Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyển Pháp Luân Lần Thứ Nhất

28/02/201621:03(Xem: 3358)
Chuyển Pháp Luân Lần Thứ Nhất
TỔNG QUAN 
VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG
CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Nguyên tác: A Survey Of The Paths Of Tibetan Buddhism
Tác giả: His Holiness Tenzin Gyatso 14th Dalai Lama of Tibet
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 19/06/2010
Làng Đậu hiệu đính


Chuyển Pháp Luân Lần Thứ Nhất

 

Lần giảng dạy đầu tiên này được biết như đợt lần chuyển pháp luân thứ nhất, Ngài đã thuyết về căn bản của Tứ Diệu Đế. Như hầu hết chúng ta có thể biết, bốn chân lý cao quý là chân lý về khổ đau [Khổ Đế], chân lý về nguyên nhân của nó [Tập Đế], chân lý về sự chấm dứt [Diệt Đế], và con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau [Đạo Đế].

Khi Ngài dạy về Tứ Diệu Đế, theo những kinh điển tìm thấy qua các phiên bản tiếng Tây Tạng, Ngài dạy chúng trong phạm vi của ba nhân tố: bản chất của những chân lý này, các chức năng của chúng và hiệu quả của chúng.

Tứ Diệu Đế thật sự rất thậm thâm vì toàn thể giáo thuyết Phật giáo có thể thể hiện trong chúng. Những gì chúng ta tìm thấy hạnh phúc và hạnh phúc là tác động của một nguyên nhân và những gì chúng ta không muốn là khổ đau và khổ đau cũng có nguyên nhân của chính nó.

Trong quan điểm về sự quan trọng của bốn chân lý cao quý, tôi thường nhận xét rằng cả khái niệm của Phật giáo về duyên khởi lẫn giới hạnh Phật giáo về việc không tổn hại nhấn mạnh về đạo lý bất bạo động. Lý do đơn giản cho điều này là sự khổ đau ấy mang đến những điều không mong muốn qua nguyên nhân của nó, mà điều ấy một cách căn bản là vô minh của chính chúng ta và tâm thức không thuần hóa của chúng ta. Nếu muốn xa lánh khổ đau, chúng ta phải kiểm soát chính mình khỏi những hành vi tiêu cực là những điều sẽ cho sinh khởi khổ đau. Và bởi vì khổ đau liên hệ đến những nguyên nhân của nó, khái niệm duyên sinh phát khởi. Những hậu quả tùy thuộc trên những nguyên nhân và nếu chúng ta không muốn những hậu quả này, chúng ta phải làm chấm dứt những nguyên nhân của nó.

Vì thế, trong Tứ Diệu Đế, chúng ta thấy hai hệ thống nhân và duyên: khổ đau là sự tác động và cội nguồn của nó là nguyên nhân. Trong cùng cách như thế, chấm dứt hay diệt tận là an bình và đạo pháp đưa đến nó là nguyên nhân của sự an bình ấy.

Hạnh phúc mà chúng ta tìm cầu có thể được đạt được bằng việc tiến hành rèn luyện và chuyển hóa trong tâm thức của chúng ta bằng sự tịnh hóa tâm thức chúng ta. Sự tịnh hóa tâm thức chúng ta là có thể khi chúng ta tiêu trừ vô minh si ám, vốn là gốc rể của tất cả các cảm xúc phiền não, và qua đó, chúng ta có thể đạt đến thể trạng diệt tận mà đấy là sự an hòa và hạnh phúc chân thật. Sự diệt tận đó chỉ có thể đạt đến khi chúng ta có khả năng thực chứng được bản tính của mọi hiện tượng[1], thâm nhập tính bản nhiên của thực tại, và để làm điều này, sự rèn luyện về trí trí huệ là quan trọng. Khi điều ấy phối hợp với khả năng nhất tâm chúng ta sẽ có thể chuyển tất cả năng lượng và sự chú tâm của chúng ta lên một đối tượng hay công đức duy nhất. Do vậy, sự rèn luyện trong sự tập trung ở đây, và để cho sự rèn luyện tập trung và trí huệ thành công đỏi hỏi một nền tảng thật vững vàng của giới đức, vì thể sự thực tập giới đức hay giới luật thể hiện ở đây.

Giới

Giống như có ba loại rèn luyện tu tập – trong trí huệ, tập trung, và giới đức [tuệ, định, và giới] kinh điển Phật giáo bao hàm ba sự phân chia – luật tạng, luận tạng, và kinh tạng.

Những hành giả cả nam và nữ có một sự bình đẳng cần thiết để thực hành ba sự rèn luyện này, mặc dù có những sự khác nhau đối với những giới nguyện mà họ thọ lĩnh.

Nền tảng căn bản của sự tu tập giới đức là sự hạn chế khỏi mười điều bất thiện: ba thuộc về thân, bốn thuộc về khẩu, và ba thuộc về ý.

Ba Hành Vi Thể Chất Không Đạo đức là:

1. Cướp đi mạng sống của một chúng sinh, từ một côn trùng cho đến một con người.

2. Trộm cắp, lấy tài sản của người khác mà không được phép, bất chấp giá trị của nó, hay quý vị có tự thân tiến hành điều hay không [tổ chức cho người khác làm].

3. Tà dâm, hành vi tình dục bất chính.

Bốn Hành Vi Nói Năng Không Đạo đức là:

4. Nói dối, lừa gạt người khác qua lời nói hay cử chỉ [vọng ngữ].

5. Nói lời gây chia rẻ, tạo nên sự bất hòa bằng việc làm cho những ai đó trong sự đồng thuận đưa đến bất đồng hay những người trong sự bất đồng đi đến bất đồng sâu xa hơn [lưỡng thiệt].

6. Nói lời hung dữ, độc ác ngược đãi người khác [ác khẩu].

7. Nói lời vô nghĩa, nói về những điều dại dột bị thúc đẩy bởi tham dục và v.v…

Ba Hành Vi Bất Thiện Về Ý:

8. Tham, thèm muốn sở hữu những gì thuộc về của người khác.

9. Sân hận, mong muốn làm tổn thương kẻ khác, thể hiện nó trong những phương cách lớn hoặc nhỏ.

10. Si, quan điểm sai lầm, nhìn những việc hiện hữu, chẳng hạn như tái sinh, nhân quả, hay Tam Bảo như không có.

Giới đức được thực hành bởi những người tuân theo cung cách đời sống tu sĩ được xác định là những nguyên tắc giải thoát cá nhân – Biệt giải thoát giới[2]. Ở Ấn Độ, có bốn trường phái chính phổ thông nhất, sau này phân chia làm mười tám bộ phái, mỗi bộ phái có giới luật riêng của họ, kinh văn nguyên thủy được thuyết giảng bởi đức Phật, những điều ấy trở thành các hướng dẫn cho đời sống của tu sĩ. Sự thực hành tuân thủ trong những tu viện Tây Tạng theo truyền thống Căn Bản Thuyết Nhất Thuyết Hữu[3].

Trong ấy 253 giới điều được trao truyền cho những tu sĩ cụ túc giới hay Tỳ-kheo. Trong truyền thống Nguyên Thủy thệ nguyện giải thoát cá nhân bao gồm 227 giới điều.

Nhằm cung cấp cho chúng ta một khí cụ của chính niệm và tỉnh thức, sự thực tập về giới đức bảo vệ chúng ta khỏi theo đuổi những hành vi bất thiện. Do thế, nó là nền tảng của đạo pháp Phật giáo. Vấn đề thứ hai là thiền tập, điều này hướng những hành giả đến sự thực tập thứ hai được liên hệ với tập trung.

Tập Trung Tinh Thần

Khi chúng ta nói về thiền tập trong ý nghĩa chung của Phật giáo, có hai loại – thiền định [chỉ] và thiền phân tích [quán]. Loại đầu thiền chỉ là sự thực tập tịch tĩnh hay nhất tâm và loại thứ hai là thiền quán để thực hành phân tích. Trong cả hai trường hợp, điều rất quan trọng để có một nền tảng vững vàng của chính niệm và tỉnh thức, được cung cấp bởi sự thực hành giới luật. Hai nhân tố này, chính niệm và tỉnh thức, là quan trọng không chỉ trong thiền tập, mà cũng quan trọng trong đời sống hằng ngày.

Chúng ta nói về nhiều trạng thái của thiền tập, chẳng hạn như những trạng thái của sắc và vô sắc. Những trạng thái của sắc được phân biệt trên căn bản của những chi của chúng, trái lại những trạng thái vô sắc được phân biệt trên căn bản bản chất của đối tượng của thiền chỉ.

Chúng ta tiến hành tu tập giới đức như nền tảng và tu tập tập trung như một nhân tố bổ sung, một khí cụ, để làm cho tâm thức phục vụ hữu hiệu. Vì thế, sau này, khi kết hợp với tu tập trí huệ, chúng ta được trang bị với một tâm thức nhất niệm, mà chúng ta có thể hướng trực tiếp tất cả các sự chú tâm và năng lượng của mình đến đối tượng được lựa chọn. Trong tu tập trí huệ, chúng ta quán chiếu về vô ngã hay tính Không của các hiện tượng, mà điều ấy cung ứng như một loại đối trị thật sự đến những cảm xúc phiền não.

 tongquan-04

Tháp Rajgir thuộc địa phận Nalanda thuộc bang Bihar Ấn Độ

Ba mươi bảy Bồ-đề đạo phẩm [Ba mươi bảy phẩm trợ đạo] [4]

Cấu trúc tổng quát của con đường Phật giáo, như được trình bày trong lần chuyển pháp luân thứ nhất, bao hàm ba mươi Bồ-đề đạo phẩm. Những điều này bắt đầu với bốn lĩnh vực chính niệm [tứ niệm xứ], điều liên hệ đến sự chính niệm về thân thể, cảm giác, tâm thức, và các pháp. Tuy thế, ở đây, tỉnh thức là thiền tập trên những bản chất khổ đau của luân hồi bằng các phương tiện mà qua đó hành giả phát triển một quyết tâm thật sự để giải thoát khỏi vòng sinh tử này.

Tiếp theo là bốn sự từ bỏ hoàn toàn [Tứ chính cần], bời vì khi các hành giả phát triển một quyết tâm chân thành để được giải thoát qua sự thực tập bốn sự tỉnh thức, họ dấn thân với một phương cách của đời sống mà trong ấy họ từ bỏ những nguyên nhân của khổ đau tương lai và phát triển những nguyên nhân của hạnh phúc tương lai.

Vì việc vượt thắng tất cả các hành vi tiêu cực và cảm xúc phiền não và việc gia tăng các nhân tố tích cực trong tâm thức chúng ta, những điều được gọi một cách kỹ thuật là tầng lớp của những pháp thanh tịnh, có thể được đạt được chỉ khi chúng ta có một tâm thức thật tập trung, cho nên hiện hữu những điều tiếp theo được gọi là bốn nhân tố của năng lực kỳ diệu [tứ như ý túc].

Tiếp theo những gì được biết như năm bản năng [ngũ căn], năm năng lực [ngũ lực], tám con đường cao quý [bát chính đạo], và bảy chi [thất giác chi] của lộ trình giác ngộ.

Đây là cấu trúc chung của lộ trình Phật giáo như được biết đến trong lần chuyển pháp luân đầu tiên. Phật giáo được tu tập trong truyền thống Tây Tạng hoàn toàn hòa hợp chặt chẽ với những đặc trưng này của giáo lý Đạo Phật.



[1] Các hiện tượng này bao gồm cả các hiện tượng thuộc về tâm thức, con người, chúng sinh, hay sự vật. Từ đây về sau chữ pháp sẽ có thể được dùng thay cho chữ hiện tượng và sẽ nêu rõ nếu đó là hiện tượng chỉ dành cho riêng một loại đối tượng nào đó.

[2] Tiếng Phạn là pratimokṣa nhấn mạnh việc giới hạn hành vi hay ứng xử để tránh gây hại cho chúng sinh khác. Giới là một trong 3 bộ phận quan trọng nhất của Phật giáo (hai bộ phận kia là Định và Tuệ hợp thành Tam Vô Lậu Học). Thành tựu trong việc trì giới sẽ dẫn đến giải thoát cho cá nhân hành giả. Theo Phật giáo Tây Tạng có bảy loại phân giới tùy theo đối tượng là:

Tì-kheo giới [trọng giới], tì-kheo-ni giới, nam sa-di giới (shramanera), nữ sa-di giới (shramanerika), giới dành cho nữ sa-di chuẩn bị tăng cấp thành ti-kheo ni (shikshamana), nam cư sĩ giới [ưu-bà-tắc] (upasaka) và nữ cư sĩ giới [ưu-bà-di] (upasika). Ngoài ra, còn ló loại giới giữ trong một ngày cho cư sĩ (ashtangopavasa shiksha).

"Pratimoksha vows". Rigpa Shedra. <http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Pratimoksha_vows>. Truy cập 16/08/2010.

[3] Còn gọi là Thuyết Nhất Thiết Hữu (sarvāstivādin), là một bộ phái Phật giáo cho rằng mọi sự đều có, đều tồn tại [nhất thiết hữu] mà Phạn ngữ viết là “sarvam asti”. Đây là một nhánh của tách ra từ Thượng toạ bộ (sthaviravādin) dưới thời vua A-dục. Giáo phái này quan niệm là tất cả, hiện tại, quá khứ, vị lai đều hiện hữu đồng thời. Quan điểm của bộ này được xem như nằm giữa Tiểu thừa và Đại thừa. Xem thêm chi tiết :

"Thuyết nhất thiết hữu bộ". Wikipedia. <http://vi.wikipedia.org/wiki/Thuy%E1%BA%BFt_nh%E1%BA%A5t_thi%E1%BA%BFt_h%E1%BB%AFu_b%E1%BB%99>. Truy cập 16/08/2010.

[4] Xem thêm chi tiết về 37 Bồ-đề Đạo Phẩm:

"Tam thập thất bồ-đề phần". Wikipedia.

<http://vi.wikipedia.org/wiki/Tam_th%E1%BA%ADp_th%E1%BA%A5t_b%E1%BB%93-%C4%91%E1%BB%81_ph%E1%BA%A7n>. Truy cập 26/08/2010.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2013(Xem: 5427)
Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các người chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta ...
01/04/2013(Xem: 5051)
Bài pháp này đã được Đức Phật thuyết cho ẩn sĩ Subhadda ngay vào lúc sắp viên tịch Níp Bàn giữa hai cây Sàlà (vườn Ingyin) gần thành Kusinãra, xin trích đoạn sau ...
01/04/2013(Xem: 6367)
“ Đức Phật dạy chư tỳ kheo có bổn phận suy xét hằng ngày 4 điều: Ân đức Phật, rãi tâm từ, niệm sự chết và quán bất tịnh!”. Hành giả cần phải: Hành 14 giờ chính thức mỗi ngày bằng thiền, trong tư thế ngồi và đi ...
01/04/2013(Xem: 4609)
Nhiều người cho rằng đức tin và trí tuệ trong thiền quán (vipassanà) đối nghịch nhau, mâu thuẫn và không thể phối hợp. Không phải vậy! chúng thân hữu và là hai nội lực quan trọng. Trong thông tin vừa rồi, tôi đã viết về những điểm đặc thù và khác biệt giữa các hành giả châu Aù và phương Tây.
29/03/2013(Xem: 4628)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
01/03/2013(Xem: 5361)
Có lẽ Lăng Già là một trong những bộ kinh phân tích cái Tâm một cách chi li, khúc chiết nhất trong kinh điển Phật giáo, làm căn bản cho bộ Duy thức luận của Vasubandhu. Học thuyết Duy tâm được biểu hiện trong các câu quen thuộc, thường được trích dẫn trong kinh Lăng Già, chỗ nào cũng là tâm cả (nhất thiết xứ giai tâm), tất cả hình tướng đều do tâm khởi lên (chúng sắc do tâm khởi), ngoài tâm không có cái gì được trông thấy (tâm ngoại vô sở kiến), thế gian chỉ là tâm (tam giới duy thị tự tâm), ba cõi do tâm sinh (tam giới do tâm sinh) v.v..
20/01/2013(Xem: 7554)
Tôi không cần thảo luận sự chân thật tu chứng, nhưng khi chúng ta nghiên cứu học vấn, phụng sự Phật pháp hay làm những việc phúc lợi xã hội, chúng ta cần phải lấy Phật pháp làm kim chỉ nam chỉ đạo cho chính mình, sách tấn chính mình, điều đó sẽ giúp cuộc sống tinh thần củachúng ta càng ngày càng tốt hơn...
31/12/2012(Xem: 5718)
Phật giáo hiện hữu trên đất nước Việt Nam, hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của đất nước Phật giáo luôn làm tròn sứ mệnh của một tôn giáo gắn liền với nền văn hoá nước nhà. Chiến tranh đi qua, để lại bao đau thương mất mát, cảnh vật hoang tàn, đời sống nhân dân nghèo đói cơ hàn. Đến thời độc lập, ngoại xâm không cò n nữa, đất nước từng bước chuyển mình đi lên, Phật giáo cũng nhịp nhàn thay màu đổi sắc vươn lên, GHPGVN được ra đời vào ngày 07/11/1981 đến nay gần 22 năm với VI nhiệm kỳ hoạt động của giáo hội.
28/12/2012(Xem: 9037)
Trong bầu không khí trang nghiêm, hòa hợp, thắp sáng niềm tin vào nền giáo dục nhân bản Phật giáo của ngày Hội thảo Giáo dục Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VI (2007 -2012) của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương với chuyên đề “Giáo dục Phật giáo Việt Nam định hướng và phát triển”, tôi xin phát biểu một số ý kiến chung quanh vấn đề Giáo dục Phật giáo như sau:
02/08/2012(Xem: 14021)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567