Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Nói Thêm về Sự Tái Sinh

07/04/201720:40(Xem: 5154)
15. Nói Thêm về Sự Tái Sinh
THIỀN QUÁN
VỀ SỐNG VÀ CHẾT
Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành
The Zen of 
Living and Dying
A Practical and Spiritual Guide

Nguyên tác Anh ngữ:
Đại Sư Philip Kapleau

Việt dịch: 
HT.Thích Như Điển
TT. Thích Nguyên Tạng

Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc
Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu
Ấn Hành 2017

15.NÓI THÊM VỀ SỰ TÁI SINH

Việt dịch: 
HT.Thích Như Điển

Hiệu Quả Của Đạo Đức

Rõ ràng là đạo đức liên hệ cố hữu trong việc tái sanh và chính một nửa kia là nghiệp lực. Để nhớ lại những hành động sản sinh ra bệnh khổ của một cuộc đời trước đó và để thấy được kết quả trong những đời sống kế tiếp dẫn chúng ta đến một sự kết luận rằng: Trong một ý nghĩa căn bản thì chúng ta là chủ nhân của chính vận mệnh của mình. Chúng ta có trách nhiệm cho những tình trạng về đời sống của mình tốt hay xấu. Những kết quả lành của niềm tin này mang đến cho cả hằng triệu Phật tử và tín đồ của các Tôn Giáo khác, khi họ nhìn lại chính họ như là nguyên nhân của những bệnh khổ của họ. Có ai đó chắc chắn rằng chẳng sớm thì muộn - nếu không phải trong đời sống này, thì ở một kiếp sống khác - điều gì họ đã gieo, họ sẽ có suy nghĩ 2 lần trước khi làm một điều gì đó bất thiện.

Nhà đông phương học Max Müller về việc tái sanh, đã viết như sau:

Chúng ta có thể nghĩ thế nào đi nữa về những điều kiện mà thuyết này dựa vào, đều có ảnh hưởng về nhân cách của con người một cách bất tư nghì. Nếu có một con người cảm thấy rằng những gì mà anh ta không gặp sự khuyết điểm trong kiếp này thì chỉ có thể là kết quả của một vài hành động của đời sống về trước đó, anh ta sẽ chịu khổ đau trầm trọng, giống như một người tội lỗi mà còn phải trả thêm một tội cũ nữa. Nhưng nếu anh ta hiểu thêm rằng ngoài ra những gì ở trong đời sống này, anh có thể đặt trên đạo đức căn bản trong tương lai anh ta sẽ có động cơ cho những điều thiện ... không có gì có thể mất đi cả ... (25)

Có những bằng chứng về những ảnh hưởng đạo đức, dựa thêm trên niềm tin đó của những con người trong quá khứ. Một thống kê của người Anh làm cách đây hơn 100 năm trước về những tội phạm tại Ấn Độ dẫn chứng rằng: "Đối với người Âu Châu cứ mỗi 274 người có một người phạm tội; giữa những tín đồ gốc Thiên Chúa Giáo thì mỗi 799 người có một người phạm tội; giữa tín đồ Phật Giáo thì mỗi  3.787 mới có một người phạm tội." (27)

Hai yếu tố không thể khiếm khuyết sản sinh ra nhiều sự hiểu biết sâu xa của thực tại để xác lập về những hành vi đạo đức. Đó là sự lo ngại về nghiệp quả ảnh hưởng của những việc làm của chúng ta, trong sự tồn tại sau đó, và cũng chẳng rõ biết về những cái quả mà qua hành động chúng ta sẽ gặt hái chẳng thể thiết lập được một sự kiện nào đó từ cuộc sống trước, mà điều ấy đã sản sinh ra sự khổ đau cho chúng ta trong đời sống này và bây giờ thì xác thật. “Chính hành động của tôi, cuối cùng là nguyên nhân”. Đây là một sự nhận định sâu sắc về một hướng đi tâm linh.

Di Truyền, Môi Trường Hay Nghiệp

Đặc tánh biểu hiện vật lý không phải là bản chất của sức mạnh đời sống hoặc sức mạnh nghĩ rằng vượt qua khỏi từ sự sống và việc tái sanh. Những gì còn tồn tại lại từ cuộc đời trước của chúng ta được biểu lộ bởi sự cấu tạo di truyền, tình huống bên ngoài và những khuynh hướng nào đó. Sự lo lắng, tình yêu một chiều và sự đa dạng với những khuynh hướng tình cảm khác có thể cũng sẽ nối tiếp qua một kiếp khác. Những ảnh hưởng lẫn nhau của hoàn cảnh bên ngoài và năng lực của nghiệp kết lại và tạo ra một chúng sanh khác, mà họ cũng có sức mạnh để thay đổi hoàn cảnh chung quanh của họ. Điều chắc chắn rằng đứa bé khi sanh ra màu da đậm thì cha mẹ cũng da đậm, hoặc giả một người được sanh ở Caucasians da sẽ màu trắng. Ngoài ra có một số đặc tính khác mà một cá nhân mang theo. Francis Story đã diễn tả việc này như sau:

Ở đây nguyên tắc của sự gây chú ý được thể hiện. Năng lực của sự suy nghĩ sẽ kéo đến một thước đo tự nhiên, những gì mà giống nhau với nó và cũng như vậy cho một vài sáng tạo bên ngoài và tự mô tả chính xác tình huống của mình. Những điều này cũng ảnh hưởng lên những tỉnh thức của chánh niệm. Do vậy cho nên hình thức di truyền và môi trường cả hai cũng đều kết lại và tạo ra hình thức một con người mới. Nếu mà nghiệp cũ quá xấu thì những điều kiện bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến “sự xấu xa” này; như vậy thì duy nhất chỉ có năng lực mới của ý chí sẽ là những gì mà tâm thức có thể vùng dậy vượt qua những ảnh hưởng của nó và có thể sẽ tạo nên một vận mệnh tốt hơn (27).

Tất nhiên cũng có nhiều người nhìn giống nhau từ đời này qua đời khác - nhưng với điều kiện họ phải sinh ra trở lại cùng là con người. Có nhiều trường hợp rất là đặc biệt, trong đó có những người có các dấu hiệu khác thường trên thân thể, mà họ cho rằng đã có những dấu vết tương tự như vậy trong đời trước đó. Dấu vết khi sanh ra cũng vậy có thể là do xu hướng vật lý của nghiệp lực, tại vì không có một người nào rõ biết là tại sao có người thì có nó mà những người khác thì không. Stevenson đã có những sự nghiên cứu hấp dẫn về dấu vết khi sanh ra này cả hơn 10 năm như vậy. Khi so sánh những ký ức về những đời trước của những đứa bé có những dấu vết không bình thường và sự khiếm khuyết trong những bài tường thuật về những vết thương trong cuộc đời trước đó. Ông ta đã tìm ra được sự liên quan giữa những vết thương của đời sống trước đó và dấu vết khi mới sinh ra trong cuộc đời này. Ông ta cảm thấy rằng những kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những bằng chứng “mạnh nhất mà chúng ta có được để chứng minh về sự tái sanh.” (28)

Nếu những tính chất vật lý và tâm lý của chúng ta đến chỉ đơn thuần từ sự di truyền hay môi trường, vậy thì phải giải thích như thế nào về môi trường và hoàn cảnh không bình thường khi một cặp song sanh bị tách rời nhau khi sanh ra? Sự nghiên cứu đã dẫn chứng cho thấy rằng sự giống nhau một cách kinh ngạc của những cặp sinh đôi này về cả hai hành vi, luôn cả nhiều việc khác như tên tuổi của những người mà họ đã kết hôn, ngày tháng kết hôn, tên tuổi của những đứa trẻ và đồ mặc ưa thích, thức ăn, niềm vui thích và nghề nghiệp. Ngay cả nếu đó là sự thật thì tất cả những sự phù hợp này hoàn toàn là những kết quả sự giống nhau của di truyền học. Vẫn còn đó một không gian cho sự suy nghĩ về nghiệp lực và sự tái sanh đã tạo ra ảnh hưởng trong cuộc đời của họ. Tại sao như thế? Bởi vì mỗi người đều chọn cha mẹ tương lai cho chính mình. Do vậy, theo quan điểm của Phật Giáo, chúng ta cũng có thể chọn riêng cho việc ảnh hưởng di truyền thích hợp cũng như những điều kiện chung quanh cho trước và sau khi sinh ra, mà điều này sẽ ảnh hưởng đến những hành vi trong tương lai của chúng ta.

Có thể nói rằng di truyền và môi trường là sự biểu thị của định luật đo lường về tâm linh của nghiệp lực và sự tái sanh trên bình diện vật lý. Để mà định đoạt được yếu tố cấu thành nào - nghiệp lực, vị trí di truyền hay là ảnh hưởng đến môi trường - có ảnh hưởng mạnh nhất lên đời sống của một con người, điều ấy chẳng phải có thể giản đơn. Vì vậy người ta chỉ có thể nói rằng: Tùy theo tình huống của sự việc, cả hai sự giải thích đều có thể áp dụng được và vẫn giữ đúng ý nghĩa rằng sự truyền tiếp của nghiệp có một phần là do di truyền và ảnh hưởng của môi trường mà thành tựu. Như chúng ta biết rằng sự di truyền đơn lẻ được đón nhận từ tổ tiên qua cha mẹ của họ chỉ là một sự đóng góp cho một cá nhân.(29)

Nếu không có lòng tin vào nghiệp lực và tái sanh thì làm cách nào chúng ta giải thích được. Thí dụ cho nhiều sự tái sanh những hiện tượng sợ hãi vào thời còn non dại, sự phát triển tự phát của những đứa trẻ có năng lực siêu việt, hiện tượng của lưỡng tính, những ngu đốn và thông minh, bị bịnh tự kỷ khi còn nhỏ dại, những đứa trẻ thần đồng sống trong một gia đình bình thường với cha mẹ và ngay cả chính những đứa trẻ từ khi còn nhỏ đã có những sự ưa thích đặc biệt thuở ấu thơ của nó chăng? Đối với những người nào nếu tin vào việc tái sanh thì người ta có thể không có vấn đề gì để chấp nhận rằng những hiện tượng này là kết quả liên quan và bắt nguồn từ những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ. Chỉ khi nào mà người ta hiểu rằng sự tái sanh là sự chuyển sanh từ một “linh hồn”. Francis Story đã viết: “Thì đó là sự tương phản giữa (sự tái sanh) và những điều được biết rõ ràng về sự thật của di truyền học”. (30)

Một nhà nữ di truyền học, người mà tôi đã nói về việc đó và giải thích cho tôi rằng: “Chẳng có một nhà di truyền nào mà người ấy không phải là một Nazi, lại cố gắng tạo nên một trường hợp mạnh để cho rằng những hành vi của con người được định sẵn không lay chuyển bởi di truyền. Có những chứng cớ cụ thể chứng minh rằng những kết quả chúng ta có thể hướng chúng ta đến một mô hình của những hành vi. Dù sao đi nữa những yếu tố khác cũng có thể giữ một vai trò quan trọng” (31).  Rõ ràng rằng những giải thích mang tính cách sinh vật học và xã hội học vẫn để lại nhiều câu hỏi không thể trả lời.

Cha Mẹ, Con Cái Và Tái Sanh

Nghiệp lực nối liền giữa cha mẹ và con cái rất là mạnh mẽ. Bởi vì cha mẹ là những người sanh ra chúng ta, chúng ta phải có nghĩa vụ cảm ơn họ. Chúng ta đã được kéo vào và sanh ra bởi cha mẹ, với (một hay cả hai) người mà  chúng ta có sự liên hệ về nghiệp lực. Sự liên hệ này cũng là con đường kết nối giữa họ và chúng ta. Trong một gia đình có sự liên hệ lành mạnh thì tình thương vô điều kiện mà những đứa trẻ cảm nhận từ cha mẹ của chúng, sẽ hỗ trợ cho chúng trong suốt đời của chúng. Trẻ con có một khoảng thời gian khá dài để trở thành hoàn toàn tự lập và nếu không có tình yêu cũng như sự trợ lực của cha mẹ hay của những người trưởng thành khác, thì chúng chẳng thể tồn tại.

Điều thường cho thấy rằng, những đứa trẻ bị cướp đi tình thương sẽ thất bại để phát triển và có thể phải chết nữa. Chúng sẽ trở nên trầm cảm và khép kín, cho thấy những dấu hiệu căng thẳng của cả hai mặt vật lý và tâm lý.

Hãy nhớ đến thời gian mà bạn đã xem một cuộn phim hay nghe những câu chuyện của một người con trong cơn hoảng hốt của cái chết, đã gọi lớn mẹ nó hay cha nó. Ngay cả việc tốt hay việc xấu, thì ảnh hưởng của cha mẹ của chúng ta - sự hiện diện hay khiếm diện của họ, sự quan tâm lo lắng hay ít quan tâm của họ, đời sống đạo đức hay sự phóng túng, sự mẫu mực hay sự ngụy thiện - chúng sẽ phủ lên cuộc đời của chúng ta, ngay cả chúng ta cùng một lúc cũng đã ảnh hưởng với cha mẹ của chúng ta.

Bây giờ đặt ra một câu hỏi rằng: Nếu là một nhân tố bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ cha mẹ của chúng, vậy thì phải giải thích như thế nào về việc sẩy thai và chết yểu? Hoặc giả, hoang mang hơn nữa, tại sao người mẹ đã phá thai? Thật tế là sự khổ não lớn lao ấy, những việc này gây ra cho cha mẹ, đặc biệt là người mẹ, là bằng chứng cho sự liên hệ mạnh mẽ đang hiện hữu, ở giữa cha mẹ và con cái chưa được sanh ra. Chỉ có rất ít những người mẹ khi đang mang thai mà ít quan tâm với đứa con mình đang mang trong bụng! Điều đặc biệt hiển nhiên là trong thời gian này thân thể của người mẹ có sự chú tâm lớn hơn về cơ thể của mình. Họ phải dừng uống rượu và các chất cà phê, dừng thuốc lá, thực tập nhiều và bắt đầu ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng cân bằng - tất cả đều dành cho đứa trẻ của họ. Rất tiếc cũng có những trường hợp bất hạnh, dẫn đến sự chấp thủ không tốt. Ví dụ như khi người mẹ bị liên lụy về ma túy mà không có một sự cố gắng nào để trị liệu sự nghiện ngập của mình vì sự sống còn của con mình.

Những ràng buộc tiêu cực cũng rất hiển nhiên trong những trường hợp phá thai xảy ra không có sự ép buộc nào. Mặc dù đứa bé chưa sanh bị lôi cuốn bởi một cặp cha mẹ nào đó, tại vì người mẹ do những lý do về hoàn cảnh nghiệp lực trong thời gian thọ thai, không có thể chấp nhận sự lựa chọn để trở thành môt người mẹ. Khi nói chuyện với những người đàn bà phá thai, tôi đã thấy nơi họ nhiều sự sai quấy, lo sợ và sự đau đớn mà họ phải giáp mặt. Quyết định của họ để phá thai không phải dễ dàng hoặc trong tâm thức họ thường hay phân vân suy nghĩ và tìm hiểu kỹ càng trước khi đưa đến quyết định để phá thai. Không còn hoài nghi gì nữa về sự liên kết giữa cha mẹ và những đứa con đang mang trong bầu thai của họ, một sự kết nối trong sự đau đớn.

Điều quan trọng để nhận thức rằng có nhiều hơn một nguyên nhân trong vòng tiếp nối ấy để cho vài đứa trẻ được sanh ra, mà sức mạnh sống chính là một trong những nguyên nhân. Cũng vậy khả năng vật lý sinh sản của cha mẹ và sự sẵn sàng của người mẹ để mang con mình trong suốt thời kỳ mang thai cũng rất là quan trọng. Điều này để nói rằng không chỉ có người mẹ lãnh trách nhiệm cho việc sẩy thai hay sinh ra đứa bé. Tuy nhiên ở đây có thể là do thể chất cũng như sự cấu tạo của nghiệp lực làm chủ, để cho sự tiếp tục của việc mang thai không thể thành tựu. Hãy nhớ rằng: Chúng sanh sẽ được hình thành ấy chỉ là một nửa mặt của bức tranh. Trong khi đứa trẻ có tác động nghiệp lực để sanh ra, nhưng người mẹ cũng có nghiệp lực của bà ta, mà khiến cho bà ta không thể mang thai trong lúc đó.

Một điều có thể khác là điều mà nghiệp của đứa trẻ không được sinh ra là chẳng đủ mạnh để tự mang nó trong suốt thời gian mang thai của mẹ. Có thể rằng nghiệp của nó đã nối kết với mẹ nó rất yếu hay cũng có thể một lý do nào khác quay trở lại về đời trước của nó, nên nó chỉ có thể duy trì sự tồn tại ngắn ngủi trong cuộc đời này. Chúng ta thật ra chẳng thể rõ biết về điều này.

Trong trường hợp sanh sớm, thì năng lực của cuộc sống không kết hợp đầy đủ trứng và tinh trùng cho việc ấu trùng thành tựu. Nhưng ở đây cũng như thế, chỉ là một sự phỏng đoán. Những nhà tâm lý Phật tử bảo thủ tin tưởng rằng: Từ lúc hình thành của một chúng sanh, nó có một tâm thức và điều này với sự hiểu biết rằng giống như một cấp bậc của trạng thái rỗng tương tự với tình trạng tâm thức của những người trưởng thành trong giai đoạn của những giấc ngủ không mộng mị. (32)

Bạn sẽ nhận thấy rằng: Điều buồn thảm trong sự kiện sẩy thai, chết trong lúc sanh hay phá thai, chúng chẳng có nghĩa là sự tham muốn một cuộc sống và sự hấp dẫn của cha mẹ không hiện hữu; đúng hơn là những sự kiện to lớn này có nghĩa là có những yếu tố của nghiệp lực khác đang chi phối.

Tái Sanh, Sở Thích Và Năng Khiếu Đặc Biệt

Nếu một người suốt cả đời hết lòng với công việc của mình, đặt vào một mục tiêu nhất định - ví dụ như là toán học - có thể bị lôi cuốn bởi một đề tài mà đề tài ấy trở thành điểm trọng tâm của anh ta. Cũng như vậy có thể nói như âm nhạc, nhảy múa, nghệ thuật, thể thao - danh sách này có thể dài hơn nữa. Những sự say đắm ấy tất nhiên sẽ ảnh hưởng về nghiệp quả của một con người và sự tái sanh sẽ tiếp theo sau đó.

Như chúng ta được biết có nhiều đứa trẻ được kế thừa một phần hay cả hai của cha lẫn mẹ với những sự việc như vậy. Nếu người cha là họa sĩ thì người con gái của ông ta cũng có năng khiếu như vậy. Lúc đó sẽ có người nói rằng: “Cô ta nhận được tài năng ấy từ người cha”. Và nếu tài năng của người ấy không phải đến từ cha lẫn mẹ, thì anh sẽ nghe người ta nói là: “Chắc chắn phải đến từ ông nội của nó” hoặc là của bà cô hay một người nào khác có liên hệ huyết thống trong gia đình. Tuy nhiên sự phát triển về năng khiếu của đứa trẻ không thể giải thích dễ dàng như vậy - không một người nào trong gia đình từng có khả năng về sự hiểu biết của người khác. Điều ấy có thể là năng khiếu của đứa trẻ đã sẵn có trước khi nó được sinh ra trong đời này chăng?

Bạn hãy nghĩ đến những năng khiếu đặc biệt được gọi là những phép lạ đối với trẻ con. Từ thời cổ đại cho đến ngày nay đã có vô số những ví dụ thực tế của những đứa trẻ ngoại hạng và nó đã chơi một cách phi thường nhanh chóng trong các lãnh vực như âm nhạc, nghệ thuật, ngôn ngữ, khoa học, hay toán học. Nhiều người đã biết như Mozart, đã sanh ra trong một gia đình âm nhạc, nên đã tự mình hình thành từ lúc 4 tuổi. Thế nhưng chúng ta cũng cần phải quan tâm về những sự kiện mà cha mẹ của chúng đã bất nhẫn quyết định về sự thích thú âm nhạc của nó. Có nhiều trường hợp của những đứa trẻ được phát triển những năng khiếu ngoại hạng ở tuổi còn nhỏ như Giannella de Marco: Vào năm 1953 mới được 8 tuổi đã điều khiển ban nhạc hòa tấu London Philharmonic Orchestra; Dimitris Sgouros, lúc vừa mới 7 tuổi lần đầu tiên đã chơi độc tấu sô lô piano và ở tuổi 12 đã tốt nghiệp từ Athens Conservatory of Music với giải thưởng hạng nhất và tước hiệu Giáo Sư của piano (professor of piano); Marcel Lavallard, ông ta đã trở thành là một nghệ sĩ ở tuổi 12 và Tom Wiggins, một đứa trẻ mù lòa của dân tộc Slave (nô lệ), đã chơi piano trong một buổi trình diễn hòa tấu âm nhạc khi mới 4 tuổi, mặc dù sự thông minh của nó rất thấp và nó không nói được. Chẳng có một nhà khoa học nào có thể đo lường được để có thể giải thích vì sao mà lại có những hiện tượng ấy. Chẳng phải là một sự cường điệu để tin tưởng rằng những trường hợp nổi danh này thật đơn thuần từ sự thành tựu của cuộc sống trước đó? Ông Dr. Leslie Weatherhead đã ám chỉ rằng sự tái sanh là câu trả lời:

Có phải một sự ngẫu nhiên của nhóm di truyền đã làm cho một đứa bé gái nhỏ lúc 8 tuổi thành một nghệ sĩ âm nhạc, vượt trội hơn những người trưởng thành cả đàn ông lẫn đàn bà, đã thành công trong nhiều năm về lãnh vực này chăng? Có phải một phần vận mệnh của đứa trẻ ở tuổi 14 có thể viết rành rẽ tiếng Persian? Nếu như vậy thì những cuộc đời này hình như là bất công giống như trò chơi của sự ngẫu nhiên? Hay là điều ấy chứng tỏ rằng họ đã có mặt ở nơi đây từ trước rồi? Platon tin tưởng hoàn toàn về sự tái sanh và việc nổi tiếng của ông là: “Lý thuyết của ký ức” khai mở cho thấy “rõ biết dễ dàng về một sự hiểu biết mà chính sự kế tục ấy đã có một đời sống sớm hơn, cho nên nó tiếp tục một cách dễ dàng! Trong sự đối thoại của Meno (phái giáo đồ), Socrates đã chỉ ra rằng một đứa con trai người Slave (nô lệ) đã rõ biết về quy tắc toán học mà trong đời này chưa hề ai dạy cho ông ta cả”. Ông ta đã quên rằng ông ta từng biết đến chúng nó ... Đối với Socrates đây là một điều đương nhiên rằng khả năng của đứa trẻ là kết quả của những kinh nghiệm mà đã có trong cuộc đời trước đó.

Người ta tự hỏi rằng: Tại sao con người sẵn sàng để chấp nhận ý tưởng về cuộc đời sau khi chết một cách rộng rãi, ở trong thế giới phương Tây như vậy - đã có một quan niệm về ý nghĩ của một cuộc đời có trước khi sanh ra.(33)

 

Kinh Nghiệm Về Cận Tử

Qua sự nghiên cứu đầu tiên và đã xuất bản của Dr. Elisabeth Kübler-Ross vào giữa thập niên 70 đã mang đến một ánh sáng cho những hiện tượng của kinh nghiệm về sự cận tử này. Bà ta đã khuấy động cho sự phân chia to lớn của những luận chiến, khi mà bà ta thừa nhận rằng, một cách phi thường tương tự của hằng trăm câu chuyện từ mọi người, mà đã có kinh nghiệm về cận tử để chứng minh rằng có một cuộc sống sau khi chết. Đầu tiên bà ta tìm ra nguyên nhân nhiều người đã không muốn thừa nhận cho việc thảo luận về kinh nghiệm của họ, vì sợ rằng sẽ bị dán cho nhãn hiệu không bình thường. Thế nhưng khi họ kể những gì đã xảy ra với họ, thì bà ta rất ngạc nhiên rằng đó là những sự nhu hòa và đẹp đẽ của những gì mà người ta cho rằng là một sự tra tấn kinh khủng.

Trong suốt 25 năm có rất nhiều người tường thuật về những gì đã xảy ra, và bây giờ ngay cả những người trong cùng nhóm ở những nơi mà người ta có thể so sánh những gì đã xảy ra cho họ. Một khảo cứu của viện Gallup như sau: “Có 35% số người đã tiếp cận với cái chết ngắn ngủi có kinh nghiệm với hiện tượng cận tử. Từ những kết quả khảo sát, viện Gallup ước đoán có khoảng 8 triệu người Mỹ đã trải qua những kinh nghiệm như vậy.”(34)

Elisabeth Kübler-Ross đi đến kết luận rằng, nhiều người đã từng trải qua kinh nghiệm này “bực tức về những cố gắng của chúng ta để làm họ sống trở lại. Sự chết nguời ta có cảm giác an lạc và hy vọng. Chẳng có ai sợ chết một lần nữa”. (35) Những sự nghiên cứu khác thì cho thấy rằng, con người ở giờ phút cuối của kinh nghiệm cận tử cảm giác nhạy cảm hơn, thuần thành với tôn giáo hơn và ít suy nghĩ về vật chất như trước đây. Những người từng kinh nghiệm như vậy thường cho thấy là chính họ đã có một nhu cầu để phụng sự cho những người khác. Tiến sĩ Bruce Greyson, nhà tâm lý học ở bệnh viện của Đại học Connecticut thuộc trung tâm phục hồi sức khỏe nói rằng: “Hậu quả thường được biết nhất là những người như vậy họ không sợ chết. Họ được tự do để sống cuộc sống của họ."(36)

Cách đây một vài năm tôi đã hướng dẫn cho một trong những thiền sinh của tôi về kinh nghiệm của việc cận tử, với một vài sự trao đổi thật lâu. Anh ta trong lúc nằm trong bệnh viện thì đã tắt hơi thở. Anh ta cảm thấy rằng chính anh ta từ từ thoát ra khỏi thân xác và anh đã trông thấy sự cố gắng mãnh liệt để giúp cho anh ta sống trở lại. Rồi anh ta đã kể cho tôi nghe rằng anh có thể đọc được một vài tấm bảng nhỏ ở mặt đối diện của phòng bên kia. Anh ta cũng thấy được vẻ mặt khó cảm của ông bác sĩ và còn đọc được cả tư tưởng của ông ta nữa. Sau đó khi thiền sinh của tôi đã trải qua tình trạng nguy hiểm này thì anh ta nói chuyện với ông bác sĩ và ông bác sĩ cũng đã xác nhận rằng ông ta đã suy nghĩ như vậy. Người thiền sinh của tôi bảo rằng: Anh ta đã chìm sâu vào trạng thái an lạc và thật là tuyệt diệu và ngạc nhiên với những gì mà tất cả đã xảy ra như vậy. Cuối cùng thì ý nghĩ đến vợ con của mình, những người mà anh ta không muốn rời khỏi và quyết định trở về lại thân xác cũ, mặc dầu anh ta không muốn.

Kinh nghiệm này có một ảnh hưởng có tính cách kịch tính cho người đàn ông này. Không bao lâu sau thì ông ta khỏe khoắn trở lại, bán đi cửa tiệm của mình và đã làm công việc khác  - một điều mà ông luôn mong muốn trở lại trạng thái như vậy, nhưng điều ấy chẳng thể được như trước kia. Ông ta cũng đã thay đổi nghề nghiệp khác nhau trong cuộc sống - tất cả đều vì chuyện tốt hơn. Và ông ta cũng đã thuật lại cho tôi nghe rằng: Kinh nghiệm này hoàn toàn xóa sạch những cơn sợ hãi về sự chết của tôi. “Cái chết” như anh ta nói: “Tất cả với tôi hoàn toàn mất đi sự huyền bí đối với tôi, tôi hầu như chưa bao giờ sợ chết”.

Chuyện gì đang xảy ra với tình trạng này? Nhiều nhà y khoa đã gạt bỏ những bài tường thuật và cho rằng đó chỉ là những hoang tưởng gây ra của hóa trị nằm trong bộ não, và những phản ứng này có được là do ở não càng thiếu oxy hay bởi những thuốc men trong hệ thống ấy. Những người khác thì cho rằng: Họ thật ra chẳng có hiểu sâu về khái niệm như những gì đang xảy đến, nhưng chắc chắn rằng một điều gì đó đã xảy ra.

Từ quan điểm tâm linh một điều gì đó thật sự đang diễn ra; những gì mà một người trải nghiệm là giai đoạn đầu tiên của hành trình đi đến việc tái sinh, trạng thái đầu tiên của sự chết. Kinh nghiệm về cận tử nghiệp nó cũng tương tự như một chuyến du hành bằng máy bay, đi đến một đất nước khác lạ rất là khác biệt với chính nơi mình đã sinh sống và người ta chỉ đủ thời gian để ra khỏi máy bay tại phi trường. Nhiều kinh nghiệm đang đợi chờ bạn - giống như chúng xảy ra với bất cứ khách lữ hành khác ở trên chuyến đi ấy nhưng đến khi bạn thực sự rời phi trường và bắt đầu hành trình của mình thì những kinh nghiệm của bạn cũng như những điều này của những khách lữ hành khác, tất cả đều giống nhau. Nhiều người đã trải qua trạng thái cận tử nghiệp và cũng có nhiều nhà nghiên cứu đã hiểu sai về kinh nghiệm ấy như là cuộc sống về sau đó, họ không biết rằng đó là những giai đoạn của sự chết dẫn dắt đến sự tái sanh với một sự hiện hữu khác.

Chúng ta nhìn thấy định luật nghiệp lực và tái sanh như là cái chìa khóa chính để triển khai về sự tiến hóa của con người. Swami Paramananda đúc kết vẻ đẹp của định luật này như sau:

Sự tái sanh chẳng phải như những người vội vã cho rằng là một sự mê tín, mà nó có nguồn gốc ở trong thế giới tâm linh. Nó giải thích sự không tương ưng trong cuộc sống bằng ánh sáng của lẽ phải. Nó cung cấp cho chúng ta niềm an ủi với một ý nghĩa thâm sâu. Nó cho thấy rõ ràng rằng: Sự chướng ngại của chúng ta và sự đau khổ mà chúng ta phải nhận lấy chẳng phải là do từ một bàn tay độc đoán nào mang đến cả, mà chính là sự hiện thực của luật nhân quả vậy. Ngoài ra nó cũng dạy cho chúng ta thấy rằng những cơ hội đã mất không phải bị lấy đi vĩnh viễn. Chúng ta sẽ nhận được những cơ hội mới mà chúng ta phải làm quen, mà chúng ta có thể phát triển ... Chẳng có một giá trị chân thật nào mà mất đi vĩnh viễn cả, lại càng chẳng phải là sự vi phạm, những hành động tàn nhẫn và chẳng trung thật, quên lãng đi cho đến khi chúng ta phải bồi thường lại. Cũng chẳng phải rằng có một vài chúng sanh nào ghi sổ lại những tư tưởng của chúng ta và những hành động của chúng ta, mà chúng ta tự hoàn tất đầy đủ những ghi nhớ này ... và tổng thể tất cả những tư tưởng và hành động này sẽ là kết quả việc tái sanh của một thân thể mới.

Sự huyền bí sâu sắc về sự sống và sự chết nằm trong tầm tay của chúng ta. Nếu chúng ta hiểu rằng sự sống đang duy trì những sự thần bí của sự chết, giống như sự chết đang biểu hiện bí mật của sự sống, thì chúng ta nên sống với sự an lạc thật sự trong con tim của chúng ta, và với tình yêu thương rộng lớn cho tất cả mọi loài hữu tình đang sống vậy.

 

Dịch xong phần trên này vào ngày 26.01.2016

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 5343)
Ca Sĩ Elvis Presley, một nghệ sĩ siêu đẳng Hoa Kỳ chết ngày 16 Tháng 8 Năm 1977 tại nhà riêng ở Graceland, Memphis, Tennessee, Hoa Kỳ đã khiến hàng triệu người trên thế giới bòng hoàng xúc động. Ảnh hưởng tâm linh của Elvis đối với quảng đại quần chúng Hoa Kỳ rất rộng lớn Tiến Sĩ Raymond A. . . .
08/04/2013(Xem: 4543)
Tiến Sĩ Hans Holzer là một trong những nhà tâm lý học nổi tiếng trên thế giới, chuyên khảo cứu và điều tra những vô siêu nhiên. Ông tốt nghiệp Ðại Học Ðường Columbia, Ðại Học Ðường Vienna, Ðại Học London College of Applied Science (Anh). Ông là giáo sư đã dạy tám năm tại Viện Kỹ Thuật Nữu Uớc. . . .
08/04/2013(Xem: 5144)
Trong kinh Pháp hoa phẩm phương tiện đức Phật có dạy: “ Chư Phật vị nhất đại sự nhân duyên xuất hiện ư thế dục linh chúng sanh khai thị ngộ nhập Phật chi tri kiến”, có nghĩa là: “ Các đức Phật vì một nhân duyên lớn xuất hiện ở thế gian, đó là khai thị tri kiến Phật cho tất cả chúng sanh để chúng sanh ngộ nhập vào tri kiến Phật ấy”.
08/04/2013(Xem: 30987)
Những sự xúc động, những tình cảm vui buồn bởi cách cư xử đối với nhau khó mà cảm nhận rõ ràng trong những lúc bình thường chưa có biến cố gì, hoặc nếu có thì chỉ sơ sơ thôi, thì cái tình thương yêu, lòng hiếu thảo, điều ân nghĩa, cùng mọi sự ăn năn, hối hận đối với người thân như cha mẹ, vợ chồng, con cháu, họ hàng, bạn bè v...v…
08/04/2013(Xem: 4792)
Gần đây, trên thế giới nhất là tại Mỹ dư luận bị kích động vì vài người y sĩ công khai tham gia hành động "trợ tử" (Euthanasia), và chấp nhận trách nhiệm, tự ý đưa tay vào còng của cảnh sát, hầu như thách đố pháp luật. Dư luận quần chúng rất phân tán, kẻ chê vô lương, người thì yểm trợ và đặc biệt là các tôn giáo lớn trong nước đều lên tiếng xác định lập trường.
08/04/2013(Xem: 5037)
Sự hiện hữu của chúng sinh đã bị điều kiện hóa bởi sự sinh, sự chết, và sự chuyển tiếp từ cái chết sang sự tái sinh. Sức khởi động không ngưng nghỉ của nghiệp lực đã làm cho đời sống vô thường. Chúng ta liên tục luân hồi xuyên qua những trạng thái khác nhau của hữu thể, . . .
08/04/2013(Xem: 4765)
Trong kinh số 53, Tạp A Hàm, có đoạn Phật bảo Bà la môn: "Có nhân, có duyên, thế gian tập khởi. Có nhân, có duyên cho sự tập khởi của thế gian. Có nhân, có duyên, thế gian diệt tận. Có nhân, có duyên cho sự diệt tận của thế gian."
08/04/2013(Xem: 5012)
Rober Graham là một nhà triệu phú rất ngưỡng mộ các nhà bác học nên đã thành lập một ngân hàng tinh trùng nổi tiếng trên khắp nước Mỹ: Ngân hàng tinh trùng của những người được giải thưởng Nobel. Ông đã liên tục tấn công những nhà khoa học nổi tiếng nhất lúc bấy giờ bằng thư từ, . . .
08/04/2013(Xem: 4859)
Những ngày vừa qua, không ít những người trong số chúng ta đã có dịp thấy hình ảnh ốm yếu của Steven Jobs, người sáng lập ra hãng Apple Computer, Inc. đã đăng đàn giới thiệu sản phẩm mới: I Pad 2. trên TV.
08/04/2013(Xem: 4857)
Loài người chúng ta là những sinh vật hữu hình hữu hạn, chúng ta không thể sống ngoài viễn tượng không gian và thời gian. Vì sao ? vì sắc chất chúng ta được cấu tạo nên từ tứ đại giả hợp, không có cách nào chụp bắt hay bám víu vào những lý thuyết hão huyền của vô hạn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]