Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài Học về Sự Sống và Cái Chết

12/11/201517:08(Xem: 13970)
Bài Học về Sự Sống và Cái Chết
thich hanh tuan 3


Bài Học về Sự Sống và Cái Chết
   Viết để tưởng nhớ Mẹ và Thầy Hạnh Tuấn
            Có lần chúng tôi ngắm hoa Quỳnh nở, trước vẻ đẹp thanh tao, hương thơm quyến rũ nhưng phảng phất lẽ vô thường trong cõi phù sinh kiếp người. Chúng tôi thầm hỏi, phải chăng sự sống bắt đầu từ lúc hoa Quỳnh nở và kết thúc khi hoa tàn? Điều đó tất nhiên, nhưng ý nghĩa quan trọng là: Mình đã làm được gì trong khoảng thời gian đó bùng nở đó?
           Những năm trước, nhân đọc một bài pháp thoại, một vị Thiền sư hỏi những người đệ tử của mình, cuộc sống dài bao lâu? Có người bảo 100 năm, 75 năm, 50 năm, 25 năm, v.v... Nhưng câu trả lời của vị Thiền sư đó là: “Cuộc sống chỉ dài như một hơi thở”, vì nếu một hơi thở vào, mà không ra hoặc ngược lại, tức khắc chúng ta từ giã cuộc đời này. Tự nhiên, khi ngắm hoa Quỳnh nở rồi tàn trong một đêm trăng tròn Mười Sáu, chợt nhớ bài pháp thoại năm nao, tâm cảnh hữu tình mà sáng tác một bài thơ: 
                        Nếu cuộc sống dài như hơi thở,
                        Ta làm gì giữa hơi thở trong ta?
            Thật vậy, cuộc sống chỉ dài như hơi thở mà thôi. Mong manh và vô thường. Giữa sống và chết là một khoảng thời gian quý giá. Mình làm gì trong khoảng thời gian đó mới là điều quan trọng. Vì thế, niềm tin và thái độ về sự chết của chúng ta có một ảnh hưởng rất lớn đến cách sống của chính mình.
            Có thể nói không có nỗi đau buồn nào lớn hơn khi phải chia tay vĩnh viễn với người thân. Mặc dù chúng ta biết rất chắc chắn có sinh có tử, và thời gian của chúng ta với cuộc đời này có hạn và không ai có thể thoát khỏi sự vô thường của cuộc sống. Nhưng chúng ta cũng phải trải qua những cú sốc về cái chết của người thân của mình, nhất là Ba Mẹ. Nói như vậy để chúng ta có thể sống và hành hoạt để chuẩn bị cho một hành trình ra đi vĩnh cữu của chính mình.
            Những câu hỏi như con người từ đâu đến và chết sẽ đi về đâu? Khi chết chúng ta để lại những gì? Thực ra trong quá trình tìm kiếm những giải đáp cho những câu hỏi này, Phật giáo ra đời. Đạo Phật dạy chúng ta không nên thờ ơ với cái chết, chúng ta nên đối diện với chính nó khi những cánh cửa sanh lão bệnh tử từ từ mở ra. Phải chăng văn hóa đương đại là cố gắng tránh né hoặc từ chối nhìn thẳng vào cái chết của con người. Tuy nhiên, khi chúng ta có được nhận thức đúng đắn về sự ra đi vĩnh cữu, chúng ta buộc phải xem xét cuộc sống của chúng ta và tìm cách sống cho nó có ý nghĩa và lợi lạc hơn.  Sự trở về với cát bụi làm cho chúng ta trân quý cuộc sống này; nó có thể đánh thức chúng ta sống tử tế hơn trong từng giây từng phút. 
            Theo quan điểm Phật giáo, sự sống và cái chết là hai giai đoạn của một sự liên tục. Cuộc sống không phải bắt đầu từ lúc chúng ta sinh ra hoặc kết thúc vào khi nhắm mắt. Tất cả mọi thứ trong hoàn vũ - từ sinh vật nhỏ bé vô hình trong không khí (vô sắc giới) mà chúng ta đang hít thở cho đến vòng xoáy của những dải ngân hà - đều đi qua các giai đoạn thành trụ hoại không. Cuộc sống cá nhân của chúng ta có chăng là một phần tử của nhịp điệu hoà hợp trong vũ trụ bao la này. Cuộc sống và mọi thứ trong vũ trụ lệ thuộc nhau, tương quan tương ái. Tất cả như một dòng chảy nó không có khởi đầu và không có kết thúc.
            Thuở ban đầu, giáo lý Phật giáo cho rằng quá trình sinh-tử là một thực trạng không thể tránh khỏi và chúng ta có thể thoát khỏi thực trạng khổ đau này.  Đấng Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni nhận thức rằng sự ham muốn cho cuộc sống này được tái diễn đã buộc chúng ta luôn ở trong vòng sanh tử luân hồi. Nhưng nếu chúng ta loại bỏ được sự ham muốn (ly ái – diệt tham luyến ái), chúng ta có thể cắt đứt các nguồn năng lượng của nghiệp lực đã đưa ta vào vòng xoáy của sinh-tử. Hay nói một cách khác, chúng ta thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi, đạt đến cảnh giới Niết bàn là mục đích tối hậu của giáo lý Phật Đà. Ngày nay, có những truyền thống Phật giáo cũng cho rằng cuộc sống là một chu kỳ của khổ đau và từ đó chúng ta có thể giải thoát.
            Tuy nhiên, trong kinh Pháp Hoa (Lotus Sutra) đã chiếu sáng một tư duy hoàn toàn mới mẻ mang tính cách mạng cho con người, đó là khẳng định mục đích sâu sắc trong cuộc sống của chúng ta trên thế giới này. Đức Phật Thích Ca nhấn mạnh rằng "tất cả chúng sanh đều có Phật tánh", và bản chất thiết yếu trong cuộc đời này, chúng ta có thể sống và trang trải tất cả những phẩm chất và hạnh nguyện của một vị Phật đang hiện hữu. Khi chúng ta tỉnh ngộ với sự thật là Phật tánh vốn sẵn có trong mỗi chúng ta, con người sẽ khám phá ý nghĩa cơ bản quan trong về mục đích, và cuộc sống mang một chất lượng hoàn toàn khác nhau, lạc quan, an vui và vô giá.
            Vậy, Phật tánh là gì và làm thế nào chúng ta làm sống lại? Về bản chất, Phật tánh là khả năng trở thành Phật, là sự thúc đẩy vốn có trong cuộc sống để giảm bớt đau khổ và mang lại hạnh phúc cho người khác. Nó được cô đọng trong kinh Pháp Hoa bằng tuyên bố: "Một là tất cả, tất cả là một”.
            Từ quan điểm giác ngộ của Đức từ Phụ Thích Ca Mâu Ni, chúng ta có đầy đủ nhân duyên, sinh vào thế giới này. Chúng ta phải quyết tâm đánh thức Phật tính của mình và của người khác (Tự độ, độ tha). Chúng ta hãytự giác, giác tha, rồi mới đến giác hạnh viên mãn. Khi chúng ta tỉnh táo với mục đích này, các nguyên nhân và tác động trong cuộc sống của mình trở thành những đức tính của Phật.  Tất cả những hoàn cảnh, kinh nghiệm trong cuộc sống, từ những khổ đau tột cùng đến hạnh phúc viên dung đều là phương tiện để chúng ta chứng minh sức mạnh của Phật tánh và tìm về với bến giác. Vì tánh bình đẳng của Phật tánh, nên chúng ta sẽ sống tử tế hơn, tôn trọng nhau hơn và tìm cách làm dịu những cơn đau và làm tăng thêm hạnh phúc cho mình, cho người và cho mọi loài.



            Nói tóm lại, việc sanh tử là trọng đại, chúng ta sống để chuẩn bị cho cái chết. Ai có sự chứng nghiệm thì mới hiểu. Tháng trước Mẹ của mình vẫn còn tỉnh táo và minh mẫn. Thế rồi bị bệnh cảm, chuyển sang viêm phổi, tuổi già sức yếu, Mẹ đã thanh thản ra đi chỉ vỏn vẹn trong một tuần. Chiều nay, nghe tin Thầy Hạnh Tuấn thâu thần thị tịch, lòng băn khoăn, day dứt. Nỗi buồn này chồng chất nỗi buồn khác. Qua những chứng kiến hoặc trải nghiệm về sinh lão bệnh tử, chúng ta trở nên ý thức hơn về phẩm chất và giá trị của cuộc sống, chúng ta có lẽ sẽ dễ dàng thông cảm với những đau khổ của kẻ khác và làm cuộc sống này ngày càng có ý nghĩa.
            Sống và chết. Đến và đi. Có chăng chỉ là lý thuyết và niềm tin. Điều quan trọng là chúng ta có lối sống, nhận thức và biết trân quý giá trị của cuộc đời này. Xin hãy nhớ và quán chiếu, Ta đang làm gì trong khoảng thời gian chúng ta hiện hữu trong cõi đời này. Xin hãy làm lợi mình, lợi người, trong hiện tại và luôn cả tương lai. Xin hãy bắt đầu bạn nhé.
        Cuối cùng xin chia sẻ hai bài thơ mới viết, một để tưởng niệm Mẹ, bài kia để tưởng niệm Giác linh Thầy Hạnh Tuấn để kết thúc bài viết Bài Học về Sự Sống và Cái Chết

Cu Ba Nguyen Ai
MẸ - TÌNH THƯƠNG BAN ĐẦU
Ngày Mẹ mất, tiếng Nam mô vang vọng
Mẹ đến đi tự tại thong dong.
Mẹ hiện thân của cõi vô song.
Con nối tiếp, nguyện sống đời tao nhã.






THẦY - CÂY TRÚC VÀNG
Tưởng niệm Thầy Hạnh Tuấn
Ngày Thầy mất, vía Quán Âm Bồ Tát
Hiện thân Thầy cũng Bồ Tát Quán Âm
Thầy lắng nghe đời vô thường đau khổ
Đem Từ bi, Trí tuệ gieo bốn phương
Thầy - sống vị tha hoá độ khôn lường
Nay xả bỏ báo thân về Cõi Tịnh
Thầy - Hoàng trúc nhẹ lay
in hình mặt đất
vô sanh.


Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
Tâm Thường Định
Sacramento, tuần thứ 5 cúng Mẹ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 4765)
Trong số gần 300 tiến sĩ từ nhiều quốc gia được nhận bằng vào tháng 7 năm nay của ĐH Cambridge (Anh) có duy nhất một người Việt Nam - Nguyễn Kiều Liên. Tốt nghiệp Đại học Adelaide (Australia) vào cuối năm 2003 với bằng ưu hạng nhất (fist-class Honous), . . .
08/04/2013(Xem: 4979)
TT - Ông Dương Cần Ký (68 tuổi) sinh sống tại thành phố Lan Châu (thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc) vì mong mỏi cho con gái được gặp Lưu Đức Hoa đã nhảy xuống sông ở khu vực Tiêm Sa Chủy (Hong Kong) tự vẫn, chấm dứt 13 năm chạy theo ước mơ theo đuổi thần tượng của con.
08/04/2013(Xem: 4744)
Ít có một sự kiện văn hóa nào lại có thể chiếm được trang nhất của toàn bộ các tờ báo lớn nhất thế giới trong ngày hôm nay. Chỉ có mỗi Pavarotti làm được điều ấy. Không phải chiến tranh ở Iraq, cũng không phải cơn bão Felix đang làm hàng chục người chết hay lính Israel bị Hamas bắt cóc...
08/04/2013(Xem: 4779)
Giáo Sư Sylvia Cranston là một chuyên gia khảo cứu về luân hồi từ 30 năm nay. Bà là tác giả của các cuốn sách nổi tiếng về luân hồi như An East-West Anthology, Reincarnation in World Thought, Phoenix Fire Mystery...
08/04/2013(Xem: 5684)
Tiến Sĩ Ian Stevenson sanh ngày 31 Tháng 10 Năm 1918 tại Montreal, Gia Nã Ðại. Cha ông là phóng viên của Tạp Chí Time, Luân Ðôn. Ian Stevenson học về y khoa và tâm lý tại Ðại Học Y Khoa Mac Gill, Montreal, Gia Nã Ðại và đậu Y Khoa Bác Sĩ năm 1943. Tiến Sĩ Ian Stevenson đã phục vụ tại Bệnh Viện Saint Joseph, . . .
08/04/2013(Xem: 4889)
Giáo Sư H.N. Banerjee là một Giáo Sư nổi tiếng Khoa Trưởng Khoa Tâm Linh của Ðại Học Ðường Rajasthan, Jaipur, Ấn Ðộ. Ông chuyên khảo cứu về các vụ luân hồi tại Âu cũng như Á. Hàng trăm chuyện luân hồi đã được giáo sư điều tra tại chỗ. Hồ sơ các vụ đó hiện còn đang lưu trữ tại Trường Ðại Học này.
08/04/2013(Xem: 4477)
John Van Auken là một học giả, thành viên của Hội A.R.E. (Association for Research And Enlightement, Hội Nghiên Cứu và Giác Ngộ) của tổ chức Edgar Cayce từ 19 năm qua và rất nổi tiếng về những bài thuyết giảng và những tác phẩm của Ông, . . .
08/04/2013(Xem: 5666)
Từ những năm 30s dấu vân tay được đưa vào ứng dụng trong Y Pháp (Forensics) và trở thành một công cụ cần thiết trong phòng thí nghiệm của cảnh sát hình sự và thám tử để nhận dạng. Tuy nhiên dấu vân tay bộc lộ nhiều khiếm khuyết một khi áp dụng trong thực tế. Chẳng hạn, . . .
08/04/2013(Xem: 5354)
Tiến Sĩ Robert Almeder, Giáo Sư Triết của Ðại Học Ðường Georgia, Giám Ðốc Trung Tâm Kỹ Thuật của Ðại Học này là tác giả của tác phẩm khảo luận về luân hồi "Evidence For Life After Death" "Bằng Chứng Về Ðời Sống Sau Khi Chết". Ông cũng là thành viên của Viện Khoa Học Quốc Gia, . . .
08/04/2013(Xem: 5373)
Ca Sĩ Elvis Presley, một nghệ sĩ siêu đẳng Hoa Kỳ chết ngày 16 Tháng 8 Năm 1977 tại nhà riêng ở Graceland, Memphis, Tennessee, Hoa Kỳ đã khiến hàng triệu người trên thế giới bòng hoàng xúc động. Ảnh hưởng tâm linh của Elvis đối với quảng đại quần chúng Hoa Kỳ rất rộng lớn Tiến Sĩ Raymond A. . . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]