Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Saanen, 21 tháng bảy 1963

09/07/201100:31(Xem: 4160)
3. Saanen, 21 tháng bảy 1963

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ SỐNG VÀ CHẾT (ON LIVING and DYING)
Lời dịch: Ông Không 2009

Từ quyển Đường bay của Đại bàng: Sự phân chia

Saanen, 21 tháng bảy 1963

Tôi muốn nói về một chủ đề quan trọng, đó là chủ đề chết, chết không chỉ của cá thể, nhưng chết như một ý tưởng mà khắp thế giới đều nói đến và đã được tiếp tục như một nghi vấn trong hàng thế kỷ nhưng chưa từng được giải quyết. Không những có sợ hãi chết của cá thể đặc biệt nhưng cũng còn có một thái độ tập thể, to lớn đối với chết, ở Châu á cũng như ở các quốc gia phương Tây, mà phải được hiểu rõ. Vì vậy chúng ta sẽ cùng nhau suy xét toàn chủ đề này.

Trong khi suy xét một chủ đề quan trọng và rộng lớn như thế, những từ ngữ được dự tính chỉ giúp chúng ta chuyển tải, hiệp thông cùng nhau. Nhưng chính từ ngữ có thể dễ dàng trở thành một cản trở khi chúng ta đang cố gắng hiểu rõ nghi vấn sâu sắc của chết này nếu chúng ta không trao chú ý tổng thể của chúng ta cho nó, chứ không phải cố gắng dùng từ ngữ, thiếu nghiêm túc, hoặc trí năng để tìm ra một lý do cho sự tồn tại của chết.

Trước hết, hay có lẽ trong tiến hành của hiểu rõ sự việc lạ thường được gọi là chết này, chúng ta cũng sẽ phải hiểu rõ ý nghĩa của thời gian, mà là một yếu tố quan trọng khác trong cuộc sống của chúng ta. Tư tưởng tạo ra thời gian, rồi thời gian kiểm soát và định hình tư tưởng của chúng ta. Tôi đang sử dụng từ ngữ thời gian không chỉ trong ý nghĩa tuần tự của hôm qua, hôm nay và ngày mai mà còn trong ý nghĩa tâm lý – thời gian mà tư tưởng đã sáng chế như một phương tiện để đến được, đạt được, trì hoãn. Cả hai là những yếu tố trong cuộc sống của chúng ta, đúng chứ? Người ta phải ý thức được thời gian tuần tự; ngược lại bạn và tôi không thể gặp gỡ nơi nào đó. Thời gian tuần tự rõ ràng là cần thiết trong những biến cố của cuộc sống chúng ta; đó là một vấn đề đơn giản, rõ ràng không cần tìm hiểu kỹ lắm. Vì vậy điều gì chúng ta phải cân nhắc, bàn luận, và hiểu rõ là toàn tiến hành thuộc tâm lý mà chúng ta gọi là thời gian.

Làm ơn, nếu bạn chỉ nghe những từ ngữ và không thấy những hàm ý đằng sau những từ ngữ, tôi sợ rằng chúng ta không thể tiến xa lắm. Hầu hết chúng ta đều bị nô lệ bởi những từ ngữ và những khái niệm hoặc công thức mà những từ ngữ đã sắp xếp vào chung. Đừng vội vã gạt đi điều này, bởi vì mỗi người chúng ta đều có một công thức, một khái niệm, một ý tưởng, một lý tưởng – hợp lý, không hợp lý, hay loạn thần kinh – mà chúng ta đang sống theo nó. Cái trí đang tự hướng dẫn chính nó bởi khuôn mẫu nào đó, bởi một loạt những từ ngữ đặc biệt mà đã được biến thành một khái niệm, một công thức. Điều này đúng thực với mỗi người chúng ta, và làm ơn hãy rõ ràng về nó – có một ý tưởng, một khuôn mẫu mà chúng ta đang định hình cuộc sống của chúng ta theo nó. Nhưng nếu chúng ta muốn hiểu rõ nghi vấn của sống và chết này, tất cả những công thức, những khuôn mẫu và những hình thành ý tưởng – mà hiện diện bởi vì chúng ta không hiểu rõ sống – phải hoàn toàn không còn. Một con người đang sống tổng thể, trọn vẹn, không sợ hãi không có ý tưởng về sống. Hành động của anh ta là tư tưởng, và tư tưởng của anh ta là hành động; chúng không là hai sự việc tách lìa. Nhưng bởi vì chúng ta sợ hãi cái sự việc được gọi là chết, chúng ta đã tách rời nó khỏi sống; chúng ta đã đặt sống và chết trong hai cái ngăn riêng kín mít với một khoảng không gian thật xa giữa chúng, và chúng ta sống theo từ ngữ, theo công thức của quá khứ, truyền thống của cái gì đã là. Một cái trí bị trói buộc trong qui trình này không bao giờ có thể thấy tất cả những hàm ý của chết và của sống hay hiểu rõ sự thật là gì.

Vì vậy khi bạn tìm hiểu cùng tôi toàn nghi vấn này, nếu bạn tìm hiểu như một người Thiên chúa giáo, một người Phật giáo, một người Ấn độ giáo, hay tôn giáo nào bạn muốn, bạn sẽ hoàn toàn bị mất hút. Và nếu bạn mang đến sự tìm hiểu này cặn bã của những trải nghiệm khác nhau của bạn, của hiểu biết mà bạn đã lượm lặt từ những quyển sách, từ những người khác, lại nữa bạn sẽ không những bị thất vọng mà còn bị rối ren nữa. Con người thực sự muốn tìm hiểu đầu tiên phải được tự do khỏi tất cả những việc này, mà cấu thành nền tảng của anh ấy – và đó là khó khăn lớn nhất của chúng ta. Người ta phải được tự do khỏi quá khứ, nhưng không phải như một phản ứng, bởi vì nếu không có tự do này người ta không thể khám phá bất kỳ điều gì mới mẻ. Hiểu rõ là tự do, nhưng rất ít người chúng ta muốn được tự do. Chúng ta thích sống trong một cái khung an toàn thuộc tạo tác riêng của chúng ta hay trong một cái khung được sắp xếp vào chung bởi xã hội. Bất kỳ nhiễu loạn nào trong khuôn mẫu đó đều gây xáo trộn. Và thay vì bị xáo trộn chúng ta sống một cuộc sống của cẩu thả, chết rồi, và suy sụp.

Muốn tìm hiểu nghi vấn quan trọng của chết này, chúng ta phải tỉnh thức không chọn lựa không chỉ cả sự nô lệ đến những công thức và những khái niệm mà còn cả những sợ hãi của chúng ta, sự ham muốn được tiếp tục của chúng ta, và vân vân. Muốn tìm hiểu chúng ta phải tiếp cận nghi vấn mới mẻ lại. Làm ơn, điều này thực sự rất quan trọng. Cái trí phải rõ ràng và không bị trói buộc trong một khái niệm hay một ý tưởng nếu người ta muốn tìm hiểu điều gì đó lạ thường – giống như chết phải là như vậy. Chết phải là cái gì đó lạ thường, không phải cái sự việc mà chúng ta cố gắng lừa bịp và sợ hãi.

Thuộc tâm lý chúng ta là những nô lệ cho thời gian, thời gian là ký ức của hôm qua, của quá khứ, cùng tất cả những trải nghiệm được tích lũy của nó; nó không chỉ là ký ức của bạn như một người riêng biệt mà còn cả ký ức của tập thể, của chủng tộc, của con người qua những thời đại. Quá khứ được cấu thành bởi những vui mừng, những đau khổ, những phiền muộn tập thể và cá thể của con người, sự đấu tranh kỳ cục của anh ấy với sống, với chết, với sự thật, với xã hội. Tất cả việc đó là quá khứ, ngày hôm qua được nhân lên hàng ngàn; và với hầu hết chúng ta hiện tại là chuyển động của quá khứ hướng đến tương lai. Không có những phân chia thật chính xác như là quá khứ, hiện tại và tương lai. Cái gì đã là, được bổ sung bởi hiện tại, là cái gì sẽ là. Đó là tất cả mà chúng ta biết. Tương lai là quá khứ được bổ sung bởi những biến cố của hiện tại; ngày mai là ngày hôm qua được định hình lại bởi những trải nghiệm, những phản ứng, và hiểu biết của ngày hôm nay. Đây là điều gì chúng ta gọi là thời gian.

Thời gian là một sự việc đã được sắp xếp vào chung bởi bộ não, và luân phiên bộ não là kết quả của thời gian, kết quả của một ngàn ngày hôm qua. Mỗi tư tưởng là kết quả của thời gian; nó là đáp trả của ký ức, phản ứng của những nguy hiểm đang đe dọa, những thất bại, những tuyệt vọng, những ao ước của ngày hôm qua; và với nền tảng đó, chúng ta nhìn vào cuộc sống chúng ta suy xét mọi việc. Liệu có Thượng đế, hay không có Thượng đế, vận hành của chính thể là gì, bản chất của liên hệ, làm thế nào để tự vượt qua hay điều chỉnh với ghen tuông, lo âu, tội lỗi, thất vọng, đau khổ – chúng ta nhìn vào tất cả những vấn đề này bằng nền tảng thời gian đó.

Bây giờ với nền tảng đó bất kỳ việc gì chúng ta nhìn đều bị biến dạng, và khi sự khủng hoảng đòi hỏi chú ý cao độ, nếu chúng ta nhìn nó bằng đôi mắt của quá khứ, chúng ta hoặc hành động loạn thần kinh, mà là việc gì tất cả chúng ta đều làm, hoặc chúng ta tự dựng lên cho mình một bức tường kháng cự lại nó. Đó là toàn tiến hành của cuộc sống chúng ta.

Làm ơn, tôi đang phơi bày bằng lời nói những điều này, nhưng nếu bạn chỉ nhìn vào những từ ngữ và không theo dõi qui trình suy nghĩ riêng của bạn, mà là thấy chính bạn như bạn là, vậy thì bạn sẽ không có một hiểu rõ tổng thể về chết; và phải có hiểu rõ đó nếu bạn muốn được tự do khỏi sợ hãi và thâm nhập cái gì đó hoàn toàn khác hẳn.

Chúng ta luôn luôn đang diễn giải hiện tại theo quy định của quá khứ và vì vậy cho một tiếp tục đến cái gì đã là. Với hầu hết chúng ta hiện tại là sự tiếp tục của quá khứ. Chúng ta gặp gỡ những vấn đề đang xảy ra hàng ngày của cuộc sống chúng ta – mà luôn luôn có mới mẻ riêng của nó, quan trọng riêng của nó – bằng trọng tải chết rồi của quá khứ, qua đó tạo ra cái chúng ta gọi là tương lai. Nếu bạn đã quan sát cái trí riêng của bạn, không chỉ tầng ý thức bên ngoài mà còn cả tầng ý thức bên trong, bạn sẽ biết rằng nó là quá khứ, rằng không có gì mới mẻ trong nó, không có gì không bị sai lạc bởi quá khứ, thời gian. Và có cái gì chúng ta gọi là hiện tại. Liệu có một hiện tại không bị tiếp xúc bởi quá khứ được không? Liệu có một hiện tại không quy định tương lai được không?

Có thể bạn đã không suy nghĩ về điều này trước kia, và chúng ta sẽ phải tìm hiểu nó một chút xíu. Hầu hết chúng ta chỉ muốn sống trong hiện tại bởi vì quá khứ quá chán ngán, quá phiền toái, quá khó hiểu, và tương lai lại quá mơ hồ. Cái trí hiện đại nói, “Hãy sống trọn vẹn trong hiện tại. Đừng bận tâm đến việc gì sẽ xảy ra ngày mai, nhưng hãy sống cho ngày hôm nay. Dù sao chăng nữa sống thật là khốn khổ, và tội lỗi một ngày đã đủ rồi; vì vậy hãy sống mỗi ngày trọn vẹn và buông bỏ mọi thứ khác đi. Rõ ràng đó là một triết lý của tuyệt vọng.

Liệu có thể sống trong hiện tại mà không mang thời gian vào nó, mà là quá khứ? Chắc chắn bạn có thể sống trong tổng thể của hiện tại đó chỉ khi nào bạn hiểu rõ tổng thể của quá khứ. Chết đi thời gian là sống trong hiện tại, và bạn có thể chết đi thời gian chỉ khi nào bạn đã hiểu rõ quá khứ, đó là hiểu rõ cái trí riêng của bạn – không chỉ cái trí tầng ý thức bên ngoài mà đi làm việc mỗi ngày, thâu lượm hiểu biết và trải nghiệm, có những phản ứng hời hợt, và đại loại như thế, mà còn cả cái trí tầng ý thức bên trong, trong đó được chôn giấu những truyền thống đã tích lũy của gia đình, của nhóm người, của chủng tộc. Cũng được chôn giấu trong tầng ý thức bên trong là sự đau khổ vô tận của con người và sự sợ hãi chết. Tất cả việc đó là quá khứ, mà là chính bạn, và bạn phải hiểu rõ nó. Nếu bạn không hiểu rõ cái đó, nếu bạn đã không tìm hiểu những phương cách của cái trí và tâm hồn riêng của bạn, không tìm hiểu tham lam và đau khổ của bạn, nếu bạn không tự biết chính bạn trọn vẹn, bạn không thể sống trong hiện tại. Sống trong hiện tại là chết đi quá khứ. Trong tiến hành của hiểu rõ về chính bạn, bạn đã làm tự do khỏi quá khứ, mà là tình trạng bị quy định của bạn – bị quy định của bạn như một người Cộng sản, một người Thiên chúa giáo, một người Tin lành, một người Ấn độ giáo, một người Phật giáo, tình trạng bị quy định đã áp đặt vào bạn bởi xã hội, và bởi những tham lam, những ganh tị, những lo âu, những thất vọng, nhũng đau khổ, và những tuyệt vọng riêng của bạn. Chính tình trạng bị quy định của bạn cho sự tiếp tục đến cái “tôi”, cái ngã.

Nếu bạn không biết về chính bạn, tình trạng tầng ý thức bên trong cũng như tầng ý thức bên ngoài của bạn, tất cả tìm hiểu của bạn sẽ bị bóp méo, được cho một thành kiến. Bạn sẽ không có nền tảng cho sự suy nghĩ hợp lý, rõ ràng, có lý luận, thông minh. Suy nghĩ của bạn sẽ phụ thuộc một khuôn mẫu, công thức, hay một bộ từ ngữ nào đó, nhưng đó thực sự không là suy nghĩ. Muốn suy nghĩ rõ ràng, hợp lý, mà không trở nên loạn thần kinh, mà không bị trói buộc trong bất kỳ hình thức ảo tưởng nào, bạn phải biết toàn qui trình của tình trạng ý thức riêng của bạn, mà được xếp đặt vào chung bởi thời gian, bởi quá khứ. Và liệu có thể sống không còn quá khứ? Chắc chắn đó là chết. Bạn hiểu chứ? Chúng ta sẽ quay lại vấn đề của hiện tại khi chúng ta đã tự thấy cho chính mình chết là gì.

Chết là gì? Đây là một nghi vấn cho những người trẻ và những người già, vì vậy làm ơn hãy tự ấp ủ nó cho chính bạn. Chết chỉ là sự kết thúc của các cơ quan thân thể? Đó là điều gì chúng ta sợ hãi? Chúng ta muốn tiếp tục cái thân thể? Hay chúng ta khao khát hình thức tiếp tục nào đó? Tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thân thể, thực thể vật chất, bị cạn kiệt qua sử dụng, qua vô vàn những áp lực, những ảnh hưởng, những xung đột, những thôi thúc, những đòi hỏi, những đau khổ. Một số người có thể thích nó nếu thân thể có thể kéo dài được 150 năm hay nhiều hơn, và có lẽ những bác sĩ và những người khoa học cùng nhau cuối cùng sẽ tìm ra phương pháp nào đó để kéo dài sự đau khổ mà hầu hết chúng ta đều đang sống. Nhưng không sớm thì muộn thân thể sẽ chết đi; các cơ quan vật chất đến một kết thúc. Giống như bất kỳ cái máy nào, cuối cùng nó bị cạn kiệt.

Với hầu hết chúng ta, chết là cái gì đó còn sâu thẳm hơn sự kết thúc của thân thể và mọi tôn giáo hứa hẹn một loại sống nào đó sau khi chết. Chúng ta khao khát một tiếp tục; chúng ta muốn được bảo đảm rằng cái gì đó tiếp tục khi thân thể chết đi. Chúng ta hy vọng rằng cái tinh thần, cái “tôi” – cái “tôi” mà đã trải nghiệm, đã đấu tranh, đã thâu lượm, đã học hỏi, đã đau khổ, đã hưởng thụ; cái “tôi,” mà được gọi là linh hồn ở phương Tây và một cái tên khác ở phương Đông – sẽ tiếp tục. Vì vậy điều gì chúng ta quan tâm là sự tiếp tục, không phải chết. Chúng ta không muốn biết chết là gì; chúng ta không muốn biết điều kỳ diệu lạ thường, vẻ đẹp, chiều sâu, bao la của chết. Chúng ta không muốn tìm hiểu cái gì đó mà chúng ta không biết. Tất cả mọi việc mà chúng ta muốn là được tiếp tục. Chúng ta nói, “Tôi, người đã sống được bốn mươi, sáu mươi, tám mươi năm; tôi, người có một ngôi nhà, một gia đình, con cái, cháu chắt; tôi, người đã đi làm việc ngày này qua ngày khác trong quá nhiều năm; tôi, người đã có những cãi cọ, những ham muốn tình dục; tôi muốn tiếp tục sống.” Đó là tất cả mọi việc mà chúng ta quan tâm. Chúng ta biết rằng có chết, rằng sự kết thúc của thân thể vật chất là điều không thể tránh khỏi, vì vậy chúng ta nói, “Tôi phải cảm thấy được bảo đảm về sự tiếp tục của chính tôi sau khi chết.” Vì vậy chúng ta có những niềm tin, những tín điều, sanh lại, đầu thai – một ngàn cách tẩu thoát khỏi sự thật của chết. Và khi chúng ta có một cuộc chiến tranh, chúng ta cắm những cây thánh giá cho những con người tội nghiệp mà đã bị giết chết. Loại sự việc này đã xảy ra hàng thiên niên kỷ.

Chúng ta thực sự chưa bao giờ đã trao toàn thân tâm của chúng ta để tìm ra chết là gì. Chúng ta luôn luôn tiếp cận chết với điều kiện chúng ta phải được bảo đảm có một tiếp tục sau đó. Chúng ta nói, “Tôi muốn cái đã được biết tiếp tục,” cái đã được biết là những phẩm chất của chúng ta, những khả năng của chúng ta, ký ức của những trải nghiệm của chúng ta, những đấu tranh, những thành tựu, những thất vọng, những tham vọng của chúng ta; và nó cũng là danh tánh của chúng ta và tài sản của chúng ta. Tất cả điều đó là cái đã được biết, và chúng ta muốn tất cả nó được tiếp tục. Khi nào chúng ta được trao tặng sự chắc chắn của tiếp tục đó, vậy thì có lẽ chúng ta sẽ tìm hiểu chết là gì và liệu có một sự việc như là cái đã được biết – mà phải là cái gì đó lạ thường để tìm ra.

Vậy là bạn thấy sự khó khăn. Điều gì chúng ta muốn là sự tiếp tục, và chúng ta không bao giờ tự hỏi chính mình nó là gì mà tạo ra sự tiếp tục, mà cho động cơ đến xâu chuỗi này, chuyển động của sự tiếp tục này. Nếu bạn quan sát, bạn sẽ thấy rằng chính là tư tưởng, một mình nó, tạo ra một ý thức của tiếp tục – không còn cái gì khác. Qua tư tưởng bạn tự nhận dạng chính mình với gia đình của bạn, với ngôi nhà của bạn, với những bài thơ hay những bức tranh của bạn, với nhân cách của bạn, với những thất vọng của bạn, với những vui vẻ của bạn. Bạn càng suy nghĩ về một vấn đề nhiều bao nhiêu, bạn càng cho gốc rễ và sự tiếp tục đến vấn đề đó nhiều bấy nhiêu. Nếu bạn thích người nào đó, bạn suy nghĩ về người đó, và chính suy nghĩ này cho một ý thức của tiếp tục trong thời gian. Chắc chắn, bạn phải suy nghĩ, nhưng liệu bạn có thể suy nghĩ trong chốc lát, ngay khoảnh khắc – rồi sau đó buông bỏ suy nghĩ? Nếu bạn đã không nói, “Tôi thích cái này, nó là của tôi – nó là bức tranh của tôi, tự diễn tả của tôi, Thượng đế của tôi, người vợ của tôi, đức hạnh của tôi – và tôi sẽ giữ nó,” bạn sẽ không có ý thức của liên tục trong thời gian. Nhưng bạn không suy nghĩ rõ ràng, thấu suốt mọi vấn đề. Luôn luôn có vui thú mà bạn muốn giữ và đau khổ mà bạn muốn loại bỏ, mà có nghĩa rằng bạn suy nghĩ về cả hai, và tư tưởng cho sự tiếp tục đến cả hai. Điều gì chúng ta gọi là tư tưởng là sự đáp trả của ký ức, của liên tưởng, mà theo căn bản giống hệt như một máy tính. Bạn phải đến điểm mấu chốt nơi bạn tự thấy cho chính bạn sự thật của điều này.

Hầu hết chúng ta thực sự không muốn tìm ra cho chính mình chết là gì; trái lại chúng ta muốn tiếp tục trong cái đã được biết. Nếu người em của tôi, người con trai của tôi, người vợ của tôi, hay người chồng của tôi chết, tôi bị buồn bực, cô độc, thương xót mình, mà là điều gì tôi gọi là đau khổ, và tôi tiếp tục sống trong trạng thái buồn bực, hoang mang, hỗn loạn đó. Tôi tách lìa sống khỏi chết, sống của những cãi cọ, cay nghiệt, khổ sở, thất vọng, tuyệt vọng, những hổ thẹn, những sỉ nhục, bởi vì sống này tôi biết, và chết tôi không biết. Niềm tin và giáo điều thỏa mãn cho tôi cho đến lúc tôi chết. Đó là điều gì xảy ra cho hầu hết chúng ta.

Ý thức của tiếp tục này mà tư tưởng trao cho trạng thái ý thức là hoàn toàn nông cạn, như bạn có thể thấy. Không có gì huyền bí và cao cả về nó, và khi bạn hiểu rõ toàn ý nghĩa của nó, bạn suy nghĩ – nơi nào suy nghĩ là cần thiết – rõ ràng, hợp lý, thông minh, không cảm tính, không có sự thôi thúc liên tục này để thành tựu, để là hay để trở thành người nào đó. Sau đó bạn sẽ biết làm thế nào để sống trong hiện tại, và sống trong hiện tại là đang chết từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Vậy là bạn có thể tìm hiểu, bởi vì cái trí của bạn, không sợ hãi, nên không còn bất kỳ ảo tưởng nào. Không còn bất kỳ ảo tưởng nào là tuyệt đối cần thiết, và ảo tưởng hiện diện chỉ khi nào có sợ hãi. Khi không có sợ hãi, không có ảo tưởng. Ảo tưởng nảy sinh khi sợ hãi bám rễ trong an toàn, dù nó ở trong hình thức của một liên hệ đặc biệt, một ngôi nhà, một niềm tin, hay vị trí và thanh danh. Sợ hãi tạo ra ảo tưởng. Chừng nào sợ hãi còn tiếp tục, cái trí sẽ bị trói buộc trong vô vàn hình thức của ảo tưởng, và một cái trí như thế không thể hiểu rõ chết là gì.

Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu chết là gì – ít ra, tôi sẽ tìm hiểu nó, phơi bày nó. Nhưng bạn có thể hiểu rõ chết, sống cùng nó trọn vẹn, biết ý nghĩa đầy đủ, sâu thẳm của nó, chỉ khi nào không có sợ hãi và do đó không có ảo tưởng. Được tự do khỏi sợ hãi là sống trọn vẹn trong hiện tại, mà có nghĩa rằng bạn không đang vận hành theo máy móc trong thói quen của ký ức. Hầu hết chúng ta quan tâm đến đầu thai, hay chúng ta muốn biết liệu chúng ta có thể tiếp tục sau khi thân thể chết đi, tất cả đều quá tầm thường. Chúng ta đã hiểu rõ sự tầm thường của ham muốn cho tiếp tục này chưa? Chúng ta có thấy rằng nó chỉ là qui trình của suy nghĩ, bộ máy của tư tưởng mà đòi hỏi sự tiếp tục hay không? Ngay khi bạn thấy sự kiện đó, bạn nhận ra sự nông cạn hoàn toàn, sự ngu xuẩn của một đòi hỏi như thế. Cái “tôi” tiếp tục sau khi chết? Ai cần đến? Và cái tôi mà bạn muốn tiếp tục này là gì? Những vui thú và những mộng mơ của bạn, những hy vọng, những thất vọng, và những vui vẻ của bạn, tài sản của bạn và cái danh tính bạn mang, nhân cách nhỏ nhen tầm thường của bạn, và hiểu biết bạn đã thâu lượm trong cuộc sống chật hẹp, bị kềm kẹp của bạn, mà đã được tạo thêm sự mỹ miều bởi những giáo sư, bởi những nhà văn, bởi những họa sĩ. Đó là điều gì bạn muốn tiếp tục, và đó là tất cả.

Bây giờ, dù bạn già hay trẻ, bạn phải kết thúc tất cả việc đó. Bạn phải kết thúc nó hoàn toàn, từng mảnh, như một bác sĩ giải phẫu bằng một con dao. Vậy là cái trí không có ảo tưởng và không có sợ hãi; do đó nó có thể quan sát và hiểu rõ chết là gì. Sợ hãi tồn tại bởi vì sự ham muốn bám chặt vào cái gì đã được biết. Cái đã được biết là quá khứ đang sống trong hiện tại và đang bổ sung tương lai. Đó là sống của chúng ta ngày sang ngày, năm sang năm, đến khi chúng ta chết. Làm thế nào cái trí như thế có thể hiểu rõ cái gì đó không thời gian, không động cơ, cái gì đó hoàn toàn không biết được?

Bạn hiểu chứ? Chết là cái không biết được, và bạn có những ý tưởng về nó. Bạn lẩn tránh nhìn vào chết, hay bạn lý luận nó, nói rằng nó là điều không tránh khỏi, hoặc bạn có một niềm tin mà cho bạn sự thanh thản, hy vọng. Nhưng chỉ một cái trí chín chắn, một cái trí không sợ hãi, không ảo tưởng, không có sự tìm kiếm ngu xuẩn này để có được tiếp tục và tự biểu lộ – chỉ một cái trí như thế có thể quan sát và tìm ra chết là gì, bởi vì nó biết làm thế nào để sống trong hiện tại.

Làm ơn hãy theo sát điều này. Sống trong hiện tại là sống không tuyệt vọng, bởi vì không có thèm khát quá khứ, và không có hy vọng trong tương lai. Thế là cái trí nói, “Hôm nay là đủ cho tôi rồi.” Nó không lẩn tránh quá khứ hay mù quáng tương lai, nhưng nó đã hiểu rõ tổng thể của ý thức, mà không là tổng thể của cá thể hay tổng thể của tập thể; và vì vậy không có cái “tôi” tách khỏi “nhiều”. Trong hiểu rõ tổng thể của chính nó, cái trí đã hiểu rõ cái riêng biệt cũng như cái vũ trụ. Vì vậy nó đã gạt đi tham vọng, kênh kiệu, thanh danh thuộc xã hội; tất cả việc đó hoàn toàn biến khỏi một cái trí mà đang sống trọn vẹn trong hiện tại và vì vậy đang chết đi mọi thứ nó đã biết, mỗi giây phút trong ngày. Sau đó bạn sẽ tìm ra, nếu bạn đã tiến xa như thế rồi, rằng chết và sống là một. Bạn đang sống trọn vẹn trong hiện tại, chú ý tổng thể, không chọn lựa, không nỗ lực; cái trí luôn luôn trống không, và từ trống không đó bạn nhìn ngắm, bạn quan sát, bạn hiểu rõ, và do đó sống là chết. Cái gì có sự tiếp tục không bao giờ có thể sáng tạo. Chỉ cái kết thúc có thể biết sáng tạo là gì. Khi sống cũng là chết, có tình yêu, có sự thật, có sáng tạo; bởi vì chết là cái không biết được, giống như sự thật và tình yêu và sáng tạo.

Các bạn muốn đưa ra bất kỳ bàn luận và câu hỏi nào không?

Người hỏi: Chết là một hành động của ý chí, hay nó chính là cái không biết được?

Krishnamurti: Thưa bạn, bạn có khi nào chết đi quá khứ của bạn – chỉ chết đi nó mà không tranh cãi, không phản ứng, không cố gắng tạo ra những quy định đặc biệt, không hỏi bạn nên từ bỏ nó như thế nào, hay tại sao bạn phải từ bỏ nó? Bạn có khi nào thực hiện việc đó chưa? Bạn sẽ phải thực hiện việc đó khi bạn chết đi phần thân thể, đúng chứ? Người ta không thể cãi cọ với chết. Người ta không thể nói với chết, “Hãy cho tôi một vài ngày nữa để sống.” Không có nỗ lực của ý chí trong chết – người ta chỉ chết. Hay bạn có khi nào chết đi một lần trong những thất vọng của bạn, những tham vọng của bạn – chỉ từ bỏ nó, thả rơi nó, như một chiếc lá rụng xuống trong mùa thu, mà không có trận chiến của ý chí, mà không lo lắng việc gì sẽ xảy đến cho bạn nếu bạn làm như thế? Bạn đã từng thực hiện chưa? Tôi e rằng bạn chưa từng. Khi bạn rời khỏi đây bây giờ, hãy chết đi cái gì đó bạn bám vào – thói quen hút thuốc của bạn, đòi hỏi ái ân của bạn, thôi thúc của bạn để được nổi tiếng như một họa sĩ, như một thi sĩ, như người này hay người kia. Chỉ từ bỏ nó, chỉ thả rơi nó như bạn làm với một việc xuẩn ngốc nào đó, mà không có nỗ lực, không chọn lựa, không quyết định. Nếu chết đi nó của bạn là tổng thể – và không phải là việc từ bỏ hút thuốc hay uống rượu, mà bạn đã biến thành chủ đề quan trọng – bạn sẽ biết nó có nghĩa gì khi sống tột đỉnh, không nỗ lực trong khoảnh khắc, bằng tất cả thân tâm của bạn. Và vậy là, có lẽ, một cái cửa sẽ mở vào cái không biết được.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/03/2017(Xem: 6250)
Những cái chết tức tưởi của thời nay
06/03/2017(Xem: 8048)
Ba thân Trung ấm: Thượng, Trung, Hạ đều có cùng một hình tướng bằng một đứa bé lên bảy tuổi như Đại Trí Độ Luận đã nói. Phải nói đây là sự bình đẳng về mặt tinh thần, không có sự sai biệt về giai cấp vật chất như lúc thân người còn sống trên cõi Trần. Lúc sống, có người bị mù lòa, câm điếc, tàn tật, ngớ ngẩn, lớn con, cao, thấp, đẹp người hay xấu xí..., kể cả giàu, nghèo, chức cao phận lớn, vua, quan, hay thứ dân hèn mọn... Đến khi chết, ai cũng đều có cùng một thân Trung ấm đồng cỡ như nhau ở bên kia cõi chết. Cũng vì từ tâm thức có sự sai biệt đó mà có ra thân tướng vật chất con người khác nhau, địa vị khác nhau. Từ đó thân Trung ấm cũng phải có thứ bậc cao, thấp. Sự khác biệt này đúng theo định luật nhân quả mà ánh sáng và bóng tối là biểu tượng đích thực. Đúng là đèn nhà ai nấy sáng nếu tự th
28/02/2017(Xem: 12827)
Đó là câu chuyện về Ngài Geshe Lama Konchog Rinpoche qua đời năm 2001. Có nhiều chuyện kỳ lạ trở thành mầu nhiệm sau khi Ngài ra đi.
01/02/2017(Xem: 16381)
Thuyết linh do Hòa Thượng Thích Phước Trí, Phó Ban Nghi Lễ Trung Ương – Trụ trì chùa Vạn Phước, Q.11 và chùa Pháp Vân, Q. Tân Phú thuyết linh tại chùa Thiền Lâm Q6, trong buổi lễ trai đàn chẩn tế nhân tuần chung thất... Ngày 19/08 AL
18/07/2016(Xem: 28753)
Hợp Tuyển Lời Phật Dạy Từ Kinh Tạng Pali, nguyên tác Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi, bản Việt dịch của Giáo Sư Trần Như Mai
01/07/2016(Xem: 6801)
Chân dung khoa học gia 17 tuổi của NASA
22/06/2016(Xem: 8845)
Một nhà tang lễ ở Ontario, Canada đã thực hiện việc hóa lỏng xác chết và đổ vào hệ thống cống rãnh. Trước khi bạn hoảng hốt vì những điều mình vừa đọc, xin thưa rằng, chuyện đó hợp pháp! Nhà tang lễ có tên Aquagreen Dispositions có giấy phép để "hỏa táng không lửa khói" xác những con thú cưng theo cách này, và bây giờ vừa được cấp một giấy phép khác để dùng hóa chất hóa lỏng thi thể con người – một phương thức dùng năng lượng hiệu quả hơn là hỏa táng. Và không chỉ dừng ở đó, còn nhiều cách tuy thân thiện với môi trường, nhưng nói ra có vẻ kỳ quặc khác, để làm một thi thể người… biến mất sau khi chết.
31/05/2016(Xem: 20992)
Chuyện xảy ra ở Việt Nam, nhưng lại bắt đầu từ bên Mỹ. Số là, vào khoảng thời gian năm 1956, có một kỹ sư Hoa Kỳ tên là Frank M.Balk. Chàng kỹ sư này suốt đời chẳng biết gì về cái xứ bé nhỏ xa xôi tận vùng Đông Nam Á tên gọi là Việt Nam cả.
07/04/2016(Xem: 12293)
On Wednesday, 6 April 2016, Senior Venerable Thich Nguyen Tang, the Abbot of Quang Duc Monastery in Fawkner, Victoria and also a Deputy-Secretary of The Unified Vietnamese Buddhist Congregation of Australia-New Zealand, visited this wonderful, beautiful and first Buddhist Garden at Cemetery in South Australia. Senior Venerale Tang offer his congratulation to Mr Robert Pitt, CEO of Adelaide Cemeteries Authority, that " I am happy to be here today, Thank you and congratulation for your wonderful job, your effort and your contributions this will be remained and appreciated by our Buddhist communities around Adelaide like Australian, Thai, Cambodia, Myanmar Srilanka, Tibet, Vietnam...I am happy to see your project complete so quickly". Two years ago, Senior Venerable has been invited here by Mr Robert Pitt to talk about the Buddhist funeral and relics after cremation, after that he advised Mr Robert Pitt should build a Buddhist Garden for Buddhist followers around South Australia. He said
03/04/2016(Xem: 12661)
Một sai sót xảy ra trong một lễ tang của một Phật tử VN tại Adelaide Nam Úc, nhân viên nghĩa trang Enfiled đã xay nhuyễn phần tro cốt của người quá vãng trước khi gia đình muốn xem phần tro cốt có lưu xá lợi hay không, đây là 1 bài học nhớ đời cho nhân viên nghĩa trang, chính vì sai sót này, Ban giám đốc nghĩa trang, ông Robert Pitt, đã làm việc với gia đình tang quyển, xin lỗi và an ủi (Kim Thoa, Hoàng Lan, cùng với sự cố vấn của TT Nguyên Tạng, ĐĐ Viên Trí) cuồi cùng đã dẫn đến một kết quả có hậu, đó là thiết lập một khu Nghĩa Trang Phật Giáo đầu tiên ở Nam Úc cho tôn giáo cổ xưa này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]