Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Oan Hồn và Nghiệp

23/03/201918:27(Xem: 4447)
Oan Hồn và Nghiệp


phat thuyet phap

Gần đây và không những gần đây, những hiện tượng bất bình thường trong cuộc sống mà nhiều người tin là sự báo oán do oan gia trái chủ nhiều đời bách hại, khi y học bó tay, họ hướng về tâm linh một cách mê vọng, xem đó là điểm tựa cuối cùng.


Theo nhà Phật, y báo và chánh báo tùy thuộc phước nghiệp của mỗi cá nhân, do vậy, sự bất bình đẳng về trình độ, về vị thế, về thụ đắc sản nghiệp, về sự may rủi trong đời không ngoài năng lực nhân quá khứ tác thành quả hiện tại mà nhà Nho cho là “nhất ẩm nhất trác mạc phi tiền định” nghĩa là có sự định đoạt từ trước, vậy ai định đoạt ? họ cho là ông Trời! Kito giáo quan niệm: “ cộng lông sợi tóc trên đầu rơi xuống không ngoài ý muốn của Thượng Đế” do những quan niệm như thế đã biến nạn nhân thành kẻ thụ động; Nguyễn Du từng nói: “ có trời mà cũng có ta – xưa nay nhân định thắng Thiên cũng nhiều”…

Vậy nghiệp là gì?

Nghiệp là thuật ngữ được dịch từ chữ karma tiếng Phạn. Karma được dịch là Nghiệp. Nghiệp là nguyên nhân đưa tới Quả báo, cả hai tạo thành Luật Nhân-Quả. Nhân và quả liên tục luân lưu đưa đến vòng xoay qua sáu nẻo luân hồi không dứt. 

Nghiệp được hình thành do ba nguyên nhân: thân – khẩu và ý. Ý là chủ đạo hình thành nghiệp nhân. Nghiệp có hai loại, định nghiệp và bất định nghiệp. Nhân của định nghiệp do ý tác động có chủ đích; nhân của bất định nghiệp do tính vô ký hình thành.

Kinh Pháp Cú, phẩm Song Yếu. Đức Phật đã dạy rằng: "1) Ý dẫn đầu các pháp. Ý làm chủ, ý tạo. Nếu với Ý ô nhiễm. Nói lên hay hành động. Khổ não bước theo sau. Như xe, chân vật kéo. 2) Ý dẫn đầu các pháp. Ý làm chủ, ý tạo. Nếu với Ý thanh tịnh. Nói lên hay hành động. An lạc bước theo sau. Như bóng, không rời hình."

Nghiệp chung còn gọi là cộng nghiệp và nghiệp riêng cho từng cá nhân gọi là biệt nghiệp. Sống chung trong một quốc gia, sanh cùng một gia đình, sinh hoạt cùng một cộng đồng…đó là cộng nghiệp, vì chịu tác động chung một số phận đẹp xấu sướng khổ…Tuy vậy, mỗi cá thể có những nhu cầu, những ảnh hưởng giáo dục, những may mắn hoặc khổ đau riêng… gọi là biệt nghiệp. Nhân nghiệp đưa đến quả báo cảm thọ gọi là nghiệp báo. Tuy nhiên, nghiệp báo không hoàn toàn buộc chúng ta phải tuân phục một cách thụ động hoàn toàn như sự an bày của định nghiệp Trong kinh A-Hàm Đức Phật dạy: "Người gây nhân bất thiện, biết tu thân, tu giới, tu tâm thì quả sẽ đổi thay. Nếu người gây nhân bất thiện mà không biết tu thân, tu giới, tu tâm thì gây nhân nào sẽ thọ quả nấy". Như vậy chúng ta thấy rõ muốn thoát Nghiệp phải tu tập tích lũy công đức, càng nhiều công đức thì chúng ta mới có thể hóa giải dần để chuyển nghiệp mà chúng ta đã tạo, nên gọi "Tu là chuyển Nghiệp" hay "Tu là giải Nghiệp".

Trong kinh Na Tiên tỳ kheo, vua Milanda hỏi Na Tiên:

"Thế thì nghiệp nó nằm ở đâu ?". Tỳ kheo Na-tiên trả lời như sau : "Thưa Đại vương, không thể bảo nghiệp được "cất giữ " một nơi nào đó [cố định] trong cái tri thức luôn luôn chuyển động không thể nắm bắt được, hoặc một nơi nào đó trong thân xác. Thế nhưng nó lại tùy thuộc vào tâm thức và vật chất(thân xác) và sẽ phát hiện vào một thời điểm thích nghi. Cũng thế không thể bảo rằng các quả xoài được "cất giữ" một nơi nào đó trong cây xoài, thế nhưng nó lại lệ thuộc vào cây xoài và hiện ra (đơm quả) khi mùa màng thích nghi"…

Hạt giống tiềm ẩn trong tạng thức, hội đủ nhân duyên cơ, lý,địa, thời sẽ trổ quả báo, ngoại trừ nghiệp nhân được hóa giải bằng sự tu tập.Nghiệp báo tùy thuộc vào cường độ tác ý cá biệt.Nghiệp báo phát tác qua ba giai đoạn: hiện báo – sanh báo – hậu báo

Phật dạy: "Ác nghiệp chính do mình tạo, tự mình sinh ra. Ác nghiệp làm hại kẻ ngu dễ dàng như kim cương phá hoại bảo thạch... Làm dữ bởi ta, mà nhiễm ô cũng bởi ta; làm lành bởi ta, mà thanh tịnh cũng bởi ta. Tịnh hay không tịnh đều bởi ta, chứ không ai có thể làm cho ai thanh tịnh được."

***

Như vậy, quả báo hiện thời do hội tụ đủ nhân và duyên để trổ quả. Nhân và duyên trong cuộc sống hiện tại do phương tiện sống, do tâm thức tác động và do cộng hưởng xã hội. Riêng ở phạm vi tâm linh, trong một môi trường âm trưởng dương suy, môi sinh, thực dưỡng quá nhiều âm chất, tư tưởng yếm thế bi quan, cơ địa suy nhược… dẫn đến nhiều hệ lụy bất kham. Chấn động lực địa lý cộng hưởng tâm thức bi lụy đưa đến suy nhược thần kinh, xuất hiện ảo giác. Tu là cách hóa giải, chuyển hóa nghiệp thức và quả báo. Không một ngoại lực nào hóa giải nghiệp lực cho một cá thể nếu cá thể tự thân không tự chuyển hóa tư tưởng, nhân cách sống theo chiều hướng tích cực trong sáng và nhân hậu, đem lại lợi ích cho tha nhân. Tha lực chỉ là nhân tố trợ duyên cho một cá thể có đủ nhân cách tự vượt.

Theo tinh thần Phật giáo như thế thì việc cầu đảo khấn vái đều là hình thức mê tín. Nếu hình thức cầu đảo có kết quả thực sự thì chả cần phải tu, có tiền bỏ ra nhờ thầy cúng vái; dĩ nhiên kẻ giàu sẽ được thoát nạn và người nghèo chấp nhận kiếp trầm luân khổ nạn. Xã hội hiện thời cho thấy, không thiếu đại gia đủ điều kiện bạc vạn cúng vái cầu đảo, dâng sao giải hạn mà hạn vẫn không thoát, tù tội vẫn đeo mang. Lợi dụng tín ngưỡng dẫn dắt quần chúng vào đường mê tín, tiền mất tật mang.

Báo Lao Động trưng dẫn chùa Ba Vàng, Quảng Ninh, hàng tháng thu nhập hàng tỷ đồng để giải oán cho bao nạn nhân mê muội, mỗi vụ giải oán từ vài triệu đến hàng chục triệu. Không chỉ chùa Ba Vàng, trước đây chùa Viên Giác đường Bùi Thị Xuân, Tân Bình cũng mã hóa tôn tượng Phật, mà vị trụ trì là thành viên Ban nghi lễ thực hiện; hiện nay còn nhiều nơi lợi dụng niềm tin thiếu chánh pháp lạc dẫn chúng sanh nghiệp chồng nghiệp mãi kết duyên với sáu nẽo luân hồi, thay vì giảng dạy giáo lý chánh pháp Như Lai để họ tự cởi trói nghiệp quả, gieo nhân lành nghiệp duyên, đó là mục đích ra đời của đưc Phật.

Một tín đồ ngoại đạo lễ bái lục phương, đức Phật do duyên đó, chuyển hóa cầu đảo lục phương thành trách nhiệm sáu lãnh vực trong quan hệ tương liên với cuộc sống cho người ngoại đạo. (Xem kinh Thi-ca-la-việt, tức kinh Thiện Sanh) Trái lại, đệ tử Phật hướng dẫn quần chúng từ chân lý sang qua tà thần để mong tránh được quả báo.

Giáo hội kêu gọi bài trừ mê tín đốt vàng mã, trong khi thành viên và cơ sở của Giáo hội từ Nam ra Bắc, một số nơi vẫn phát triển hiện tượng phi chân lý của nhà Phật.

Trách nhiệm này thuộc về ai nếu những nơi ấy vẫn thuộc hệ thống GHPGVN hiện nay?

Minh Mẫn



Phat thuyet phap 7


  NHƯ TRÒ HUYỄN ẢO

Khi còn sống ta mượn thân tứ đại
Chẳng có gì mà thuộc cái của ta
Lúc chết đi đâu trả về lại đó
Còn chi đâu cúng thỉnh giải trừ oan.


Người tu Phật không nhẹ tin mù oán
Đừng nghe ai hướng dẫn lệch lối đi
Hãy cùng nhau tham vấn bậc minh sư
Khai mở trí trên con đường hành đạo.


Thời buổi này biết bao chuyện trân tráo
Kẻ buôn thần người bán thánh tội ghê
Viết đến đây lòng cảm thấy ê chề
Thôi hãy cứ xem như trò huyễn ảo.



    Dallas Texas, 22-3-2019
               Tánh Thiện
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 6450)
Tính chất độc nhất vô nhị, năng lực của giáo lý Trung ấm, nằm ở chỗ qua sự chỉ rõ tiến trình chết, nó còn gợi cho ta cả tiến trình sống. Trước hết, ta hãy quan sát ba giai đoạn chính của cái chết.
08/04/2013(Xem: 5192)
“Chết là thời điểm của chân lý”, “Chết là thời điểm anh đối diện với bản thân anh”. Một số người chết lâm sàng sống lại, kể rằng họ thấy diễn lại những chi tiết của đời sống của họ, và được hỏi: “Các anh đã làm gì với cuộc đời của anh? Anh đã làm gì cho người khác? Sự kiện này chứng tỏ, khi chết, . . .
08/04/2013(Xem: 6141)
Cái chết cũng tự nhiên như sự Sống, cũng đầy mầu nhiệm và huyền diệu như sự Sống. Chúng ta cần hiểu về cái Chết để biết Sống, ngược lại ta phải thông suốt về sự Sống, để hiểu về cái Chết. Chết không phải là sự cáo chung của cuộc đời, nó là sự gián đoạn của một dòng chảy.
08/04/2013(Xem: 6365)
Theo một cuộc điều tra thống kê của Viện Gallup trên toàn nước Mỹ năm 1982 về tỷ lệ người Mỹ tin ở thuyết tái sanh, con số của Viện Gallup đưa ra có thể nói rằng là một con số bất ngờ: 1/4 người Mỹ tin ở thuyết tái sanh, 1/4 trên tổng số dân khoảng 250 triệu là bao nhiêu? Người Mỹ vẫn nổi tiếng trên toàn thế giới là thế tục, . . .
08/04/2013(Xem: 7147)
Trong loạt bài trước tôi có đề cập sơ qua về kỹ thuật làm clone sinh vật và có hẹn trở lại vấn đề nầy, do yêu cầu của một số độc giả, hôm nay tôi xin dẫn quí vị vào một lãnh vực đang được chú ý hiện nay. Đa số quí vị cũng như tôi đều biết thật là mơ hồ tới kỹ thuật clone sinh vật nên có nhiều ngộ nhận khá vui có khi còn đưa tới những suy tư vô ích.
08/04/2013(Xem: 5339)
Có Ma hay không có Ma ? Ma là gì ? Ma ở đâu ? Ma có làm hại được ta hay không ? Phải trừ Ma như thế nào ?... Đó là những câu hỏi có thể nêu lên cho ta, vì trong số chúng ta đây, có thể có người chưa hề « gặp Ma » bao giờ, nên tò mò cũng muốn biết xem Ma ra thế nào, hoặc có người đã từng « thấy Ma » nên vẫn còn bị Ma ám ảnh, . . .
08/04/2013(Xem: 5223)
Tháng mười hai năm nhâm ngọ, tại chùa Diệu thích ở Nhạn môn tổ chức pháp hội niệm Phật mời tôi đến thuyết giảng và đúc kết thành bản thảo này. Lúc đó luật sư Liễu thích đang bịnh nặng ngày đêm muôn vàn sầu khổ, khi luật sư đọc qua bản thảo nỗi buồn vui lẫn lộn, liền buông xả thân tâm tạ từ thuốc thang dốc lòng niệm Phật.
08/04/2013(Xem: 5067)
Hôm nay (29/3) trước Uỷ ban Năng lượng và Thương mại của Quốc hội Mỹ, các nhà khoa học - những người đề xuất việc nhân bản một đứa bé đã chết - sẽ đưa ra những lý lẽ nhằm bảo vệ dự án của mình. Bên kia “chiến tuyến”, những người phản đối cũng đã sẵn sàng vào cuộc.
08/04/2013(Xem: 4777)
Chỉ trong vòng 50 năm qua, ngành sinh học và y học thế giới đã phát triển nhanh chóng hơn là trong khoảng thời gian 50 thế kỷ trước, về hiểu biết cũng như khả năng tác động của con người trên sự sống. Sự phát triển này cũng làm nẩy sinh lên một số vấn đề đạo đức mới, được gom lại dưới danh từ "sinh đạo đức"(bioéthique).
08/04/2013(Xem: 4977)
Trong đạo Phật chúng sanh là do Nhân Duyên 5 Ấm hội hợp mà thành thì trong đó Thân là thuộc về Sắc Âm còn Tinh Thần là Thọ, Tưởng, Hành, Thức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]