Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Lời Tựa Từ Chủ Biên Của Bản Dịch Anh Ngữ

12/09/201223:08(Xem: 15644)
04. Lời Tựa Từ Chủ Biên Của Bản Dịch Anh Ngữ
Tsongkhapa
ĐẠI LUẬN VỀ
GIAI TRÌNH CỦA ĐẠO GIÁC NGỘ
Tập 1
(Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Đại Luận – Quyển Thượng)
Nhóm Dịch Thuật Lamrim Lotsawas
༄༅༎ བྱང་ཆུབ་ལམ་རིམ་ཆེན་མོ་། །།ཀ།།
རྗེ་ཙོང་ཁ་པ་བློ་བཟང་གྲགས་པ༎

Lời Tựa Từ Chủ Biên Của Bản Dịch Anh Ngữ

Cuốn sách này là tập đầu tiên của bộ sách gồm ba tập trình bày toàn bộ bản dịch Đại Luận về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ (Byang chub lam rim che ba). Tập đầu tiên trình bày tất cả những thực hành sơ khởi để phát triển tâm Bồ-đề (bodhichitta, byang chub kyi sems). Những tập kế tiếp tập trung vào động lực và sự thực hành của Bồ-tát, và tập cuối cùng là một trình bày chi tiết về định (śamatha, zhignas)và tuệ (Vipassanā, lhag mthong).

Công việc dịch thuật này được thực hiện với sự bảo trợ của Trung Tâm Học Tập Phật Giáo Tây Tạng (TTHTPGTT). Trung tâm này được Geshe Ngawang Wangyal[1]đã quá cố thành lập năm 1958 tại Washington, New Jersey. Geshela là người đi tiên phong trong việc giảng dạy Phật giáo Tây Tạng tại xứ sở này và đã dạy rộng rãi các giáo pháp của mọi truyền thống Tây Tạng, kể cả nhiều trình bày ngắn về Giai Trình Của Đạo Pháp(lam rim) do Tsongkhapa viết. Một số những trình bày này đã được xuất bản trước khi Geshela viên tịch vào năm 1983. Trình bày giáo pháp lam rimnhư là con đường có trình tự để dẫn tới giác ngộ cũng đã trở thành một trong những đề tài học tập cốt lõi tại TTHTPGTT cũng như tại nhiều trung tâm Phật giáo Tây Tạng khác trên khắp thế giới. Đối với những người bận rộn trong xã hội ngày nay như quý vị, tài liệu về Giai Trình Của Đạo Pháptrình bày một hình ảnh ngắn gọn, dễ nắm bắt về con đường Phật học. Tất cả mọi sách nói về giai trình đạo pháp theo truyền thống Gelug[2]đã được xuất bản từ trước tới nay đều được rút ra từ Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ, và tự nó mang một giả định rằng người đọc có thể tham khảo nguồn chính văn. Tuy nhiên, cho tới nay chưa có một bản dịch tiếng Anh đầy đủ của bản văn này.

Vào năm 1991 Loling Geshe Yeshe Tapkay và Donald Lopez, khi đó là thỉnh giảng sư tại TTHTPGTT , đề nghị TTHTPGTT tổ chức một nhóm dịch giả để hoàn tất việc phiên dịch bộ Đại Luận. Tôi nhiệt tình đón nhận ý kiến này. Là đệ tử của Geshe Wangyal tôi đã luôn luôn muốn đảm nhận việc phiên dịch một tác phẩm lớn của ngài Tsongkhapa, bởi vì lòng tôn kính của thầy đối với ngài đã khiến tôi rất cảm kích. Một lần thầy đã nói với tôi rằng thầy đặc biệt quan tâm tới các trước tác của ngài Tsongkhapa bởi vì ngài đã được đức Văn-thù-sư-lợi xuất hiện dạy riêng. Điều này lại càng gây thêm ấn tượng cho tôi khi tôi đọc cuốn Giai Trình Đạo Nhanh Chóng (Lam rim myur lam) của Losang Yeshe ghi rằng đức Văn-thù-sư-lợi muốn bảo đảm rằng ngài Tsongkhapa viết Đại Luận với điểm đặc biệt là hòa nhập ba loại người (skyes bu gsum) – người có khả năng nhỏ, trung bình, hoặc lớn – với ba khía cạnh nền tảng của đạo pháp (lam gyu gtso bo mam gsum) – quyết tâm muốn giải thoát (nges byung), tâm Bồ-đề (byang chup kyi sem) và chánh kiến (yang dag pa’i lta ba). Hơn nữa, vì TTHTPGTT có nhiều dịch giả có đủ trình độ, kế hoạch này xem như có thể thực hiện được. Bản văn đã được chia ra cho mười bốn dịch giả và như thế Ban Phiên Dịch Lamrim Chenmo đã ra đời. Vào mùa hè năm 1992 một số phiên họp đã được tổ chức tại TTHTPGTT để đi đến sự đồng ý về một danh sách thuật ngữ chuyên môn. Khi xem những phần dẫn nhập sau đây, độc giả sẽ thấy rằng đạt được sự đồng ý về các từ chuyên môn bản thân nó đã là một việc làm vĩ đại.

Để dễ dàng cho người đọc, các dịch giả đã sắp xếp Tập 1 thành hai mươi bốn chương phỏng theo phác thảo Tạng ngữ. Toàn bộ phác thảo của phần đầu bản văn này được đưa thêm vào ở phụ lục cuối tập sách {đây là phần dàn ý được để ở đầu bản dịch Việt}.

Các dịch giả làm công việc dịch thuật với ý hướng nhắm tới người đọc thông thường. Do đó, mặc dù Tsongkhapa hầu như luôn luôn dùng chữ viết tắt khi trích dẫn, ở đây chúng tôi đưa ra chữ tương cận bằng tiếng Anh của tên đầy đủ hơn của bản văn. Ở lần trích dẫn đầu tiên một văn bản, chúng tôi sẽ cung cấp tên đầy đủ trong ngôn ngữ gốc. Tên đầy đủ của văn bản như trong Tam Tạng Kinh Điển Tạng Ngữ, Ấn bản Bắc Kinh do D.T. Suzuki hiệu đính (1955-1961) sẽ được ghi lại trong chú thích ở lần trích dẫn đầu tiên của mỗi tác phẩm. Trong trường hợp Tsongkhapa không đưa ra tên của tác giả khi trích dẫn, tên tác giả – như được xác định bởi các nhà có thẩm quyền từ trước tới nay của Tây Tạng, ngay cả khi các học giả hiện đại không xác định tác giả hoặc đã xác định một tác giả khác – được ghi thêm vào bản dịch. Dịch giả sẽ cho biết trích dẫn nằm ở đâu như trong bản Suzuki hiệu đính khi nào có thể được để cung cấp nguồn tham khảo cho những học giả muốn theo đuổi một nghiên cứu chi tiết hơn về bản Tạng ngữ. Những thông tin thêm về thư mục tác giả liên quan đến những văn bản này có ở trong phần tham chiếu.

Các dịch giả không có ý định đưa ra một thư mục tỉ mỉ chi tiết mà chỉ cung cấp các thông tin về những ấn bản trong ngôn ngữ gốc và những bản dịch mà nói chung họ đã dùng. Độc giả muốn có những thông tin chi tiết về các bản dịch và các tác phẩm khác viết bằng tiếng Anh có thể tham khảo ở Pfandt (1983), de Jong (1987), Nakamura (1889) và Hirakawa (1990).

Các dịch giả đã dùng một hình thức xấp xỉ tương đương về phiên âm của tiếng Anh để viết tên những tác giả Tây Tạng, dòng phái, và nơi chốn của xứ sở này. Cách viết chữ Tây Tạng chính xác theo lối Wylie (1959) được để trong ngoặc khi xuất hiện lần đầu tiên. Các dịch giả cũng đưa thêm vào cuối sách một bảng ngắn gồm các thuật ngữ tiếng Tây Tạng.

Các thành viên của Ban Phiên Dịch Lamrim chenmo làm công việc dịch thuật trong tập này gồm có Elizabeth S. Napper, Joshua W. C. Cutler, John Newman, Joe B. Wilson, và Karen Lang. Các dịch giả đã dùng ấn bản được xuất bản bởi Nhà Xuất Bản Nhân Dân Tso Ngön (Thanh Hải -青海) năm 1985 dựa vào bản in khắc gỗ Ja-kyung (Bya khyung). Số trang tiếng Tây Tạng của ấn bản này được đưa vào trong khắp bản dịch, viết trong ngoặc và in chữ đậm để tiện việc tham khảo. Các dịch giả đã dùng ấn bản Ganden Bar Nying để tham khảo bởi vì bản này được coi là bộ khắc gỗ xưa nhất của bản văn. Văn bản không ghi chính xác ngày những bản gỗ này được khắc, nhưng một văn bản quan trọng khác trong cùng bộ khắc gỗ này, Đại Luận về Giai Trình của Đạo Chân Ngôn Thừa (sNgags rim chen mo), được khắc vào năm 1462. Đức Dalai Lama đã ân cần trao cho Elizabeth Napper mượn tập bản thảo Gaden Bar Nying từ thư viện riêng của ngài. Với sự bảo trợ của Thư Viện Tác Phẩm và Văn Khố Tây Tạng, bà đã chụp ảnh vi phim tài liệu này. Các dịch giả đã so sánh các ấn bản Tso Ngön và Ganden và không thấy những sai biệt quan trọng. Các dịch giả cũng tham khảo Bốn Chú Thích Đan Kết (Lam rim mchan bzhi sbrags ma) và nhất quán sử dụng nó để diễn giải các trích dẫn. Các người hiệu đính đã đọc toàn bộ văn bản và thảo luận việc diễn giải các đoạn văn khó với các học giả Phật giáo Tây Tạng lỗi lạc đương thời Denma Locho Rinbochay và Loling Geshe Yeshe Tapkay.

Cũng như bất cứ kế hoạch nào ở kích thước này, đã có rất nhiều người giúp đỡ và yểm trợ chúng tôi. Đầu tiên và trước hết, tôi muốn bày tỏ lòng tri ân và tôn kính tới người đã khiến cho kế hoạch này thành hình, bậc cha già vĩ đại của Phật giáo Tây Tạng tại đất nước này, cố Geshe Ngawang Wangyal, người đã giúp tôi nhìn cuộc đời qua con mắt của Đức Phật. Kế đến, tôi rất cảm tạ các dịch giả và các học giả Tây Tạng đã được đề cập ở trên vì những đóng góp to lớn của họ cho kế hoạch này. Tôi đặc biệt tri ân người cộng tác hiệu đính của tôi là Guy Newland về những đóng góp thiết yếu mà ông đã năng nổ thực hiện. Tôi cũng cám ơn Don Lopez về những gợi ý hiệu đính và những lời khuyên hữu ích, cũng như Brady Whitton, Carl Yamamoto, và Paul Coleman về công việc hiệu đính của họ. Tôi cũng rất biết ơn người chủ biên của Snow Lion là Susan Keyser về những nỗ lực bền bỉ để trau chuốt cho tác phẩm này. Tôi cảm kích sâu xa vô vàn nỗ lực của các geshe thuộc TTHTPGTT, Thupten Gyatso, Ngawang Lundhup, Lozang Jamspal, và Lobzang Tsetan đã giúp đỡ trong việc truy nguyên những tham khảo về các trích dẫn và làm sáng tỏ văn bản. Tôi cũng cảm ơn David Ruegg và Robert Thurman về những đóng góp thích đáng cho phần tư liệu giới thiệu. Trong số các dịch giả tôi đặc biệt cảm tạ Elizabeth Napper về những nỗ lực hơn thường lệ và về việc sẵn lòng cung cấp cho đề án tất cả những công trình liên quan đến văn bản mà bà đã thực hiện được trước đây. Tôi cũng tri ân Natalie Hauptman và Gareth Sparham về những nỗ lực tốt bụng của họ về chú thích và thư mục. Kế hoạch này không thể nào tiến triển được nếu không có sự yểm trợ tài chánh rộng lượng của Buff và Johnnie Chace và Joel McCleary, những người mà tình bạn của họ tôi cũng không kém phần cảm kích. Tôi tri ân sâu xa song thân tôi, Eric và Nancy Cutler, vì tấm lòng nhân từ không thể đo lường được của các người dành cho tôi và TTHTPGTT. Cuối cùng, tôi xin cám ơn vợ tôi là Diana về sự ủng hộ không ngơi và sự trợ giúp không lay chuyển để hoàn thành đề án này.

Joshua W. C. Cutler

Trung Tâm Học Tập Phật Giáo Tây Tạng

Washington, New Jersey



[1]Geshe tương đương với thuật ngữ kalyāṇamitra, theo nghĩa đen là "tôn đức hữu" (bạn tôn đức). Trong lối sử dụng thông thường, đây là học vị chỉ dành cho các học giả tu sĩ trong trường phái Gelugpa hay trong Sakya Tây Tạng khi họ tốt nghiệp. Trong Gelugpa, geshe được chia thành nhiều đẳng cấp trong đó cao nhất là Lharampa. Một số cho rằng geshe là học vị tương đương với học vị tiến sĩ. Trong thực tế, thời gian để hoàn tất học vị này là từ 12-20 năm tập trung vào việc hiểu nhớ kinh luận và tranh luận. Chương trình học xoáy quanh 5 chủ đề chính gồm: (1) Vi Diệu Pháp, (2) Trí huệ Bát-nhã Ba-la-mật-đa, (3) Trung Đạo, (4) Nhân Minh Luận (hay Luận lý học Phật giáo) và (5) Giới Luật. Để tỏ sự tôn kính và thân mật đối với các geshe, người Tạng thường gọi các ngài là geshela.

Geshe. Wikipedia. Truy Cập 20/02/2012.

<http://en.wikipedia.org/wiki/Geshe>

[2]Gelugpa, nghĩa đen là ‘hiền nhân’. Đây là trường phái Phật giáo lớn nhất Tây Tạng, do ngài Tsongkhapa sáng lập vào thế kỷ 14. Giới luật và học tập uyên bác được nhấn mạnh trước khi bước vào tu tập thiền định. Đứng đầu dòng Gelugpa là các Đức Dalai Lama liên tục tái sinh để đảm nhận trách vụ này; vào năm 1642 Đức Dalai Lama đời thứ V trở thành lãnh tụ tôn giáo và thế tục của Tây Tạng và từ đó đến nay Tây Tạng vẫn giữ tập tục này. Gelugpa. Wikipedia. Truy cập 20/01/2012.

<http://en.wikipedia.org/wiki/Gelugpa>.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/06/2017(Xem: 9830)
Trong bài này Đaị sư Ajahn Chah, có lối giảng dậy thật giản dị, chân thực đã nói chuyện với một nữ đệ tử già yếu đangsắp chết.Bằng một giọng trầm tĩnh sâu xa, đại sư nhắc lại cho bà nghe về lý vô thường, và dạy những phương tiện để đối phó với những đau khổ, dùng những câu nói có năng lực tốt lành diệu dụng để bảo vệ tâm trí khỏi những khởi niệm về trạng thái đau khổ của một người đang nằm trên giường bệnh.
01/06/2017(Xem: 4685)
Kyle Huỳnh, 15 tuổi, chọn cái chết làm lời cảnh tỉnh
05/05/2017(Xem: 6120)
Ta làm người để sống yêu thương Ta chia sẻ để cùng hiểu biết Ta cho nhau trong từng hơi thở Ta cùng nhau xây dựng cuộc đời. Phát triển bền vững là châm ngôn của nhân loại, ai cũng mong được bền vững lâu dài đến nhiều thế hệ mai sau. Chúng ta phát triển kinh tế nhưng phải giữ cho môi trường không bị ô nhiễm, muốn vậy phải sống đạo đức và gương mẫu. Ta biết kiến thiết và tái tạo tài nguyên thiên nhiên và cũng biết truyền lại những kinh nghiệm quý báu cho con cháu thì mới thật sự bền vững và lâu dài. Đạo đức và gương mẫu như đôi cánh chim không thể thiếu một, vì có đạo đức là có gương mẫu. Không đạo đức dù có nói gì cũng trên lý thuyết và sách vỡ mà thôi. Một sự thật?
01/05/2017(Xem: 4939)
Vào thời Phật còn tại thế, có một mệnh phụ phu nhân là một Phật tử thuần thành, bà thường xuyên cúng dường Trai Tăng. Một buổi nọ, khi đang dâng thực phẩm cúng dường lên chư Tăng thì bà nhận được một tin hết sức bất hạnh trong gia đình nhưng vẫn thản nhiên, bình tĩnh như không có chuyện gì xảy ra. Bà bỏ lá thư vào túi rồi tiếp tục việc dâng thức ăn cúng dường.
01/05/2017(Xem: 7219)
Các giấy tờ tùy thân cho biết được cụ ông Mbah Ghoto sinh vào tháng 12/1870. Vừa qua, hôm 12/4 cụ được đưa đến bệnh viện vì sức khỏe yếu và có dấu hiệu xấu đi. Cháu nội Suyanto nói rằng từ khi rời bệnh viện trở về nhà thì cụ Mbah Ghoto chỉ ăn được 1 muỗng cháo và uống rất ít nước. Tuy nhiên “Việc này chỉ xảy ra được vài ngày rồi cụ nhất quyết nhịn ăn và nhịn uống” – Suyanto cho hay.
29/04/2017(Xem: 5994)
Nỗ lực 20 năm của chị Thuỷ đã đưa cậu con bị bệnh tim và down - từng bị các bác sĩ giỏi nhất ở Việt Nam từ chối chữa - trở thành sinh viên Mỹ.
24/04/2017(Xem: 11211)
Kiến thức khoa học gia tăng mỗi ngày theo cấp số nhân, nhưng những khám phá mới đặc biệt mang tính đột phá, thách thức nền tảng thực tánh của mọi hiện tượng là điều thật sự xa vời. Một lãnh vực đang là tâm điểm nghiên cứu cho nhiều bác sĩ và các nhà thần kinh học là sự liên hệ giữa tâm thức, não, và thần thức của con người.
02/04/2017(Xem: 6316)
Ba thân Trung ấm: Thượng, Trung, Hạ đều có cùng một hình tướng bằng một đứa bé lên bảy tuổi như Đại Trí Độ Luận đã nói. Phải nói đây là sự bình đẳng về mặt tinh thần, không có sự sai biệt về giai cấp vật chất như lúc thân người còn sống trên cõi Trần. Lúc sống, có người bị mù lòa, câm điếc, tàn tật, ngớ ngẩn, lớn con, cao, thấp, đẹp người hay xấu xí..., kể cả giàu, nghèo, chức cao phận lớn, vua, quan, hay thứ dân hèn mọn... Đến khi chết, ai cũng đều có cùng một thân Trung ấm đồng cỡ như nhau ở bên k
02/04/2017(Xem: 5573)
Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.
01/04/2017(Xem: 5357)
Sau khi nhịp đập của con tim bị ngừng lại và cùng lúc 5 giác quan của toàn thân con người không còn biết cảm giác, gọi là Chết. Nhưng thức A-lại-da bên trong vẫn còn hằng chuyển liên tục và hoạt động một mình. Sự hoạt động đơn phương của nó y như lúc con người còn sống đang ngủ say.Thức A-lại-da hoạt động một mình, không có 5 giác quan của cơ thể bên ngoài cộng tác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]