Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

VI. Cái Không Chính Là Cái Có Tràn Đầy

13/12/201018:16(Xem: 15436)
VI. Cái Không Chính Là Cái Có Tràn Đầy

 

Phật giáo nhấn mạnh đến cái tâm trong sáng, linh động, tỉnh thức, hay tâm Phật của mỗi chúng ta. Tu tập là sống với cái tâm chân thật đó chứ không phải bám víu vào các hình ảnh, âm thanh, màu sắc chợt đến chợt đi làm khơi đậy những vui buồn, thương ghét, sướng khổ trong đời sống hằng ngày.

Để nhắc nhở người tu tập đừng bị dính mắc vào sự hiểu biết sai lầm, Thiền tông cũng như các tông phái Phật giáo khác đều tụng đọc thường xuyên bài Bát Nhã Tâm Kinh, nhấn mạnh đến tánh không của vạn pháp. Về phương diện nhận thức, tánh không là tánh trong sáng tự nhiên của mỗi sự vật. Chúng không dính dáng gì đến những xấu tốt, hay dở mà ta gán cho sự vật. Vạn pháp là mọi hiện tượng vật lý cũng như tâm lý, mọi sự vật do nhiều yếu tố khác nhau nương tựa vào nhau hay kết hợp với nhau mà thành, mà có mặt. Khi thuận duyên, các điều kiện thích hợp có mặt thì chúng xuất hiện. Khi hết duyên, các điều kiện kết hợp không còn nữa thì chúng tan rã. Không có một thứ gì có tánh cách riêng biệt và mãi mãi như vậy (vô ngã). Do đó, về mặt đời thì ta làm mọi điều hợp với luân thường đạo lý, nhưng về mặt đạo thì ta không bám víu vào những thứ ấy mà đề cao mình hay chê bai người để giải quyết những khó khăn nội tâm của chính mình. Nhờ vậy nên lúc nào cũng thong dong tự tại.

Về phương diện thực hành, tâm ta luôn luôn ở trong trạng thái bén nhạy, linh động và tỉnh thức trong đời sống hằng ngày. Thiền chú trọng đến sự tiếp xúc và nhận biết trực tiếp tất cả mọi thứ mà không bám víu vào bất cứ một ý tưởng, cảm giác, tâm tư, hình ảnh, mùi vị, âm thanh, xúc chạm nào, như ngài Tam tổ Tăng Xán đã nhắc nhở trong bài Tín Tâm Minh:

Chí đạo vô nan,
Duy hiềm giản trạch.
Đãn mạc tăng ái,
Đỗng tự minh bạch.
Trúc Thiên dịch:
Đạo lớn chẳng gì khó,
Cốt đừng chọn lựa thôi.
Nếu lòng không thương ghét,
Thì tự nhiên sáng ngời.

Sự sáng ngời đó là tâm an vui tỏa chiếu khi nó không còn bị che mờ bởi những thấy biết sai lầm do ta bám víu vào sự phân biệt đưa đến việc thích cái này, không ưa cái kia... Dĩ nhiên, sự phân biệt vốn rất cần thiết trong đời sống hằng ngày, vì nó giúp chúng ta nhận biết những điều tốt, xấu, hay, dở trong sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu chúng ta bám víu vào sự phân biệt đó, dính mắc vào sự phân biệt đó đến nỗi bị chúng ám ảnh không ngừng thì tâm ta sẽ mê mờ. Đạo Phật dạy rằng khi dứt bỏ cội gốc của vọng tâm hay tâm mê mờ đó (si) thì những áp lực bên trong, những lo lắng, sợ hãi, buồn rầu, khổ đau (luân hồi) sẽ tự rơi rụng.

Như thế, về phương diện chữa trị tâm bệnh, chúng ta thấy thiền và ngành tâm lý trị liệu rất gần gũi nhau, đều nhắm đến nhận biết rõ ràng những xung động, những ham muốn, những động lực thực sự làm chúng ta lo lắng, sợ hãi, buồn rầu, bất an, phiền não... Hai bên đều tìm đến cội nguồn của khổ đau và giải quyết chúng tận gốc rễ. Khoa tâm lý trị liệu cố gắng làm cho cái tôi (ego) trở lại bình thường, trở nên lành mạnh để có thể sinh hoạt trong đời sống hằng ngày. Một cái tôi lành mạnh là một cái tôi mềm dẻo, dễ thích nghi với hoàn cảnh mới và có sức chịu đựng tốt. Đạo Phật nhấn mạnh đến cái tôi chân thật mà kinh Đại Niết-bàn gọi là chân ngã (cùng với ba yếu tố chân thường, chân lạc và chân tịnh) ở sau những ý tưởng, những cảm giác sướng khổ, nhưng tâm tư vui buồn mà chúng ta thường đồng hóa với chính mình: tôi suy nghĩ, tôi sướng, tôi khổ.v.v... Các ý tưởng, cảm giác, tâm tư ấy đến và đi như những đám mây bay qua bầu trời, nhưng bầu trời vẫn luôn trong sáng không hề bị vẩn đục. Cái tôi chân thật ấy rất lành mạnh, dễ dàng thích nghi với hoàn cảnh mới và luôn luôn tươi mát, linh động.

Khi sống với cái tôi chân thật thì chúng ta trực tiếp biết rõ cái mà chúng ta cho là cái tôi trước đây chỉ là sự nối tiếp liên tục của các ý tưởng, tâm tư, phản ứng từ những chuyển biến tâm sinh lý, làm cho ta có cảm tưởng có một cái tôi với các tính tình, thái độ, suy tư, phản ứng cố định, có mặt như thế hoài.

Thiền là sống với tâm chân thật, hay cái tôi chân thật mà trong kinh Đại Niết-bàn gọi là chân ngã. Sống với tâm chân thật là sống tỉnh thức, là không bám víu vào những ý tưởng, những cảm giác, những tâm tư chợt đến chợt đi như trước đây, là luôn để tâm trong trạng thái linh động, trong sáng, rộng lớn bao la như bầu trời.

Với tâm tỉnh thức và bén nhạy như thế thì những ý tưởng, những ham muốn, những vui buồn, thương ghét tự chúng sẽ thong dong tự tại như những đám mây đến và đi trên bầu trời mà không bị dính mắc, không bị cột chặt. Cái trung tâm mà ta gọi là cái tôi đó không còn là một vùng nhỏ bé mà ta phải bảo vệ qua cơ chế tự vệ (defensive mechanism) nữa. Từ đó, áp lực bên trong giảm dần khi ý tưởng cùng những tâm tư nối tiếp thưa dần và trở nên yên tĩnh.

Lúc ấy, tâm của mỗi chúng ta chỉ là khoảng không gian bao la trong đó tình thương yêu trong sáng và sự hiểu biết chân thật tràn đầy. Niềm an vui sâu thẳm lúc đó tự nó biểu lộ, tự nó dâng tràn. Niềm an vui kỳ diệu ấy không nương tựa vào đâu cả, không phải lệ thuộc vào bất cứ một điều gì cả.

Khi chúng ta kinh nghiệm trực tiếp điều ấy thì ta biết một cách chân thật rằng không phải bản năng sinh tồn chi phối mọi hoạt động của con người mà chính là Phật tánh, tình thương yêu trong sáng, sự hiểu biết chân thật và nguồn hạnh phúc tự nhiên tràn đầy thúc đẩy ta tiến lên trên con đường Bồ Tát đạo, thực hành đời sống an lành, hạnh phúc cho mình và cho người. Lúc ấy, chính tình thương bao la, tâm đại bi, là nguồn động lực mãnh liệt như nước vỡ bờ xóa tan mọi điều ích kỷ và tiêu cực để hoàn thành những điều tốt đẹp nhất cho đời sống con người.

Ngày nay, có nhiều bác sĩ phân tâm hay tâm thần học thực hành thiền và áp dụng thiền trong tiến trình chữa trị cho bệnh nhân. Điều này làm chúng ta càng muốn hiểu rõ thêm về sự liên hệ giữa hai bên.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/10/2010(Xem: 11831)
Trước hết, có lẽ tôi cần phải thú nhận là không có cách nào tôi có thể trình bày đầy đủ về thuyết Tiến Hóa. Lý do chính là: Tiến Hóa là một quy luật thiên nhiên trong vũ trụ, và trong gần 150 năm nay đã được kiểm chứng, phát triển, từ đó giải thích được nhiều điều trong vũ trụ, thiên nhiên. Ngày nay, thuyết Tiến Hóa bao trùm rất nhiều bộ môn khoa học. Do đó, không ai có thể tự cho là mình biết hết về thuyết Tiến Hóa. Một khó khăn khác tôi vấp phải khi viết về thuyết Tiến Hóa là những danh từ chuyên môn mà tôi không đủ khả năng để dịch ra tiếng Việt hoặc không biết là đã được dịch ra tiếng Việt. Vì những lý do trên, trong bài khảo luận này, tôi chỉ tự hạn trong chủ đề
11/10/2010(Xem: 5330)
Chúng ta đã biết đến B. Russell như một trong những nhà sáng lập triết học phân tích. Tuy nhiên, ông không chỉ là một nhà triết học có nhiều tác phẩm, mà còn là người mang triết học đến với đại chúng và gặt hái thành công ở nhiều lĩnh vực khác, như lôgíc học, tôn giáo và thần học, tâm lý học, ngôn ngữ học,… Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến quan điểm của ông về tôn giáo
10/10/2010(Xem: 9164)
Lẽ thường trong chúng ta, ai ai cũng đều có một cái “cái ngã”, hay “bản ngã”. Không những cái ngã của chính mình mà còn ôm đồm cái bản ngã của gia đình mình, của bằng hữu mình, của tập thể mình, của cộng đồng xã hội mình, của tôn giáo mình, của đất nước mình, và thậm chí cho đến cái bản ngã của chủ nghĩa mình; dù đó là chủ nghĩa hoài nghi, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm, hay chủ nghĩa hiện sinh...
07/10/2010(Xem: 4150)
Có thể nói không ngoa rằng lịch sử Phật giáo được khởi đi từ một giấc mơ, đó là giấc mơ “con voi trắng sáu ngà” nổi tiếng của Hoàng hậu Ma Gia. Giấc mơ này đã được ghi lại trong rất nhiều các kinh sách Phật giáo như Phổ Diệu Kinh (Lalitvistara), Phật Bản Hạnh Tập Kinh (Abiniskramanasutra), Phật Sở Hành Tán (Buddhacarita), Đại Sự (Mahavastu) và đặc biệt là trong bộ Nhân Duyên Truyện (Nidana Katha) được coi như là bộ tiểu sử chính thức về cuộc đời Đức Phật theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy
07/10/2010(Xem: 5412)
Các lý thuyết tôn giáo cũng như các nhà khoa học đã cố gắng đưa ra những lý giải khác nhau về nguồn gốc xuất hiện của con người trên trái đất này. Phải chăng con người là sản phẩm do Thượng Đế tạo dựng hay chỉ là một giống vượn người trải qua một chuổi quá trình tiến hoá lâu dài rồi biến thành người theo thuyết tiến hoá của Darwin? Trước vấn đề này, Phật giáo vốn tin tưởng vào thuyết tái sanh, luân hồi, cho rằng tất cả các loài chúng sanh luôn quanh quẩn trong vòng luân hồi sinh tử (samsâra), và được tái sinh qua bốn cách thế khác nhau: noãn sinh - andaja, tức là sự sanh ra từ trứng; thai sinh - jatâbuja, tức là sanh ra từ bào thai của người mẹ; thấp sinh - samsedja, tức là sanh ra từ sự ẩm thấp hay từ rịn rỉ của các thành tố, đất, nước v.v... ; và hóa sinh - oppâtika, tức là do hóa hiện mà sanh ra, không phải trải qua các giai đoạn phôi thai; những con người đầu tiên là những chúng sanh thuộc loại hoá sinh này.
02/10/2010(Xem: 3933)
Khoa học và Phật giáo vốn có những phương thức khác biệt rất cơ bản trong việc nghiên cứu thực tại. Trên bình diện khoa học, tri thức và luận lý nắm giữ những vai trò then chốt. Khoa học thu lượm những hiểu biết về thế giới thực tại rồi cô đọng chúng lại thành những quy luật có thể kiểm chứng được. Bằng cách phân chia, xếp loại, phân tích, so sánh và đo lường, nhà khoa học diễn giải những quy luật này thông qua một loại ngôn ngữ khá trừu tượng của toán học. Dĩ nhiên trong khoa học, trực giác không phải là không có chỗ đứng, tuy nhiên, nó chỉ mang lại kết quả khi nào được hệ thống hóa trong một cấu trúc chặt chẽ của toán học mà hiệu độ được bảo đảm bằng quan sát và phân tích.
25/09/2010(Xem: 4785)
Đối với một truyền thống nặng thần bí như dân tộc Ấn độ, ngôn ngữ quả là một ma lực, một năng lực kỳ diệu có thể vén mở tất cả sự ẩn tàng của thế giới.
22/09/2010(Xem: 6895)
Chưabao giờ các công trình nghiên cứu về những bí mật của Thiền định lạiđược các phương tiện thông tin đại chúng, các hãng truyền thông lớn, đềcập đến nhiều như thời gian vừa qua. Các hãng tin như AP, Reuter cácbáo như News Week, Time... đều có nhiều bài viết chi tiết mô tả nhữngkhám phá của các nhà khoa học Anh, Mỹ qua phương pháp chụp cộng hưởngtừ hoạt động của bộ não các Thiền sư, đã phát hiện ra nhiều điều màtrước đây, khi nói đến hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đó chỉ là nhữngcảm giác có được do phương pháp tự kỷ ảm thị hoặc tưởng tượng mà thành... Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Pháp là giảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
17/09/2010(Xem: 7251)
Thiền là những hình thức tập trung tư tưởng để điều hòa cảm xúc, hòa hợp thân và tâm, nâng cao tâm thức để thể nhập vào chân tánh thanh tịnh.
10/09/2010(Xem: 58503)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]