Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hộ niệm chỉ là trợ duyên

07/01/201520:09(Xem: 6173)
Hộ niệm chỉ là trợ duyên

ho niem
HỎI: 
Ở quê tôi, một số gia đình khi người thân mất, có mời Ban hộ niệm đến để hộ niệm. Có điều, những người trong Ban hộ niệm bắt buộc phải niệm (A Di Đà Phật) đến khi nào người chết được vãng sanh mới thôi, có khi quá 24 giờ mới được khâm liệm. Tôi muốn hỏi làm sao để biết người chết được vãng sanh để dừng hộ niệm? Để quá lâu như thế mới khâm liệm có ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của mọi người không?

(HUỆ QUANG, Bưu điện Ngã Bảy, Hậu Giang)

ĐÁP:

Bạn Huệ Quang thân mến!

Hộ niệm trước, trong và sau khi lâm chung có tác dụng trợ duyên rất tốt cho người chết. Nếu người chết lúc sanh tiền đã có công phu tu niệm sâu dày, trợ niệm sẽ giúp họ giữ được chánh niệm, tùy thuận vãng sanh. Còn nếu người chết có gieo chút duyên tu niệm hoặc chưa tu niệm ngày nào thì cũng nhờ năng lực trợ niệm mà có thể chuyển hóa cận tử nghiệp theo hướng thiện lành. Vì thế, những ai được Ban hộ niệm đến trợ duyên thì thật có phước.

Tuy nhiên, theo tinh thần Chánh pháp, hộ niệm dù đông đảo, thiết tha và chí thành đến mấy cũng chỉ có tính trợ duyên mà không mang tính quyết định trong việc vãng sanh của người chết. Vãng sanh (hoặc sanh về cõi lành) hay không là do duyên nghiệp của người chết tự quyết định. Ban hộ niệm, thậm chí ngay cả Phật A Di Đà cùng chư Thánh chúng Cực lạc cũng không thể giúp người chết vãng sanh nếu nghiệp lực, chấp thủ của họ quá nặng nề. Điều này, chúng ta có thể thấy rõ, trong thời Phật Thích Ca tại thế, một số người vô duyên thì Ngài cũng không thể cứu độ.

Đối với vấn đề người chết sẽ sanh về đâu, trừ các bậc lậu tận A-la-hán thành tựu Thiên nhãn minh trở lên mới có thể biết chính xác, còn người phàm như chúng ta không ai đủ khả năng để biết được điều này. Dù rằng, một số dấu hiệu lưu lại trên thân xác có thể dự đoán người chết sẽ sanh về cõi lành hay dữ (1-Nóng sau cùng ở đỉnh đầu, sanh về cõi Thánh. 2-Nóng sau cùng ở vùng trán, sanh vào cõi trời. 3-Nóng sau cùng ở ngực, sanh vào cõi người. 4-Nóng sau cùng ở bụng, sanh vào ngạ quỷ. 5-Nóng sau cùng ở đầu gối, sanh vào súc sanh. 6-Nóng sau cùng ở lòng bàn chân, sanh vào địa ngục) nhưng điều đó chỉ có tính tương đối mà thôi.

Điều cần hết sức lưu ý là theo nghiên cứu của y khoa, sau khi chết chừng vài giờ thì thân xác bắt đầu đông cứng, co quắp lại. Nhưng khi sự co cứng đã đạt đến đỉnh điểm, trung bình khoảng từ 15 đến 20 giờ trở đi (có khi từ 2 đến 3 ngày) thì xác chết dần mềm tươi trở lại để bắt đầu quá trình phân hủy. Như vậy, việc thân thể từ tím tái và co quắp sau một thời gian chuyển thành “mềm mại, tươi nhuận hơn” là sự chuyển biến bình thường của mọi xác chết, dù có được hộ niệm hay không thì tiến trình này vẫn xảy ra. Nếu những ai xem sự biến chuyển tự nhiên đó là kết quả nhiệm mầu của quá trình hộ niệm rồi “vỗ tay chúc mừng bạn đã vãng sanh” là một nhầm lẫn vô cùng nghiêm trọng, cần nhanh chóng sửa sai và khắc phục.

Do đó, việc “Ban hộ niệm bắt buộc phải niệm đến khi nào người chết được vãng sanh mới thôi” là điều hoàn toàn không đúng và không nên. Nếu Ban hộ niệm tự tin vào năng lực tiếp dẫn của mình một cách thái quá, cứ khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình thì chắc chắn rơi vào tà kiến, chấp thủ sai lạc. Vì như đã nói, vãng sanh hay không tùy thuộc vào nhiều nghiệp duyên của người chết. Chúng ta nỗ lực hết mình hộ niệm chỉ nhằm trợ duyên cho họ được chừng nào hay chừng nấy mà thôi.

Nên thiết nghĩ, việc hộ niệm thì rất cần, nhưng hộ niệm trong khoảng 8 đến 10 giờ sau khi mất là lý tưởng nhất. Đây là khoảng thời gian cần thiết để thần thức lưu xuất ra khỏi xác thân nên rất cần được bảo hộ. Mặt khác, sau khoảng thời gian này (có thể thêm vài giờ nữa) thì tiến trình phân hủy sẽ bắt đầu. Nếu không khâm liệm kịp thời sẽ ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường cũng như an toàn sức khỏe cho thân nhân và cộng đồng.

Người học Phật cần nêu cao tinh thần Chánh kiến, tin sâu Nhân quả-Nghiệp báo, “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”, quyết không rơi vào tà kiến và chấp thủ sai lạc.

Chúc bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN
([email protected])

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 17252)
Khi còn là một đứa bé ở Tây Tạng, thỉnh thoảng tôi tìm thấy mẹ tôi, Delog Dawa Drolma, được vây quanh bởi những thính giả đang lắng nghe hết sức chăm chú khi bà nói về những cuộc du hành của mình tới các cõi giới khác. Khuôn mặt bà sáng ngời khi đề cập tới các bổn tôn trong các cõi thanh tịnh; những giọt nước mắt tuôn rơi khi bà tả lại những khốn khổ của chúng sinh trong địa ngục và các ngạ quỷ (preta), hay các sinh linh đau khổ. Bà nói về sự gặp gỡ những thân quyến đã chết của những người nào đó, và bà tiếp âm từ người chết tới người sống những mối bận tâm về những công việc không ngừng dứt (có thể là những đồng tiền hay châu báu được chôn dấu mà không thể xác định vị trí) hoặc những van nài khẩn thiết xin được cầu nguyện hoặc cử hành các buổi lễ. Bà cũng đem về lời dạy tâm linh của những đạo sư (lama) cao cấp đã ra đi từ thế giới này và các đạo sư ở bờ bên đây của cái chết đã đáp lại nó bằng sự cung kính sâu xa.
08/04/2013(Xem: 14755)
Cuốn Khi Chết Không mang theo được gì do tác giả Đoàn văn Thông biên soạn đã được đông đảo người đọc hoan nghênh. Đây là tập sách tuy mỏng nhưng cô đọng rất nhiều vấn đề liên quan tới cuộc đời của mỗi người và mọi người.
08/04/2013(Xem: 13904)
Đức Như Lai vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện ở cuộc đời. Đó là khai bày hiển thị tri kiến Phật cho tất cả chúng sanh để chúng sanh ngộ nhập vào tri kiến Phật ấy. Nhưng khai bày hiển thị tri kiến Phật để chúng sanh ngộ nhập tức phải có phương tiện.
08/04/2013(Xem: 7351)
Cuốn sách này được biên soạn chủ yếu dựa vào một cuốn sách bằng tiếng Tây Tạng có nhan đề là Bardo Thődol, trước đây được một vị Lạt-ma Tây Tạng là Kazi Dawa Samdup dịch sang tiếng Anh, nhan đề là The Tibetian Book of the Dead, với lời bình giải của Hòa thượng Chőgyam Trungpa.
08/04/2013(Xem: 15479)
Nói đến luân hồi, nhiều người quan niệm đó như là chuyện xưa tích có, nhưng thật ra vô cùng mật thiết với đời sống thăng trầm của kiếp người mà chẳng mấy ai lưu tâm. Cũng như không khí hít thở hằng ngày rất thiết yếu cho đời sống, nhưng phần đông không mấy người để ý đến.
08/04/2013(Xem: 14149)
Khi Sống, Con Người lo đủ việc và nhất là hết lòng chuẩn bị mọi thứ: - Nào chuẩn bị thi cử, chuẩn bị ra trường, chuẩn bị cưới hỏi, chuẩn bị sinh con, chuẩn bị nhận việc làm, chuẩn bị mua nhà, chuẩn bị đi du lịch, chuẩn bị đi nằm bệnh viện vân.. vân...
08/04/2013(Xem: 8653)
Hôm nay là ngày Mồng Một tháng Năm nhuần năm Mậu Dần, nhằm ngày 24 tháng 6 năm 1998 sau khi làm lễ Bố Tát (Uposatta) tụng giới nơi chánh điện, trở lại thư phòng, tôi bắt đầu viết cho quyển sách của năm nay nhan đề là: Sống và Chết theo quan niệm của Phật Giáo.
08/04/2013(Xem: 5607)
Tối nay tôi sẽ trình bày vắn tắt quan điểm của Phật giáo về đời sống thực của con người, về sự chết và trong khi chết. Phật giáo dậy rằng con người có một giá trị rất cao, đáng tôn qúi, đặc biệt ở sự thông minh tuyệt vời và trí tuệ siêu đẳng.
08/04/2013(Xem: 6528)
Trong tác phẩm này, thầy Soyal tập trung vào các vấn đề làm sao để hiểu ý nghĩa thực thụ của sự sống, làm sao để chấp nhận cái chết, và làm sao để giúp đỡ người sắp chết, và người đã chết. Chết là một phần tự nhiên của sự sống, . . .
08/04/2013(Xem: 9645)
Khi tham dự lễ kỵ Tổ Minh Hải, thuộc môn phái Lâm Tế Chúc Thánh, tại chùa Pháp Hoa, Nam Úc, vào ngày mồng 7 tháng 11 năm Ất Dậu, nhằm ngày 7 tháng 12 năm 2005 vừa qua, Đại Đức Thích Nguyên Tạng đưa tôi bản dịch quyển “Rebirth and Western Buddhist“.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]