Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Từ Nói chuyện ở Châu âu 1968: Paris, 28 tháng tư 1968

09/07/201100:31(Xem: 3514)
3. Từ Nói chuyện ở Châu âu 1968: Paris, 28 tháng tư 1968

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ SỐNG VÀ CHẾT (ON LIVING and DYING)
Lời dịch: Ông Không 2009

Từ quyển Bình phẩm về sống
Tập 2

Từ Nói chuyện ở Châu âu 1968:
Paris, 28 tháng tư 1968

Khi suy nghĩ kỹ càng về chết và đau khổ, người ta phải tìm hiểu vấn đề chết và tuổi già này. Chết có lẽ xảy ra qua bệnh tật, qua một tai nạn, hay qua suy nhược và tuổi già. Có sự kiện rõ ràng của các cơ quan thân thể đang đến một kết thúc. Và cũng có sự kiện rõ ràng của các cơ quan thân thể đang tăng trưởng lớn hơn, đang trở thành già nua, bị bệnh tật, và chết. Và người ta quan sát, khi người ta lớn tuổi, vấn đề do tuổi tác cấu thành, sự xấu xí của nó, khi người ta già nua người ta trở nên chán nản hơn, vô cảm hơn đến chừng nào. Tuổi già trở thành một vấn đề khi người ta không biết sống như thế nào. Người ta có lẽ đã chưa bao giờ sống gì cả – người ta đã sống trong đấu tranh, đau khổ, xung đột, mà được thể hiện trong những bộ mặt của chúng ta, trong những thân thể của chúng ta, trong những thái độ của chúng ta.

Khi các cơ quan thân thể đến một kết thúc, chết chắc chắn không tránh khỏi. Những nhà khoa học có lẽ khám phá loại thuốc nào đó mà sẽ cho sự tiếp tục được năm mươi hay một trăm năm, nhưng luôn luôn có chết ở cuối đường. Luôn luôn có vấn đề của tuổi già, giảm trí nhớ, bị lão suy, mỗi lúc một vô dụng cho xã hội và vân vân. Và có chết, chết như cái gì đó không thể tránh khỏi, không biết được, khó chịu nhất, kinh hoàng nhất. Bởi vì sợ hãi nó, thậm chí chúng ta không bao giờ nói về nó, hay nếu chúng ta phải nói về nó, chúng ta có những lý thuyết, những công thức gây hài lòng, hoặc “đầu thai” của phương Đông hoặc “sanh lại” của phương Tây. Hoặc có lẽ theo trí năng chúng ta chấp nhận chết rồi nói rằng nó là việc không tránh khỏi và “bởi vì mọi thứ đều phải chết, tôi cũng sẽ chết”. Sự giải thích duy lý, một niềm tin an ủi, và một tẩu thoát, tất cả đều giống hệt nhau.

Nhưng chết là gì? Ngoại trừ một thực thể vật chất đang đến một kết thúc, chết là gì? Khi đưa ra câu hỏi đó, người ta phải hỏi sống là gì? Sống chết không thể bị tách lìa. Nếu bạn nói, “Tôi thực sự muốn biết chết là gì,” bạn sẽ không bao giờ biết câu trả lời nếu bạn không biết sống là gì. Và sống của chúng ta là gì? Từ khoảnh khắc chúng ta được sanh ra đến khi chúng ta chết, nó gồm có đấu tranh liên tục, một bãi chiến trường, không những bên trong chúng ta nhưng còn với những người hàng xóm của chúng ta, với người vợ của chúng ta, con cái, người chồng của chúng ta, với mọi thứ – nó là một trận chiến của đau khổ, sợ hãi, lo âu, tội lỗi, cô độc, và tuyệt vọng. Và từ tuyệt vọng nảy sinh những sáng chế của cái trí như là những vị thần, những đấng cứu rỗi, những vị thánh, sự tôn thờ những anh hùng, những nghi lễ và chiến tranh – chiến tranh thưc sự, giết chết lẫn nhau. Đó là sống của chúng ta. Đó là điều gì chúng ta gọi là sống, trong đó có lẽ có một khoảnh khắc của vui sướng, một chút lóe sáng trong mắt, nhưng đó là sống của chúng ta. Và chúng ta bám vào sống đó bởi vì chúng ta nói, “Ít ra tôi biết việc đó, và thà rằng có nó còn hơn không có gì cả.”

Vậy là người ta sợ sống, và người ta sợ chết, kết thúc. Và khi chết đến không tránh khỏi, người ta chiến đấu để đẩy lùi nó. Sống của chúng ta là một khốn khổ vươn dài của trận chiến với bản thân, với mọi thứ quanh chúng ta. Và trận chiến này là điều gì chúng ta gọi là tình yêu; nó là một vui thú chất chồng, một ham muốn vô tận, với thành tựu của nó, ái ân hay những thứ khác – tất cả việc đó là sống của chúng ta từ sáng đến khuya.

Nếu chúng ta không hiểu rõ sống, chỉ tìm một phương cách ra khỏi chết là việc hoàn toàn vô lý. Khi người ta hiểu rõ sống là gì, mà là kết thúc đau khổ, kết thúc đấu tranh, không tạo ra một trận chiến của sống, vậy thì người ta sẽ thấy theo tâm lý, bên trong, rằng sống là chết – chết đi mọi thứ hàng ngày, chết đi mọi tích lũy đã thâu lượm được, để cho cái trí là trong lành, mới mẻ, và hồn nhiên hàng ngày. Và việc đó đòi hỏi chú ý vô cùng. Nhưng chú ý này không thể hiện diện nếu không có một kết thúc đến đau khổ, đó là, sợ hãi, và thế là kết thúc của tư tưởng. Sau đó cái trí hoàn toàn yên lặng – không phải đờ đẫn, không phải ngu dốt, không phải bị làm vô cảm bởi kỷ luật và mọi chuyện còn lại của những ma mãnh đó mà người ta đùa giỡn qua thực hành yoya hoặc đại loại như thế. Sau đó chết là sống, điều đó có nghĩa không có chết nếu không có tình yêu. Tình yêu không là một ký ức. Sống, tình yêu, và chết theo cùng nhau; chúng không là những sự việc tách lìa. Và vì vậy sống là sống hàng ngày trong một trạng thái trong sáng; và để có rõ ràng đó, hồn nhiên đó, phải có chết đi trạng thái đó của cái trí mà trong nó luôn luôn có cái trung tâm, cái “tôi.”

Nếu không có tình yêu không có đạo đức. Nếu không có tình yêu không có hòa bình; không có liên hệ. Đó là nền tảng cho cái trí muốn thâm nhập vô hạn vào kích thước đó mà trong nó chỉ duy nhất sự thật hiện diện.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 4383)
Như mọi đứa trẻ lên 6 khác, bé Cameron Macaulay rất thích vẽ tranh. Tuy nhiên, những bức tranh về tổ ấm thân yêu của em làm mẹ Norma không khỏi dựng tóc gáy: một ngôi nhà màu trắng bên bờ biển Barra - khác xa căn hộ chung cư trong thành phố Glasgow nơi họ đang sinh sống.
08/04/2013(Xem: 3993)
Nói đến luân hồi, nhiều người quan niệm đó như là chuyện xưa tích có, nhưng thật ra vô cùng mật thiết với đời sống thăng trầm của kiếp người mà chẳng mấy ai lưu tâm. Cũng như không khí hít thở hằng ngày rất thiết yếu cho đời sống, nhưng phần đông không mấy người để ý đến. Từ đó cho ta thấy rằng, . . .
08/04/2013(Xem: 4278)
Luân Hồi, Ðạo Lý căn bản của Phật Giáo là một sự thực có thể chứng nghiệm được. Luân Hồi, Nhân Quả, Nghiệp Báo mang lại an lạc hạnh phúc cho con người nói riêng và công bằng xã hội cho nhân loại nói chung. Tin tưởng Luân Hồi, Nhân Quả, Nghiệp Báo là hướng thiện đi đến Chân, . . .
08/04/2013(Xem: 4077)
Cali Today News - Lần đầu tiên trên thế giới, người ta cloning được một con chó, do nhóm của nhà khoa học nổi tiếng người Nam Hàn Hwang Woo-suk thực hiện. Đó là một con chó săn nòi Afghanistan.
08/04/2013(Xem: 5081)
Cuộc sống sau cửa tử và sự hiện hữu của không gian bốn chiều [2] là hai nan đề đã làm điên đầu bao triết gia, tâm lý gia, và các học giả về bản chất con người. Có nhiều quan điểm khác biệt đã được nêu lên, nhưng tựu trung, tất cả đồng ý rằng chúng ta đều phải chết. Thêm vào đó, . . .
08/04/2013(Xem: 3808)
LONDON, Anh Quốc.- Nhà khoa học đã tạo ra con cừu Dolly, giống vật có vú đầu tiên xuất hiện qua phương pháp tạo sinh vô tính, hôm thứ Ba 8-2, đã được cấp giấy phép tạo sinh phôi thai con người để dùng trong nghiên cứu. Giáo Sư Ian Wilmut, thuộc viện Roslin Institute tại Edinburgh, . . .
08/04/2013(Xem: 4322)
Nói đến công nghệ sinh học (Biotechnology hay Bioengineering) người ta thường phân biệt ra 3 giai đoạn khác nhau: Giai đoạn CNSH truyền thống (sản xuất rượu, bia, giấm, sữa chua, pho-mát, tương, chao, muối dưa, men bánh mỳ…); Giai đoạn CNSH cận đại (lên men sản xuất enzym, axit amin, . . .
08/04/2013(Xem: 4247)
Qua báo chí [1], một công ty sinh học ở Canada, Clonaid, có liên quan mật thiết với một giáo phái khá kỳ dị có tên là Rael [2], tuyên bố rằng họ đã thành công sáng tạo ra một bé gái bằng công nghệ tạo sinh vô tính (còn gọi là cloning) [3]. Tên của em bé là Eve. Từ khi tin này được loan truyền đi, . . .
08/04/2013(Xem: 4403)
Wang Yinan - người Trung Quốc - gia nhập ĐH danh tiếng Oxford của Anh ở tuổi 14. Yinan đã học tại Anh được 2 năm, kể từ khi bố cậu sang xứ sở sương mù làm đại diện cho một công ty hàng không của Trung Quốc.
08/04/2013(Xem: 4428)
Trong số gần 300 tiến sĩ từ nhiều quốc gia được nhận bằng vào tháng 7 năm nay của ĐH Cambridge (Anh) có duy nhất một người Việt Nam - Nguyễn Kiều Liên. Tốt nghiệp Đại học Adelaide (Australia) vào cuối năm 2003 với bằng ưu hạng nhất (fist-class Honous), . . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567