Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài cảm nghĩ khi đọc lại tác phẩm Chết và Tái sinh đó TT Thích Nguyên Tạng soạn dịch ( lần đầu tiên xuất bản vào năm 2001 )

22/03/202221:06(Xem: 3688)
Vài cảm nghĩ khi đọc lại tác phẩm Chết và Tái sinh đó TT Thích Nguyên Tạng soạn dịch ( lần đầu tiên xuất bản vào năm 2001 )
chet va tai sanh

Vài cảm nghĩ khi đọc lại tác phẩm Chết và Tái sinh đó
TT Thích Nguyên Tạng soạn dịch ( lần đầu tiên xuất bản vào năm 2001 )


Tôi không ngạc nhiên lắm khi biết dù tác phẩm Chết và Tái sinh ( Death & Rebirth ) đó TT Thích Nguyên Tạng soạn dịch ấn bản lần đầu tiên vào năm 2001 và được tái bản đến 9 lần rồi mà vẫn không đủ cung cấp, cho nên sắp tới Tu Viện Quảng Đức cho tái bản lần thứ 10 để cống hiến bạn đọc gần xa.

 

May mắn thay trong thư viện tí hon của tôi có tác phẩm này được tái bản lần thứ bảy vào mùa Vu Lan báo Hiếu 2007 mà lời ngỏ của tác giả đã đánh động đến con tim của người đọc …qua câu chuyện Luật Sư Brendan Keilar sinh sống tại Melbourne / Australia đã bị bắn chết thật kinh hoàng khi tuổi mới 43 để trả giá cho hành động rất ngưỡng phục ( vì đã can thiệp cứu người).

 

Nhưng điều được tác giả nhắc nhở cho đọc giả mà tôi tâm đắc nhất là “ Đối với người đệ tử Phật thì cái chết của LS Keilar một lần nữa khẳng định rằng “ Trên cõi đời này không có gì chắc thật cả, tất cả đều mong manh và huyền ảo như một giấc chiêm bao... Và cũng chẳng ai có thể đoán trước khi nào cái chết đến mà chuẩn bị”.

 

Và ngay giờ phút này khi người viết tìm đọc lại tác phẩm này thì GHPGVNTN tại Mỹ đang nhận một tin buồn khi Ngài H T Thích Thái Siêu (Khai sơn và Viện Chùa Đại Bảo Trang Nghiêm tại San Jose, miền Bắc Cali, Hoa Kỳ ) đã ra đi nhẹ nhàng trong chớp mắt để về thế giới khác. Cho thấy ranh giới giữa Sống và Chết thật là quá ngắn.

 

Nào chúng ta cùng khám phá lại những gì tác phẩm này đã mang lợi ích thế nào để có thể chuẩn bị vài tư tưởng thật chuẩn xác trước giờ lâm chung hay lúc ra đi thật bất ngờ đột ngột cái chết đến thì đã có chủng tử tiềm tàng hướng dẫn giùm .

Tuy tác giả rất khiêm nhường qua lời tựa rằng phần chính của quyển sách đã ghi lại cuộc tham vấn giữa Thượng Toạ Pende Hawter và các vị Lạt Ma tên tuổi hàng đầu trên thế giới như : Dalai Lama, Kirsti Senshab Rinpoche, Garje Komtul Rinpoche, Dilgo Khyentse Rinpoche….nhưng thật ra tác giả đã sưu tầm và tổng hợp ý nghĩa về cái Chết, về Thân Trung Ấm, và tái sinh dựa theo nhiều tư liệu như Tử Thư Tây Tạng và Phật Giáo Nguyên thủy (theo tôi nhất là kinh niệm chết và những loại Tâm tục sinh, tâm tái sinh và mãnh lực của Duyên về nghiệp lực trong Vi Diệu Pháp )

 

Bởi thế nên tác giả đã sắp xếp chương mục rất hợp lý để người đọc có thể biết về :

1- Thần thức của người mới vừa rời khỏi thể xác

2- Thời gian mà thần thức phải ở trong trạng thái Thân Trung Ấm để đi vào tái sinh

Sau đó là các mục liên quan đến nhiều yếu tố tinh tế khác như “ Quan niệm của Phật Giáo về Tự sát ( tự tử) , về sự hiến xác, về cách giúp đỡ cho người hấp hối v.v… (xem nội dung sách này)

 

Điều thật bất ngờ từ khi tác phẩm “ Chết và Tái sinh “ ra mắt và được các trang điện tử Phật Giáo khác ngoài Trang nhà Quảng Đức do TT chủ biên như Hoa Vô Ưu, Thư viện Hoa Sen đã trích dẫn tải đăng dưới dạng PDF thì số đọc giả đã lên hơn con số 80.000 người vào đọc tính đến nay và tiêu đề “ Chết là một pháp môn tu “ đã được nhiều Giảng Sư dựa theo đó làm đề tài cho thính chúng.

 

Vẫn biết sự chứng đắc của một hành giả chỉ có người ấy mới biết được , nhưng giống như một vì sao , Tâm giác ngộ bao giờ cũng tự tỏa sáng mà không cần người ấy phải chứng tỏ gì cả có nghĩa là chỉ khi nào chúng ta nghiền ngẫm tư duy lại bài viết từng câu từng chữ chứng tỏ các Ngài đã đạt Tuệ Giác tự bao giờ... cái trí tuệ có thể nhìn thấy được bản chất như thật của sự vật vì đã hiểu trọn Tam Pháp Ấn của Đức Thế Tôn trong Giáo lý Đạo Phật (VÔ THƯỜNG - KHỔ -VÔ NGÃ ) để ung dung sống trong Niết Bàn hiện tại. Ôi cái học siêu tuyệt thẩm sâu vô tận !

 

Có lẽ từ khi tốt nghiệp Cử nhân Phật Học tại Đại Học Vạn Hạnh,  TT Thích Nguyên Tạng đã còn nhớ bản kinh phẩm Quảng diễn trong Kinh Tăng nhất A-Hàm, tập I, VNCPHVN ấn hành – 1997, qua đó đó, Đức Thế Tôn dạy pháp tu niệm chết trong Thập niệm, đó là: (Niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng, niệm giới, niệm thí, niệm thiên, niệm dừng nghỉ, niệm hơi thở, niệm thân, niệm chết.) mà Phật tử thuần thành nào cũng phải tìm hiểu và suy ngẫm, tư duy sâu sắc và khoa học một chút, để thấy việc tu hành một pháp niệm này, cũng đủ để làm cho “tỉnh thức” cái thân ngũ uẩn giả lập rong rêu này.

 

Vậy đằng sau của pháp tu niệm chết mà đức Thế Tôn dạy, và sự nghiên cứu của TT Thích Nguyên Tạng đã giúp ta thấy được gì qua giáo lý đạo Phật không phải là “tiêu cực” mà là tích cực.

 

Thực tế theo giáo lý đạo Phật, niệm chết đâu phải là “yếm ly tiêu cực”. Với pháp giới duyên sinh, chết đâu phải là hết, mà theo đức Phật dạy, niệm chết là để tỉnh thức cho đời sống tốt đẹp bình an ở kiếp sống sau. Đó là lựa chọn chuyển sinh cho một mục đích dài hạn.

 

Tại sao tích cực? Bởi khi con người ý thức trước được cái chết thì họ không bàng hoàng và sợ hãi trước sự ra đi. Và đấy là điểm then chốt, theo các Tổ thầy dạy (nếu người thực tập và hiểu giáo lý) thì chắc chắn họ sẽ có một tái sinh tốt đẹp và không bị đọa lạc vào tam đồ khổ: Ngạ quỷ, súc sinh, địa ngục.

 

Chúng ta sẽ trân trọng cám ơn TT khi vào lời cuối tập sách với tiêu đề “ Chuẩn bị cho một chuyến đi “ mà mỗi mỗi pháp thoại khi nhắc về ngày ấy Ngài thường gọi là “chuyến đi không về “hay “ chiếc vé một chiều được gửi đến “ được viết như sau :

 

Theo giáo lý nhà Phật, sau khi chết ta sẽ có thể được tái sinh, đầu thai vào một trong sáu cõi giới như: Cõi trời, cõi người, A-tu-la, Địa ngục, Ngạ quỹ và Súc Sanh. Kết quả được đầu thai vào một trong sáu cõi này đã được ta thiết lập ngay trong đời sống vừa qua, có nghĩa là trong đời sống hiện tại hôm nay, chính ta đang tạo dựng một đời sống khác cho kiếp sau của ta vậy. Do đó chúng ta phải làm gì và chuẩn bị cái gì cho kiếp sống kế tiếp ?

 

Đó là một câu hỏi lớn, không dễ trả lời. Tuy nhiên, như ở đầu tập sách này, các bậc Thầy người Tây Tạng đã khuyên dạy chúng ta rằng: phương pháp tốt nhất để chuẩn bị cho cái chết là mỗi người nên làm điều lành và tránh làm điều ác trong suốt cuộc đời mình. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì tất cả những nghiệp thiện và nghiệp ác mà mình tạo ra trong suốt đời này, từ lúc mới sinh ra cho tới khi nhắm mắt lìa cõi đời, chính những nghiệp thiện và ác đó, sẽ là hành trang mà ta sẽ phải mang theo khi ta trút hơi thở ở kiếp người và chính nó là yếu tố duy nhất quyết định cho địa điểm mà ta sẽ tái sinh đến trong các đời sống vị lai.

Do thấy rõ được cảnh khổ của chúng sinh trong sáu cõi giới luân hồi này, mà Bồ tá

 

Nếu ta biết rõ những nguyên nhân và kết quả trên , ta phải cố gắng tránh tạo những điều ác ( tham lam, sân hận, si mê, giết hại sinh vật, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu.), và nỗ lực làm những điều thiện (không tham lam, không nóng giận, bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, cúng dường, phóng sinh,.) để đem an lạc, hạnh phúc cho mình và cho người. Bài học công bằng mà tất cả chúng ta đều thuộc lòng, đó là, nếu mình đem hạnh phúc cho người, thì mình sẽ được an vui, ngược lại, đem khổ đau cho người, thì chính mình sẽ chịu sự bất hạnh. Niềm hạnh phúc và an lạc ấy hoặc sự bất hạnh và khổ đau ấy, đã, đang và sẽ được chính ta, tạo ra và được ta thừa hưởng ngay trong đời sống này và sau khi chết.

 

Những người tu hành đã đắc đạo, họ an lạc, tự tại, thong dong giữa hai bờ sống chết, họ có thể tái sinh về bất cứ cõi giới nào họ muốn. Còn chúng sanh mê muội, phàm phu tục tử đều phải tùy nghiệp mà thọ sanh, tức là sau khi chết, phải chịu sự dẫn dắt của nghiệp lực mà thọ sanh về cảnh giới thích ứng cho nghiệp mà mình đã gây tạo. Nói vậy không có nghĩa là Phật tử tin vào thuyết định mệnh, tức là cái đã sắp đặt saün mọi chuyện, mình phải đi theo cái có sẳn ấy. Ở đây, không phải vậy, người Phật tử tin rằng mình là chủ nhân ông của chính mình, tuy nhiên, một khi mình không làm chủ được mình để cho ác nghiệp đã được xảy ra, thì chính cái nghiệp ấy sẽ trở lại điều khiển mình. Do đó người Phật tử hãy thận trọng trong mọi hành vi, lời nói và ý nghĩ của mình, từ nơi đó sẽ đưa chúng ta tới an lạc, và cũng từ nơi đó sẽ đưa chúng ta đến khổ đau.

 

Lời kết :

 

Tuy tác phẩm “Chết và Tái sinh “ được phụ thêm vào những đề tài khác để dẫn chứng cho những điều mà Phật Giáo Tây Tạng và Phật Giáo trong thời hiện đại rất quan tâm như : ý tưởng thành lập các dưỡng đường tiếp dẫn cho người chết sắp lâm chung và trước nhất phải luyện tập quán tưởng về cái chết thường xuyên hơn …. Người đọc sẽ rất thích thú với nhiều đề mục khác như :

 

-Bằng chứng sống về Thuyết Tái sinh.

-Bạn muốn “ngày ấy “ như thế nào ?

-“Dưới ánh sáng của một cái chết “do Rich Fields, một nhà văn, một nhà thơ, vừa là đệ tử của Lạt Ma Chogyam Trungpa Rinpoche đã được tạp chí Tricycle phỏng vấn .

-Bản Việt dịch “Tỉnh Thức về cái chết” từ nguyên tác Anh Ngữ “Awareness of Death “ do His Holiness Dalai Lama giảng

 

Chúng ta sẽ gặp thêm tiết mục Cúng Cháo rất là thiết thực trong nếp sống thiền môn và cuộc đời tu tập trong bận rộn của Bác Sĩ Phật tử người Úc Alan Molloy

 

Kính xin trân trọng đa tạ TT Thích Nguyên Tạng đã cống hiến cho Phật tử và những ai muốn tự mình chuẩn bị những tư lương để “ ngày ấy “chợt đến không hãi sợ và lo lắng ….một tác phẩm đáng để nơi đầu giường mà chiêm nghiệm thường xuyên hơn .

 

Đã lần nào bạn..xem qua tác phẩm?

Với đề tài hiện thực “ Chết và Tái Sinh “

Theo quý Lạt Ma …Là cách tu tập tâm linh

Thực ra từ nguyên thủy …

Đức Thế Tôn đã giảng “Thập Niệm “ có Niệm CHẾT

 

Với Giáo lý Duyên Khởi , duyên sinh …

….Chết không phải là hết !

Mà là tiến trình thay đổi theo luật Vô Thường

“ Tỉnh giác về cái chết “ ..sống mở rộng tình thương

Quán “Bản chất như thật của vạn sự vạn vật “

 

Kính mời bạn tìm hiểu những tiết mục thật an lạc

Để trân trọng đời sống một kiếp người

Để tu tập tinh tấn không phóng dật biếng lười,

Ý thức “Chết là một pháp tu “ mới là Tuệ giác

Kính trân trọng giới thiệu

Bản soạn dịch …..mênh mông hương bát ngát !!!

 

Melbourne ngày 22/3/2022

Huệ Hương


 

 
facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/06/2017(Xem: 4679)
Kyle Huỳnh, 15 tuổi, chọn cái chết làm lời cảnh tỉnh
05/05/2017(Xem: 6114)
Ta làm người để sống yêu thương Ta chia sẻ để cùng hiểu biết Ta cho nhau trong từng hơi thở Ta cùng nhau xây dựng cuộc đời. Phát triển bền vững là châm ngôn của nhân loại, ai cũng mong được bền vững lâu dài đến nhiều thế hệ mai sau. Chúng ta phát triển kinh tế nhưng phải giữ cho môi trường không bị ô nhiễm, muốn vậy phải sống đạo đức và gương mẫu. Ta biết kiến thiết và tái tạo tài nguyên thiên nhiên và cũng biết truyền lại những kinh nghiệm quý báu cho con cháu thì mới thật sự bền vững và lâu dài. Đạo đức và gương mẫu như đôi cánh chim không thể thiếu một, vì có đạo đức là có gương mẫu. Không đạo đức dù có nói gì cũng trên lý thuyết và sách vỡ mà thôi. Một sự thật?
01/05/2017(Xem: 4929)
Vào thời Phật còn tại thế, có một mệnh phụ phu nhân là một Phật tử thuần thành, bà thường xuyên cúng dường Trai Tăng. Một buổi nọ, khi đang dâng thực phẩm cúng dường lên chư Tăng thì bà nhận được một tin hết sức bất hạnh trong gia đình nhưng vẫn thản nhiên, bình tĩnh như không có chuyện gì xảy ra. Bà bỏ lá thư vào túi rồi tiếp tục việc dâng thức ăn cúng dường.
01/05/2017(Xem: 7216)
Các giấy tờ tùy thân cho biết được cụ ông Mbah Ghoto sinh vào tháng 12/1870. Vừa qua, hôm 12/4 cụ được đưa đến bệnh viện vì sức khỏe yếu và có dấu hiệu xấu đi. Cháu nội Suyanto nói rằng từ khi rời bệnh viện trở về nhà thì cụ Mbah Ghoto chỉ ăn được 1 muỗng cháo và uống rất ít nước. Tuy nhiên “Việc này chỉ xảy ra được vài ngày rồi cụ nhất quyết nhịn ăn và nhịn uống” – Suyanto cho hay.
29/04/2017(Xem: 5986)
Nỗ lực 20 năm của chị Thuỷ đã đưa cậu con bị bệnh tim và down - từng bị các bác sĩ giỏi nhất ở Việt Nam từ chối chữa - trở thành sinh viên Mỹ.
24/04/2017(Xem: 11089)
Kiến thức khoa học gia tăng mỗi ngày theo cấp số nhân, nhưng những khám phá mới đặc biệt mang tính đột phá, thách thức nền tảng thực tánh của mọi hiện tượng là điều thật sự xa vời. Một lãnh vực đang là tâm điểm nghiên cứu cho nhiều bác sĩ và các nhà thần kinh học là sự liên hệ giữa tâm thức, não, và thần thức của con người.
02/04/2017(Xem: 6303)
Ba thân Trung ấm: Thượng, Trung, Hạ đều có cùng một hình tướng bằng một đứa bé lên bảy tuổi như Đại Trí Độ Luận đã nói. Phải nói đây là sự bình đẳng về mặt tinh thần, không có sự sai biệt về giai cấp vật chất như lúc thân người còn sống trên cõi Trần. Lúc sống, có người bị mù lòa, câm điếc, tàn tật, ngớ ngẩn, lớn con, cao, thấp, đẹp người hay xấu xí..., kể cả giàu, nghèo, chức cao phận lớn, vua, quan, hay thứ dân hèn mọn... Đến khi chết, ai cũng đều có cùng một thân Trung ấm đồng cỡ như nhau ở bên k
02/04/2017(Xem: 5566)
Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.
01/04/2017(Xem: 5355)
Sau khi nhịp đập của con tim bị ngừng lại và cùng lúc 5 giác quan của toàn thân con người không còn biết cảm giác, gọi là Chết. Nhưng thức A-lại-da bên trong vẫn còn hằng chuyển liên tục và hoạt động một mình. Sự hoạt động đơn phương của nó y như lúc con người còn sống đang ngủ say.Thức A-lại-da hoạt động một mình, không có 5 giác quan của cơ thể bên ngoài cộng tác.
11/03/2017(Xem: 6250)
Những cái chết tức tưởi của thời nay
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]