Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương XI: Từ Thiền Định Đến Hành Động

15/01/201104:10(Xem: 3275)
Chương XI: Từ Thiền Định Đến Hành Động

TỦ SÁCH ĐẠO PHẬT NGÀY NAY
ĐỐI THỌAI GIỮA KHOA HỌC VÀ PHẬT GIÁO
Matthieu Ricard – Trịnh Xuân Thuận - BS: Hồ Hữu Hưng dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

Chương XI: Từ Thiền Định Đến Hành Động

Tự mình thay đổi để rồi thay đổi thế gian: đó là phương châm của người Phật tử. Nhưng làm sao cải hóa thế gian? Và cải hóa ở mức độ nào? Với thiền giả vấn đề là bao lâu và đến mức độ nào thì ông ta phải theo tiến trình chuyển hóa nội tâm để có thể tác động lên thế gian. Tại sao không bắt tay ngay vào việc giúp đỡ chúng sinh và làm dịu đi nỗi đau của người khác? Những cố gắng của Phật giáo trong công tác nhân đạo đã đủ chưa?

Thuận: Phật giáo có chủ trương hành động vì thế gian, và hành động này có thể giữ một vai trò quan trọng trong đời sống, cũng như trong việc khai mở tâm linh cho chúng ta?

Phải chăng là quá ích kỷ, nếu chúng ta chỉ biết tìm kiếm sự bình an và hạnh phúc cho riêng ta trong khi quanh ta là phiền muộn và đau khổ. Thông tin hằng ngày chỉ đề cập đến chiến tranh, giết chóc, bệnh dịch và cái chết. Như vậy một sự bình an nhỏ bé giữa một đại dương đau khổ thì có nghĩa gì?

Vài người Tây phương cho Phật giáo là một triết lý thụ động và chủ bại, chỉ dạy con người từ bỏ thế gian và chấp nhận mọi hoàn cảnh vì người ta không thể tránh khỏi nghiệp chướng. Người phật tử nghĩ gì về quan niệm đó, trong khi Phật giáo chủ trương lòng từ bi là trái tim của mọi hành động?

Matthieu: Thoạt nhìn thì thiền định và hành động hoàn toàn ở hai cực đối nghịch. Một mặt, với thiền giả công việc chính là cầu nguyện và thiền định. Mặt khác người thế tục luôn bận rộn vì công việc, thỉnh thoảng thành công, và thường khi là thất bại giống như những đợt sóng trên đại dương. Vì không được đặt trên nền tảng một cuộc chuyển hóa nội tâm, nên sự cuồng nhiệt trong đời sống đó đôi khi đưa đến thất vọng chán chường. Và cũng vì thế mà những việc làm tốt mà họ đem lại cho xã hội, không tương xứng với công sức mà họ bỏ ra.

Bắt một nhịp cầu cho thiền định và đời sống xã hội xem ra là một điều cần thiết. Hơn nữa, kinh nghiệm cho thấy lòng ích kỷ khó đem lại một sự chuyển hóa nội tâm như là lòng vị tha. Người ta không thể có được sự bình an bằng cách tự khép mình hoặc bằng cách hoạt động xã hội.

Có lòng từ bi mà không hành động là đạo đức giả, chỉ đem lại một sự an ủi nhỏ nhoi cho những người đau khổ. Nên nhớ rằng hạnh phúc của chúng ta gắn liền với hạnh phúc của người khác. Hạnh phúc cá nhân mà ta xây dựng trên đau khổ của người khác, hoặc quên đi đau khổ của họ chỉ là một bản sao mờ nhạt của hạnh phúc thật sự. Như Shantideva đã nói:

Tất cả hạnh phúc thế gian

Đến từ một trái tim vị tha

Và tất cả khổ nạn

Đến từ lòng ích kỷ

Nói nhiều có ích gì

Kẻ ngu chỉ biết lợi mình

Còn Đức Phật chỉ biết lo cho nhân loại

Bạn hãy xem lại sự khác biệt.

Những bản văn Phật giáo nói rằng kẻ nào sống ẩn cư trong rừng núi để trốn nợ đời, thì không khác gì loài muông thú hay chim chóc. Một kẻ như thế sẽ không bao giờ đến được giác ngộ.

Ngoài những thiên tai, đa số các đau khổ ở con người là do sự độc ác, lòng tham, tính đố kỵ, sự vô tình nói tóm lại là do tính ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình mà không bận tâm đến kẻ khác. Một trong những thái độ căn bản trong Phật giáo là xem thiên hạ giống như mình, rồi tự đặt mình vào chỗ thiên hạ và sau rốt xem thiên hạ quan trọng hơn chính mình. Thầy tôi, Khyentsé Rinpotché đã nói: “Khi ta nghĩ đến những chúng sinh đau khổ mà không được trợ giúp, lòng ta cảm thấy đau xót vô hạn đối với họ, thù cũng như bạn. Nhưng lòng từ bi đó chưa đủ. Sự giúp đỡ mà ta mang đến cho họ khi cho họ thức ăn, quần áo, tiền bạc tình thương dù có lớn lao đến đâu chỉ có kết quả tạm thời. Nếu ta muốn đem lại cho họ một sự thoải mái lâu dài, ta cần phải cải hóa con người ta trước đã.

Người thiền giả thật sự tự thấy mình bất lực để làm dịu nỗi khổ đau của đồng loại, và hiểu rằng muốn làm tốt điều đó cần phải biết tự chủ và hiểu cho thấu đáo cơ chế của hạnh phúc và đau khổ. Khi đã có nội lực đầy đủ, và tin chắc rằng mình thật sự có ích cho kẻ khác, thiền giả sẽ lao mình vào công việc giúp đỡ kẻ khác hay cải tạo xã hội.

Thuận: Người ta thường cho rằng vấn đề tâm linh giống như một tôn giáo, hay như một đức tin, hay tệ hơn như một sự mê tín.

Matthieu: Đức Đạt Lai Lạt Ma cho rằng phân nửa nhân loại không có niềm tin. Nhiều người tự xưng Thiên chúa giáo, Tin lành, Ấn giáo hay Hồi giáo vì lẽ họ được nuôi dưỡng theo truyền thống ấy. Nhưng khi họ giáp mặt cuộc đời, hoặc giả khi họ cần có những quyết định quan trọng, họ lại không cần nghĩ đến giáo lý. Những người tuân thủ và hành động theo đức tin của họ, chỉ là một thiểu số. Vậy cần phải phân biệt tâm linh theo nghĩa rộng, có nghĩa là khoa học không làm cho con người hoàn thiện hơn là tôn giáo. Theo một tôn giáo nào là một sự chọn lựa không bắt buộc, nhưng trở nên một con người tốt là một sự cần thiết.

Khoa học tâm linh cần thiết không những cho người đã chọn con đường thiền định, mà cho cả chấp nhận bình thường. Nếu chỉ dành riêng cho giới tu sĩ thì 99,99% nhân loại sẽ bị loại. Khoa tâm linh bắt đầu bằng việc tác động đến tinh thần mà mọi người chúng ta đều có thể làm được. Tuy nhiên nếu chỉ bằng lòng với những kiến thức dù đầy đủ đến đâu, cũng chỉ làm cho chúng ta trở thành những kẻ không bị lầm lẫn về bất cứ điều gì, trừ điều căn yếu nhất.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/09/2010(Xem: 4313)
Đối với một truyền thống nặng thần bí như dân tộc Ấn độ, ngôn ngữ quả là một ma lực, một năng lực kỳ diệu có thể vén mở tất cả sự ẩn tàng của thế giới.
22/09/2010(Xem: 6329)
Chưabao giờ các công trình nghiên cứu về những bí mật của Thiền định lạiđược các phương tiện thông tin đại chúng, các hãng truyền thông lớn, đềcập đến nhiều như thời gian vừa qua. Các hãng tin như AP, Reuter cácbáo như News Week, Time... đều có nhiều bài viết chi tiết mô tả nhữngkhám phá của các nhà khoa học Anh, Mỹ qua phương pháp chụp cộng hưởngtừ hoạt động của bộ não các Thiền sư, đã phát hiện ra nhiều điều màtrước đây, khi nói đến hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đó chỉ là nhữngcảm giác có được do phương pháp tự kỷ ảm thị hoặc tưởng tượng mà thành... Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Pháp là giảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
17/09/2010(Xem: 6570)
Thiền là những hình thức tập trung tư tưởng để điều hòa cảm xúc, hòa hợp thân và tâm, nâng cao tâm thức để thể nhập vào chân tánh thanh tịnh.
10/09/2010(Xem: 50390)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
06/09/2010(Xem: 3141)
Mối tương quan tương duyên cộng tồn vô cùng mật thiết chẳng những giữa con người với con người, mà với các loài khác và với môi trường sinh thái là điều rất quan trọng. Nhận thức được như vậy, việc bảo vệ môi trường sinh thái trên trái đất đã trở thành một trong những vấn đề nóng bỏng và bức xúc nhất của loài người hiện nay. Thật vậy, mối đe dọa đến hệ sinh thái đã được thế giới báo động đỏ, vì sự tác hại càng ngày càng gia tăng của các chất độc hại đến sức khỏe và mạng sống của con người, đến mọi sinh vật, cùng đất đai, không khí, sông biển, cây cối, cho đến tuổi thọ của trái đất cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Và chính con người là tác nhân gây ra tình trạng tệ hại này. Vì vậy, nhiều tổ chức thế giới đã và đang cùng nhau đề ra nhiều biện pháp để ngăn ngừa hoặc hạn chế sự ô nhiễm môi sinh, điển hình như Ngày Môi trường Thế giới, hoặc 10 Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường.
04/09/2010(Xem: 4677)
Hội nghị này về sinh thái học thật cực kỳ đáng giá. Chúng tôi nhận thức tính cấp bách trên vấn đề bảo tồn sự cân bằng của môi trường, và tin tưởng rằng nếu chúng ta xao lãng, toàn thể thế giới sẽ khổ đau. Do bởi sự giàu có vật chất và kết quả của những vấn đề môi trường được thấy ở Phương Tây, những ai đấy đã nói rằng chúng ta cần thu xếp lối sống hiện đại lại.
04/09/2010(Xem: 2948)
Trong quá khứ sự cần thiết chủ yếu của con người là đất trồng trọt. Người ta không phải nghĩ đến những thứ nhân tạo. Tuy thế, những tác động có hại đến rừng vì dân số đông đảo và sự phát triển những loại hóa chất khác nhau trong không khí đã dẫn đến những loại mưa bất thường và trái đất ấm dần lên.
03/09/2010(Xem: 4771)
Những tiên đoán khoa học về thay đổi môi trường khó khăn cho những con người bình thường nhận thức thấu đáo một cách trọn vẹn. Chúng ta nghe về nhiệt độ nóng bức và mực nước biển dâng cao, tỉ lệ ung thư nâng cao, sự gia tăng dân số, tài nguyên cạn kiệt, sự tuyệt diệt của những chủng loại. Con người hoạt động khắp mọi nơi đang thúc đẩy nhanh chóng sự hủy diệt những yếu tố chìa khóa chính yếu của môi trường sinh thái tự nhiên mà tất cả các chủng loại phụ thuộc vào.
31/08/2010(Xem: 3303)
Môi sinh tương đối là một khoa học mới liên hệ đến nhiều nguyên lý điều hành các mối liên hệ giữa các sinh thể và Môi sinh. Có nhiều định nghĩa về Môi sinh. - đây chỉ đơn cử một số. P. D. Sharma (F.N.I.E., Ban (Khoa) Thực vật học, Đại học Delhi) đã viết trong tập sách của ông nhan đề "Sinh thái học và Môi sinh" rằng: "Ngày nay Sinh thái học đã và đang đóng góp rất nhiều cho các chính sách về xã hội, kinh tế, chính trị và các chính sách tương tự của thế giới. Thật rất phổ biến khi kiếm tìm các tham khảo về sinh thái học trong các bài viết, tạp chí, tuần báo và nhật báo về xã hội, kinh tế học.
30/08/2010(Xem: 5147)
Đức Phật có đề cập gì đến sinh hoạt kinh tế hay không. Khi theo dõi những hậu quả của kinh tế thị trường, tôi còn phải đi tìm hiểu lập trường của Phật giáo về các vấn đề môi sinh, nhất là đối với việc khai thác tài nguyên không tái tạo, thái độ đối với sự nghèo khổ (và những chế độ chính trị đưa đến nghèo khổ), đối với chủ trương tiêu thụ hàng hóa thả cửa, đối với công ăn việc làm, vai trò của từ bi trong các hoạt động thương mãi và cuối cùng đến một câu hỏi tối hậu mà mọi tôn giáo đều muốn có câu trả lời: ý nghĩa của đời sống là gì?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567