". Đây là tiêu chuẩn chọn nhân viên cho các tổ chức.
09/04/2013(Xem: 5481)
Hiện nay, có ý kiến cho rằng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật và sự lớn mạnh không ngừng của tinh thần duy lý, lãnh vực của tôn giáo - hiểu như một hình thái đặc biệt của ý thức xã hội - sẽ dần dần thu hẹp lại.
09/04/2013(Xem: 4399)
Ngày nay, nói đến Phật giáo, người ta thường xem như một tôn giáo nặng phần cúng bái, cầu nguyện. Thiết nghĩ việc cúng lễ, cầu nguyện là điều đương nhiên không thể thiếu đối với tôn giáo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]