Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pali Căn Bản

08/04/201319:32(Xem: 15127)
Pali Căn Bản

Pāli Primer
Compiled by Lily de Silva, M.A., Ph.D.
University of Peradeniya
Sri Lanka

Pāli Căn Bản
Tỳ kheo Giác Hạnh (Dhamma-dhara)
Chuyển dịch

LỜI NÓI ĐẦU

Cuốn sách Pāli Căn Bản này được soạn bởi nữ giáo sư Lily de Silva người Sri Lanka thuộc phân khoa nghiên cứu Phật giáo và Pāli của Trường Đại Học Peradeniya, Sri Lanka vào năm 1991.

Sau những năm tháng du học ở ngoại quốc, tôi đã được học qua những lớp Pāli từ thấp lên cao dưới sự hướng dẫn của những giáo sư khác nhau trong các trường Đại Học ở Myanmar và Sri Lanka. Cuốn sách Pāli Căn Bản này là một trong những tài liệu giáo khoa mà tôi đã học trong những năm tháng còn là Tăng sinh dưới những mái trường thân yêu của Phật giáo nội và ngoại quốc. Tôi thiết nghĩ rằng cuốn sách này rất hữu ích cho những ai muốn nghiên cứu ngôn ngữ Pāli trong bước đầu học đạo và cũng là nền tảng cho những ai muốn đi sâu vào Chánh Tạng của Phật giáo. Vì lý do đó, tôi đã tinh tấn vượt qua mọi khó khăn và sắp xếp chút thời gian để dịch cuốn sách này với mục đích cúng dường đến quý độc giả. Tuy nhiên, với kiến thức thô thiển và kinh nghiệm còn nông cạn trong khi sử dụng ngôn từ cũng như cú pháp, vả lại đây chỉ là bước khởi đầu trên con đường dịch thuật của tôi, thiết nghĩ rằng không sao tránh khỏi những vấp váp và sai lầm. Vì thế, tôi thành thật ngưỡng mong các bậc cao minh từ bi chỉ giáo để lần tái bản sau được hoàn chỉnh và tốt đẹp hơn.

Nhân đây, tôi cũng xin chân thành tri ân nữ giáo sư Lily de Silva là soạn giả của tác phẩm Pāli Căn Bản này. Cũng xin thành thật đa tạ Thượng Tọa Chánh Thân (Ven. Indacanda) là người đã cung cấp tài liệu và bỏ nhiều công sức trong việc duyệt lại toàn bộ bản dịch, đồng thời đã khích lệ về mặt tinh thần. Và cũng không quên thành tâm tri ân Đại Đức Hộ Phạm (Ven. Brāhmapalita) là người đã hướng dẫn tôi thêm một số kiến thức về cú pháp.

Xin hồi hướng tất cả phước báu trong sạch này đến Thầy Tổ, Cha Mẹ, ân nhân, thân bằng quyến thuộc, các bằng hữu, và hết thảy chúng sanh trong cõi ta bà này.

Sri Lanka, ngày 26 tháng 06 năm 2004
Bhikkhu Giác Hạnh
(Hồ Quang Khánh)


Tải PDF

----o0o----

Ý kiến bạn đọc
28/06/202013:11
Khách
lê thị thu hằng
tôi muốn học tiếng pali căn bản
10/11/201809:29
Khách
trong sách không có phiên âm( cách đọc) ạ?
09/06/201806:50
Khách
Tôi muốn học tiếng pali thì phải làm sao dạ
05/01/201814:03
Khách
Tôi muốn học tiếng Pali và nghiên cứu Phật học
05/01/201814:02
Khách
Tôi tự học tiếng Pali và nghiên cứu Phật học
06/11/201701:36
Khách
Tôi muốn học tiếng pali
08/07/201607:50
Khách
Học pali căn bản
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/05/2013(Xem: 5665)
Giáo lý nghiệp của Phật giáo có thể sử dụng để biện giải về sự sinh tử luân hồi, đa dạng của chúng sanh trong ba cõi, sáu đường. Các khái niệm về nghiệp được hình thành rất sớm, ngay trước khi bộ tộc Aryan xâm chiếm Ấn Ðộ.
13/04/2013(Xem: 4126)
Thời đức Phật Thích Ca tại thế (563-483 trước dương lịch) thì Phật pháp được giảng giải và trao truyền bằng lời nói, chứ chưa được ghi lại dưới dạng văn tự. Trong lần kết tập thứ ba, theo lệnh của vua A Dục (Aśoka : 268-233 tr. dl), tức khoảng 218 năm sau khi Đức Phật Niết Bàn, Kinh Phật mới được ghi lại thành văn bản trên những miếng đồng để lưu trữ. Vào thời kỳ nầy thì tiếng Phạn đã được học giả Pānini chuẩn hóa thành tiếng Phạn mà các học giả Tây phương gọi là tiếng Phạn Cổ điển (Classical Sanskrit) để phân biệt với tiếng Phạn thời trước đó trong kinh Vệ Đà, gọi là Phạn Vệ Đà (Vedic Sanskrit).
09/04/2013(Xem: 12349)
Có hai hình ảnh quen thuộc gợi lên ý tưởng biến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác thành và hủy diệt. Trời đất như đã thay loài người nói lên ý nghĩa của sự sống, . . .
09/04/2013(Xem: 7562)
Buổi sáng, trời hơi se lạnh và ẩm ướt âm u, hồi đêm hình như rất gió và ầm ì những tiếng sấm gợi lại những lo sợ xa xôi của thời còn chinh chiến. Nhìn ra khung cửa, đồi cỏ vẫn trải dài thoai thoải, những khu vườn xung quanh đã rực rỡ những đóa hoa xuân.
09/04/2013(Xem: 2024)
Ngược dòng thời gian năm 1984, tôi viết quyển sách đầu tiên ‘Chìa Khóa cho người Tỵ Nạn’ dành cho những người tỵ nạn Đông Nam Á, giúp họ giữ vững niềm tin và hiểu biết tường tận hơn về tôn giáo của mình để đối đầu với các hành động có hậu ý của các nhà truyền giáo Ki tô muốn họ cải đạo.
09/04/2013(Xem: 10064)
Tất cả chúng sanh đều vô thỉ đến nay, vì chấp có thật ngã, thật-pháp mà tạo ra các nghiệp, rồi bị các nghiệp dắt dẫn nên xoay vành mãi theo bánh xe sanh tử luân-hồi. Nếu con người hiểu rỏ một cách chắc chắn rằng: tất cả các pháp trong vũ-trụ, nhân và ngã đều không thật có, chỉ do thức biến hiện, như cảnh trong chiêm bao, mà không còn gây phiền não, tạo nghiệp-chướng nữa, thì tất không còn bị ràng buộc, trong bánh xe sanh tử luân hồi. Để phá trừ hai món chấp thật-ngã và thật-pháp, Đức-Phật có rất nhiều phương-pháp, có rất nhiều pháp thiền, mà Duy-Thức-Tôn hay Pháp-tướng-tôn là một pháp tu rất cần thiết, rất hiệu-nghiệm để đi đến giải-thoát.
08/04/2013(Xem: 25893)
Cuốn sách này gạn lọc trí tuệ hàng ngàn năm của Phật Giáo Tây Tạng, được chuyển tải bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu đối với mọi người. Mục đích chính yếu của tôi là trình bày những giáo lý không chỉ có tính cách chữa trị sự đau khổ và vô minh của chúng ta về sự chết và sự hấp hối mà còn giúp chúng ta chứng đạt mục tiêu an lạc vô thượng, không những cho đời này mà còn cho sự chết và cõi bên kia nữa.
08/04/2013(Xem: 11368)
Nói đến Ấn Độ là nói đến một nền văn hóa với nhiều truyền thống tôn giáo. Nơi đây có nhiều triết thuyết ra đời với nhiều tư tưởng khác nhau. Nhưng tất cả các học thuyết sau này đều dựa vào tư tưởng triết học Upanishad; vì từ rất sớm, . . .
08/04/2013(Xem: 27954)
Quan điểm của triết học Ấn Độ, các thần linh là không thể tách rời trong nhận thức mọi người, cho dù đã mấy ngàn năm qua cho đến hiện này và mãi đến ngàn sau thì Phạm Thiên thư cũng không thay đổi. Và con người phải chấp nhận Đấng Phạm Thiên (Brahma), . . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]