Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02- CHƯƠNG PHÁP HAI CHI

08/05/201318:24(Xem: 2013)
02- CHƯƠNG PHÁP HAI CHI

THERAVĀDA
PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

KHO TÀNG PHÁP HỌC

BODHISĪLA BHIKKHU
(Tỳ Khưu GIÁC GIỚI)

--- o0o ---

[02]

CHƯƠNG PHÁP HAI CHI

--- o0o ---

[12] Hai cực đoan (antā):

1. Mê đắm trong dục lạc (kāmasukhallikānu-yogo), tức là lối sống lợi dưỡng.
2. Tự hành khổ xác (attakilamathānuyogo), tức là lối sống khổ hạnh.

Ðây là hai cách thực hành thái quá, bậc xuất-gia chân chính không hành theo.

Vin. I.10; S. V.420.

[13] Hai pháp cần thắng tri (abhiññeyya-dhamma). Tức là hai giới (dhātu):

1. Hữu vi giới (saṅkhatā ca dhātu), tức là Tâm, sở hữu tâm và sắc pháp; hay ngũ uẩn.
2. Vô vi giới (asaṅkhatā ca dhātu), tức là Níp-bàn ngoại uẩn.

D. III: Dasuttara sutta.

[14] Hai hạng A-la-hán (arahanta):

1. Can quán giả (sukkhavipassaka), bậc chứng ngộ khô khan, nghĩa là đắc đạo quả không thiền, chứng A-la-hán do tu tập thuần minh sát. Hạng này còn được gọi là thuần quán phương giả. (suddhavi-passanāyānika).

2. Chỉ phương giả (samathayānika), Bậc chứng ngộ A-la-hán nhờ có phương tiện thiền chỉ, nghĩa là vị này đã tu chứng thiền chỉ rồi mới tu tiến pháp quán minh sát đắc A-la-hán sau đó. Hạng này còn gọi là câu phần giải thoát (ubhatobhāgavimutta).

Kh. A. 178, 183; Vism. 587, 666.

[15] Hai hạng thánh nhân (ariyapuggala):

1. Thánh Hữu học (sekha), là bậc Thánh mà còn phải tu tập tiến bực, tức là bảy bậc Thánh sơ đạo, sơ quả, nhị đạo, nhị quả, tam đạo, tam quả và tứ đạo.

2. Thánh vô học (asekha), là bậc thánh không còn phải tu tập tiến bực nữa, tức là bậc thánh Tứ quả hay A-la-hán quả.

Trong kinh gọi những bậc Thánh nhân này là hạng người đáng cúng dường (dakkhineyyapuggla)

A. I.62.

[16] Hai sự toại nguyện (iddhi);

1. Sự toại nguyện về vật chất (āmisa iddhi.) tức là thành đạt tài sản của cải.
2. Sự toại nguyện về pháp (dhamma-iddhi). Tức là về mặt tinh thần, thành đạt được học thức tri kiến.

A. I.93.

[17] Hai pháp tự giác, pháp ý thức trong đời sống tu tập (upaññātadhamma):

1. Không biết đủ trong thiện pháp (asantuṭṭhi-tā kusalesu dhammesu). Vị bồ tát luôn luôn cảm thấy còn thiếu thốn thiện pháp; Nên lúc nào cũng muốn làm điều thiện.

2. Không thối chuyển trong tinh cần (appa-ṭivāṇitā padhānasmiṃ). Vị Bồ tát đang tinh tấn hành thiện dù có trở ngại cũng không chùn chí.

Ðức Phật dạy rằng Ngài đã tự chứng đạt quả vị Chánh Ðẳng Giác (sammāsambuddho) cũng do nhờ có hai đức tính này khi còn là Bồ-tát tu tập Ba-la- mật.

D. III.214; A. I.50; 95; Dhs. 8, 234.

[18]. Hai pháp cần được sanh khởi (uppāde-tabbadhamma):

1. Trí đoạn trừ (khaye ñāṇaṃ). Tức là trí trong tâm Ðạo; Trí này có mãnh lực đoạn trừ phiền não.

2. Trí vô sanh (anuppāde ñāṇam). Tức là trí trong tâm quả siêu thế; Trí này thanh tịnh phiền não đã được đoạn trừ bằng tâm đạo và không còn sanh khởi phiền não ấy nữa.

D. III: Dasuttara sutta.

[19]. Hai loại nghiệp (kamma):

1. Bất thiện nghiệp (akusalakamma), là hành động thân khẩu ý không tốt lành; xuất phát từ bất thiện căn tham, sân, si.

2. Thiện nghiệp (kusalakamma), là hành động thân khẩu ý tốt lành, xuất phát từ thiện căn vô tham, vô sân và trí tuệ.

A. I.104, 263; It. 25, 55.

[20]. Hai loại dục (kāma):

1. Phiền não dục (kilesakāma), ám chỉ lòng tham ái cảnh dục, sự đắm nhiễm dục trần.

2. Vật dục (vatthukāma), món vật chất làm cảnh khả ái của tâm tham như sắc, thinh v.v...

Nd1.2

[21] Hai loại thiền (jhāna):

1. Thiền cảnh thẩm sự (ārammaṇūpanijjhāna). Thiền này chú niệm trên cảnh đề mục, tức là nói đến thiền hiệp thế hay thiền đáo đại.

2. Thiền tướng thẩm sự (lakkhaṇūpanijjhāna). Thiền này thẩm xét tam tướng dựa vào danh sắc, gọi là minh sát (vipassanā); lại nữa đạo và quả cũng được xem là thiền này vì đạo quả chú tâm trên thật tướng Níp-bàn.

A.A. II. 41; Ps A. 281; Dhs A. 167.

[22] Hai loại thiền hiệp thế (jhāna, lokiya):

1. Thiền sắc (rūpajhāna), tức là thiền có cảnh đề mục dựa theo sắc pháp; Thiền này cho quả sanh làm phạm thiên sắc giới.

2. Thiền vô sắc (arūpajhāna) , tức là thiền có cảnh đề mục không phải sắc pháp; Thiền này cho quả sanh làm phạm thiên vô sắc giới.

D. III.222; Dhs. 56.

[23] Hai sự bố thí (dāna):

1. Bố thí tài vật (āmisadāna), là sự cho tặng vật chất như cơm bánh, tiền của v.v..
2. Bố thí pháp (dhammadāna), là cho kiến thức, chỉ dạy giáo pháp v.v..

A. I.90.

[24] Hai sự bố thí khác (dāna):

1. Cá nhân thí (pāṭipuggalikadāna), sự bố thí riêng đến một người, bố thí chọn lựa đối tượng. Còn gọi là pāṭipuggalikā dakkhinā.

2. Ðoàn thể thí, hay tăng thí (saṅghadāna), sự bố thí đến hội chúng tăng không lựa chọn người. Còn gọi là saṅghagatā dakkhinā.

M. III.254; A. III.392.

[25] Hai loại tà kiến, tri kiến sai (diṭṭhi):

1. Thường kiến (sassatadiṭṭhi), nhận thấy bản ngã và thế gian trường tồn, thường hằng.
2. Ðoạn kiến (ucchedadiṭṭhi), nhận thấy bản ngã và thế gian đoạn diệt, không còn sau khi chết.

S. III.97.

[26] Hai sự khổ (dukkha):

1. Khổ thân (kāyikadukkha), là thân cảm thọ đau đớn khó chịu.
2. Khổ tâm (cetasikadukkha), là tâm thọ ưu, phiền muộn, bất toại.

D. II.306; S. V.209.

[27] Hai pháp khó thể nhập (duppaṭivijjha dhamma):

1. Nhân duyên làm cấu uế chúng sanh (yo hetu paccayo sattānaṃ saṅkilesāya).
2. Nhân duyên làm thanh tịnh chúng sanh (yo hetu paccayo sattānaṃ visuddhiyā).

D. III: Dasuttara sutta.

[28] Hai hạng người khó kiếm (dullabhapug-gala):

1. Người thi ân (pubbakārī), người tạo lợi ích trước, làm ơn mà không cần báo đáp.
2. Người tri ân báo ân (kataññūkatavedī), người biết ân người đã giúp mình và tìm dịp đáp trả.

A. I.87.

[29] Hai cách thuyết giảng (desanā):

1. Thuyết chủ ý đến người (puggalādhiṭṭhā nadesanā), là thuyết dựa theo nhân vật nào đó làm đề tài, tùy duyên người nào đó mà thuyết.

2. Thuyết chủ ý đến pháp dhammādhiṭṭhā-nadesanā), là thuyết dựa vào pháp làm đề tài, nhắm vào pháp cốt lõi mà triển khai.

Ps A. 449.

[30] Hai cách thuyết giảng khác (desanā hay kathā):

1. Thuyết theo khái niệm (sammatidesanā hay sammatikathā), là thuyết theo lý pháp chế định, dẫn chứng giả thuyết.

2. Thuyết theo chân đế (paramatthadesanā hay paramatthakathā), là thuyết theo lý pháp thực tính cốt lõi, nói pháp chân lý cao siêu.

Ðức Phật thuyết pháp, Ngài dùng cả hai lối thuyết này, nhưng tùy hoàn cảnh và căn cơ thính chúng.

A.A. 194

[31] Hai loại pháp thực tính (dhamma):

1. Pháp hiệp thế (lokiyadhamma) gồm năm uẩn cảnh lậu.
2. Pháp siêu thế (lokuttaradhamma) gồm bốn đạo, bốn quả, và Níp-bàn.

Dhs. 193, 245.

[32] Hai loại pháp thực tính khác (dhamma):

1. Pháp sắc (rūpadhamma) là pháp thực tính thuộc vật chất, tức là sắc uẩn.

2. Pháp phi sắc (arūpadhamma) là pháp thực tính không thuộc vật chất, tức là bốn danh uẩn và Níp-Bàn.

Trong kinh điển Pālicòn gọi hai pháp này là rūpino dhammāarūpino dhammā.

Dhs. 193, 254.

[33] Hai loại pháp thực tính khác (dhamma):

1. Pháp hữu vi (saṅkhatadhamma), là pháp bị tạo tác do duyên hệ, tức ngũ uẩn.
2. Pháp vô vi (asaṅkhatadhamma), là pháp không do duyên trợ tạo, tức Níp-bàn.

Dhs. 193, 244.

[34] Hai loại pháp thực tính khác (dhamma):

1. Pháp thành do thủ (upādinnadhamma), tức là ngũ uẩn do nghiệp ái và tà kiến sanh, như là tâm quả hiệp thế và sắc nghiệp.

2. Pháp phi thành do thủ (anupādinnadham-ma), tức là các pháp không do nghiệp ái và tà kiến sanh ra; ám chỉ pháp chơn đế ngoài ra quả hiệp thế và sắc nghiệp.

Dhs. 211, 255.

[35] Hai phận sự trong giáo pháp (dhura):

1. Phận sự pháp học (ganthadhura), là nghiên cứu, học hỏi giáo lý để thông thuộc Phật ngôn.

2. Phận sự pháp hành (vipassanādhura) là áp dụng giáo lý, thực hành, luyện tập, rèn thân, khẩu, ý để đạt đến mục tiêu giải thoát.

Dh. A I. 7.

[36] Hai trạng thái Níp-bàn (nibbāna); trạng thái tịch tịnh, trạng thái giải thoát hoàn toàn:

1. Hữu dư y Níp-bàn (sa-upādisesanibbāna), là tình trạng đã dập tắt phiền não nhưng còn lại thân ngũ uẩn, nói cách khác là trường hợp của vị A-la-hán hiện tiền. Ðây cũng còn gọi là phiền não Níp-bàn (kilesaparinibbāna).

2. Vô dư y Níp-bàn (anupādisesanibbāna), là tình trạng hoàn toàn viên tịch, không còn dư sót cả phiền não lẫn ngũ uẩn, nói cách khác là trường hợp sau khi chết của vị A-la-hán. Cũng còn gọi là ngũ uẩn Níp-bàn (khandhaparinibbāna).

It. 38

Trong kinh điển có chỗ dùng hai từ: Hữu dư y (sa-upādisesa) và vô dư y (anupādisesa), để chỉ hai hạng thánh nhân. Bậc Thánh hữu học được gọi là sa-upādisesapuggala, bậc thánh vô học được gọi là anupādisesapuggala.

A. IV. 379.

[37] Hai pháp chế định (paññatti), sự qui ước, sự giả lập, sự định đặt sự kiện để cùng hiểu sự việc:

1. Nghĩa chế định (atthapaññatti), sự qui ước về ý nghĩa, ý niệm của mọi vật như vuông, tròn, trời, đất, ngày tháng v.v... còn gọi là paññāpiyapaññatti.

2. Danh chế định (nāmapaññatti), sự qui ước tên gọi, ngôn ngữ, để mô tả sự vật, cũng gọi là pañ-ñāpanapaññatti hay saddapaññatti.

Nói rộng chi pháp, Nghĩa chế định (atthapañ-ñatti) gồm có 7 là:

A- Hình thức chế định (saṇṭhānāpaññatti): Diễn đạt hình thể sự vật như gò đất, ngọn núi v.v..

B- Tập hợp chế định (samūhapaññatti), diễn đạt một vật thể có nhiều yếu tố qui tụ, như g?i là nhà, làng, chiếc xe v.v...

C- Phương hướng chế định (disāpaññatti) diễn đạt vị trí như đông, tây, nam, bắc v.v...

D- Thời gian chế định (kālapaññatti) diễn đạt thời khắc, như sáng, trưa, chiều, tối v.v...

E. Hư không chế định (ākāsapaññatti) diễn đạt khoảng trống, như giếng, hang v.v...

F- Tướng biểu chế định (nimittapaññatti) diễn đạt dấu hiệu, như chữ viết, màu xanh, màu đỏ v.v... các đề mục tu tập được nói đến cũng gọi là tướng biểu chế định.

G- Chúng sanh chế định (sattapaññatti) diễn đạt chủng loại ngũ uẩn, như người, trời, thú vật v.v...

Về phần danh chế định (nāmapaññatti) gồm có 6 là:

A- Danh chơn chế định (vijjamānapaññatti), như gọi sắc, thọ, định...

B- Phi danh chơn chế định (avijjamānapañ-ñatti) như gọi người, thú, xe, thuyền...

C- Danh chơn phi danh chơn chế định (vijja-mānena avijjamānapaññatti) như gọi tâm người, tính thú v.v...

D- Phi danh chơn danh chơn chế định (avijja-mānena vijjamānapaññatti) như nói người thiện, đàn bà sân hận v.v...

E- Danh chơn danh chơn chế định (vijja-mānena vijjamānapaññatti) như nói nhãn thức, tâm tham v.v...

F- Phi danh chơn danh chơn chế định (avijja-mānena avijjamānapaññatti) như nói cái bàn gỗ, cô gái đẹp v.v...

Pug. A. 171; Comp. 198.

[38] Hai sự tiếp đãi (paṭisanthāra):

1. Tiếp đãi bằng vật chất (āmisapaṭisanthāra).
2. Tiếp đãi bằng pháp (dhammapaṭisanthāra)

A. I. 93; Vbh. 360.

[39] Hai sự tinh cần (padhāna):

1. Sự tinh cần của cư sĩ (gihipadhāna), tức là chuyên cần tạo công đức phước báu, như bố thí cúng dường.

2. Sự tinh cần của bật xuất gia (pabbajitapa dhāna), tức là chuyên cần hành pháp tẩy trừ phiền não.

A. I. 119; Netti. 159.

[40] Hai pháp cần biến tri (pariññeyyadham-ma):

1. Danh (nāma), tức là pháp thực tính phi sắc (arūpadhamma, arūpino dhammā), gồm có 4 danh uẩn và Níp Bàn.

2. Sắc (rūpa), tức là pháp thực tính vật chất (rūpadhamma, rūpino dhammā), ám chỉ sắc uẩn.

D. III: Dasuttara sutta; Dhs. 193, 245.

[41] Hai sự tầm cầu (pariyesanā):

1. Phi thánh cầu (anariyapariyesanā), sự tìm kiếm thấp thỏi, mong cầu cái giả tạo, chính mình thân giả tạm lại tìm cái giả tạm khác...

2. Thánh cầu (ariyapariyesanā), sự tầm cầu cao thượng, mong tìm cái chân thật; vị bồ tát biết mình giả tạm nên chỉ tìm cầu mục đích thực chân là Níp Bàn.

M. I.161; A. I.93; A. II.247.

[42] Hai pháp cần được đoạn trừ (pahātab-badhamma):

1. Vô minh (avijjā), sự si mê, sự không biết pháp đáng biết, như biết tứ đế, biết tam thế.
2. Hữu ái (bhavataṇhā), sự ái tham sanh hữu, mong muốn cõi tái sanh.

D. III: Dasuttara sutta; A. Ī .246.

[43] Hai chuẩn ngôn giáo lý (pāvacana), Phật ngôn căn bản, giáo lý chính yếu:

1. Pháp (dhamma), sự trình bày điều nên biết, lời chỉ dạy căn bản về thiện sự nên thực hành. Ðây gồm có pháp môn kinh tạng và vi diệu pháp tạng.

2. Luật (vinaya), sự trình bày luật lệ qui củ, học giới để áp dụng trong sinh hoạt tăng đoàn. Ðây gồm các môn luật tạng.

D. II.154.

[44] Hai sự cúng dường (pūjā):

1. Cúng dường bằng tài vật (āmisapūjā)
2. Cúng dường bằng pháp (dhammapūjā),

Sự cúng dường bằng pháp là thực hành theo lời dạy, theo giáo pháp; nên điều này cũng còn gọi là sự cúng dường bằng cách thực hành (paṭipattipūjā).

A . I.93; D. II.138.

[45] Hai pháp đa dụng (bahukāradhamma)

1. Ức niệm (sati), sự ghi nhận, nhớ biết, rõ biết từng hiện tượng sanh khởi, hiện hữu và biến diệt của thân danh, thân sắc. Nói cách khác, niệm là sự không lãng quên thực tại.

2. Tỉnh giác (sampajañña) sự ý thức, sự rõ biết điều đã ức niệm, sự hiểu như thật như chân thực tính của danh sắc. (xem bốn pháp tỉnh giác -- sampajañña).

D. III.273; A. I.95.

[46] Hai Phật ân (Buddhaguṇa), đức độ của Phật:

1. Thành tựu tự lợi (attāhitasampatti), tức là Ngài đã thực hành Ba La Mật và đạt được cứu cánh giải thoát cho bản thân; nói cách khác là Ngài đã thành tựu trí tuệ-yếu tố giác ngộ tự làm chỗ nương cho chính mình.

2. Hành lợi tha (parahitapatipatti), tức là đức Thế Tôn luôn luôn hành các Phật sự vì lợi ích cho người khác,cho chúng sanh; điều này ám chỉ cho tâm đại bi của Ngài, là yếu tố thành tựu Phật sự và làm chỗ nương cho thế gian.

D.A. 1.8; Vism. Tīka. 1.258-381.

[47] Hai pháp tu tiến (bhāvanā):

1. Tu tiến chỉ tịnh (samatha-bhāvanā) sự tu tập tâm định, sự luyện tâm cho an tịnh bằng các đề mục nghiệp xứ- kammaṭṭhāna.

2. Minh sát tu tiến (vipassanā-bhāvanā) sự tu tập tuệ, sự tu tiến tuệ cao bằng đề mục niệm xứ-satipaṭṭhāna.

Hai pháp này còn đư?c gọi là pháp cần tu tập bhāvetabbadhammavà pháp thuộc phần minh vijjā-bhāgiyadhamma.

D. III.273; A. I.60.

[48] Hai pháp cần tu tập (bhāvetabbadham ma). Tức là hai pháp tu tiến. Xem [47]

[49] Hai loại sắc pháp (rūpa):

1. Sắc đại hiển (mahābhūta hay bhūtarūpa) loại thực tính pháp thuộc vật chất hiện bày đa dạng rộng lớn, tức là bốn nguyên tố vật chất căn bản: đất, nước lửa, gió.

2. Sắc y sinh (upādārūpa hay upādāyarūpa) loại thực tính vật chất phụ thuộc sắc đại hiển, tức là 24 sắc nương tứ đại hiển mà sanh ra như sắc thần kinh, sắc cảnh giới...

M. Ī .262; Ps. I .183.

[50] Hai loại sắc pháp khác (rūpa):

1. Sắc thủ (upādinnakarūpa) tức là sắc pháp do nghiệp thủ tạo ra, gồm có 18 sắc nghiệp: 4 sắc đại hiển, 5 sắc thần kinh, 4 sắc cảnh giới, 2 sắc tính, sắc ý vật, sắc mạng quyền, sắc vật thực, sắc giao giới.

2. Sắc phi thủ (anupādinnakarūpa) tức là sắc pháp không do nghiệp thủ sanh ra, gồm 10 sắc phi nghiệp: Sắc giao giới, 2 sắc biểu tri, 3 sắc đặc biệt, 4 sắc tướng trạng.

Vbh. 14; Vism. 450; Comp. 159.

[51] Hai pháp hộ trì thế gian (lokapāladham-ma); pháp giúp chúng sanh được sự tốt đẹp, không rối loạn, không nhiệt não:

1. Sự hổ thẹn với điều tội lỗi, hay lòng tàm (hiri)
2. Sự ghê sợ với điều tội lỗi, hay lòng quý (ottappa).

Hai pháp này cũng gọi là bạch pháp (sukka-dhamma)

A . I.51, I.36.

[52] Hai sự giải thoát (vimutti):

1. Tâm giải thoát (cetovimutti) sự giải thoát của tâm khỏi ái tham bằng mãnh lực định, tức là thiền chỉ.

2. Tuệ giải thoát (paññāvimutti) sự giải thoát khỏi vô minh bằng tuệ quán, tức là chứng đạt thiền minh sát.

A . I . 60.

[53] Hai pháp thuộc phần thù thắng (vise-sabhāgiyadhamma):

1. Tính dễ dạy (sovacassatā)
2. Có bạn tốt (kalyānamittatā)

D. III: Dasuttara sutta.

[54] Hai loại cảm thọ (vedanā):

1. Thân thọ (kāyikavedanā), cảm thọ thuộc về thân, như là thân đau đớn hay thân dễ chịu.

2. Tâm thọ (cetasikavedanā), cảm thọ thuộc về tâm, như là tâm buồn, tâm vui, tâm bình thường.

S. IV.231.

[55] Hai sự sung mãn (vepulla):

1. Sự sung mãn vật chất (āmisavepulla), như dồi dào về tài sản của cải.
2. Sự sung mãn pháp (dhammavepulla), như dồi dào kiến thức, có kiến thức rộng.

A. I.93

[56] Hai loại pháp hành, pháp hữu vi (saṅkhā-ra):

1. Hành do thủ (upādinnakasaṅkhāra) , tức là pháp hữu vi bị tạo bởi nghiệp thủ. Cũng gọi là pháp thành do thủ-upādinnadhamma, Xem [34].

2. Hành phi do thủ (anupādinnakasaṅkhāra), tức là pháp hữu vi không phải bị tạo bởi nghiệp thủ, tức là ngũ uẩn ngoài ra quả hiệp thế và sắc nghiệp.

A.A. IV.50; Vbh. A. 596.

[57] Hai pháp tiếp độ (saṅgaha), sự thu phục, nhiếp phục.

1. Tài vật nhiếp (āmisasaṅgaha), sự tiếp độ nhiếp phục người khác bằng tài vật.
2. Pháp nhiếp (dhammasaṅgaha) , sự tiếp độ nhiếp phục bằng pháp, nói hoặc thể hiện.

A. I.91.

[58] Hai sự thật (sacca):

1. Sự thật theo qui ước, chế định (samma-tisacca), cũng dịch là tục đế. Như gọi là người, thú, xe, tàu, bàn ghế v.v...

2. Sự thật theo chân lý, siêu lý (paramattha-sacca), cũng dịch là chân đế. Như các pháp thực tính là danh, sắc, tâm, thọ v.v...

A.A. I.95; Kvu. A.34.

[59] Hai pháp cần tác chứng (sacchikātab--badhamma):

1. Minh (vijjā).
2. Giải thoát (mutti).

D. III.273; A. I.83.

[60] Hai loại định (samādhi):

1. Cận định (upacārasamādhi), tức là tâm an trú vắng lặng gần đạt đến đắc định.

2. Kiên cố định (appanāsamādhi), tức là tâm an trụ vững chắc trong cảnh giới thiền, thiền định, thiền chứng.

Vism. 58, 371.

[61] Hai duyên sanh chánh kiến (sammādiṭṭhipaccaya):

1. Nhờ nghe pháp âm của người khác (para-toghota), tức là do nghe được lời sách tấn, chỉ dạy pháp chân chánh nên phát sanh chánh kiến chánh trí.

2. Nhờ khéo tác ý (yonisomanasikāra), tức là do tự suy nghĩ pháp chân chánh bằng trí tuệ nên phát sanh chánh kiến chánh trí.

Duyên sanh tà kiến (micchādiṭṭhi) cũng có hai:

1. Do nghe người khác nói (paratoghosa), tức là nghe lời nói phi lý, ý nghĩa sai lệch, nên mình sanh tà kiến hiểu sai.

2. Do không khéo tác ý (ayonisomanasikāra), tức là vì không suy nghĩ cặn kẽ, không dùng trí xét đoán, nên phát sanh tà kiến.

M. I.294; A.I.87.

[62] Hai loại giáo lý (sāsana), lời giảng dạy của Ðức Phật:

1. Giáo lý pháp học (pariyattisāsana), là lời dạy thuộc lý thuyết, lời dạy cần phải học, cần phải thông thuộc; đó là chín phần giáo lý như khế kinh, ứng tụng v.v.

2. Giáo lý pháp hành (paṭipattisāsana), là pháp môn thực hành, phương pháp ứng dụng tu tập; pháp hành gồm có chánh hành-sammāpaṭipadā, thuận hành-anulomapaṭipadā, bất nghịch hành -- apacca-nīkapaṭipadā, Tùng lý hành-anvatthapaṭipadā, tuần tự pháp hành dhammānudhammappaṭipadā . Riêng về pháp hành dhammānudhammappaṭipadā có những pháp môn hành giai đoạn như là thực hành giới cụ túc, phòng hộ các căn, tiết độ trong ẩm thực, sống tỉnh thức, chánh niệm tỉnh giả, và điều quan trọng nhất là 37 bồ-đề phần.

Nd1 143.

[63] Hai sự an lạc (sukha):

1. Sự an lạc thuộc về thân (kāyikasukha)
2. Sự an lạc thuộc về tâm (cetasikasukha)

A. I.80

[64] Hai sự an lạc (sukha) khác:

1. Sự an lạc thuộc vật chất (sāmisasukha) tức là sự an lạc có từ ngũ dục.

2. Sự an lạc phi vật chất (nirāmisasukha), tức là sự an lạc không do ngũ dục, sự an lạc trong sáng nhờ tâm an tịnh hoặc đã liễu tri chân tướng pháp.

A. I.80.

[65] Hai sự thanh tịnh (suddhi):

1. Sự thanh tịnh khiếm diện (pariyāyasuddhi), tức là sự thanh tịnh chưa hoàn hảo, chỉ thanh tịnh ở vài khía cạnh, như là sự thanh tịnh của bậc hữu học và phàm nhân thiện hạnh, việc nên làm chưa làm xong.

2. Sự thanh tịnh toàn diện (nippariyāyasuddhi), tức là sự thanh tịnh hoàn hảo, không còn phận sự gì cần làm nữa, đã thành tựu cứu cánh, nghĩa là sự thanh tịnh của bậc A-la-hán.

A.A. I.293-4

[66] Hai pháp làm cho đẹp (sobhaṇakarana-dhamma):

1. Sự kham nhẫn (khanti), tức là kiên nhẫn chịu đựng với mọi nghịch cảnh.
2. Sự nghiêm tịnh (soracca), tức là nghiêm túc đoan trang về lời nói và hành động.

Vin. I.349; A. I.94.

[67] Hai pháp thuộc phần hạ liệt (hānabhāgi-yadhamma):

1. Tính khó dạy (dovacassatā)
2. Có bạn xấu (pāpamittatā)

D. III: Dasuttara sutta.

--- o0o ---



Source :http://www.budsas.org

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/09/2010(Xem: 4212)
Từ ngữ đối chiếu Anh-Việt hoặc Phạn âm trong Kinh Pháp Hoa - Tác giả: Vũ Hữu Đệ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]