Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tín và Tuệ

01/04/201312:33(Xem: 4663)
Tín và Tuệ

Phat Thanh Dao_10

TÍN VÀ TUỆ TRONG THIỀN

Thiền sinh Ashin Ottama,

Tk. Chánh Kiến dịch - từ Mahasi-newsletter 8/95, Myanmar,

---o0o---

Nhiều người cho rằng đức tin và trí tuệ trong thiền quán (vipassanà) đối nghịch nhau, mâu thuẫn và không thể phối hợp.

Không phải vậy! chúng thân hữu và là hai nội lực quan trọng.

Trong thông tin vừa rồi, tôi đã viết về những điểm đặc thù và khác biệt giữa các hành giả châu Aù và phương Tây. Người Aù châu tìm đến lời dạy của đức Phật từ khía cạnh niềm tin tôn giáo, còn người mang giáo dục tây phương đạt tới giáo pháp hầu hết thuần túy từ góc cạnh kiến thức - trí tuệ. Tôi nghĩ rằng, chẳng ích lợi gì để đánh giá và so đo. Trong những dịp thích hợp, tín và tuệ hỗ trợ lẫn nhau, nên đức Phật dạy phải quân bình hai Căn quyết định này .

Có một sự hỗ tương mật thiết giữa tín và tuệ. Tôi nghĩ, ta có thể hiểu tương đối dễ dàng một nửa mối quan hệ này: Vì tuệ sanh tín. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu một nửa kia của mối quan hệ: do nhờ vững chắc tín ta đạt được trí tuệ.

Nếu chúng ta chỉ thiên về khía cạnh trí tuệ trong việc hành pháp, các căn (tín, tấn, niệm, định, tuệ) không thể quân bình và có thể tự tìm thấy mình lẩn quẩn trong suy tưởng không cùng, trong các quan niệm hay giao động tâm, thì trí tuệ thiền quán không phát triển nỗi.

Một người Miến Điện nói rằng: “đức tin đối với tâm quan trọng như tay đối với thân thể“. Chắc chắn rằng, thiếu bóng đức tin là cả vấn đề, như không có niềm tin, ta không thể khởi sự hay làm được bất cứ cái gì! không có sự tin tưởng, ngay cả việc đi xe bus ra phố cũng đi không nổi, do nghi ngại sợ hãi, tài xế có thể mang ta đi một nơi khác ý, hay tặng cho một tai nạn giao thông. Đức tin là đất màu cho mọi sự sống, mọi yếu tố lành mạnh của tâm trí.

Nhiều tác giả và dịch giả của kinh điển dành rộng chỗ cho việc phân biệt ba chữ “tín ngưỡng“, “tin cậy“, “niềm tin“ (faith, trust, confidence). Dịch từ chữ Pàli là saddhà ra “niềm tin“ thật là chính xác. Tuy nhiên, với nghĩa này tôi nghĩ chưa đầy đủ. Nghĩa của saddhà là một sự hòa hợp giữa tín ngưỡng và niềm tin (faith, confidence). Một nghĩa khác chính xác hơn có thể được tìm thấy trong việc tổng hợp hai ý nghĩa từ hai chữ tiếng Anh trên.

Sự khác biệt niềm tin của người Thiên chúa giáo và saddhà rất rõ ràng. Thiên chúa giáo đòi hỏi một đức tin không điều kiện. Saddhà, đức tin trong phật giáo luôn được quay lại từ kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm, hay trong ý nghĩa tuyệt vời nhất bằng trí tuệ tu chứng (trí văn, trí tư, trí tu). Có nhiều người phương tây thường nhạy cảm khi đề cập một cách đơn giản đến chữ “đức tin tôn giáo“, họ phản ứng mạnh mẽ do không đồng ý những tôn giáo Thượng đế phương Đông. Điều này, thực ra không cần thiết.

Khi hồi tưởng đời tôi, tôi vốn là người không có đức tin. Không là một kẻ viễn vông, tôi xác định là một người hiện thực. Tôi không thừa nhận đức tin tôn giáo, do không thấy đủ lý do và chứng cứ tốt để tin vào lời Chúa dạy và tánh tự cứu của niềm tin vào đấng Cứu thế.

Nhưng sau đó, ở lứa tuổi 20 đến 24 sau những loạt kinh nghiệm, tôi mới nghiệm rõ chiều hướng rộng rãi của tinh thần và tính ưu việt của nó. Chẳng bao lâu, tôi được tiếp xúc với Phật Pháp. Thực ra, đối với tôi điều này là một hệ quả hợp lý, tôi học Pháp và khởi sự hành thiền. Cũng khá lạ lùng! chỉ sau khi trụ vững trong Pháp, tôi bắt đầu hiểu Thiên Chúa giáo và thật sự thấy lợi ích của đức tin kiểu con chiên.

Vào những năm đó, tôi có khuynh hướng trì giữ việc hành thiền, tôi có khá đủ niềm tin và đức tin. Tuy nhiên, tôi khó thấy có cái gì tốt đẹp trong việc sùng bái. Hoàn toàn ngược lại, tôi nghĩ rằng người sùng bái tự chuốc thất vọng và làm suy yếu Phật Pháp trong họ.

Kiểu này tiếp diễn một số năm. Cuối cùng, trong một thời hành thiền với một thiền sư Miến Điện, tôi mới dám quyết định một thử nghiệm. Trong mùa kiết hạ, tôi dẹp ngang một bên mọi điều hợp tình, hợp lý, theo đuổi một cách trọn vẹn, đặt trọn tâm tư một cách thành thật tất cả hành động sùng kính như được đòi hỏi. Hiệu quả thật đáng ngạc nhiên, tôi bừng sáng từ nội tâm, sáng suốt nhanh chóng lạ, việc hành thiền cũ kỹ vỗ cánh bay xa và trong thời gian ngắn ngủi của một mùa kiết hạ tôi đã vượt qua giai đoạn khó khăn trong sự tu tập của tôi. Tôi khám phá ra TÍN LỰC. Từ đó về sau tôi không bao giờ làm ngã lòng lối sùng bái trong việc tu hành của ai cả.

Đức tin của tâm linh không có gì liên quan đến những kết cuộc luận lý và những lý lẽ hợp tình. Khi chúng ta càng giữ thái độ nghi ngờ, ưa chỉ trích, không tin tưởng, thành kiến và ngã chấp, thì chẳng làm được gì cả, ta sẽ không liên hệ gì tới đặc tính của đức tin. Đức tin nghĩa là nhảy vào biển Pháp không cần áo cứu hộ!

Đức tin và sùng tín thúc giục mạnh mẽ sự quan trọng của thị dục huyễn ngã và sự quan trọng trong chính chúng ta - sao không tự hỏi rằng có lúc ta xúc cảm khi đối diện một vấn đề nào đó, đức tin và sùng tín được khai triển cùng ý tưởng tâm linh. Nếu ta không cân bằng kiến thức và trí tuệ, có một nguy cơ của niềm tin mù lòa, có thể đưa đến cuồng tín hay ám ảnh bởi tôn giáo. Báo chí cho những dẫn chứng về những sự méo mó nguy hiểm về tinh thần thật đáng thương, diễn ra mỗi ngày (những giáo phái tận thế, những cố chấp hay chiến tranh tôn giáo .v.v...)

Năm rồi, mỗi chiều đều có đàm đạo tại trường chúng ta. Vào một lần, suy tưởng về “đức tin“, chúng tôi đi đến một vấn đề thú vị: “Đức Phật có đức tin không?“ niềm tin tưởng của tôi là Ngài đã thay đức tin của Ngài bằng sự chắc chắn và hiển nhiên: chúng ta không cần có niềm tin về sự việc hiển nhiên như phòng này có cửa vậy, có thể thấy và sử dụng tùy ý. Cũng như Đức Phật không cần tin vào Pháp khi Ngài có thể thấy mọi khía cạnh của Pháp đầy đủ, rõ ràng và hiển nhiên bất cứ khi nào Ngài quán xét Pháp. Những thiền sinh Miến Điện bằng trực giác không đồng ý với tôi, nhưng hôm đó không ai giảng giải đầy đủ về điểm này.

Khi có một vấn đề trong việc hiểu pháp, Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) thường là trợ thủ đắc lực. Tín (Saddhà) được phân loại là một trong 52 sở hữu tâm. Trong phần sở hữu tịnh hảo, nó được đề cập ở vị trí hoa tiêu cùng với 18 sở hữu tịnh hảo khác. Tín hiện diện trong mỗi trạng thái tâm thức lành mạnh của hiệp thế và siêu thế. Nghĩa là đức tin, một chi phần câu hữu trong thiền định, Đạo – Quả! Tín cũng hiện diện trong những tâm Duy tác, tâm quả của vị A La Hán. Trong ánh sáng này, Đức Phật là một ví dụ tiên phong cho mọi niềm tin và đức tin thường hằng.

Khám phá này gây ngạc nhiên cho tôi. Tôi bắt đầu hiểu các dạng đức tin khác nhau. Một là niềm tin tự phát, hai là đức tin đặt cơ sở trên tự do của nhận thức. Tâm tánh người phương Tây thường đặt vấn đề với dạng thứ nhất, dạng bẩm tánh tin. Tuy nhiên, chắc chắn là chúng ta không phản bác giai đoạn cao hơn của đức tin, nó là tâm thanh tịnh, rõ ràng và trong sáng. Phải chăng?

Tín là tâm lực, nó như khai mở tâm trí ta. Tuy nhiên, để đạt được tâm lực này, ta cần nỗ lực hơn hết, nó thường không phải do trời già ban phát. Để phát triển tín lực, ta cần có một ý tưởng thích hợp tuyệt đối như sự giác ngộ viên mãn của một vị Phật hoàn hảo. Sự thực hành này thường xuyên bắt đầu từ sự nương nhờ Tam Bảo.

Một con đường đăng đẳng từ việc nghiềm ngẫm một cách bị động vào sự quy ngưỡng đến khi gội rửa trọn vẹn trong tâm trí ta những gì tồn đọng, như những khái niệm, thành kiến và ngã chấp... tất cả những gì nương tựa vào để sống, dẹp bỏ mọi đôi nạng tâm linh trong đời. Đức tin không là một con đường dễ đi .

Đức tin y như Kinh được so sánh với viên ngọc lọc nước mà người ta cho là vật sở hữu của các vua dòng Thích Ca, ngọc này khi bỏ vào chậu nước bùn, sẽ khiến nước hóa trong và sạch ngay tức khắc. Cũng vậy, tâm sung mãn tín chợt trở nên trong sáng và thanh tịnh. Tất cả sương mù chướng ngại của sự hoài nghi có thể làm tê liệt thiền định của ta một cách hữu hiệu sẽ lắng dịu ngay lúc ấy.

Đức tin thường được nhận thức như điểm khởi sự cần thiết cho việc thực hành của trí tuệ thiền định. Việc thấu hiểu đức tin này thực sự đúng đắn, nhưng nó không truyền đạt toàn bộ hình bóng năng lực và sự quan trọng của đức tin. Bằng thiền quán thâm hậu, ta bắt đầu hiểu ra đời ta bằng trí tuệ tăng trưởng, ta bắt đầu phân biệt và quán xét ba đặc tính chính yếu của mọi hiện tượng: vô thường, khổ não và vô ngã. Ở mức thiền cao hơn, cả ba pháp ấn này trở nên rõ rệt. Tuy nhiên, một trong ba sẽ trở thành cảnh trưởng, dẫn đầu cảnh của tâm, là cánh cửa đạt đến trí tuệ viên mãn. Một cách tương xứng ở thiền quán, mục đích có thể đạt được từ ba khía cạnh trên, có ba lối dẫn đến Níp - Bàn.

Những người đến Đạo Quả qua cánh cửa quán xét VÔ THƯỜNGlà người có một đức tin mãnh liệt và sự quyết định mạnh mẽ. Những hành giả này ngay lúc giác ngộ viên mãn được gọi là Saddhà vimuttà, tức Tín giải thoát, thoát khổ bằng đức tin. Cánh cửa quán xét KHỔ NÃOđược những người trọng về Định và Tịnh bước qua, Tâm giải thoát. Cửa còn lại qua cách quán VÔ NGÃdo người phát triển trí và tuệ nổi bật. Tuệ giải thoátlà sự thoát khổ bằng trí tuệ ở những hành giả này.

Trong kinh, đức tin được hệ thống thành bốn loại. Loại đầu, sơ thủy của đức tin được đặt nền tảng trên tướng mạo, hình thức bề ngoài, do tập quán, văn hóa hay truyền thống cửu huyền thất tổ để lại. Người phương tây thường phản bác niềm tin kiểu này.

Hai là đức tin hướng trực tiếp đến những ân đức Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng. Được hổ trợ do một loại hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân nào đó. Cả hai đức tin này không vững chắc và có thể bị sai lạc, mất gốc hay tiêu hoại.

Có ý nghĩa nhất là loại đức tin thứ ba, tương quan với trí tu thâm sâu. Đó là đức tin của vị thánh đệ tử, đức tin của người đã thấy pháp bằng chính kinh nghiệm cá nhân. Sơ đạo - Sơ quả đã tận diệt hoài nghi pháp. Đó là nền tảng vững chắc của Thánh tín, bất động không thể lung lay. Không thể biến hoại, niềm tịnh tín này không thể biến hoại cho dù lăn trôi trong sanh tử luân hồi.

Loại đức tin cuối cùng thuộc về Bồ tát, một phàm nhân trì giữ đức tin tồn tại qua suốt nhiều kiếp hiện hữu.

Những hành giả phương tây thường thì khó bị hấp dẫn bởi việc bàn thảo về đức tin. Tuy nhiên, tôi mong rằng đã thành công ít nhiều trong việc chỉ ra ác cảm của đa số hành giả tây phương về khía cạnh đức tin của việc hành thiền. Phần lớn là hiểu lầm! Ai có thể bác bỏ một tâm trí không tỳ vết, thông đạt, rạng rỡ và sáng ngời?

Việc hành thiền dưới hảo tướng của đức tin thường được xem là con đường ngắn nhất và trực tiếp nhất để đạt mục đích tối hậu. Có lẽ việc này có thể giải thích sự thật phần nào về các hành giả Miến Điện, có đức tin tôn giáo mạnh mẽ, tôn sư trọng đạo, đạt đến giai đoạn trí tuệ dễ hơn, thường trong thời gian ngắn một cách đáng ngạc nhiên!

Tất cả chúng ta thường chạy theo cảnh của tâm phóng dật, hoang vu. Còn những người đó đạt đến đức tin thực thụ, có thêm phương tiện mạnh mẽ để ứng dụng và sử dụng. Nếu ta có thể nương tựa nơi đức tin sâu sắc, ta có khả năng giải quyết một cách hiệu quả hơn các nan giải trong khi hành thiền cũng như trong đời sống. Hơn thế nữa, ta có thể lợi dụng những khó khăn này, tương kế tựu kế để mang lại ích lợi và tu tiến vượt bậc lên.

Đôi khi sự e ngại luân hồi thúc đẩy pháp hành của chúng ta. Đây là lực đẩy. Lúc khác ta lại cảm nhận sự thanh tịnh và trí tuệ vô song của pháp cùng sự giác ngộ của Đức Phật một cách hứng khởi. Đây là lực kéo ta về.

ĐỨC TIN, đẩy hay kéo - nhắm mà HÀNH!

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/08/2019(Xem: 11425)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương phápgiảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau. Chúng sanh có vô lượng trần lao, phiền não, thì Phật pháp có vô lượng pháp môn tu. Nếu sử dụng đúng phương pháp thì hiệu quả giảng dạy sẽ đạt được kết quả tốt. Tri thứcPhật học là nguồn tri thức minh triết, là giáo lý để thực hành, lối sống, do đó phương pháp giảng dạy là vấn đề vô cùng cần thiết để giới thiệu nguồn tri thức minh triết ấy.
30/07/2019(Xem: 6768)
* “Tuyên ngôn Venise của UNESCO nói: “Khoa học hiện đại đã tiến đến một biên giới, nơi đó SỰ GẶP GỠ của khoa học Tây phương với minh triết truyền thống tâm linh Đông phương là điều tất yếu. Sự gặp gỡ chắc chắn xảy ra đó sẽ đem lại cho nhân loại MỘT NỀN VĂN MINH MỚI”. (Báo Giác Ngộ số 15/1991). -- * - “Sự chuyển y (đột chuyển) tâm thức gắn liền với sự chuyển hoá não, tạo ra phẩm chất mới cho nhãn quan tinh thần. Chuyển y xuất sinh đốn ngộ. - Lời giảng nhằm giúp người nghe hiểu về lí đạo lí thiền, lời đó chỉ có “phẩm chất giảng sư” (vì “hiểu về” khác với “thấy biết trực tiếp”). Lời chỉ thẳng nhằm giúp người nghe (đã từng dò tìm tự tâm) tự thấy lại tâm mình (không suy nghĩ, đốn kiến), lời đó mang “phẩm chất thiền sư” đích thực. Ví dụ: “Vô niệm, niệm tức chánh”, đây là lời nói mang “phẩm chất thiền sư” đích thực, giúp người nghe trực ngộ và tự ấn chứng (vì không thể suy nghĩ để hiểu câu nói này)”. (https://quangduc.com/a34369/thien-ngon).
15/06/2019(Xem: 7848)
Bát nhã Tâm kinh là một trong những bộ kinh tối thượng thừa của Phật Giáo. Nghiên cứu Bát Nhã Duyên Khởi chính là nghiên cứu về hệ tư tưởng “Tánh Không” của thực tại vạn pháp. Tánh không như là trung tâm điểm để tư tưởng Bát Nhã hình thành, xiển dương và xây dựng nên một vũ trụ nhân sinh quan Không Tánh. Quả thực tư tưởng Bát Nhã chứa đựng cả một thế giới thực vừa tĩnh lại vừa động trên hai luận điểm theo cách gọi của tôi là: “Không Động” và “Không Tĩnh Động”.
05/06/2019(Xem: 16424)
Niệm Định Tuệ Hữu Lậu & Niệm Định Tuệ Vô Lậu Phật Đản 2019 – Phật lịch 2563 Tỳ kheo Thích Thắng Giải , Ngôn ngữ là một phương tiện để diễn tả đạo lý, nhưng thể thật của đạo thì vượt ra ngoài ngôn ngữ và tất cả ý niệm. Vì vậy, một khi chúng ta liễu tri được nghĩa chân thật của đạo thì lúc đó sẽ thấu tỏ được sự diệu dụng của phương tiện ngôn ngữ. Nếu xét về nghĩa thật của đạo, đó chính là chân tâm không sinh diệt hay chánh kiến vô lậu.
10/05/2019(Xem: 13065)
Các nước phương Tây đang sống trong một thời đại bất thường: Trung Quốc trỗi dậy và uy hiếp, kinh tế khủng hoảng, nợ công cao ngất, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng, dân chúng nổi giận giúp đưa cho ông Trump vào Tòa Bạch Ốc và đẩy Vương Quốc Anh thống nhất ra khỏi Liên Âu. Đâu là nguyên nhân cho nền kinh tế thị trường không còn vận hành hoàn hảo và giải pháp cho hệ thống dân chủ tự do đang lâm nguy? Phần một lý giải cho vấn đề này theo quan điểm của Francis Fukuyama trong tác phẩm Identity: khủng hoảng về bản sắc của các nhóm sắc tộc là nguyên nhân, đấu tranh để công nhận nhân phẩm là
02/05/2019(Xem: 6528)
Vì thương xót hết thảy hữu tình phải chịu phiền não, đau thương do tham ái mà bị trôi dài trong bể khổ sinh tử luân hồi, Đức Phật hiện ra ở đời để lại cho thế gian vô số pháp môn tu tập, tùy theo căn cơ, sở trường và hoàn cảnh của mỗi chúng sanh mà chọn lựa pháp hành thích ứng để tu tập nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Chư pháp của Thế Tôn được ví như những thang thuốc tùy bệnh mà bốc thuốc. Trong số đó, Tuệ quán vô thường, khổ và vô ngã của tất cả pháp, qua đó hành giả quán tánh ly tham, quán tánh đoạn diệt, quán tánh xả ly của tất cả pháp, là pháp “tối thượng” và vi diệu ‘nhất’ vì nếu hành giả thường xuyên hành trì sẽ ‘chứng đạt’ Tuệ Giải Thoát, vị ấy sẽ đoạn tận mọi kiết sử, không còn khổ đau, phạm hạnh đã thành, chánh trì giải thoát, là bậc A-La-Hán.
02/03/2019(Xem: 7652)
Con người là một sinh vật thượng đẳng, tối linh. Theo thuyết tiến hóa của Charles Darwin, mọi hiện tượng tự thích nghi với hoàn cảnh chung quanh, dần dà phát sinh những hiện tượng kế tục được gọi là tiến hóa hay còn gọi là biến thể để thăng tiến. Giám mục Leadbeater) người Anh, nhiều năm sống với các vị chân sư trên núi Tuyết Hy Mã tiết lộ: “Một vị chân sư còn cho biết thêm rằng toàn thể Thái dương hệ của chùng ta cũng đang tiến hóa từ thấp lên cao, không những các hành tinh đang tiến hóa mà các sinh vật trong đó cũng đều tiến hóa trong một cơ trời vĩ đại,mầu nhiệm vô cùng.
01/02/2019(Xem: 7681)
Những câu văn không chuẩn văn phạm vì thiếu những chủ từ [subjects] trong những bài triết luận về Phật Giáo mà tôi đã, đang, và sẽ viết không phải là tôi cố ý lập dị như những triết gia danh tiếng trên thế giới khi họ hành văn (chương) và viết về triết học nhưng mà tôi không có thể làm cách nào khác hơn khi viết về ý vô ngã [không Tôi] để không bị mâu thuẫn với ý phá ngã.
11/01/2019(Xem: 6816)
Bạn sẽ giật mình khi biết rằng tổ chức Y tế thế giới WHO xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư. Bạn còn giật mình nữa khi đọc ngay bây giờ và lúc này rằng theo số liệu của Ghi nhận ung thư toàn cầu GLOBOCAL và ước tính của ghi nhận ung thư Việt Nam, mỗi năm nước ta có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư. Hai thống kê chắc chắn làm bạn phải giật mình.
04/01/2019(Xem: 83064)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567