Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Tiêu chuẩn Đạo Phật

10/05/201317:47(Xem: 3529)
9. Tiêu chuẩn Đạo Phật


Hướng Đi Của Thời Đại

HT. Thích Đức Nhuận

---o0o---

9.TIÊU CHUẨN ĐẠO PHẬT

KIẾPngười và cuộc đời hiện hình dưới ánh sáng nhận thức của đạo Phật theo chiều thống khổ nhưng không tuyệt vọng. Đạo Phật đã chân nhận sự đau khổ là một sự thật luôn luôn khống chế tâm thức mỗi người luôn luôn gắn liền với kiếp sống của con người. Con người dù có cố gắng vùng vẫy cũng không sao thoát khỏi sự thật thống khổ đó; nếu con người chưa biết đối diện thường xuyên với đau khổ để vượt thắng mình và vượt thắng khổ đau. Khổ đau, là do sự kết tập truyền kiếp của mỗi người để tạo thành nghiệp dĩ của mỗi người, khổ đau lại còn do sự cộng tập của chúng sinh để tạo thành nghiệp dĩ của chíng sinh. Bởi đấy công cuộc giải thoát khổ đau của mỗi người phải được gắn liền với công cuộc giải phóng khổ đau của chúng sinh. Đạo Phật đã đặt trách nhiệm về nghiệp dĩ của mỗi người trong tay chính mỗi người. Đạo Phật đã đặt con người trong thực tế của hoàn cảnh. Con người không thể thoái thác kiếm cách lẩn trốn thực tại được, vì lẩn trốn thực tại, tức là đã chui vào một lớp vỏ vô minh nguy hiểm, tức là đã đầu độc nhận thức, đã ru ngủ thần thức hằng vượt của mình, để đành buông xuôi trong giòng thác lũ đen đục của cuộc đời, của khổ đau triền miên và bạo hành.

Đạo Phật đã không tạo ra những hoan lạc giả tưởng của cuộc đời sau hằng sống. Như vậy đạo Phật không phải là một tôn giáo nhằm thỏa mãn khát vọng trường tồn của con người bằng cách phóng hóa tư tưởng mà, đích ra, cứu cánh của Đạo Phật là làm cho tâm thức mỗi người bừng sáng để nhận chân được tất cả những thực tướng của mình, của đời, và của vạn hữu, để mình thể nhập vào giòng sống bao la của vũ trụ. Giòng sống đây chẳng phải là một thể trạng huyền bí nào khác. Giòng sống đây chỉ là tính chất hằng hữu hằng sống của vũ trụ tiềm ẩn bên trong và bao trùm lên trên mọi hiện tượng vô thường đang quay cuồng trong ta và chung quanh ta. Cần phải thấu triệt mọi lẽ vô thường, nhìn thủng tấm màn mờ ảo giới hạn, ma sát ta và vạn hữu thì ta mới trực nhận nổi giòng sống hằng hữu của vũ trụ, để ta thể nhập vào giòng sống đó, khiến cho ta là tất cả và tất cả là ta. Trạng thái ta tất cả, tất cả là ta đối với đạo Phật không hẳn là đến sau cái chết, cũng không hẳn là ngay trong sự sống thường nhật. Mà phải nói rằng, nó không còn biên giới của sống chết, cũng như không còn biên giới của cái ta nữa. Người tu Phật chân chính là người phá vỡ hẳn biên giới cái ta, do đấy phá nổi biên giới sống chết ở trong tâm thức, để tâm thức mình rực rỡ rung ứng hòa điệu với nhịp sống mênh mông của vạn hữu.

Vạn hữu biến diễn quanh ta dưới trăm vạn hình tướng, bằng nhiều đặc tính khác nhau. Nhưng những hình tướng và đặc tính đó đều là ảo ảnh của nhãn giới. Còn thực thể chỉ là một nguồn năng lực, một nguồn sinh hóa duy nhất. Ta đang sống giữa môi trường khí, ta di động tự do trong môi trường đó, ta còn di động nổi trong môi trường lỏng nữa, nhưng nhất định ta chưa thể di động trong môi trường đặc; thế mà khoa vật lý nguyên tử học hôm nay, đang cố gắng vươn tới để thử nghiệm sự di động trong môi trường đặc. Sự biết của khoa học hôm nay càng ngày càng gần với nguyên lý của đạo Phật hơn. Khoa học biết rằng tất cả mọi thể tướng đều có khe trống rỗng đều có thể cho chạy qua nó một nguồn năng lực, mà sau khi thu hồi, nguồn năng lực đó không bị biến mất. Phương pháp truyền thanh truyền hình là một thể nghiệm quá phổ thông rồi. Hiện nay khoa học còn nuôi một tham vọng truyền vật từ phương trời này để phương trời kia thu hồi nguyên vẹn vật đã được truyền đi. Như thế có nghĩa khi nào một vật tướng tự biến thành năng lực thì vật tướng đó sẽ di động nổi trong môi trường thể đặc. Vấn đề di động trong môi trường đặc là một vấn đề khoa học đang hứa hẹn, nhưng với đạo Phật vấn đề này đã được thể chứng từ lâu. Thể chứng qua phương pháp thiền. Thiền quả của các vị thiền sư nhà Phật xưa nay đã nói nhiều tới việc di động trong thể đặc, nhưng từ trước tới giờ sự việc này đều chỉ mang một quan niệm hết sức thần bì, chưa được thẩm xét trước nhận thức của chứng nghiệm; đích ra đó cũng chỉ là một sự kiện tất nhiên, vì kiến thức khoa học của con người còn quá sơ đẳng đó thôi. Như vậy, vấn đề thiền không phải chỉ nằm trong lĩnh vực tâm lý mà còn bao trùm cả lĩnh vực sinh lý và vật lý nữa. Vì mục đích của thiền không phải chỉ thu hẹp trong phạm vi thức giác mà còn thể nhập với vạn hữu, hòa điệu trong giòng sống bất tuyệt của vũ trụ.

Để đạt tới trạng thái thể nhập với tất cả, phương pháp thiền là một phương pháp có hiệu quả nhất. Trong sự khởi tu thì tùy ở khả năng của mỗi người ứng dụng từng cách khác nhau, nhưng tất cả đều trải qua ba giai độ. Giai độ thứ nhất là tập trung tư tưởng đồng thời với việc điều chỉnh cơ thể. Giai độ thứ hai là thanh lọc tiềm thức đồng thới với việc chuyển hóa năng lực. Giai độ thứ ba là siêu hóa ngã thức đồng thời với việc hòa điệu tha thể, để cuối cùng đạt tới trạng thái giải thoát sinh không. "Tất cả là ta, ta là tất cả" đưa ra mấy điểm trên đây không có nghĩa là đã trình bày đủ phương pháp thiền phức tạp và khó khăn, mà từ trước tới nay chỉ có vấn đề chứng đạt, chứ không có sự kiện lý giải, nhưng cốt nhằm vào việc giúp người tìm hiểu đạo Phật, nhận rõ một điều là : "Đạo Phật luôn luôn nhập cuộc". Đạo Phật không hề tách rời khỏi cuộc đời, lẩn trốn hoàn cảnh, Đạo Phật luôn luôn chấp nhận hoàn cảnh để sống đẹp và làm đẹp cho hoàn cảnh đó. Tách rời thực tại, không còn là đạo Phật nữa. Trốn tránh trách nhiệm, không thể là một Phật tử chân chính được. Phật tử chân chính luôn luôn nhìn thẳng vào thực tại của mình, của đời để sáng suốt chuyển hóa thực tại, thoát cảnh khổ đau. Do đấy, tiêu chuẩn phổ biến của đạo Phật, dù trong nhận thức, dù trong thiền quán, hay trong thực cảnh bao giờ cũng nhằm GIẢI THOÁT TÂM TƯ và GIẢI PHÓNG CUỘC ĐỜI. Việc giải thoát tự thân không thể tách rời việc giải phóng cuộc đời và, ngược lại, muốn thực sự giải phóng cuộc đời, trước hết, cần giải thoát tâm tư. Hai công việc này người phật tử phải thực hiện thường xuyên và cần được xem như mục tiêu chính của cuộc đời mình. Có vậy mới đúng với tôn chỉ của đạo Phật, mới làm tròn sứ mạng của con người phật tử, mới xứng đáng là một con người hiểu biết, mới làm cho người thoát khổ và đời đỡ khổ về sự có mặt của mình.

Nguyện cho khổ đau vơi dần dưới ánh sáng TỪ BI.

- Hết -


Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 4037)
Trong cuộc sống thường nhật chúng ta vẫn hay bắt gặp những cách xưng gọi như: mô Phật, lạy Chúa,…(mô Phật, có lẽ bắt nguồn từ cách nói tắt của cụm từ: Nam Mô A Di Đà Phật). Như vậy, tâm thức tôn giáo vẫn luôn ngự trị trong mỗi chúng ta, dẫu nhiều hay ít.
09/04/2013(Xem: 4154)
Trong đề tài chung "Phật giáo và tâm linh", trước tiên, cần sơ bộ làm rõ một số khái niệm và định nghĩa. Tâm linh là gì? Sao không nói một từ quen thuộc hơn là linh hồn, mà các từ tương đương ở tiếng Anh là Soul và từ tiếng Pháp là ame?
09/04/2013(Xem: 4494)
Trong phong trào đổi mới khá rầm rộ hiện nay, người ta noí nhiều tới đổi mới cơ chế, đổi mới tổ chức, nhưng lại rất ít noí tới đổi mới nhận thức, đáng lý điều đó phải được chúng ta xem là sự đổi mới cơ bản . Bởi vì chỉ có nhận thức đúng đắn mới dẫn tới hành động thành công, ngay cả trong hành động đổi mới.
09/04/2013(Xem: 5314)
Con người có số mệnh hay không? Có nên tin vào số mệnh hay không? Thái độ của các triết gia và các tôn giáo lớn đối với vấn đề số mệnh như thế nào, và đặc biệt là đạo Phật, một trong những tôn giáo lớn của thế giới, và là tôn giáo lớn nhất, . . .
09/04/2013(Xem: 4674)
Bất cứ người nào có nghiên cứu Phật học, có kiến thức về giáo lý Đạo Phật như được ghi trong ba tạng kinh điển, đều thừa nhận đang có một khoảng cách lớn, phân biệt Đạo Phật trong kinh điển –mà tôi gọi là Đạo Phật lý thuyết –với Đạo Phật ở ngoài đời, trong cuộc sống thực tế.
09/04/2013(Xem: 5358)
Sản xuất. Trao đổi. Mỗi ngày mỗi nhiều, mỗi ngày mỗi nhanh, mỗi ngày mỗi hiệu năng. Hoạt động kinh tế trở thành vấn đề không thể tránh né cho mỗi cá nhân, mỗi xã hội, mỗi quốc gia. Cho cả nhân loại, cả thế giới. Và cũng trở nên vô cùng phức tạp, các chuyên gia bù đầu.
09/04/2013(Xem: 3944)
Sản xuất. Trao đổi. Mỗi ngày mỗi nhiều, mỗi ngày mỗi nhanh, mỗi ngày mỗi hiệu năng. Hoạt động kinh tế trở thành vấn đề không thể tránh né cho mỗi cá nhân, mỗi xã hội, mỗi quốc gia. Cho cả nhân loại, cả thế giới. Và cũng trở nên vô cùng phức tạp, các chuyên gia bù đầu.
09/04/2013(Xem: 4175)
Sản xuất. Trao đổi. Mỗi ngày mỗi nhiều, mỗi ngày mỗi nhanh, mỗi ngày mỗi hiệu năng. Hoạt động kinh tế trở thành vấn đề không thể tránh né cho mỗi cá nhân, mỗi xã hội, mỗi quốc gia. Cho cả nhân loại, cả thế giới. Và cũng trở nên vô cùng phức tạp, các chuyên gia bù đầu.
09/04/2013(Xem: 4155)
Sự sống và sự chết luôn luôn là một ám ảnh của con người. Vừa mới lọt lòng ra đã bắt đầu chết rồi, mà chết sẽ ra sao và đi về đâu? Đức Phật Thích Ca hơn 2500 năm về trước cũng đã tự đặt câu hỏi này. Ngài đã dày công đi tìm sự giải đáp qua những nhà hiền triết, . . .
09/04/2013(Xem: 12364)
Có hai hình ảnh quen thuộc gợi lên ý tưởng biến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác thành và hủy diệt. Trời đất như đã thay loài người nói lên ý nghĩa của sự sống, . . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]