Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nasa tìm thấy "Trái Đất thứ hai"

25/07/201504:20(Xem: 5535)
Nasa tìm thấy "Trái Đất thứ hai"
quadiacau_thegioi




Nasa tìm thấy "Trái Đất thứ hai"

blank
Kepler-452b cách Trái Đất khoảng 1.400 năm ánh sáng

Nasa thông báo kính viễn vọng Kepler của cơ quan này đã tìm ra một hành tinh với nhiều đặc điểm giống với Trái Đất.

Hành tinh Kepler-452b có đường kính lớn hơn Trái Đất 60%, xoay quanh một ngôi sao riêng biệt trong khoảng 385 ngày, tức dài hơn thời gian Trái Đất xoay quanh Mặt Trời 5%.

Các hành tinh như vậy thu hút sự chú ý của các nhà thiên văn học vì chúng đủ nhỏ và đủ nguội để chứa nước trên bề mặt, và vì vậy, có thể tạo điều kiện cho sự sống.

Ông John Grunsfeld, trưởng nhóm khoa học gia tại Nasa, gọi hành tinh này là "Phiên bản 2.0 của Trái Đất" và là hành tinh "giống Trái Đất nhất từ trước đến nay".

Hành tinh này cách Trái Đất khoảng 1.400 năm ánh sáng.

Kepler-452b bay theo quỹ đạo quanh một ngôi sao lớn hơn Mặt Trời chỉ 4% và sáng hơn 10%.

Ngôi sao chủ của Kepler-452b có tuổi thọ khoảng 6 tỷ năm, hơn Mặt trời 1,5 tỷ năm tuổi.

"Nếu Kepler-452b là một hành tinh đất đá thì vị trí của hành tinh này so với ngôi sao của nó đồng nghĩa với việc nó đang trải qua giai đoạn hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát", Tiến sỹ Doug Cladwell, thành viên trong nhóm các nhà khoa học làm nhiệm vụ Kepler, nói.

"Năng lượng ngày một lớn phát ra từ mặt trời của nó có thể đang hâm nóng bề mặt và làm cạn bất cứ đại dương nào trên hành tinh này".

"Kepler-452b có thể đang trải qua điều mà Trái Đất sẽ phải trải qua trong một tỷ năm tới".

Hành tinh này có thể đang trải qua giai đoạn hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát

Tiến sỹ Don Pollacco, từ Đại học Warwick, Anh quốc, nói với BBC: "Dữ liệu từ kính Kepler cho phép ước tính kích cỡ của một hành tinh cũng như ngôi sao chủ của nó. Nếu bạn biết được kích cỡ của ngôi sao chủ, bạn sẽ biết được kích cỡ của hành tinh đó".

"Tuy nhiên để xác định các chi tiết khác, ví dụ như đây có phải là một hành tinh đất đá hay không, thì cần phải đo được trọng lượng của hành tinh. Điều này rất khó thực hiện vì các ngôi sao ở quá xa".

"Vì vậy trên thực tế, họ không thực sự biết hành tinh này được cấu tạo từ gì. Nó có thể là hành tinh đất đá, nhưng cũng có thể là một khối cầu khí nhỏ".

Giáo sư Chris Watson, từ Đại học Queen's Belfast, Anh quốc, nói: "Ngôi sao chủ của Kepler-452b không quá khác so với Mặt Trời của chúng ta. Các hành tinh khác được kính Kepler phát hiện thường bay quanh quỹ đạo các ngôi sao nguội hơn Mặt Trời của chúng ta rất nhiều, và vì vậy chúng cần bay gần ngôi sao chủ hơn để nhận được lượng nhiệt tương tự".

"Vì vậy hành tinh [Kepler-452b] có thể là một siêu Trái Đất với quỹ đạo xoay giống Trái Đất. Sự kết hợp giữa ngôi sao chủ và quỹ đạo của nó khiến nó trở nên khác biệt, theo quan điểm của tôi".

BBC Tiếng Việt
http://www.bbc.com/vietnamese

 


quadiacau_thegioi

NASA tuyên bố tìm thấy Trái Đất thứ 2

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) tuyên bố họ vừa tìm thấy một hành tinh có những đặc điểm tương tự Trái Đất, mở ra hy vọng tìm kiếm sự sống ngoài vũ trụ.

Hành tinh mới được tìm thấy do kính thiên văn vũ trụ Kepler phát hiện ra và được đặt tên là Kepler-452b.

hành tinh có sự sống ngoài Trái Đất

Hình ảnh chụp Kepler-452b (Ảnh: NASA)

Nhiệm vụ của kính thiên văn Kepler là tìm ra những hành tinh có kích thước tương tự Trái Đất trong vũ trụ và có nhiệt độ cho phép nước tồn tại ở thể lỏng. Hành tinh Kepler-452b nằm cách xa Trái Đất 1.400 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Thiên nga. Hiện NASA đang chuẩn bị tiến hành họp báo công bố về phát hiện này.

Hình vẽ mô phỏng bề mặt Kepler-452b (Ảnh: Daily Mail)

Kepler-452b là hành tinh nhỏ nhất từng được phát hiện trong chòm sao Thiên nga. NASA mô tả Kepler-452b "là người anh em họ nhiều tuổi hơn, lớn hơn so với Trái Đất".

Đáng chú ý hơn, khoảng cách từ Kepler-452b đến mặt trời của nó chỉ chênh lệch 5% so với khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời, một con số không đáng kể. Điều này giúp mở ra một hy vọng mới cho việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất. NASA thậm chí khẳng định cây cối hoàn toàn có thể sinh sống được ở Kepler-452b trong trường hợp hành tinh này có thổ nhưỡng, nước và không khí.

Kepler-452b có đường kính lớn hơn Trái Đất khoảng 1,6 lần. Rất có thể nó còn có đại dương và lục địa trên bề mặt tương tự Trái Đất (Ảnh: NASA)

Nghiên cứu từ NASA cho thấy Kepler-452b lớn hơn Trái Đất khoảng 1,6 lần, là một trong số 1.030 hành tinh được xác nhận có kích thước tương tự Trái Đất. Một năm trên Kepler-452b có 385 ngày. Đây là hành tinh được đánh giá "như người anh em sinh đôi của Trái Đất, có thể nói đó là một Trái Đất 2.0".

Kepler-452 được hình thành khoảng 6 tỷ năm trước, lâu hơn Trái Đất 1,5 tỷ năm (Ảnh: NASA)

Kepler-452b được xếp vào nhóm hành tinh có nhiệt độ bề mặt phù hợp để nước tồn tại ở thể lỏng. Hệ mặt trời có xuất hiện "anh em song sinh với Trái Đất" được hình thành khoảng 6 tỷ năm trước, tức lâu hơn Trái Đất của chúng ta 1,5 tỷ năm. Mặt trời của Kepler-452b sáng hơn Mặt Trời của chúng ta 20% và có đường kính lớn hơn 10%.

Với đường kính lớn hơn Trái Đất 1,6 lần, Kepler-452b được xem là một "siêu Trái Đất". Các nghiên cứu về hành tinh này cho thấy dựa vào kích cỡ của nó, nhiều khả năng Kepler-452b có đất đá giống Trái Đất. Thậm chí không loại trừ khả năng hành tinh này có lục địa và đại dương ở bề mặt.

Khoảng cách từ Kepler-452b đến mặt trời của nó chỉ xa hơn khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời đúng 5% (Ảnh: NASA)

Để xác nhận và khám phá thêm những thông tin chi tiết nói trên về Kepler-452b, các nhà khoa học đã sử dụng các phép đo trên bề mặt để tiến hành nghiên cứu. Đây là yếu tố then chốt giúp giới thiên văn học xác nhận về bản chất của hành tinh anh em song sinh với Trái Đất này. Nghiên cứu trên đã được xuất bản trên tạp chí thiên văn học nổi tiếngThe Astronomical Journal.

Hệ mặt trời của Kepler-452b tương tự Hệ Mặt Trời của Trái Đất. (Ảnh: NASA)

Để xác nhận về khả năng có sự sống trên hành tinh Kepler-452b, nhóm nghiên cứu đã đối chiếu thêm với 521 hành tinh trong quá trình phân tích quan sát suốt 4 năm, từ tháng 5/2009 đến tháng 5/2013. Việc này khiến tổng số hành tinh từng được kính thiên văn Kepler khảo sát gia tăng lên con số 4.696. 

12 hành tinh được nghiên cứu có kích thước bằng hoặc lớn hơn Trái Đất tối đa 2 lần. Tất cả chúng đều nằm trong cùng một chòm sao. 9 hành tinh trong số đó quay quanh những ngôi sao có kích cỡ và nhiệt độ tương tự Mặt Trời của chúng ta.

Hình chụp Kepler-452b từ 20 năm trước (Ảnh: NASA)

"Chúng tôi sở hữu hệ thống có thể tự động nhận diện các hành tinh nhiều khả năng có sự sống giống Trái Đất. Điều đó có nghĩa chúng tôi có thể ước lượng, đo đạc từng tín hiệu nhận được từ kính thiên văn Kepler một cách nhanh chóng và đồng bộ", theo lời ông Jeff Coughlin thuộc Viện nghiên cứu SETI. "Điều đó giúp các nhà thiên văn học thống kê chính xác số lượng hành tinh nhiều khả năng có cấu trúc và kích thước tương tự Trái Đất trong Dải Ngân Hà".

Kepler-452b nằm trong số 1.030 hành tinh được nghiên cứu có kích thước tương tự Trái Đất (Ảnh: NASA)

Trong tháng 1 năm nay NASA cũng từng công bố phát hiện 2 hành tinh mới có tên Kepler-438b, chỉ lớn hơn Trái Đất 1,1 lần; và Kepler-442b, lớn hơn Trái Đất 1,33 lần. Trong thánh này kính thiên văn Kepler tiếp tục phát hiện 5 hành tinh mới trong hệ mặt trời Kepler-444. Cả 5 hành tinh này đều có kích thước tương tự Trái Đất.

Kính thiên văn vũ trụ Kepler (Ảnh: Daily Mail)

Paul Hertz, giám đốc ngành vật lý học thiên thể của NASA, cho biết việc nhận diện sự sống ngoài Trái Đất bằng kính thiên văn Kepler cho phép những nhiệm vụ trong tương lai của NASA được tiến hành chi tiết hơn, bao gồm cả việc nhận diện điều kiện địa chất và bầu khí quyển trên bề mặt hành tinh đó. NASA dự kiến năm 2017 họ sẽ thăm dò các tiểu hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt Trời.

12 hành tinh mới được tìm thấy có kích thước tương đương Trái Đất, nằm cùng trong một chòm sao (Ảnh: NASA)

Đây không phải lần đầu tiên NASA công bố về một bản sao của Trái Đất. Vào năm ngoái, một nhóm các nhà thiên văn học cũng thông báo họ tìm thấy một hành tinh có kích thước tương tự Trái Đất nằm trong một chòm sao khác. Hành tinh này được đặt tên Kepler-186f, nằm cách Trái Đất 500 năm ánh sáng. 

Trước Kepler-452b, một số hành tinh khác được cho là có thể tồn tại sự sống như Trái Đất nhưng bị bác bỏ vì các phép đo cho thấy bề mặt những hành tinh này quá nóng.(Ảnh: NASA)

Hải Sơn (Theo Daily Mail)

NASA: "Chúng ta đã tìm ra Trái Đất thứ 2"

NASA đã có một phát hiện mang tính đột phá trong sứ mệnh tìm kiếm sự sống ngoài vũ trụ.

Sứ mệnh Kepler của NASA với nhiệm vụ tìm ra hành tinh có dấu hiệu của sự sống trong vũ trụ đã có được một phát hiện mang tính cách mạng. Kính thiên văn vũ trụ Kepler đã phát hiện được một hành tinh mới mà có các tính chất rất giống với Trái Đất của chúng ta. Các nhà khoa học của NASA đặt tên cho hành tinh mới này là Kepler-452b, nó được xem như một người anh em song sinh với Trái Đất.

NASA cho biết Kepler-452b có dấu hiệu của nước trên bề mặt và đặc biệt là nó cũng quay quanh một ngôi sao lớn, giống như Mặt Trời của chúng ta. Và quan trọng nhất là khoảng cách giữa Kepler-452b và Mặt Trời của nó là vừa đủ để nhiệt độ trên bề mặt không quá nóng cũng như không quá lạnh.

Kepler-452b bên phải, được ví như người anh của Trái đất.

Kepler-452b bên phải, được ví như người anh của Trái đất.

Kepler-452b có đường kính lớn hơn 60% so với Trái Đất. Trong khi khối lượng và các thành phần hóa học bên trong vẫn chưa được xác định, các nghiên cứu trước đây cho thấy một hành tinh có kích thước lớn như vậy thì rất có thể thành phần cấu tạo bên trong chủ yếu là đá.

Các nhà khoa học cũng tiến hành quan sát Mặt Trời của Kepler-452b và phát hiện ra rằng nó cũng có rất nhiều điểm tương đồng với Mặt Trời của chúng ta. Đây là một ngôi sao lớn 6 tỷ năm tuổi, nhiều hơn số tuổi của Mặt Trời 1,5 tỷ năm. Nó có cùng nhiệt độ, nhưng sáng hơn khoảng 20%. Khoảng cách từ Kepler-452b đến ngôi sao này chỉ nhiều hơn 5% khoảng cách ừ Trái Đất đến Mặt Trời.

Kepler-452b cũng nằm trong một hệ Mặt Trời giống Trái đất.

Kepler-452b cũng nằm trong một hệ Mặt Trời giống Trái Đất.

Chuyên gia phân tích dữ liệu Jon Jenkins, thuộc dự án Kepler cho biết: “Kepler-452b giống như một người anh ruột của Trái Đất, nó đã từng tồn tại trước Trái Đất. Và nhờ đó chúng ta có thể hiểu thêm về sự phát triển của Trái đất thông qua việc nghiên cứu ngôi sao này”.

“Hệ Mặt Trời” của Kepler-452b nằm trong chòm sao Cygnus của dải thiên hà Milky Way, cách Trái Đất 1.400 năm ánh sáng.

Số lượng các hành tinh có dấu hiệu sự sống được Kepler phát hiện đã lên đến con số 4696

Số lượng các hành tinh có dấu hiệu sự sống được Kepler phát hiện đã lên đến con số 4696

Bên cạnh việc phát hiện ra hành tinh giống Trái Đất nhất từ trước đến nay, kính thiên văn Kepler cũng phát hiện ra nhiều đối tượng khác hứa hẹn có dấu hiệu của sự sống. Các đối tượng này đã lên đến con số 4696, tuy nhiên các nhà khoa học NASA cần phải quan sát và phân tích thêm để xác minh rằng chúng thực sự là các hành tinh.

Phát hiện này của NASA sẽ được công bố trên tạp chí Astrophysical. Trong khi đó các nhà khoa học NASA sẽ tiếp tục lập danh sách các đối tượng đã được phát hiện bởi kính thiên văn Kepler và tiến hành phân tích để tìm ra thêm những hành tinh có thể tồn tại sự sống.

Tham khảo: NASA

 


quadiacau_thegioi
Cảm nghĩ́ Về:    
NASA has found "Earth 2.0"

Mỹ tìm ra hành tinh nào trước thì nó sẽ thuộc về nước Mỹ ???

Đức Phật thực ra thấy tất cả vũ trụ trước ai hết : "Trong chú giải kinh Vô Lượng Thọ, lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ đã nói rất rõ ràng: Trước đây, chúng ta tưởng một đơn vị thế giới được nói trong kinh Phật là một thái dương hệ; thật ra, phải nên hiểu một đơn vị thế giới là hệ Ngân Hà thì mới đúng. Nếu một đơn vị thế giới là một hệ Ngân Hà, một tiểu thiên thế giới là một ngàn hệ Ngân Hà. Mười ức hệ Ngân Hà mới là một đại thiên thế giới. Cách nói này cũng rất hợp lý, nói theo kiểu này mới có thể tương ứng với những điều kinh đã giảng. Có thể thấy Phật pháp còn quan sát vũ trụ tỉ mỉ, rõ ràng hơn các nhà thiên văn trong hiện đại."

 

2500+ năm trước không có môn khoa học...nhưng có môn toán học...Đức phật nhờ thiền định tập trung tư tưởng nên có thông nhãn vượt không gian và thời gian...Ngày nay khoa học là sự tổng hợp của bao nhiểu bộ óc tập trung lại. Trong Kinh Phật có đoạn Đức Phật nói với A Nan rằng trong bát nước này có hằng hà sa số các sinh vật. Đậo Phật không phải là Tôn Giáo theo như nghĩa tôn giáo do con người đặt ra. Mà là đạo tôn trọng trên chân lý và sự thật của thế giới ta bà này: Cuộc đời này có nhiểu khổ đau là do tham sân si mà ra... Khoa Học dưạ trên nền tảng giáo lý Phật Pháp sẽ cứu độ nhân loại. Còn Đạo Phật, tức là con đường Phật Pháp không bao giờ lay chuyển bởi nó dưạ trên nền tảng chân lý và đạo đức, vượt không gian và thời gian. Khoa học sẽ một ngaỳ nào đó chứng minh Phật Pháp đã đi trước tất cả. Đức Phật nói thần thánh không có power tạo nên bất cứ gì..Họ không có quyền lực gì xoá tội cho chính họ và cho người khác...Họ chỉ hơn người ta một phần nào thôi. Ngày nay Stephen Hawking sau bao nhiêu nghiên cứu khoa học và cosmic vận chuyển,tuyên bố không có God, mọi sự vật chuyển biến và sinh ra là do sự tình cờ cẫu nhiên...Đạo phật nói do duyên cơ, có cái này thì có cái kia ..Nếu các nhà khoa học bỏ một ít thời giờ tập thiền định thì tốt biết mấy ????  Nhưng cũng sẽ có người bôi bác và không tin. Đức Phật hiểu rõ nhân bản con người nên mới có câu bất hủ : "Đừng tin những gì ta nói, hoặc nghe từ người khác nói là ta nói, mà hãy đến đây xem ta làm...và hãy áp dụng vào kinh nghiệm bản thân." Trí huệ của Phật bao la, không có một kẽ hở nào có thể chứng minh là dị giáo. 

Đức Phật là người từ bé đã có tińh hiếu kỳ và tư duy nên bỏ ngai vàng tìm sự thật. Các khoa học gia cũng có tính hiếu kì...cao hơn người thường chúng ta... Nếu bạn có thì giờ theo dõi các nhà khoa học nổi tiếng, trên YouTube và đọc kinh Phật...nghe các nhà sư giỏi giảng, bạn sẽ cảm thấy tuyệt vời và huyền diệu, hai môn này đi đối càng ngày hàng cùng một nhịp điệu, khó diễn tả trên email,  FB cho người khác nghe....mà họ phải tự tìm hiểu lấy. Mình chỉ hướng dẫn họ tới chỗ khởi đầu.

Kim Morris Diệu Ngọc
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/07/2010(Xem: 14049)
Bất cứ người nào có nghiên cứu Phật học, có kiến thức về giáo lý đạo Phật như được ghi trong ba tạng kinh điển, đều thừa nhận đang có một khoảng cách lớn, phân biệt đạo Phật trong kinh điển (mà tôi tạm gọi là đạo Phật lý thuyết) với đạo Phật ở ngoài đời, trong cuộc sống thực tế. Đạo Phật lý thuyết là đạo Phật lý tưởng. Khoảng cách giữa lý tưởng và thực tế là chuyện tất nhiên và tất yếu. Bởi lẽ nếu không có khoảng cách đó giữa đạo Phật lý tưởng và đạo Phật thực tế thì mọi người chúng ta đều thành Phật cả rồi, và cõi đất này là cõi Phật rồi.
18/07/2010(Xem: 14488)
Chúng ta không ai không hấp thụ một nền giáo dục, hay ít ra tiếp nhận một hình thức giáo dục. Thế nhưng chắc chúng ta không khỏi lúng túng khi gặp câu hỏi bất ngờ như trên và khó trả lời ngay một cách vắn tắt trọn nghĩa và trôi chảy.
11/07/2010(Xem: 10771)
Có nhiều bài báo, nhiều công trình khảo cứu công phu viết về con số 0 cả từ thế kỷ trước sang đến thế kỷ này. Quả tình, đó là con số kì diệu. Có những câu hỏi tưởng chừng ngớ ngẩn, chẳng hạn, “số không có phải là con số?”, nhưng đó lại là câu hỏi gây nên những trả lời dị biệt, và ở mỗi khuynh hướng tiếp cận khác nhau, những câu trả lời khẳng hoặc phủ định đều có những hợp lý riêng của chúng. Thế nhưng, hầu như ngoài những nhà toán học thì chẳng mấy ai quan tâm đến con số không; có thể nói người ta đã không cần đến nó từ các nhu cầu bình nhật như cân đo đong đếm.
03/03/2010(Xem: 10779)
Cách đây hơn 25 thế kỷ, vào khoảng 560 năm trước "thời đại hoang mang" (560 BC): từ của LLoyd M. Graham trong cuốn Deceptions and Myths of the Bible), một nhân vật lịch sử với một tiểu sử rõ ràng đã sinh ra đời để mở đường cho chúng sinh thấy, giác ngộ và hội nhập cái biết và thấy của Phật (Khai, Thị, Ngộ, Nhập Phật tri kiến). Nhân vật lịch sử này chính là Thái Tử Tất Đạt Đa, con vua Tịnh Phạn ở miền Nam Népal ngày nay.
08/01/2009(Xem: 13934)
Trong tập sách này, tác giả Nguyễn Tường Bách trình bày lại các chặng đường quan trọng trong quá trình phát triển của ngành vật lý và triết học về khoa học tự nhiên trong hơn 25 thế kỷ qua. Tác giả chú trọng đặc biệt đến sự phát triển của hai lý thuyết vật lý quan trọng nhất trong thế kỷ 20, thuyết tương đối và thuyết lượng tử cũng như ý nghĩa triết học của chúng. Chính những lý thuyết này sẽ giúp bạn đọc hiểu được mối liên hệ với triết học và tư tưởng Phật giáo ở phần sau. Vẫn xoay quanh những câu hỏi muôn đời của loài người "vũ trụ là gì, từ đâu mà có?", "thực tại trước mắt chúng ta thực chất là gì?", "bản chất của thực tại vật chất là gì?"…, tác giả dẫn dắt chúng ta theo một hành trình từ vật lý đến triết học rồi gõ cửa và dừng chân ở tư tưởng Phật giáo để lý giải thế giới hiện tượng. "Cuộc sống là một dòng tâm thức bất tận, không đầu không đuôi… Hãy đơn giản hóa một đời thành một ngày. Đời này của chúng ta như là ngày hôm nay…"
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]