Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kỳ tích đi tìm vị Rinpoche tái sinh

28/02/201722:13(Xem: 10495)
Kỳ tích đi tìm vị Rinpoche tái sinh


Geshe Lama Konchog Rinpoche

Kỳ tích đi tìm vị Rinpoche tái sinh

Đó là câu chuyện về Ngài Geshe Lama Konchog Rinpoche qua đời năm 2001. Có nhiều chuyện kỳ lạ trở thành mầu nhiệm sau khi Ngài ra đi.
Ngay khi hỏa táng Ngài Geshe Lama Konchog Rinpoche có mưa phùn nhẹ, xuất hiện 5 cầu vồng ở 5 hướng: Một cầu vồng xuất hiện trên tháp Kopan. Một cầu vồng xuất hiện trên ngọn lửa trên tháp hỏa táng. Một cầu vồng bao quanh bảo tháp hỏa táng. Một cầu vồng xuất hiện từ tháp hỏa táng trong thung lũng Kathmandu. Và một cầu vồng xuất hiện ở hướng Bắc-Đông. Khoảng một giờ sau các cầu vồng mới tan dần.
Truyền thống Phật giáo Mật tông, khi hỏa táng Thánh Tăng cao cấp, thường phải tìm dấu hiệu tái sinh hay không. Các nhà sư đặt dưới giàn hỏa táng một ít cát trong một cái hộp thiếc. Sau khi hỏa táng, mở nắp hộp và kiểm tra các dấu hiệu. Nếu có một dấu chân, đó là một dấu hiệu cho thấy vị Thánh Tăng sẽ tái sinh. Nếu các dấu chân nhỏ, nghĩa là sẽ có hóa thân từ một đứa trẻ. Nếu các dấu chân rất lớn, sẽ nhận ra sự tái sinh khi vị đó lớn lên. Để kiểm tra các hướng mà hóa thân sẽ đến, phải xem theo hướng gót chân phải đối trước mặt. Đó là hướng Rinpoche sẽ tái sinh.
Sau khi hỏa táng, các vị Lama đã gom được rất nhiều viên xá lợi, có màu đỏ và màu trắng. Khi mở nắp hộp sắt dưới tro lên thì xuất hiện những dấu hiệu như hoa văn, đó là một dấu chân nhỏ xoay về hướng đông nam có thung lũng Tsum, là nơi mà xửa xưa Đức Liên Hoa Sinh đã tạo dựng. Đó là những dấu hiệu rất rõ ràng cho hướng tìm kiếm sự tái sinh.
Một vị Tăng trẻ có tên là Tenzin Zopa, từ năm lên 7 tuổi đã là thị giả của Ngài Geshe Lama Konchog Rinpoche cho đến khi Ngài viên tịch. Tenzin Zopa đã từng nằm mơ có một cậu bé mặt tròn, mũm mĩm thoát ra từ xác của Ngài Geshe Lama Konchog Rinpoche và gọi to nhiều lần “Tenzin Zopa”. Vị sư trẻ đã kể lại cho các vị Yogi nghe, sau đó Tenzin Zopa được các vị Lạt Ma cử đi tìm vị tái sinh của Ngài Geshe Lama Konchog Rinpoche. Đó năm 2004, sau 4 năm Ngài Geshe Lama Konchog Rinpoche thị tịch.
Theo dấu hiệu phát hiện sau khi hỏa táng vết chân nhỏ chỉ về hướng thung lũng Tsum. Nhà sư trẻ Tenzin Zopa đã đi bộ qua nhiều xóm làng, gặp gỡ nhiều đứa trẻ từ 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi đều không có chút gì giống Ngài Geshe Lama Konchog Rinpoche cả về hình tướng đến các ý thích trong hàng ngày.
 
blank

Sư Tenzin Zopa trong cuộc hành trình giữa núi non trùng điệp
 Trước khi lên đường, Tenzin Zopa mang theo vài Pháp khí của Ngài Geshe Lama Konchog Rinpoche đương thời vẫn dùng, trong đó có chuỗi hạt màu trắng. Qua bao triền núi và đồi lởm chởm đá, cuối cùng Tenzin Zopa đến một căn nhà của vợ chồng Apey. Và, xuất hiện trước mặt nhà sư trẻ một đứa bé khoảng 2 tuổi, mũm mĩm, tai to, cặp mắt sáng, rất tự nhiên. (Đó là dấu hiệu đầu tiên) Tên của em bé là Tenzin Nyudrup. Sư Tenzin Zopa đeo trên cổ tràng hạt của Ngài Geshe Lama Konchog Rinpoche, khi cậu bé ngồi trên lòng sư Tenzin Zopa  liền gỡ ngay chuỗi hạt khỏi cổ nhà sư và cầm chặt lấy, lát sau sư Tenzin Zopa tưởng bé Tenzin Nyurup đã quên chuỗi hạt ở cổ liền nhẹ nhàng lấy lại xâu chuỗi nhưng cậu bé dứt khoát giữ khư khư và giơ xâu chuỗi xa tầm tay với của sư Tenzin Zopa. (Đó là dấu hiệu thứ hai). Bé Tenzin Nyudrup còn thích tưới cây giống như Ngài Geshe Lama Konchog Rinpoche khi còn tại thế thường làm. (Dấu hiệu thứ ba). Vì sư Tenzin Zopa từng là thị giả kiếp trước của chú bé nên nhà sư và em bé nhanh chóng thân thiện với nhau như vậy, (là dấu hiệu thư tư).
 
blank
Cả hai nhanh chóng thân thiện với nhau
 
Trezin Zopa đã ở lại nhà của gia đình bé Tenzin Nyudrup ba ngày để có thể nhìn nhận rõ ràng thêm vài điều về em bé.
Người cô ruột của bé Tenzin Nyudrup kể rằng: khi cậu bé hai tuổi, nhiều lần đòi đi đến các hang động nơi thành tựu giả Geshe Lama Konchog đã từng lui tới và đòi đưa cậu bé đến các hang động đó và nhiều lần nói to “Gompa, Gompa”. Mỗi lần lên hang động là cậu bé đòi ở lại luôn.
Cách đó hơn 20 năm, Ngài Geshe Lama Konchog đã cất dấu một hộp kinh sách trong hang. Mỗi lần bé Tenzin Nyudrup đi ngang vị trí có hộp kinh sách là thường rờ tay lên đó như muốn tìm kiếm. Sau này người cô của bé Tenzin Nyudrup mới biết đó là nơi Ngài Geshe Lama Konchog đã dấu hộp kinh. Nhiều người trong làng còn kể về cậu bé có nhiều biểu hiện rất đặc biệt khác với những đứa trẻ cùng tuổi.
Sư Tenzin Zopa trở về Katmandu tường trình lại tất cả những gì phát hiện về bé Tenzin Nyudrup. Các vị Yogi rất mừng, theo đúng nghi thức, các vị Thánh Tăng vẫn phải thử bé Tenzin Nyudrup lần cuối cùng, là lần quan trọng nhất.
Tenzin Zopa quay trở lại nhà vợ chồng Apey để cho ba mẹ cậu bé biết về thân phận của Tenzin Nyurup . Sau đó Tenzin Nyudrup được đưa về Tu viện để có thể nhận ra những Pháp khí và những vật dụng mà kiếp trước của mình đã từng dùng hay không.
 
blank
Cha của chú bé cùng trên đường về Tu viện ở Katmandu
 
Trong phòng là ba vị Rinpoche, ba và mẹ đứa trẻ cùng sư Tenzin Zopa. Ở giữa là một cái bàn trải tấm khăn mầu đỏ trầm, phía trên có ba cái chày Kim Cang để cạnh ba cái chuông, kế đó là ba xâu chuỗi ba màu là: nâu, vàng, trắng. Các vị Thánh Tăng chỉ vào chày Kim Cang hỏi “Cái nào trước đây thường dùng?”, bé Tenzin Nyudrup đã cầm đúng cái chày Kim Cang của Ngài Geshe Lama Konchog Rinpoche. Rồi đến chuông, chuỗi hạt cũng được bé  chọn chính xác đến kinh ngạc.
Bé Tenzin Nyudrup đã được Ngài Datlai Latma 14 làm lễ công nhận là vị hóa thân của Ngài Geshe Lama Konchog và thụ phong cho bé Tenzin Nyudrup được đặt tên Phật là Tulku Tenzin Phuntsok Rinpoche.
 
blank
Datlai Latma 14 cắt tóc bé Tenzin Nyudrup để quy y 
 
blank
Chuẩn bị phong Thánh
 
blank
Bé Tenzin Nyudrup  sau khi được thụ phong là Thánh
 
Trong buổi lễ phong Thánh, Tulku Tenzin Phuntsok Rinpoche (2 tuổi) ngồi trên Pháp tòa Kim Cang oai vệ. Hàng ngàn Phật tử nước ngoài lên dâng khăn Khata, Tulku Tenzin Phuntsok Rinpoche làm đúng nghi thức quàng khăn qua đầu từng người và đặt tay lên đầu ban phước. Thế nhưng khi có một nữ Phật tử cúng dường một cái máy bay đồ chơi khiến cho Tulku Tenzin Phuntsok Rinpoche quên luôn Phật tử mà đưa hai tay đón nhận, nhưng đã được thị giả nhanh chóng giấu đi khiến cho hai thị giả đứng bên không khỏi buồn cười trước nét hồn nhiên thật là dễ thương đó. Rồi Tulku Tenzin Phuntsok Rinpoche tiếp tục quay lại ban phước cho mọi người.
 
blank
Phật tử cúng dường tượng Phật Thích Ca
 
Sau ngày thụ phong giáo phẩm, Tulku Tenzin Phuntsok Rinpoche được thị giả Tenzin Zopa bế đến trước bàn cao có bày hai khung ảnh của Ngài Geshe Lama Konchog thì đều được nghe bé nói “Hình đó của tôi mà”… Có lần Tulku Tenzin Phuntsok ngồi một mình với bức tượng Đức Thích Ca trên tay – do một Phật tử cúng dường, Tulku Tenzin Phuntsok ngắm rất lâu như tìm gì đó bí ẩn trong bức tượng rồi giơ lên cao, cụng đầu vào tượng không muốn rời xa.
 
blank
Ngắm bức tượng Phật rất lâu
 
blank
Đặt tay lên đầu Phật tử ban phước
 
blank
Và yêu thương động vật
 
blank
Hành trình đi tìm Sư phụ tái thế
 
blank

Tulku Tenzin Phuntsok Rinpoche và thị giả Tenzin Zopa
 Đức Phật đã dạy “Chúng ta phải hồi sinh để tiếp tục sự sống”. Do vậy, trên 700 năm qua, Phật giáo Mật tông vẫn có bổn phận làm theo truyền thống thực hành nghi lễ đi tìm Rinpoche tái sinh. Những vị Thánh Tăng đắc đạo thành Phật có thể chọn thân xác kiếp sau cho mình tái sinh để tiếp tục dẫn dắt các đệ tử của mình tu tập theo Phật, làm phát triển Phật Pháp và lợi ích cho tất cả chúng sinh. Và để xác nhận một vị Rinpoche tái sinh không hề đơn giản.
Đài BBC Anh Quốc chứng kiến từ những phát hiện đặc biệt các dấu hiệu tái sinh trong lễ hỏa táng Ngài Geshe Lama Konchog Rinpoche của truyền thống của Tây Tạng, những nhà làm phim của Đài BBC đã quyết định theo chân nhà sư trẻ Tenzin Zopa suốt cuộc hành trình hướng tới thung lũng Tsum như đã ứng báo để tìm đứa trẻ tái sinh. Sau khi hoàn thành, bộ phim video có tên là "Đứa bé tái sinh người Tây Tạng". Bộ phim đã đuợc tất cả những Chư Tăng - Ni - Phật tử Kim Cang Thừa trên thế giới rất khâm phục và ngưỡng mộ công đức tìm kiếm đứa bé tái sinh của sư Tenzin Zopa và nghệ thuật làm phim của Đài BBC, tất cả những gì thực tế về người thật, việc thật thể hiện từng chi tiết trong phim cho thấy đó quả là một kỳ tích.
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/10/2010(Xem: 5106)
Chiến tranh đi liền với sát sanh. Chiến tranh đồng nghĩa với tội ác. Sát sanh là nhân, chiến tranh là quả và ngược lại. Hai yếu tố này hỗ trợ cho nhau để tạo nên chia lìa, đau đớn, khủng hoảng, tan tóc, đau thương cho cuộc đời. Khi nào còn chiến tranh, nghĩa là con người còn phải gánh chịu đau khổ, giết hại, thù hằn, đấu tố. Chiến tranh sẽ không bao giờ chấm dứt nếu con người còn tâm địa giết hại thú vật không thương tiếc, giẫm lên mạng sống của muôn vật, không biết quý trọng mạng sống của đồng loại! Nhân trả lời một nghi vấn của một Phật tử: “Tổng thống Bush có phạm tội sát sanh hay không khi đem quân đi đánh Afghanistan hay không?” Người viết xin trình bày sơ bộ các cách phán đoán tội của một người phạm tội sát sanh cũng như các cấp độ của sát sanh và vài vấn đề liên hệ đến chiến tranh để bổ sung cho câu trả lời trên.
13/10/2010(Xem: 3422)
Gần đây, trên thế giới nhất là tại Mỹ, dư luận bị kích động vì vài người y sĩ công khai tham gia hành động "trợ tử" (Euthanasia), và chấp nhận trách nhiệm, tự ý đưa tay vào còng của cảnh sát, hầu như thách đố pháp luật. Dư luận quần chúng rất phân tán, kẻ chê vô lương, người thì yểm trợ và đặc biệt là các tôn giáo lớn trong nước đều lên tiếng xác định lập trường. Câu hỏi ta tự đặt ra để tìm hiểu là lập trường của đạo Phật trong một vấn đề nặng về đạo đức, triết lý như vấn đề trợ tử, đã được đức Phật ngày xưa và kinh điển của Ngài để lại minh định như thế nào.
11/10/2010(Xem: 6527)
Hạnh phúc hay đau khổ là số phận chung của mọi chúng sinh, nhất là con người, và theo quan điểm Phật giáo thì đây không phải là phần thưởng hay hình phạt do Thượng Đế ban cho một sinh linh đã làm điều thiện hay điều ác. Tín đồ Phật giáo tin vào một định luật tự nhiên, gọi là “ luật nhân quả”, áp dụng chung cho tất cả mọi hiện tượng trong thế giới này. Tín đồ Phật giáo không tin vào một Đấng Thượng Đế toàn năng, và do đó một Đấng Thượng Đế như vậy, và ngay cả Đức Phật đại từ bi cũng không thể ngăn cản được định luật này.
07/10/2010(Xem: 4748)
Các lý thuyết tôn giáo cũng như các nhà khoa học đã cố gắng đưa ra những lý giải khác nhau về nguồn gốc xuất hiện của con người trên trái đất này. Phải chăng con người là sản phẩm do Thượng Đế tạo dựng hay chỉ là một giống vượn người trải qua một chuổi quá trình tiến hoá lâu dài rồi biến thành người theo thuyết tiến hoá của Darwin? Trước vấn đề này, Phật giáo vốn tin tưởng vào thuyết tái sanh, luân hồi, cho rằng tất cả các loài chúng sanh luôn quanh quẩn trong vòng luân hồi sinh tử (samsâra), và được tái sinh qua bốn cách thế khác nhau: noãn sinh - andaja, tức là sự sanh ra từ trứng; thai sinh - jatâbuja, tức là sanh ra từ bào thai của người mẹ; thấp sinh - samsedja, tức là sanh ra từ sự ẩm thấp hay từ rịn rỉ của các thành tố, đất, nước v.v... ; và hóa sinh - oppâtika, tức là do hóa hiện mà sanh ra, không phải trải qua các giai đoạn phôi thai; những con người đầu tiên là những chúng sanh thuộc loại hoá sinh này.
06/10/2010(Xem: 9893)
Thưa thớt vài chục nóc nhà xong thôn Tân Mỹ (Thừa Thiên Huế) lại có cả trăm ngôi mộ được xây dựng công phu, hoành tráng như một thành phố ma với chi phí lên tới vài ba tỷ đồng cho một ngôi.
03/10/2010(Xem: 7117)
Lòng bi mẫn thật sự của bạn sẽ tạo ra một bầu không khí yên bình cho người hấp hối nghĩ đến chiều hướng tâm linh cao cả và con đường tu tập của họ trong tương lai.
01/10/2010(Xem: 8311)
Sự chết của con người là một giai đoạn trong chu trình biến thiên bất tận sinh-lão-bệnh-tử. Đầu tiên, tim ngừng đập rồi đến phổi, sau đó đến não; cuối cùng cơ thể phân hủy.
29/09/2010(Xem: 4893)
Mỗi con người chúng ta đều có ba thân, đó là thân Tiền ấm, thân Trung ấm và thân Hậu ấm. Thân Tiền ấm là thân hiện đời chúng ta đang có, là thân vật chất...
24/09/2010(Xem: 5559)
Luân hồi là một thể tài rất sinh động và rất được quan tâm đối với con người. Chết rồi sẽ đi về đâu? Tại sao sinh, rồi tái sinh? Có cõi âm hay không? v.v... Đó là những dấu hỏi lơ lửng trong tâm của phần lớn của nhân loại. Các nền tín ngưỡng và tôn giáo trên thế giới đều có những quan niệm khác nhau về luân hồi. Riêng đối với Phật giáo, luân hồi không phải là một giáo lý đặc thù, cũng không phải là một vấn đề triết học cơ bản, nhưng nó là một sự thật hiển nhiên đối với những con người còn bị trầm luân trong sanh tử khổ đau...
28/08/2010(Xem: 4486)
Trăm năm ngó xuống đời hư ảo - Phút chốc nhìn lên ngộ lẽ trời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567