Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Định Lực

29/02/201610:17(Xem: 3827)
Định Lực
Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV
TỔNG QUAN VỀ CÁC PHÁP MÔN TRONG PHẬT GIÁO TÂY TẠNG 
Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải 
Nhà xuất bản Tôn Giáo 2016

Định Lực


Khi nói về thiền tập trong ý nghĩa chung của Phật giáo, có 2 loại là thiền chú tâm (hay thiền định) và thiền phân tích (hay thiền quán). Thiền định chỉ sự tu tập hướng đến sự an định hay nhất tâm và thiền quán là sự tu tập quán chiếu, phân tích. Trong cả 2 trường hợp thì việc có được một nền tảng chánh niệm và tỉnh giác thật vững chãi là điều hết sức quan trọng, và nền tảng này có được là nhờ sự thọ trì giới luật. Hai yếu tố chánh niệm và tỉnh giác không chỉ quan trọng trong thiền tập mà cả trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta nữa.

Chúng ta có thể nói về nhiều trạng thái thiền khác nhau, chẳng hạn như các trạng thái thiền sắc giới và thiền vô sắc giới. Các trạng thái thiền sắc giới được phân biệt trên căn bản sự phân chia các chi, trong khi các trạng thái thiền vô sắc giới được phân biệt trên căn bản tính chất của đối tượng chú tâm. 

Chúng ta tu tập giới hạnh làm nền tảng và tu tập định lực như một yếu tố bổ sung, một phương tiện để giúp tâm thức trở nên hữu dụng. Vì thế, sau này khi tu tập trí tuệ thì quý vị đã có được một tâm thức tập trung đến mức có thể hướng tất cả sự chú ý và năng lực của mình vào đối tượng được chọn. Trong sự tu tập trí tuệ, quý vị quán chiếu về tính chất vô ngã và tánh Không của vạn pháp, và điều đó có công năng đối trị thực sự với phiền não.

Ba mươi bảy phẩm Bồ-đề

Trong lần chuyển pháp luân thứ nhất, cấu trúc chung của con đường tu tập theo Phật giáo được vạch ra bao gồm 37 khía cạnh khác nhau của sự giác ngộ, hay 37 phẩm Bồ-đề. 

Trước hết trong số này là Tứ niệm xứ, chỉ cho 4 pháp: thân niệm xứ, thọ niệm xứ, tâm niệm xứ và pháp niệm xứ. Tuy nhiên, ở đây chữ “niệm” được dùng để chỉ đến sự quán niệm về bản chất khổ đau của luân hồi, bằng những phương tiện mà người tu tập sử dụng để phát triển một quyết tâm thực sự phải giải thoát ra khỏi luân hồi. 

Kế tiếp là Tứ chánh đoạn, vì khi người tu tập nhờ vào Tứ niệm xứ mà phát triển được một quyết tâm thực sự cầu giải thoát, người ấy sẽ dấn thân vào một nếp sống từ bỏ mọi nguyên nhân gây khổ đau trong tương lai và gieo trồng những nguyên nhân phúc lạc cho đời sau.

Việc chế ngự tất cả các hành vi bất thiện và phiền não cũng như làm tăng trưởng các yếu tố hiền thiện trong tâm thức được gọi chung theo thuật ngữ Phật học là các pháp thanh tịnh. Vì các pháp thanh tịnh này chỉ có thể đạt được khi quý vị có một tâm thức rất an định, nên tiếp theo sẽ là Tứ thần túc.

Tiếp đến nữa là Ngũ căn, Ngũ lực, Bát thánh đạo và Thất giác chi.

Trên đây là cấu trúc chung của con đường tu tập theo Phật giáo, theo như [Đức Phật] đã vạch ra trong lần Chuyển pháp luân thứ nhất. Phật giáo được tu tập theo truyền thống Tây Tạng là sự kết hợp trọn vẹn tất cả các đặc điểm này của giáo lý đạo Phật.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 6836)
Thượng tọa bộ (上座部), sa. sthaviravāda, còn gọi Theravada, hoặc gọi là Phật giáo nguyên thủy hay Phật giáo Nam truyền. Bộ phái này hình thành ngay trong thế kỷ đầu tiên sau khi đức Phật Nhập Niết Bàn. Chữ Theravada có nghĩa là “lời dạy của bậc trưởng thượng”.
08/04/2013(Xem: 6842)
Bốn bộ A Hàm là một kho tàng văn học vô cùng phong phú và sinh động về cả thể loại lẫn nội dung tư tưởng. Toàn bộ kinh văn chứa đựng hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống, từ sự phản ánh hoàn cảnh xã hội Ấn Độ hồi thế kỷ thứ VI trước Tây lịch, cho đến những tập tục, . . .
08/04/2013(Xem: 18154)
Tiếng Phạn là ngôn ngữ cổ nhất trong họ ngôn ngữ của người Aryan Ấn Độ, một chi nhánh của họ ngôn ngữ Indo-Iranian thuộc ngữ hệ Ấn Âu. Nó phát triển về hướng Đông và đã hình thành một nền văn học lớn có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều dân tộc trên thế giới, . . .
08/04/2013(Xem: 14426)
Cuốn sách Pāli Căn Bản này được soạn bởi nữ giáo sư Lily de Silva người Sri Lanka thuộc phân khoa nghiên cứu Phật giáo và Pāli của Trường Đại Học Peradeniya, Sri Lanka vào năm 1991.
08/04/2013(Xem: 3415)
Thập nhị nhân duyên còn gọi là pháp Duyên khởi hay pháp tùy thuộc phát sinh, có nghĩa là sự sinh khởi của một pháp tùy thuộc vào điều kiện hay yếu tố đi trước nó làm nhân cho yếu tố sau sinh khởi. Nhân là nhân tố cơ bản để hình thành một hiện hữu, . . .
08/04/2013(Xem: 2989)
Niềm tin là chất liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết hoặc sống gần như chết, sống thác loạn, điên cuồng, buông thả và bất cần đời. Nhưng niềm tin là gì và tin vào cái gì? Đó là vấn đề mà mỗi chúng ta phải tự vấn để thẩm định giá trị niềm tin của mình.
08/04/2013(Xem: 3385)
Đạo Phật là một tôn giáo lớn của nhân loại; ảnh hưởng của đạo Phật đối với con người và xã hội mang ý nghĩa rất lớn trong quá trình tiến bộ của con người, và đã tạo nên nền văn hóa nhân bản theo tinh thần của xã hội Á Đông hơn 2.000 năm qua.
08/04/2013(Xem: 3857)
Tịnh Độ là một trong mười tông phái của Phật giáo Trung Hoa. Đây là tông phái siêu việt, với nhiều đặc thù thuộc Đại thừa viên đốn. Gọi Đại thừa bởi tông này lấy tâm Bồ đề làm nhân, lấy quả vị cứu cánh Phật làm quả.
08/04/2013(Xem: 3689)
Tam pháp ấn: vô thường, khổ và vô ngã chính là ba dấu ấn mang tính pháp định, dùng để ấn chứng, chứng nhận tính xác thực của Chánh pháp. Mọi giáo lý của đạo Phật, tất yếu đều phải mang các pháp ấn, . . .
08/04/2013(Xem: 8591)
Sau khi Đức Phật thành đạo, bánh xe Pháp đã được chuyển, vương quốc trí tuệ ra đời. Toàn bộ giáo pháp Đức Phật thuyết giảng trong gần 49 năm cho tất cả chúng sanh không ngoài “Sự thật khổ đau và con đường đoạn diệt khổ đau”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567