Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06. Chịu Đựng

03/01/201915:46(Xem: 15997)
06. Chịu Đựng

Chịu Đựng

(giọng đọc Kim Xuân)

                                                                                     

Nhẫn nhục không phải là thái độ hèn nhát, mà đó là sự thực tập mở rộng dung lượng trái tim để chứa đựng được những khó khăn lớn.

 

 

 

Chấp nhận để đi tới

 

Khi nghe bác sĩ báo tin ta đã bị ung thư, thông thường ta sẽ hốt hoảng và gào khóc lên: "Ồ không, không thể như thế được. Tôi có làm gì đâu mà phải bị ung thư. Tại sao không phải là ai khác mà lại là tôi?". Ta còn tưởng là mình không thể sống nổi khi nhận được hung tin ấy. Nhưng rồi chừng vài tuần hay vài tháng sau, ta cũng học cách chấp nhận được sự thật mình đã bị ung thư. Dù phải cần có những phương thuốc thích hợp để chữa trị lâu dài nhưng tế bào ung thư đã chậm phát tán, vì ta đã tạo được năng lượng hòa thuận với chúng mà không ra sức kháng cự hay ghét bỏ nữa. Theo y khoa, tiến trình trị liệu đã bắt đầu xảy ra. Chấp nhận mình có bệnh là can đảm nhìn vào những khó khăn của cơ thể mình trong thực tại để kịp thời cứu giúp, chứ không phải là thái độ bỏ cuộc. Cũng vì chạy theo những tham vọng hay vì ý thức chủ quan mà ta đã để cho cơ thể mình xuống cấp trầm trọng. Đến khi nó không còn đủ sức để phục vụ cho ta nữa thì ta lại bực tức, trách móc và căm ghét nó. Đó là thái độ thiếu hiểu biết và thiếu tình thương với chính mình.

 

Có nhiều người tỏ ra rất tự tin khi tuyên bố: "Tôi không bao giờ chấp nhận thất bại". Đó là lời tuyên bố rất ngây thơ, vì không ai mà không từng thất bại dù họ đang rất thành công. Nên nhớ, những điều kiện đưa tới sự thành công có khi nằm ngoài tầm tay, ta không thể cưỡng ép nó đến với ta khi ta chưa tìm ra sự liên kết đúng đắn. Tất nhiên, cảm giác thất bại rất khó chịu. Ta vừa mất mát những gì mình đã hết lòng đầu tư, vừa suy giảm niềm tin vào bản thân, và vừa phải cố gắng tỏ ra bình thản trước mọi người. Nhưng tất cả sức ép đó đều do chính ta tạo ra. Nếu ta biết nhìn đúng đắn và khoáng đạt hơn về vị trí của mình và bản chất của đời sống, thì chắc chắn ta sẽ bớt ép uổng mình phải như thế này hay như thế kia. Như khi ta phạm lỗi, dù đã được người ấy tha thứ, nhưng ta lại không chấp nhận bản thân mình.


Ta không thể nào tin nổi một người có hiểu biết và vững chãi như ta mà lại vướng vào lỗi lầm không đáng ấy, nên ta căm ghét và muốn trừng phạt nó. Cũng bởi vì ta áp đặt mình phải luôn hoàn hảo, trong khi bản thân còn rất nhiều chỗ yếu kém cần được ta nhìn nhận và chăm sóc. Chấp nhận yếu kém là trung thực với chính mình, là vượt qua được những thói quen đặt để hay sự đối phó không cần thiết.

 

Khi ta đã luyện tập được thói quen chấp nhận những yếu kém của chính mình, chấp nhận được những điều không như ý xảy ra theo nguyên tắc nhân quả và duyên sinh của cuộc sống, thì ta cũng sẽ dễ dàng chấp nhận những vụng về và lầm lỡ của kẻ khác. Nhìn lại, ta thấy phần lớn lý do không chấp nhận của ta cũng chỉ vì ta thấy người kia không còn gì hay ho để cho ta hưởng thụ, hoặc ta không muốn sự xấu xa của họ làm ảnh hưởng đến danh dự của mình. Chứ không phải vì ta muốn giúp họ cố gắng để tiến bộ hơn như ta giải thích. Nếu ta thật lòng vì cuộc đời họ thì sự chấp nhận kia không phải là thái độ dung dưỡng cho thói hư tật xấu. Trái lại, nó còn giúp họ có thêm niềm tin và nghị lực để vượt qua bản thân. Vì họ thấy mình vẫn còn giá trị trong mắt người thương và họ còn tin tưởng tình thương chân thật luôn vượt ra khỏi sự sòng phẳng. Nên dù ta có chấp nhận hay không chấp nhận thì sự thật vẫn cứ diễn ra theo tiến trình của nó. Nếu chọn lựa thái độ chấp nhận, không tiếp tục tránh né hay chống đối nữa, tức là ta đã bắt tay vào tiến trình tìm hiểu sự thật và tháo gỡ. Vấn đề dù vẫn còn đó, nhưng ta không còn thấy nặng nề và khó chịu nữa. Ta sẽ đủ kiên nhẫn tìm thêm điều kiện thích hợp để giúp nó được chuyển hóa.

 

 

 

Khả năng chịu đựng

 

Tùy vào nhận thức của mỗi người và thói quen luyện tập mà khả năng chấp nhận rất khác nhau. Có những vấn đề người khác chấp nhận một cách bình thường nhưng ta lại phản kháng kịch liệt, và ngược lại. Ngay cả chính ta cũng liên tục thay đổi mức độ chấp nhận. Có những điều tưởng chừng ta không bao giờ chấp nhận, nhưng bây giờ ta lại thấy cũng được; và có những điều ta đã từng chấp nhận một cách rất dễ dàng, nhưng sau này ta lại than chịu hết nổi. Khi chấp nhận được ta thường cho rằng tại đối tượng kia dễ thương; còn khi không chấp nhận được thì ta lại đổ thừa tại họ tăng thêm mức khó chịu. Chứ ta không hề nghĩ rằng chính cơ chế tâm thức của ta đã


không còn giữ nguyên trạng thái ban đầu. Có thể nhận thức của ta đúng đắn hay lệch lạc hơn, trí tưởng tượng tạm dừng hoạt động hay phóng đại hơn, cảm xúc suy yếu hay mãnh liệt hơn, và những phiền não trong ta đã tan biến hay phát triển hơn. Vì vậy, ta đừng quá tin vào sự chấp nhận hay không chấp nhận hôm nay của mình. Dù ta đang rất ổn khi thực hiện một quyết định, nhưng với thời gian thì chính ta và đối phương cũng sẽ có những chuyển biến rất bất ngờ.

 

Ta nên biết rằng trái tim ta luôn có khả năng chứa đựng. Trong kinh Anguttara Nikaya, đức Phật từng đưa ra hình ảnh về sự chứa đựng rất hay. Giả sử có một người lấy một vốc muối bỏ vào trong tô nước thì tô nước ấy sẽ rất mặn, đến mức không thể uống được.

 

Nhưng nếu họ cho vốc muối ấy xuống dòng sông, dù cho cả chục ký muối, thì nước của dòng sông vẫn uống được như thường. Nước của dòng sông uống được không phải vì nó không có chứa muối. Mà vì lượng nước quá mênh mông nên với số muối ấy thì chẳng có nghĩa lý gì cả. Ai mà không có những nỗi khổ niềm đau hay khó khăn, nhưng vấn đề là trái tim mỗi người có đủ lớn để chứa đựng nó hay không. Nếu trái tim ta nhỏ mà khó khăn bên ngoài quá lớn thì tất nhiên ta sẽ không thể nào chứa đựng nổi. Một người cha quyết định từ bỏ đứa con hư hỏng vì sợ nó làm ảnh hưởng những đứa con còn lại thì không hẳn đó là một quyết định sai. Nhưng thực chất ông đã thất bại. Tình thương của người cha vốn bao la như dòng sông thì tại sao không chịu nổi nắm muối bé nhỏ của con? Một trái tim thật sự rộng lớn thì đâu cần đòi hỏi gì thêm nơi đối tượng đang quá yếu ớt.

 

Ta thường hiểu lầm chữ nhẫn nhục có nghĩa là đè nén hay cắn răng chấp nhận. Trong khi ý nghĩa của nó rất hay và rất gần gũi: chịu đựng. Chịu có nghĩa là đồng ý chấp nhận; đựng có nghĩa là cái khả năng dung chứa. Chấp nhận mà không có khả năng dung chứa thì cũng như không. Dòng sông vì có cái dung lượng lớn hơn cái tô gấp chục ngàn lần, nên nó mới chứa đựng được nhiều muối. Thi hào Nguyễn Du cũng đã từng nói: "Có dung kẻ dưới mới là lượng trên". Người có khả năng dung chứa được kẻ khác, dù kẻ ấy có như thế nào cũng không bao giờ ghét bỏ hay loại trừ thì đó mới đích thực là người lớn, người bề trên. Cho nên, nhẫn nhục không phải là thái độ hèn nhát, mà đó là sự thực tập mở rộng dung lượng trái tim để chứa đựng được những khó khăn lớn. Ta không thể nói tội tình gì mình phải nhẫn nhục. Cuộc đời không phải lúc nào cũng thuận theo ý ta đâu. Nếu ta không chuẩn bị sẵn một dung lượng trái tim khá lớn, thì sẽ có lúc ta phải gục ngã trước hoàn cảnh hay đánh mất người thương vì khả năng chấp nhận quá yếu kém của mình.

 

Điều tuyệt diệu là trái tim ta có thể mở rộng tới mức vô cùng - lượng tâm - không có biên giới. Tâm ta có thể ôm trọn trời đất này và cả vũ trụ, nếu nó phá vỡ được ranh giới của cái tôi bé nhỏ. Nhưng chẳng cần phải đi hết cả thế gian này để trải lòng ra như biển như đất thì ta mới có thể ôm hết muôn loài. Chỉ cần có thể chấp nhận bất cứ một đối tượng nào đó, thấy họ chính là một phần thân trong bản thể vô ngã của mình, thì ta sẽ không thấy mình đang cố gắng chấp nhận gì cả. Chấp nhận mà như không chấp nhận. Có khả năng chấp nhận một cách tự nhiên như thế thì ta sẽ chấp nhận được tất cả mọi đối tượng. Đạt đến trình độ này là ta đã tìm thấy được con người chân thật vĩ đại của mình. Mọi vô thường biến hoại trên cuộc đời sẽ không còn đủ sức uy hiếp ta được nữa.

 

 

Nắm muối không hề mặn

Với lượng cả dòng sông

Lỗi lầm kia bé nhỏ

Với cõi lòng mênh mông.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/05/2011(Xem: 21514)
Phật Và Thánh Chúng The Buddha and His Sacred Disciples Chương 1: Đức Phật—The Buddha Chương 2: Đạo Phật—Buddhism Chương 3: Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo Buddhist Points of view on Human Life and Buddhist Cosmology Chương 4: Chuyển Pháp Luân và Năm Đệ Tử Đầu Tiên Turning The Wheel of Dharma and The First Five Disciples Chương 5: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils Chương 6: Tam Bảo và Tam Tạng Kinh Điển Triple Jewels and Three Buddhist Canon Baskets Chương 7: Kinh và Những Kinh Quan Trọng—Luật—Luận Sutras and Important Sutras-Rules-Commentaries Chương 8: Đạo và Trung Đạo—Path and Middle Path Chương 9: Vi Diệu Pháp—Abhidharma Chương 10: Tam Thời Pháp—Three Periods of The Buddha’s Teachings Chương 11: Thân Quyến—The Buddha’s Relatives Chương 12: Thập Đại Đệ Tử—Ten Great Disciples Chương 13: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác—Other Famous Disciples Chương 14: Giáo Đoàn Tăng và Giáo Đoàn Ni—Monk and Nun Orders Chương 15: Tứ Động Tâm—Four Buddhis
28/05/2011(Xem: 6262)
Mức gia tăng dân số dự báo 3 tỷ người, mức tiêu thụ thịt toàn cầu tăng gấp đôi trong vòng 40 năm tới đang dẫn chúng ta đến cuộc khủng hoảng dinh dưỡng nghiêm trọng.
19/03/2011(Xem: 4962)
Nhiều người ngày nay đã hỏi, “Có phải sự tích tập nghiệp báo là nguyên nhân của những vấn đề như động đất, thí dụ trận động đất vừa tàn phá Haiti”? Nếu trả lời điều ấy, dần dần nó được giải thích rằng tích lũy nghiệp báo của tất cả những chúng sinh trên hành tinh này chịu trách nhiệm cho những đặc trưng phổ biến của hành tinh này và những yếu tố làm nên nó. Với những nhân tố hiện diện, những định luật khách quan của vật lý đã vận hành. Thí dụ, sức nóng tăng lên và những chuyển động đa dạng làm nên kết quả, thí như những mãng của trái đất trượt lên nhau, và v.v… Một biểu hiện của chuyển động ấy là động đất. Từ quan điểm này, động đất là những kết quả không tránh khỏi của hành tinh chúng ta sinh khởi như thế ấy; và nó đã từng sinh khởi như nó là kết quả của nghiệp báo tích lũy vô cùng rộng lớn của tất cả chúng sinh những kẻ đã từng sinh sống tự bao giờ trên hành tinh này. Ông có bình luận gì về điều này?
18/03/2011(Xem: 5072)
Vì kinh Thủ Lăng Nghiêm có đề cập đến nhiều tôn giáo hoạt động vào thời Đức Phật Thích Ca còn tại thế nên chúng tôi nhân đây giới thiệu đến quý Phật tử cái nhìn đơn giản về những tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay. Trong mục này vì phải đưa ra một số dữ kiện lịch sử cho nên mặc dầu luôn cố gắng giữ mình trên cương vị khách quan, trong tinh thần xây dựng, nhưng dầu sao ít nhiều chúng tôi cũng không tránh khỏi sự sai lầm để cho cái bản ngã đáng ghét, chủ quan hẹp hòi thiển cận của mình xuất hiện. Nếu có đoạn nào không hài lòng, xin quý độc giả rộng tình bỏ qua. Chân thành cảm tạ.
13/03/2011(Xem: 14600)
Các phần lý thuyết và thực hành chứa đựng trong sách này có tác dụng dẫn dắt tâm chúng ta đến chỗ thấu hiểu sâu xa hơn về sự sống và chết, về vô thường và khổ đau.
22/02/2011(Xem: 5043)
Tôi không hề quan tâm đến chữ ism(...isme) [tức là chữ ...giáotrong từ tôn giáo]. Khi Đức Phật thuyết giảng Dharma[Đạo Pháp], Ngài không hề nói đến chữ ismmà chỉ thuyết giảng về một cái gì đó mà mọi tầng lớp con người đều có thể hấp thụ được : đấy là một nghệ thuật sống...[...]. Phải làm thế nào để trở thành một con người tốt – đấy mới chính là điều quan trọng. Thiền sư S. N. Goenka
19/02/2011(Xem: 4960)
Sau thế kỷ ánh sáng, thái độ trịch thượng và độc tài của khoa học không phải chỉ đối với tôn giáo mà còn đối với các khoa học ‘nhân văn’ khác. Những môn học nào không dùng lý trí và phương pháp thực nghiệm đều bị chê là ‘thiếu khoa học” hay khoa học ‘nửa vời’. Các nhà khoa học đắc thắng biến phương pháp khoa học thành ‘chủ nghĩa’ duy vật khoa học.
11/02/2011(Xem: 33718)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
17/01/2011(Xem: 6122)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
15/01/2011(Xem: 6658)
Sống cùng với xã hội là cần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]