Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Phải Chăng Phật Giáo Là Một Hệ Thống Đạo Đức?

14/12/201016:26(Xem: 6981)
4. Phải Chăng Phật Giáo Là Một Hệ Thống Đạo Đức?

PHẢI CHĂNG PHẬT GIÁO

LÀ MỘT HỆ THỐNG ÐẠO ÐỨC?

Giáo lý của đức Phật bao hàm nguyên tắc đạo đức tuyệt hảo, toàn thiện vô song và vị tha vô hạn. Nó trình bày một phương thức sống dành cho người xuất gia lẫn hàng cư sĩ (tại gia). Tuy nhiên, Phật Giáo vượt trội hơn những lời giáohuấn luân lý thông thường. Luân lý (giới) chỉ là giai đoạn sơ khởi hướng đến Con Ðường Thanh Tịnh, và là phương tiện đưa tới mục đích, chứ chính nó không phải là mục đích. Mặc dù giới là cần thiết, nhưng tự nó không đủ để giúp con người đạt được sự giải thoát. Mà cần phải có thêm Trí Tuệ (Panna). Nền tảng của Phật Giáo là giới, và trí tuệ là đỉnh cao nhất.

Muốn thọ trì các điều răn của giới luật, người Phật tử không những chỉ chú ý đến riêng mình, mà còn phải lưu tâm tới mọi kẻ khác - kể cả loài vật. Luật giới trong Phật Giáo, không đặt nền tảng trên các giáo điều thiên khải hồ nghi, nó cũng không phải là phát minh tài trí của một bộ óc đặc biệt, màlà những quy tắc hợp lý và thực tiễn được xây dựng trên những sự thật có thể chứng minh và kinh nghiệm cá nhân.

Tưởng nên biết rằng, bất cứ một quyền lực siêu nhiên ngoại giới nào cũng không thể dự phần vào trong việc tạo nên cá tính của một Phật tử. Trong Phật Giáo, không tin có người thưởng hay phạt. Sự khổ đau hay hạnh phúc là kết quả không thể tránh được của hành động riêng mình. Tâm trí người Phật tử không chấp nhận vấn đề Thượng Ðế phải chịu thay (cho con người) về sự hạnh phúc hay đau khổ của họ. Không phải do hành động mong được thưởng hay sợ bị trừng phạt đã thúc đẩy người Phật tử làm việc lành hoặc tránh điều ác. Người Phật tử biết rõ về những kết quả tương lai, nên họ tránh tạo điều ác, bởi vì nó gây chậm trễ cho sự giải thoát và làm việc lành vì nó trợ giúp trong việc tiến đến sự Giác Ngộ (Bodhi). Cũng có những người họ làm lành, vì biết đó là điều thiện, và tránh không làm ác vì thấy đó là điều xấu.

Ðể hiểu rõ nền luân lý cao siêu đặc biệt này, đức Phật khuyên các đệ tử thuần thành củaNgài nên đọc cẩn thận các kinh sách như Pháp Cú (Dhammapada), Thiện sanh (Sigalovada), Mangala, Karaniya, Parabhava, Vasala, và Dhammikka v.v...

Ðó là những lời dạy đạo lý nó vượt cao hơn các hệ thống đạo đức khác, nhưng giữ giới chỉlà bước đầu, chứ không phải là mục tiêu của Phật Giáo.

Hiểu theo nghĩa này, Phật Giáo không phải là triết lý, nhưng theo nghĩa kia, Phật Giáo là triết lý của các triết lý. Theo một lối hiểu, Phật Giáo không phải làtôn giáo, theo cách hiểu khác, Phật Giáo là tôn giáo của các tôn giáo.

Phật Giáo không phải là cái đạo siêu hình, cũng không phải là cái đạo của nghi thức.

Phật Giáo không hoài nghi, cũng không võ đoán.

Phật Giáo không dạy lối sống khổ hạnh, cũng không chủ trương đam mê dục lạc.

Phật Giáo không bi quan, cũng không lạc quan.

Phật Giáo không chủ trương cuộc sống vĩnh cửu, cũng không phải là thuyết hư vô.

Phật Giáo không bảo rằng thế giới này hay thế giới khác là tuyệt đối.

Phật Giáo là Con Ðường Giác Ngộ duy nhất.

Ngữ nguyên tiếng Pali gọi Phật Giáo là Dhammma (Giáo Pháp), có nghĩa là giữ gìn (duy trì). Không có một danh từ Anh văn nào có thể dịch đúng sát nghĩa của tiếng Pali này.

Giáo Pháp là cái gì đúng thật như vậy. Nó là Giáo Lý của Thực Tế. Giáo Pháp là phương tiện để Giải Thoát mọi khổ đau, và chính Dhamma (Giáo Pháp) là sự Giải Thoát. Dù Phật có ra đời hay không, Giáo Pháp vẫn tồn tại. Giáo Pháp bị che lấp trước cặp mắt vô minh của con người, cho đến khi một vị Phật, đấng Toàn Giác ra đời, chứng ngộ và từ bi truyền bá giáo pháp đó cho thếgian.

Giáo Pháp này không phải là cái gì ở ngoài, mà nó sát cánh gắn liền với chúng ta. Cho nên, đức Phật dạy : “Hãy ẩn trú chính nơi con như một hải đảo, như chỗ Nương Tựa. Hãy ẩn náu nơi Giáo Pháp (Dhamma) như một hải đảo, như chỗ Nương Tựa. Ðừng tìm sự ẩn náu ở bên ngoài” (Kinh Bát Niết Bàn).

IS BUDDHISM AN ETHICAL SYSTEM?
It no doubt contains an excellent ethical code which is unparalleled in its perfection and altruistic attitude. It deals with one way of life for the monks and another for the laity. But Buddhism is much more than an ordinary moral teaching. Morality is only the preliminary stage on the Path of Purity, and is a means to an end, but not an end in itself. Conduct, though essential, is itself insufficient to gain one's emancipation. It should be coupled with wisdom or knowledge (Panna). Thebase of Buddhism is morality, and wisdom is its apex.
In observing theprinciples of morality a Buddhist should not only regard his own self but also should have a consideration for others as well animals not excluded. Morality in Buddhism is not founded on any doubtful revelationnor is it the ingenious invention of an exceptional mind, but it is a rational and practical code based on verifiable facts and individual experience.
It should be mentioned that any external supernatural agency plays no part whatever in the moulding of the character of a Buddhist. In Buddhism there is no one to reward or punish. Pain or happiness are the inevitable results ofone's actions. The question of incurring the pleasure or displeasure ofa God does not enter the mind of a Buddhist.
Neither hope ofreward nor fear of punishment acts as an incentive to him to do good orto refrain from evil. A Buddhist is aware of future consequences, but he refrains from evil because it retards, does good because it aids, progress to Enlightenment (Bodhi). There are also some who do good because it is good, refrain from evil because it is bad.
To understand the exceptionally high standard of morality the Buddha expects from His ideal followers, one must carefully read the Dhammapada, Sigalovada Sutta, Vyagghapajja Sutta, Mangala Sutta, Karaniya Sutta, Parabhava Sutta, Vasala Sutta, Dhammika Sutta, etc.
As a moral teaching it excels all other ethical systems; but morality is only the beginning and not the end of Buddhism.
In one sense Buddhism is not a philosophy, in another sense it is the philosophy of philosophies. In one sense Buddhism is not a religion, in another sense it is the religion of religions.
Buddhism is neither a metaphysical path nor a ritualistic path.
It is neither sceptical nor dogmatic.
It is neither self-mortification nor self-indulgence.
It is neither pessimism nor optimism.
It is neither eternalism nor nihilism.
It is neither absolutely this-worldly not other-worldly.
It is a unique Path of Enlightenment.
The original Pali term for Buddhism is Dhamma, which, literally, means that which upholds. There is no English equivalent that exactly conveys the meaningof the Pali term.
The Dhamma is that which really is. It is the Doctrine of Reality. It is a means of Deliverance from suffering, and Deliverance itself. Whether the Buddhas arise or not the Dhamma exists. It lies hidden from the ignorant eyes ofmen, till a Buddha, an Enlightened One, realizes and compassionately reveals it to the world.
This Dhamma is not something apart from oneself, but is closely associated with oneself. As such the Buddha exhorts:"Abide with oneself as an island, with oneself as a Refuge. Abide with the Dhamma as an island, with the Dhamma as a Refuge. Seek no external refuge". (Parinibbana Sutta).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/05/2011(Xem: 21505)
Phật Và Thánh Chúng The Buddha and His Sacred Disciples Chương 1: Đức Phật—The Buddha Chương 2: Đạo Phật—Buddhism Chương 3: Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo Buddhist Points of view on Human Life and Buddhist Cosmology Chương 4: Chuyển Pháp Luân và Năm Đệ Tử Đầu Tiên Turning The Wheel of Dharma and The First Five Disciples Chương 5: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils Chương 6: Tam Bảo và Tam Tạng Kinh Điển Triple Jewels and Three Buddhist Canon Baskets Chương 7: Kinh và Những Kinh Quan Trọng—Luật—Luận Sutras and Important Sutras-Rules-Commentaries Chương 8: Đạo và Trung Đạo—Path and Middle Path Chương 9: Vi Diệu Pháp—Abhidharma Chương 10: Tam Thời Pháp—Three Periods of The Buddha’s Teachings Chương 11: Thân Quyến—The Buddha’s Relatives Chương 12: Thập Đại Đệ Tử—Ten Great Disciples Chương 13: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác—Other Famous Disciples Chương 14: Giáo Đoàn Tăng và Giáo Đoàn Ni—Monk and Nun Orders Chương 15: Tứ Động Tâm—Four Buddhis
28/05/2011(Xem: 6262)
Mức gia tăng dân số dự báo 3 tỷ người, mức tiêu thụ thịt toàn cầu tăng gấp đôi trong vòng 40 năm tới đang dẫn chúng ta đến cuộc khủng hoảng dinh dưỡng nghiêm trọng.
19/03/2011(Xem: 4956)
Nhiều người ngày nay đã hỏi, “Có phải sự tích tập nghiệp báo là nguyên nhân của những vấn đề như động đất, thí dụ trận động đất vừa tàn phá Haiti”? Nếu trả lời điều ấy, dần dần nó được giải thích rằng tích lũy nghiệp báo của tất cả những chúng sinh trên hành tinh này chịu trách nhiệm cho những đặc trưng phổ biến của hành tinh này và những yếu tố làm nên nó. Với những nhân tố hiện diện, những định luật khách quan của vật lý đã vận hành. Thí dụ, sức nóng tăng lên và những chuyển động đa dạng làm nên kết quả, thí như những mãng của trái đất trượt lên nhau, và v.v… Một biểu hiện của chuyển động ấy là động đất. Từ quan điểm này, động đất là những kết quả không tránh khỏi của hành tinh chúng ta sinh khởi như thế ấy; và nó đã từng sinh khởi như nó là kết quả của nghiệp báo tích lũy vô cùng rộng lớn của tất cả chúng sinh những kẻ đã từng sinh sống tự bao giờ trên hành tinh này. Ông có bình luận gì về điều này?
18/03/2011(Xem: 5068)
Vì kinh Thủ Lăng Nghiêm có đề cập đến nhiều tôn giáo hoạt động vào thời Đức Phật Thích Ca còn tại thế nên chúng tôi nhân đây giới thiệu đến quý Phật tử cái nhìn đơn giản về những tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay. Trong mục này vì phải đưa ra một số dữ kiện lịch sử cho nên mặc dầu luôn cố gắng giữ mình trên cương vị khách quan, trong tinh thần xây dựng, nhưng dầu sao ít nhiều chúng tôi cũng không tránh khỏi sự sai lầm để cho cái bản ngã đáng ghét, chủ quan hẹp hòi thiển cận của mình xuất hiện. Nếu có đoạn nào không hài lòng, xin quý độc giả rộng tình bỏ qua. Chân thành cảm tạ.
13/03/2011(Xem: 14599)
Các phần lý thuyết và thực hành chứa đựng trong sách này có tác dụng dẫn dắt tâm chúng ta đến chỗ thấu hiểu sâu xa hơn về sự sống và chết, về vô thường và khổ đau.
22/02/2011(Xem: 5039)
Tôi không hề quan tâm đến chữ ism(...isme) [tức là chữ ...giáotrong từ tôn giáo]. Khi Đức Phật thuyết giảng Dharma[Đạo Pháp], Ngài không hề nói đến chữ ismmà chỉ thuyết giảng về một cái gì đó mà mọi tầng lớp con người đều có thể hấp thụ được : đấy là một nghệ thuật sống...[...]. Phải làm thế nào để trở thành một con người tốt – đấy mới chính là điều quan trọng. Thiền sư S. N. Goenka
19/02/2011(Xem: 4951)
Sau thế kỷ ánh sáng, thái độ trịch thượng và độc tài của khoa học không phải chỉ đối với tôn giáo mà còn đối với các khoa học ‘nhân văn’ khác. Những môn học nào không dùng lý trí và phương pháp thực nghiệm đều bị chê là ‘thiếu khoa học” hay khoa học ‘nửa vời’. Các nhà khoa học đắc thắng biến phương pháp khoa học thành ‘chủ nghĩa’ duy vật khoa học.
11/02/2011(Xem: 33703)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
17/01/2011(Xem: 6122)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
15/01/2011(Xem: 6658)
Sống cùng với xã hội là cần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]