Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Phản ứng của giới trí thức Việt giữa cuộc va chạm tư tưởng Đông Tây

10/05/201317:42(Xem: 3498)
3. Phản ứng của giới trí thức Việt giữa cuộc va chạm tư tưởng Đông Tây


Hướng Đi Của Thời Đại

HT. Thích Đức Nhuận

---o0o---

3. PHẢN ỨNG CỦA TRÍ THỨC VIỆT GIỮA
CUỘC VA CHẠM TƯ TƯỞNG ĐÔNG TÂY


LỐI sống nhập thế cực vi của đạo Nho, lối sống xuất thế vô vi của đạo Lão, theo gót những đợt xâm lăng của Hán tộc đã tràn vào đất Việt để làm chủ vùng này. Đạo Nho làm chủ địa hạt chính trị, đạo Lão vào sâu hơn với người dân để làm chủ địa hạt tôn giáo. Đặc tính của Nho, Lão vốn đã chống đối nhau, giờ đây lại càng kình chống nhau mạnh hơn. Người dân Việt là kẻ mất nước vốn sẵn thâm thù với đế quốc cai trị, nên được đạo Lão là nơi trú ẩn để tiêu cực chống với đạo Nho của chính quyền trong khi nhân dân chưa đủ sức đuổi kẻ xâm lăng thì thật là hợp tình hợp cảnh quá. Hai lực lượng chính quyền cực vi, nhân dân vô vi chống đối nhau như vậy thì luồng tư tưởng Dung hợp của đạo Phật từ Ấn Độ qua Trung hoa cũng trào vào đất Việt. Đạo Phật vừa có khả năng nhập thế vừa có khả năng xuất thế, lại vừa là Đạo của một nước không thù địch với Việt tộc, nên đạo Phật rất được tôn trọng. Đạo Phật dung hợp với đạo Lão trong thế nhân dân, rồi nhân đó làm men cho cuộc giải phóng dân tộc. Đạo Phật và đạo Lão dung hợp với đạo Nho để trị quốc suốt thời Việt tộc Tự chủ Ngô, Đinh, Lê, Cuối thời Tiền Lê đạo Phật một lần bị chính quyền ngược đãi. Khi mà chính quyền ngược đãi lại chính là lúc đạo Phật được dân yêu và tin sùng nhất. Do đấy đạo Phật cực phát trong nhân dân để nung khởi thành một nhà Lý Phật giáo thịnh trị. Cuối nhà Lý đạo Phật bị một thời đổ dốc đến độ tan loãng; do cách sống bừa bãi của số tăng sĩ "trốn việc công đi ở chùa". Đạo Phật là linh hồn của nhà Lý. Nhưng đạo Phật đã không giữ nổi phong thái của kẻ lãnh đạo thì tất nhà Lý phải mất. Tuy nhiên, đến nhà Trần đạo Phật vẫn giữ đúng vị trí của mình là dung hợp giữa đạo Lão xuất thế và đạo Nho nhập thế, để duy trì nền văn minh Tam giáo đồng nguyên: Người dân Việt sống với riêng mình thì tự do tự tại an nhiên theo đạo Lão. Sống với xã hội thì xử thế theo đạo Nho. Sống với vũ trụ vạn vật thì hành động theo đạo Phật.

Lối sống Phật, Lão, Nho đã nhập và? cốt tủy người Việt, cho đến độ người dân không cần biết tới cả thức thuyết của các đạo này, không cần phải biết thế nào là Phật, thế nào là Lão, thế nào là Nho nữa. Cho tới khi Ky Tô giáo từ Â? Châu truyền sang, thì người nào theo Ky Tô giáo được gọi là Đi Giáo, còn lại bao nhiêu là người Đi Lương. Hai chữ Lương, Giáo đã là biểu hiện của một sự sung đột trầm trọng trên lĩnh vực tư tưởng, trong thực tế chính trị, cho tới nay máu của hai bên đã chảy ra khá nhiều rồi. Lương Giáo ở đây lại còn là đại diện cho hai nền văn minh Á, Âu nữa. Lương thuộc thành phần bị trị. Giáo thuộc thành phần thống trị. Bao giờ Lương, Giáo dung hợp nổi với nhau, không còn chèn ép, lấn át nhau, nước Việt Nam do đó mà có được sự an bình thịnh vượng, thế giới mới giao hòa, nhân loại mới bước sang mùa yên vui. Nên cuộc trắc nghiệm ở Việt Nam hiện nay tuy nhỏ nhưng có giá trị tiêu biểu cho vận mạng nhân loại đó.

Ky Tô giáo đưa quan niệm Duy Thần vào Việt Nam giữa thời kỳ Nam, Bắc phân tranh. Nhân dân trầm trong cảnh hoan lạc, chính quyền phong kiến Miền Bắc sống trong không khí vua chúa cạnh tranh, sự tranh chấp quyền cai trị, mỗi ngày một quá quắt, nạn kiêu binh hoành hành. Nhân dân hoàn toàn kiệt lực. Các tôn giáo của dân tộc bị đóng khung quá lâu đới, không chuyển hóa kịp trước sự xâm nhập của lý tưởng Duy thần, của nền kỹ thuật thương mãi Âu châu, nên chính quyền chỉ còn biết phản ứng lại bằng sự cấm đoán. Đối với người dân, thứ gì càng bị cấm đoán mạnh bao nhiêu thì họ lại càng thích theo bấy nhiêu. Hơn nữa, tư tưởng chung của nhân loại thời ấy đều chỉ mới đến mức Duy thần, nên các nền đạo học siêu thần của tam giáo trở thành lúng túng. Trước sức phát triển của nền văn minh thương mãi, trước sự phản ứng liều lĩnh của chính trị, trước sự rối bời của tam giáo, một cuộc "tâm tình nổi loạn" bùng lên trong giới nhân văn trí thức. Đặng Trần Côn dùng tình cảm cô đơn của người Chinh phụ để phản đối chiến tranh. Nguyễn Du phác họa bộ mặt sa đọa của xã hội qua kiếp bạc mệnh của nàng Kiều, và cao chót vót là Ôn Như Hầu dùng tình cảm ẩn ức tuyệt vọng của người Cung phi để lên án chế độ phong kiến lạc hậu thối nát. Oán ghét thứ định mệnh khắt khe của ông Trời. Rồi đưa ra trước ánh sáng nhận thức thân phận bi đát tới huyễn sinh của con người, dưới sự ma sát của xã hội, trong vòng huyễn hóa của vũ trụ.

Có thể nói rằng, Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu nhằm đánh thẳng vào trung tâm nhận thức của đạo Nho mạnh nhất. Đạo Nho lấy trời làm gốc vũ trụ, lấy vua làm gốc xã hội, lấy nhân nghĩa làm mực thước sinh hoạt. Thế mà chính nhà vua đã bỏ nhân nghĩa để sống với sự thỏa mãn khoái lạc riêng tư, chôn sống biết bao nhiêu người tài sắc hằng yêu mến khát vọng mình trong cung cấm. Tính cách ích kỷ đó của một vị lãnh đạo xã hội sẽ đưa đến cảnh tan nát nhân quần. Chính Trời cũng đa đoan lắm chuyện, bày ra làm chi những cảnh trêu ngươi khốn khổ. Tạo ra loài người (?) với muôn vẻ tinh anh sắc sảo rồi đày ải người một cách bất nhân. Trời bất nhân. Vua bất nhân. Thì bảo người nhân sao được. Cội rễ của đạo Nho đã bị thối rồi:

"Trên chính bệ có hay chăng nhẽ

Khách quần thoa mà để lạnh lùng

Thù nhau chi hỡi đông phong

Góc vườn dãi nắng cầm bông hoa đào

Tay tạo hóa cớ sao mà độc

Buộc người vào kim ốc mà chơi

Chống tay ngồi ngẫm sự đời

Muốn kêu một tiếng cho dài kẻo căm".

Nàng Cung phi muốn kêu một tiếng cho dài, Ôn Như Hầu muốn kêu một tiếng cho dài, tất cả những người thức giác muốn kêu một tiếng cho dài… kẻo căm. Nhưng có nghĩa gì đâu, xã hội vẫn chen nhau trong vòng danh lợi. Vũ trụ vẫn mặc nhiên huyễn hóa:

"Mùi phú quí nhủ làng xa mã

Bả vinh hoa lừa gã công khanh

Giấc nam kha khéo bất bình

Bừng hai con mắt thầy mình tay không

Sân đào lý đâm bông man mác

Nền đỉnh chung nguyệt gác mơ màng

Cánh buồng bể hoạn mênh mang

Cái phong ba khéo cợt phưởng lợi danh"

Nàng Cung phi, Ôn Như Hầu và người thức giác đều cùng nhận thấy cuộc đời là một bể hoạn mênh mang, nên cũng định pháp tâm tu theo đạo Phật, để thoát khỏi phiền lụy, khổ đau cay đắng:

"Mùi tục tụy đường kia cay đắng

Vui chi mà đeo đẳng trần duyên

Cái gương nhân sự chiều chiều

Liệu thân này với cơ thiền phải nao

Thà mượn thú tiêu dao cửa Phật

Mối thất tình quyết dứt cho xong

Đa mang chi nữa đèo bồng

Vui gì thế sự mà mong nhân tình"

Nhưng tu là phải có căn cơ, tu thì phải có duyên tu, chán đời không thôi chưa thể tu nổi Nên sự tu xuất gia không thể áp dụng phổ biến cho mọi người được. Thế thì giải quyết sao cho những người chưa thể tu nổi đây? Mà chưa tu thì vẫn nằm trong vòng tục lụy đắng cay, vẫn nằm trong vòng nhân duyên của tình ái:

"Kìa điều thú là loài vạn vật

Dẫu vô tri cũng biết đèo bồng

Có âm dương, có vợ chồng

Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê

Đường tác hợp trời kia giong ruổi

Lọt làm sao cho khỏi nhân tình

Thôi thôi ngoảnh mặt làm thinh

Thử xem con tạo gieo mình tới đâu"

Nàng Cung phi, Ôn Như Hầu và người trí thức còn nặng nợ trần duyên đã từ chối lối tu cửa Thiền, phó mặc phận mình cho lẽ tự nhiên, để sau một cuộc thăng trầm, thẳng tới độ cao sang chót vót là được ở trong cảnh hoàng cung diễm lệ, và trầm tới độ bị chôn sống trong tiêu phòng cô đơn:

"Hạt mưa đã lọt miền đài các

Những mừng thầm cá nước duyên mây

Càng lâu càng lắm mùi hay

Cho cam công kẻ nhúng tay thùng chàm

Ai ngờ bỗng một năm một nhạt

Nguồn cơn kia chẳng tát mà vơi

Thôi đi, đâu biết cơ trời

Bỗng không mà hóa ra người vị vong".

Lúc trầm mới chính là lúc có nhiều thì giờ, có đủ điều kiện để cho con người suy nghĩ về thân phận mình nhất. Nàng Cung phi, Ôn Như Hầu và người trí thức, tiếc rằng sao mình chẳng biết sớm sống theo Lão Trang để được hưởng cảnh mộc mạc tự nhiên, đỡ nhiều phiền toái, đỡ bị nôn mửa trước cảnh đời nhầy nhụa xa hoa:

"Miếng cao lương phong lưu nhưng lợm

Mùi hoắc lê thanh đạm mà ngon

Cùng nhau một giấc hoàng môn

Lau nhau ríu rít cò con cũng tình

Mình có biết phận mình ra thế

Giải kết điều óe ọe làm chi

Thà rằng cục mịch nhà quê

Dẫu lòng nũng nịu nguyện kia hoa này".

Thế nhưng tất cả đều đã muộn, người tài sắc dễ gì hủy nổi tài sắc của mình, người trí thức làm sao khạc nhổ nổi thông minh của mình. Đã mang danh tài sắc thì mình muốn yên, người để yên cho đâu? Trời để yên cho đâu? Những gì đã xuất hiện đều là hiện tượng tự nhiên mất rồi. Dù hiện tượng ấy là hiện tượng tài sắc hay hiện tượng trí thức cũng vậy. Hơn nữa nếu có từ chối nổi cuộc sống diêm dúa ý thức, thì liệu có thoát khỏi sự ma sát tàn bạo của tự nhiên hay không?

"Quyền họa phúc trời tranh mất cả

Chút tiện nghi chẳng trả phần ai

Cái quay búng sẵn trên trời

Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm

Hình mộc thạch vàng kim ố cổ

Sắc cầm ngư ủ rũ ê phong

Tiêu điều nhân sự đã xong

Sơn hà cũng huyễn côn trùng cũng hư".

Tất cả vạn hữu đều là hư huyễn, đều nằm trong một "định mện hư huyễn", định mệnh đó theo nàng Cung phi, theo Ôn Như Hầu, theo người thức giác không phải do nơi tay, nơi ý thức sáng suốt của một thượng đế quyền năng mà lại do nơi tay một chú bé dở hơi trái tính ngược nết:

"Trẻ tạo hóa đành hanh quá ngán

Chết đuối người trên cạn mà chơi

Lò cừ nung nấu sự đời

Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương

Đền vũ tạ nhện giăng cửa mốc

Thú ca lâu dế khóc canh dài

Đất bằng bỗng rấp chông gai

Ai đem nhân ảnh nhuốm mùi tà dương".

Bế tắc khắp mặt. Thế sự không còn một ngõ thoát cỏn con nào cho tâm tư và thân phận con người nữa. Cuộc sống và cuộc đời đã hiện ra trước mắt nàng Cung phi, Ôn Như Hầu và người thức giác như một giấc mộng khổ đau:

"Kìa thế cuộc như in giấc mộng

Máy huyền vi mở đóng khôn lường

Vẻ chi ăn uống sự thường

Cũng còn tiền định khá thương lọ là

Đòi những kẻ thiên ma bách chiết

Hình thì còn bụng chết đòi nau

Thảo nào khi mới chôn rau

Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra

Khóc vì nỗi thiết tha sự thế

Ai bày trò bãi bể nương dâu

Trắng răng đến thủa bạc đầu

Tử, sinh, kinh, cụ làm nau mấy lần

Cuộc thành bại hầu cằn mái tóc

Lớp cùng thông như đốt buống gan

Bệnh trần đòi đoạn tâm can

Lửa cơ đốt ruột dao hàn cắt da

Gót danh lợi bùn pha sắc sám

Mặt phong trần nắng rám mùi dâu

Nghĩ thân phù thế mà đau

Bọt trong bể khổ bèo dầu bến mê.

Mùi tục lụy lưỡi tê tân khổ

Đường thế đồ gót rỗ khi khu

Sóng cồn cửa bể nhấp nhô

Chiếc thuyền bào ảnh lô xô mặt ghềnh".

Nếu tâm tình nổi loạn của người trí thức Việt Nam thế kỷ XVIII đã chìm dần đi theo với thân phận hẩm hiu của dân tộc mình thì, cuộc tâm tình nổi loạn của người trí thức Âu Châu thế kỷ XIX đã được đất, được thời để đủ điều kiện làm một phong trào rộng lớn trên khắp thế giới. Khởi tổ của phong trào tâm tình nổi loạn hiện nay là Kierkegaard (người Đan Mạch) và Nietzsche (người Đức), rồi nhờ vào phương pháp Hiện tượng luận của Husserl và những nhà trí thức như Sartre, Camus… làm thành mặt trận hiện sinh Vô thần, Jaspers, G. Marcel v.v… làm thành mặt trận hiện sinh Hữu thần. Cuộc tâm tình nổi loạn ở Trung Hoa cổ xưa và Việt Nam trước đây đều vụ vào việc đả phá các hệ thống tư tưởng thuần lý, các nền luân lý cổ hủ, các chế độ thối nát; đều xuất hiện vào thời cuộc loạn để làm một cuộc chuyển hóa toàn diện cho ngày sắp tới. Sau đời đại loạn xuân thu của Dương, Lão, sau thời chiến quốc của Trang Chu tất sẽ đến vận hội Tần, Hán. Sau thời qua phân của Ôn Như Hầu sẽ lại là thời thống nhất của Tây Sơn, Nguyễn A?h, và sau thời cách mạng thất bại của Kierkegaard, Nietzche, sau thời đại chiến thứ hai của Sartre, Camus tất cũng sẽ tới thời liên hợp thế giới của nhân loại mai đây. Như vậy có nghĩa hoàn cảnh lịch sử luôn luôn là sức sung động cho nhận thức con người và nhận thức con người là sức chuyển hóa của lịch sử.

---o0o---


Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 7064)
Trước hết, cho phép tôi với tư cách là một Phật tử có tuổi, hiện nay đang giảng dạy Phật học ở Học viện Phật giáo tại TP. Hồ Chí Minh, gởi lời nồng nhiệt chào mừng quý vị, tán thán những Phật sự mà quý vị đã và đang làm, vì tương lai của trẻ thơ, vì hạnh phúc của đồng bào nghèo.
09/04/2013(Xem: 4757)
Ngày nay thế giới đã thật sự bước qua ngưỡng cửa của thời kỳ trung đại hay chưa? một thời kỳ được xem là đen tối nhất của nhân loại, thời kỳ kỳ thị chủng tộc màu da và tôn giáo, đã gieo rắt nỗi kinh hoàng từ Âu sang Á.
09/04/2013(Xem: 5660)
Trong cuộc sống, không chỉ là cuộc sống của loài người, mà tất cả chúng sanh, xuống đến loài côn trùng nhỏ bé nhất, đều muốn có được hạnh phúc, và cuộc sống con người là cuộc tìm kiếm hạnh phúc, mưu cầu hạnh phúc.
09/04/2013(Xem: 7648)
Buổi sáng, trời hơi se lạnh và ẩm ướt âm u, hồi đêm hình như rất gió và ầm ì những tiếng sấm gợi lại những lo sợ xa xôi của thời còn chinh chiến. Nhìn ra khung cửa, đồi cỏ vẫn trải dài thoai thoải, những khu vườn xung quanh đã rực rỡ những đóa hoa xuân.
09/04/2013(Xem: 3627)
Sinh hoạt Phật giáo của các tỉnh, thành cả nước cũng như toàn thể Tăng Ni Phật tử đang nô nức hướng về Đại hội Phật giáo toàn quốc kỳ V sắp tổ chức vào cuối năm nay. Đây là Đại hội Phật giáo của đầu thiên niên kỷ 3, . . .
09/04/2013(Xem: 4855)
Vào tháng 2 năm 1993, nhà viết phim Pháp Jean Claude Carrière đến Dharamsala, Ấn Độ, để nói chuyện cởi mở với Đức Đạt lai Lạt ma về những vấn đề mà thế giới hiện tại đang phải đối đầu.
09/04/2013(Xem: 5526)
Nhân loại hôm nay cũng như trước đây 2511 năm đã tự soi vào mình để phát giác ra rằng: mình đang hiện hữu trong một nghiệp dĩ khổ đau, giữa một xã hội phi lý bất ổn,trong một vũ trụ vật lý vô nghĩa ma sát giới hạn khắt khe sinh mạng con người.
09/04/2013(Xem: 5752)
Sống giữa giai đoạn xã hội chuyển tiếp con người hôm nay đã và đang nếm trải mọi thử thách ác liệt do các ý thức hệ bạo hành gây ra; càng cố vùng vẫy, con người càng cảm thấy bất lực, sa lầy thêm sâu trong tình trạng mất hướng, mất tự tín. Những vết tàn phế của xã hội đang hằn lên nét mặt lo âu của mọi người, . . .
09/04/2013(Xem: 10240)
Tất cả chúng sanh đều vô thỉ đến nay, vì chấp có thật ngã, thật-pháp mà tạo ra các nghiệp, rồi bị các nghiệp dắt dẫn nên xoay vành mãi theo bánh xe sanh tử luân-hồi. Nếu con người hiểu rỏ một cách chắc chắn rằng: tất cả các pháp trong vũ-trụ, nhân và ngã đều không thật có, chỉ do thức biến hiện, như cảnh trong chiêm bao, mà không còn gây phiền não, tạo nghiệp-chướng nữa, thì tất không còn bị ràng buộc, trong bánh xe sanh tử luân hồi. Để phá trừ hai món chấp thật-ngã và thật-pháp, Đức-Phật có rất nhiều phương-pháp, có rất nhiều pháp thiền, mà Duy-Thức-Tôn hay Pháp-tướng-tôn là một pháp tu rất cần thiết, rất hiệu-nghiệm để đi đến giải-thoát.
08/04/2013(Xem: 13442)
Tập sách này in lại những bài viết về Trung Quán Luận, đã đăng trong Nguyệt San Phật Học. Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai. Trong những tác phẩm của người, Trung Quán Luận trình bày tánh Không, phần tinh túy của giáo lý đạo Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]