Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giới thiệu về Kim Cương thừa

16/04/201210:42(Xem: 9191)
Giới thiệu về Kim Cương thừa
GIỚI THIỆU VỀ KIM CƯƠNG THỪA

Đức Shangpa Rinpoche


Sau khi đạt được giác ngộ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thuyết pháp cho cả cộng đồng và nhiều cá nhân, 84.000 Pháp, cho đến khi Ngài nhập Niết Bàn. Bài Pháp đầu tiên của Ngài là về Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo, đây là nền tảng của tất cả những sự phát triển tâm linh. Bài Pháp thứ hai của Ngài là Bát Nhã, bài pháp này đã tập trung nhiều hơn vào Tính không. Đây là bài Pháp dành cho chư Bồ Tát. Bài pháp thứ ba của Ngài, tỉ mỉ chi tiết hơn, được giảng cho các vị Bồ Tát, những người có trí tuệ và có khả năng lĩnh hội được Sự thật Tối thượng.

Mật thừa được xây dựng trên Sự thật Tối thượng. Để được nghe giáo lý Mật thừa, ta cần những phẩm hạnh nhất định. Bậc thầy cũng cần những phẩm hạnh nhất định để giảng pháp Mật thừa. Với cả hai phẩm hạnh ấy, ta có thể theo đuổi Con đường này, có khả năng hiểu được Sự thật tối thượng và đạt đến Giác ngộ nhanh chóng.

Giáo lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bao gồm cả Kinh điển và Mật điển. Kinh điển là những giáo pháp nói chung, ví dụ như về đạo đức, lòng yêu thương và từ bi, ví dụ những giai đoạn từng bước một. Còn Mật điển được phát triển trong kết quả, ví dụ phương pháp tu tập của Mật thừa – Ta cần phải hoàn thành tất cả những phần thực hành cơ bản trước, sau đó mới tu tập theo phương pháp Mật thừa, đạt đến cảnh giới như cõi Tịnh độ, ở đó có những bậc giác ngộ hay chư Bồ Tát. Đây là kết quả cuối cùng ta phát triển, một cái nhìn rất lạc quan – để thấy được tính chất của cõi này với những chúng sinh ở đó và phát triển những phẩm chất ấy. Trong khi những người khác thấy những mặt tích cực và tiêu cực, ví dụ những cái xấu trong cõi luân hồi và chúng sinh hữu tình và từ bỏ những điều tiêu cực, hành giả Kim Cương thừa lại thấy những phẩm chất, những mặt tích cực, và theo đó phát triển những phẩm chất này. Mặc dù ta có thể vẫn thấy những ô nhiễm như giận dữ, thù hận, ghen ghét, ham muốn và vô minh, nhưng sự nhận thức của chúng ta về những ô nhiễm này chính là trí tuệ. Sự chuyển biến của sự ô nhiễm đặc trưng thì mang đến trí huệ đặc biệt. Năm trí huệ là sự chuyển hóa của năm sự ô nhiễm.

Sự ô nhiễm, nếu không được nhận thức, thì sẽ tạo nên vô minh và đau khổ. Nếu ta có thể nhận ra bản chất của chúng, thì đó trở thành trí tuệ. Sự ô nhiễm đến từ ý thức của chúng ta. Vậy bản thể của ta có khả năng tiềm ẩn để trở thành Pháp thân. Và bản thân sự ô nhiễm có khả năng tiềm ẩn để trở thành Báo thân và Hóa thân.

Rất nhiều người vẫn nghi ngờ rằng Kim cương thừa là thuộc Phật giáo hay Ấn Độ giáo. Điều này dường như là một lý do để nghĩ rằng Mật thừa Phật giáo bị ảnh hưởng bởi Ấn Độ giáo bởi khi so sánh, chúng có vẻ rất giống nhau.

Trước khi có Đạo Phật, ở Ấn Độ có Ấn Độ giáo. Ấn Độ giáo là tôn giáo của tầng lớp cao nhất trong xã hội gọi là Bà-la-môn, những người thông minh nhất. Họ không thể đồng tình với giáo lý của Phật bởi họ là những người rất thông minh và được giáo dục. Họ có triết lý riêng của họ. Để xoa dịu họ, Đức Phật đã giới thiệu Mật thừa. Quan điểm của Kim Cương thừa tương tự với Ấn Độ giáo nhưng mỗi khía cạnh đều có một ý nghĩa tượng trưng. Để cho những người này hiểu được Sự thật, Đức Phật đã mượn những truyền thống nhất định trong tôn giáo cũ của Ấn Độ, rồi sau đó dẫn họ đến Con đường Chân chính. Ví dụ, lễ hỏa tịnh thực sự là một nghi lễ của người Hindu. Thực tế là, tất cả những nghi quỹ thực hành đều được sửa đổi cho phù hợp với những nghi thức của người Hindu, ngoại trừ thiền định và triết học. Những nghi thức này đã được sửa cho phù hợp với môi trường và con người ở đó. Người Hindu làm lễ hỏa tịnh để làm hài lòng các vị thần và thậm chí họ còn hiến tế động vật trong lửa. Đức Phật đã biến đổi mỗi vật thể trong đó thành biểu tượng của những sự si mê của chúng ta, ví dụ như sự hận thù. Lửa tượng trưng cho trí tuệ, sẽ đốt cháy và xóa tan những ô nhiễm đó, do vậy chúng ta có thể hiểu được bản chất của tâm mình.

Phật giáo rất linh hoạt. Những ví dụ có thể thấy ở Tây Tạng, Nhật, Trung Quốc, v.v… Ở Tây Tạng, hình ảnh của Đức Phật được tạo ra theo như vẻ bề ngoài của người Tây Tạng và quang cảnh làm nền cũng trông giống như ở đó. Ở Trung Quốc, hình ảnh của Ngài và quang cảnh cũng giống như Trung Quốc, và ở Nhật cũng vậy. Điều đó không có gì là sai cả. Thay vì chỉ sử dụng một hình ảnh trong tất cả các nền văn hóa, đạo Phật đã theo tùy nơi mà thay đổi cho phù hợp.

Giáo pháp Mật thừa có thực sự được nói ra bởi Đức Phật hay được nói ra bởi một vài người hay một vài nhà sư? Những kiểu quan niệm hoặc sự nghi ngờ như vậy vẫn luôn tồn tại ở một số người. Chúng ta không đổ lỗi cho họ bởi Đức Phật đã nói về Đạo ba lần. Lần giảng pháp đầu tiên được lan truyền sâu và rộng, và được biết đến rộng rãi và được gìn giữ đến ngày nay. Mật giáo được truyền cho những bậc có thể trở thành Bồ tát, là những người được chọn lựa. Một số người nghĩ rằng Mật thừa không phải Đức Phật nói ra. Điều này phụ thuộc vào những mức độ khác nhau của trí tuệ. Trong Mật giáo có một số phẩm hạnh đặc biệt, Đức Phật dạy họ Kim Cương thừa.

Ở Tây Tạng, có 102 bộ kinh điển Kangyur, 40 bộ Kinh, 62 bộ về Đại thừa, một nửa trong số đó là về Kim Cương thừa, những điều được Đức Phật trực tiếp nói ra và tất cả được ghi chép lại bằng tiếng Phạn. Kim Cương thừa là sự thực hành cá nhân, vậy nên nó không được phổ biến cho tất cả mọi người. Sự tiếp tục của dòng truyền thừa giáo lý này không còn ở Ấn Độ nữa. Nó chỉ có thể được tìm thấy ở Tây Tạng. Những giáo lý Mật giáo diễn tả rất nhiều vị bản tôn, hiền hòa, nửa phẫn nộ và phẫn nộ, đơn nhất hoặc hợp nhất. Trong tất cả những dạng khác nhau mà ta có thể thấy, mỗi khía cạnh của vẻ bề ngoài đều có ý nghĩa tượng trưng của nó. Đó là lý do tại sao Kim Cương thừa rất khó để hiểu và để thực hành.

Những bản tôn trong thực hành Kim cương thừa thì có hàng trăm hàng ngàn vẻ bề ngoài phụ thuộc vào mức độ và sự ô nhiễm của mỗi cá nhân. Để thuần hóa mỗi dạng của sự ô nhiễm, ta cần có những dạng bản tôn phù hợp. Những bản tôn này không phải là thần mà là những Báo thân của Đức Phật. Với cái nhìn tối thượng, tất cả bản tôn đều như hư không, bất nhị và thậm chí không còn một vị bản tôn nào nữa.

Mặc dù chính quả tối thượng đều là như nhau, là giác ngộ, nhưng sự khác nhau giữa Kinh điển và Mật điển nằm ở phương pháp tu tập. Kim Cương thừa có nhiều phương cách thực hành khác nhau, hàng trăm hàng ngàn bản tôn khác nhau để đấu tranh với sự ô nhiễm nhiều vô kể, thông qua thiền định, trì tụng thần chú và quán tưởng. Sự quán tưởng là để tịnh hóa thân. Tụng chú là để tịnh hóa khẩu. Thiền định với thực chất cuối cùng của vị bản tôn, là để tịnh hóa ý. Trong mỗi phần tu tập, ta được thực hành với tất cả mọi phần của thân và đây là một phương pháp rất sâu sắc. Nếu ta có thể cúng dàng dù là một chút, ta sẽ nhận được rất nhiều công đức. Thông qua việc quán tưởng, ta có thể tạo ra vô lượng sự cúng dường, như mạn đà la và vạn vật, cúng dường cho vô lượng các Đức Phật. Công đức của ta tích lũy được là rất rộng lớn và không thể nghĩ bàn. Phương pháp Kim Cương thừa là rất sâu sắc và có thể tích lũy được nhiều phước đức và trí tuệ vô lượng hơn những phương pháp khác.

Một trong những tính chất của Kim Cương thừa là sự dễ dàng không cần cố gắng nhiều. Qua những cách tiếp cận khác, ta có thể phải cần rất nhiều nỗ lực để đạt tới Giác ngộ, như việc phải ẩn tu ở nơi hoang vắng, dần dần phát triển và tốn rất nhiều thời gian và thử thách, trong khi đó Kim Cương thừa thì dễ dàng hơn, phát triển thông qua tâm (tinh thần). Đức Phật đã nói rằng tâm là quan trọng nhất. Tâm tạo ra mọi thứ. Để có khả năng học và thực hành giáo pháp sâu xa này, cần có ba phẩm chất: người đệ tử phải thông tuệ, người thầy phải là bậc giác ngộ thiện xảo, và giáo Pháp phải được phù hợp với căn cơ của mỗi người đệ tử.

Những người khác có thể giảng Pháp theo những gì họ biết, dù nó có phù hợp hay không. Đức Phật nói pháp theo nhu cầu và mức độ của chúng ta, không phải là theo những gì Ngài biết. Đó là tính chất đặc biệt của giáo Pháp của Phật. (Bởi chúng ta chưa giác ngộ,) Chúng ta có rất nhiều cách giải thích và nhiều phương pháp khác nhau để thực hành theo những gì Phật dạy; không chỉ dựa trên một cuốn sách mà là hàng nghìn hàng nghìn cuốn kinh điển. Ta cần phải học hỏi và tìm kiếm một bậc Đạo sư để giúp đỡ. Chúng ta cần phải chọn một giáo pháp và áp dụng nó với bản thân mình để đạt được giác ngộ.

Nguồn:http://www.dhagpo-kagyu.org/anglais/science-esprit/fondements/general/vajrayana-shangpa1.htm

Việt dịch: Quỳnh Anh – Nhóm Thuận Duyên
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 3745)
Đạo Phật là một tôn giáo lớn của nhân loại; ảnh hưởng của đạo Phật đối với con người và xã hội mang ý nghĩa rất lớn trong quá trình tiến bộ của con người, và đã tạo nên nền văn hóa nhân bản theo tinh thần của xã hội Á Đông hơn 2.000 năm qua.
08/04/2013(Xem: 4403)
Tịnh Độ là một trong mười tông phái của Phật giáo Trung Hoa. Đây là tông phái siêu việt, với nhiều đặc thù thuộc Đại thừa viên đốn. Gọi Đại thừa bởi tông này lấy tâm Bồ đề làm nhân, lấy quả vị cứu cánh Phật làm quả.
08/04/2013(Xem: 4176)
Tam pháp ấn: vô thường, khổ và vô ngã chính là ba dấu ấn mang tính pháp định, dùng để ấn chứng, chứng nhận tính xác thực của Chánh pháp. Mọi giáo lý của đạo Phật, tất yếu đều phải mang các pháp ấn, . . .
08/04/2013(Xem: 9185)
Sau khi Đức Phật thành đạo, bánh xe Pháp đã được chuyển, vương quốc trí tuệ ra đời. Toàn bộ giáo pháp Đức Phật thuyết giảng trong gần 49 năm cho tất cả chúng sanh không ngoài “Sự thật khổ đau và con đường đoạn diệt khổ đau”.
08/04/2013(Xem: 14866)
Trong chương trình cải cách hệ thống tín chỉ của Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh và chương trình cải cách của Ban Hoằng Pháp Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, . . .
08/04/2013(Xem: 2583)
Đạo Phật du nhập vào Việt Nam trên dưới hai ngàn năm. Giáo lý đạo Phật đã ăn sâu, hội nhập vào các mặt sinh hoạt trong đời sống nhân dân từ tư tưởng văn hóa đến chính trị xã hội. Trải qua nhiều thời đại Đinh, Lê, Lý, Trần Đạo Phật có lúc được xem là quốc giáo của dân tộc.
08/04/2013(Xem: 19001)
Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”.
08/04/2013(Xem: 15236)
Trimsika là luận văn cuối cùng của Bồ tát Vasubandhu. Bộ luận nầy gồm có ba mươi bài tụng, nên được dịch sang tiếng Trung Hoa là "Tam Thập Tụng", đây chính là nghĩa của Trimsika. Ngài Huyền Trang Pháp sư khi dịch nó ra Hán văn có thêm vào hai chữ "Duy Thức", gọi là "Duy Thức Tam Thập Tụng"; vì trong ba mươi bài tụng ấy Bồ tát Vasubandhu đã tóm thâu toàn vẹn tinh ba của Duy Thức Học.
08/04/2013(Xem: 10493)
Bản dịch quyển "The Buddha and His Teachings -- Đức Phật và Phật Pháp" được tu chỉnh và bổ túc lần thứ ba theo bản Anh ngữ cuối cùng của Ngài Narada, xuất bản ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]