Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Seattle, 3 tháng tám 1950

09/07/201100:31(Xem: 3525)
2. Seattle, 3 tháng tám 1950

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ SỐNG VÀ CHẾT (ON LIVING and DYING)
Lời dịch: Ông Không 2009

Từ quyển Bình phẩm về sống
Tập 2

Seattle, 3 tháng tám 1950

Người hỏi: Chết là gì mà người ta phải sợ hãi nó?

Krishnamurti:Bạn biết chết là gì à? Bạn sợ hãi nó không?

Người hỏi: Có.

Người hỏi: Không.

Krishnamurti:Bạn không sợ hãi đến một kết thúc sao? Vậy thì bạn phải chán sống lắm! Chết là gì nếu nó không đến một kết thúc? Bạn sợ hãi để lại tất cả những kỷ niệm của bạn, những trải nghiệm của bạn, những người yêu quí của bạn, tất cả mọi thứ mà là bạn phải không?

Người hỏi: Chúng ta không biết chết; chúng ta chỉ biết chết của người khác là gì.

Krishnamurti: Chắc chắn, chết là cái gì đó chúng ta không biết; chúng ta chỉ có thể trải nghiệm gián tiếp nó. Chết là đến một kết thúc, thân thể cũng như tâm lý.

Người hỏi: Chúng ta quan tâm không chỉ vấn đề chết mà còn cả vấn đề sợ hãi chết.

Krishnamurti:Vậy thì chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu vấn đề; chúng ta hãy cùng nhau trải nghiệm nó, thăm dò nó.

Chúng ta sợ hãi chết. Chúng ta không sợ hãi cái gì đó mà chúng ta biết xác thực và rõ ràng. Có sợ hãi chỉ khi liên quan đến điều gì không chắc chắn, điều gì có lẽ gây tổn thương, điều gì làm cho chúng ta bất an. Chết là một không chắc chắn, và đó là lý do tại sao chúng ta sợ hãi nó. Nếu chúng ta có thể biết toàn nội dung, toàn ý nghĩa của chết, biết toàn ngụ ý của cái gì vượt khỏi, lúc đó chúng ta sẽ không sợ hãi, phải không? Vậy thì làm thế nào chúng ta có thể biết chết là gì? Trong khi đang sống làm thế nào chúng ta có thể biết chết?

Người hỏi: Làm thế nào chúng ta có thể biết nó nếu không trải nghiệm nó?

Krishnamurti: Chúng ta sẽ hiểu nó trong chốc lát. Thật khó khăn cho chúng ta khi muốn hiểu rõ những phương cách của cái trí! Cái trí muốn biến cái không biết được thành cái biết được – và đó là một trong những khó khăn của chúng ta. Cái trí nói, “Nếu tôi không biết cái gì vượt khỏi chết, tôi sợ hãi; nhưng nếu bạn có thể bảo đảm cho tôi rằng có một tiếp tục, vậy thì tôi không còn sợ hãi.” Cái trí đang tìm kiếm chắc chắn; nhưng chừng nào chúng ta còn đang tìm kiếm chắc chắn, phải có sợ hãi. Chúng ta không sợ hãi chết nhưng chúng ta sợ hãi không chắc chắn. Chúng ta có thể vận hành chỉ khi nào chúng ta có một cảm giác của an toàn, và nếu cảm giác đó không còn trong chúng ta, chúng ta bị sợ hãi. Vì vậy nếu chúng ta có thể tìm ra chết là gì, lúc đó chúng ta sẽ được tự do khỏi sợ hãi.

Người hỏi: Nếu tôi nghĩ về chết như một kết thúc, làm thế nào tôi có thể có một cảm giác an toàn nếu tôi muốn tiếp tục? Trái lại, làm thế nào tôi có thể loại bỏ ham muốn cho sự chắc chắn của tôi?

Krishnamurti: Người ta có thể loại bỏ nó chỉ khi nào người ta nhận thức rằng không có chắc chắn.

Người hỏi: Nhưng chúng ta muốn chắc chắn về tương lai.

Krishnamurti: Chúng ta có thể à? Chúng ta muốn chắc chắn rằng chúng ta đã sống trong quá khứ và rằng chúng ta sẽ có một tiếp tục trong tương lai. Chúng ta có thể đọc tất cả mọi điều mà tất cả những quyển sách tôn giáo giảng giải; chúng ta có thể nghe những trải nghiệm của những người khác và tìm kiếm những bảo đảm của những người trung gian; nhưng việc đó sẽ làm cho chúng ta được tự do khỏi sợ hãi sao? Chừng nào chúng ta còn đang tìm kiếm sự chắc chắn, chúng ta phải sợ hãi sự không chắc chắn. Làm ơn, đây không là một câu nói hóc búa. Sự tìm kiếm cho cái đối nghịch, cho sự đối nghịch của chúng ta là gì, ham muốn để lẩn tránh, để chạy trốn khỏi chúng ta là gì, tạo ra sợ hãi, phải không? Vì vậy chắc chắn chúng ta phải hiểu rõ sợ hãi là gì. Sợ hãi là gì?

Có sự kiện chết, và chúng ta nói rằng chúng ta sợ hãi sự kiện đó. Sợ hãi hiện diện bởi vì sự kiện đó, hay bởi vì từ ngữ chết, hay cảm giác đó độc lập khỏi từ ngữ? Chúng ta phản ứng lại những từ ngữ. Những từ ngữ như Thượng đế, tình yêu, cộng sản và dân chủ tạo ra trong chúng ta những phản ứng thuộc tâm lý và thần kinh rõ ràng, đúng chứ? Khi chúng ta tin tưởng “Thượng đế” và nói về “Ngài,” chúng ta cảm thấy tốt lành hơn. Những từ ngữ như chết, ghét, người Đức, người Nga, người Ấn độ, và người da đen tất cả đều có một ý nghĩa sâu sắc lạ lùng cho chúng ta. Vì vậy chúng ta phải tìm ra liệu cảm giác mà chúng ta gọi là sợ hãi đó là một thực tế, hay liệu nó chỉ là kết quả của những từ ngữ mà chúng ta sử dụng.

Người hỏi: Thực tế là ý nghĩa chúng ta trao cho từ ngữ.

Krishnamurti: Chúng ta hãy tìm hiểu nó. Nếu chúng ta nghiêm túc muốn được tự do khỏi sợ hãi, chúng ta phải tìm ra điều gì là tiếp cận đúng đắn đến nó. Chúng ta có thể thấy nhiều yếu tố khác nhau khiến chúng ta sợ hãi cái sự việc được gọi là chết này, nhưng tôi tự hỏi liệu không còn có một nguyên nhân khác, liệu chính từ ngữ chết không chịu trách nhiệm cho sợ hãi của chúng ta bởi vì ý nghĩa của nó, sự liên tưởng nó gợi lên trong cái trí của chúng ta, hay sao? Làm ơn hãy theo sát điều này, và chúng ta sẽ thấy điều gì bộc lộ từ nó. Từ ngữ chết không là chết thực sự, tuy nhiên nó có ý nghĩa quan trọng cho chúng ta, phải không?

Người hỏi: Từ ngữ đó chuyển tải một ý nghĩa rộng của kết thúc.

Krishnamurti: Vâng, và cũng của những sợ hãi về chủng tộc, về giai cấp, về cá thể. Những cái trí của chúng ta đã bị quy định, không những bởi từ ngữ đó, nhưng còn bởi những từ ngữ như là chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa phát xít, hòa bình, chiến tranh, và nhiều từ ngữ khác. Điều đó không đúng sao? Những từ ngữ, những biểu tượng, những hình ảnh có nhiều quan trọng cho chúng ta, còn nhiều hơn những sự kiện, bởi vì chúng ta không thể suy nghĩ mà không có những từ ngữ. Từ ngữ là hình ảnh, biểu tượng, và suy nghĩ của chúng ta đang diễn đạt bằng lời, đang tạo ra biểu tượng, đang tưởng tượng, đang dán nhãn hiệu. Nếu chúng ta không có những hình ảnh, những biểu tượng, hay những từ ngữ, chúng ta sẽ không có ký ức, phải không? Vì vậy không phải sự kiện chết nhưng từ ngữ chết cho chúng ta cảm giác sợ hãi. Không à? Chúng ta cũng thấy sợ hãi xảy ra khi cái trí, mà quen thuộc với chắc chắn, bị đương đầu với không chắc chắn; khi cái trí, mà là kết quả của cái đã được biết, quá khứ, đối diện cái không biết được, tương lai.

Bây giờ câu hỏi kế tiếp là thế này: Liệu cảm giác mà chúng ta gọi là sợ hãi sẽ ở đó nếu chúng ta không cho nó cái tên “sợ hãi”? Liệu cảm giác sẽ tồn tại nếu không có từ ngữ?

Người hỏi: Từ ngữ chỉ là một nhãn hiệu tượng trưng cho cảm giác. Chúng ta phải đặt một cái tên cho cảm giác; đó là cách duy nhất của chúng ta để công nhận nó.

Krishnamurti: Khi chúng ta suy nghĩ kỹ càng về sợ hãi chết, cảm giác hay từ ngữ đến trước? Từ ngữ gây ra cảm giác, hay cảm giác không phụ thuộc từ ngữ? Đây thực sự là câu hỏi rất quan trọng, bởi vì nếu chúng ta có thể thâm nhập nó, tôi nghĩ có lẽ chúng ta sẽ thấy điều gì đó khá ý nghĩa.

Khi chúng ta bị đối diện với sự kiện chết, chúng ta đặt tên nó, và cái tên cho chúng ta cảm giác không chắc chắn, mà chúng ta không thích và làm cho chúng ta sợ hãi. Bây giờ chết là cái gì đó mới mẻ; sự kiện chết là một thách thức mới mẻ, phải không? Tuy nhiên khoảnh khắc chúng ta cho nó một cái tên, chúng ta đã đáp lại nó bằng cái cũ kỹ. Bất kỳ lúc nào cái trí gặp gỡ một sự kiện mới, một biến cố mới, một cảm giác mới, nó lập tức dán nhãn cho nó, công nhận nó, nhận dạng nó, bởi vì chúng ta nghĩ rằng đó là cách duy nhất chúng ta có để hiểu rõ bất kỳ thứ gì: mang cái mới mẻ vào cái cũ kỹ. Đó là cách cái trí vận hành, phải không? Đó là việc gì chúng ta làm tức khắc. Nó có thể là một hành động không ý thức, nhưng nó là phản ứng tức khắc của chúng ta. Cái trí không thể suy nghĩ về cái mới mẻ, vì vậy nó luôn luôn giải thích cái mới mẻ dựa vào cái cũ kỹ. Suy nghĩ là một qui trình diễn đạt bằng từ ngữ, phải không? Khi chúng ta bị thách thức bởi sự kiện mà chúng ta gọi là chết, chúng ta phản ứng bằng cách suy nghĩ về nó, và sự giải thích bằng từ ngữ đó tạo ra sợ hãi. Bây giờ vấn đề là khi chúng ta bị thách thức bởi cái mà chúng ta đã đặt tên là chết, liệu có thể không phản ứng bằng từ ngữ.

Người hỏi: Tôi sẽ nói là không thể được.

Krishnamurti:Nếu bạn đã không thử nó, làm thế nào bạn có thể nói “được” hay “không”? Khi tôi đặt cho bạn câu hỏi này, bạn đang bị thách thức bởi cái gì đó, và phản ứng lập tức của bạn là cố gắng tìm ra một câu trả lời; cái trí của bạn liền vận hành, và ngay lập tức những từ ngữ xuất hiện. Làm ơn hãy theo dõi cái trí của bạn, và bạn sẽ thấy rằng khi bạn được hỏi điều gì đó mà bạn không biết, cái trí không giữ yên lặng và cố gắng hiểu rõ cái mới mẻ nhưng ngay lập tức bắt đầu nhìn trong những ghi lại cũ của ký ức để tìm câu trả lời.

Người hỏi: Kết luận hợp lý về lý lẽ của ông sẽ là kết thúc qui trình suy nghĩ.

Krishnamurti:Làm ơn, đây không là lý lẽ hợp lý; nó là sự quan sát thực tế. Bạn sẽ thấy điều gì xảy ra nếu bạn trải nghiệm nó. Khi cái trí gặp gỡ cái gì đó mới mẻ mà nó không có câu trả lời, không có những từ ngữ, nó trở nên yên lặng. Khi chúng ta trông thấy cái gì đó hoàn toàn mới mẻ mà chúng ta không công nhận và không thể nhận dạng nó với bất kỳ thứ gì chúng ta biết rồi, chúng ta không đặt tên nó. Chúng ta quan sát để tìm ra nó là gì, và không có sự diễn đạt bằng từ ngữ trong trạng thái chú ý quan sát đó. Khoảnh khắc chúng ta bắt đầu diễn đạt bằng từ ngữ, mọi trải nghiệm không còn là mới mẻ và trở thành cái cũ kỹ, đúng chứ?

Người hỏi: Nếu nó hoàn toàn mới mẻ, không có gì phải diễn đạt bằng từ ngữ về nó.

Krishnamurti:Chắc chắn. Vì vậy, chết là cái gì đó mới mẻ nếu chúng ta không diễn đạt bằng từ ngữ về nó. Mặc dù nó là một từ ngữ, nội dung của từ ngữ đó, chất lượng bị quy định của nó, đã không còn trong nó. Vậy là chúng ta có thể nhìn ngắm nó. Bây giờ trạng thái của cái trí bị thách thức bởi cái mới mẻ và không diễn đạt bằng từ ngữ về nó, không lập tức đáp lại bằng cách lục lọi trong những kỷ niệm cũ, những ghi lại cũ với mục đích tìm ra câu trả lời đúng, là gì? Cái trí đó cũng không mới mẻ hay sao? Những quy định cũ đã biến mất, sự lo âu không còn, sự tìm kiếm đã đến một kết thúc. Và khi thách thức là mới mẻ, và cái trí là mới mẻ, sợ hãi ở đâu?

Người hỏi: Cái trí là mới mẻ, nhưng thách thức vẫn còn là cũ kỹ, ngay cả khi không có một cái tên.

Krishnamurti:Chết là cái cũ kỹ chỉ khi nào chúng ta công nhận nó, và chúng ta chỉ có thể công nhận nó qua những từ ngữ, qua ký ức, mà là tình trạng bị quy định của người ta. Chết là cái cũ kỹ bởi vì nó có tất cả những ý nghĩa của sợ hãi, niềm tin, an ủi, tẩu thoát. Chúng ta đã luôn luôn tiếp cận nó bằng cái đã được biết; tiếp cận của chúng ta là tiếp cận cũ kỹ, và vì thế chúng ta công nhận nó như là chết. Nhưng nếu chúng ta có một tiếp cận mới mẻ, nếu chúng ta đến với nó bằng một cái trí mới mẻ, hoàn toàn xóa sạch cái cũ kỹ, nó có lẽ không còn là cái mà chúng ta gọi là chết, nó có lẽ là cái gì đó hoàn toàn khác hẳn.

Người hỏi: Chúng ta phải biết chúng ta đang nhìn thấy cái gì, thậm chí nếu chúng ta không cho nó một cái tên.

Krishnamurti: Đó là việc gì tôi đang đề nghị chúng ta thực hiện. Chúng ta hãy cố gắng tìm ra liệu cái trí có thể chấm dứt qui trình diễn đạt bằng từ ngữ và chỉ nhìn. Nếu cái trí có thể thực hiện việc đó, vậy thì cái sự việc mà cái trí đang nhìn này, và đó là cái mới mẻ, có tách khỏi chính cái trí, mà cũng là cái mới mẻ hay không? Có một phân chia giữa thách thức và người quan sát mà nhìn thách thức hay không?

Người hỏi: Người quan sát tạo ra thách thức.

Krishnamurti: Bạn quá mau lẹ khi trả lời. Làm ơn đừng diễn giải điều gì tôi đang nói thành quy định riêng của bạn, bởi vì như thế bạn sẽ mất đi toàn ý nghĩa của nó.

Người hỏi: Nếu cả hai đều mới mẻ, vậy thì làm thế nào chúng ta có thể nói rằng chúng hoặc giống hệt hoặc khác biệt?

Krishnamurti:Khi cái trí là mới mẻ, liệu thách thức, mà cũng là mới mẻ, ở bên ngoài của nó sao?

Sự khó khăn trong tất cả việc này là nếu chúng ta không thực sự trải nghiệm nó, nó sẽ chẳng có ý nghĩa cho chúng ta. Cái mới mẻ không có chết, nó liên tục đang trở thành, nó không bao giờ là cái cũ kỹ. Chỉ cái cũ kỹ mới sợ hãi đến một kết thúc. Và nếu chúng ta thâm nhập điều này rất, rất sâu thẳm, chúng ta sẽ thấy rằng cái trí có thể được tự do không chỉ tự do khỏi sợ hãi chết mà còn sợ hãi trong tất cả những hình thức của nó.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/05/2017(Xem: 5601)
Ta làm người để sống yêu thương Ta chia sẻ để cùng hiểu biết Ta cho nhau trong từng hơi thở Ta cùng nhau xây dựng cuộc đời. Phát triển bền vững là châm ngôn của nhân loại, ai cũng mong được bền vững lâu dài đến nhiều thế hệ mai sau. Chúng ta phát triển kinh tế nhưng phải giữ cho môi trường không bị ô nhiễm, muốn vậy phải sống đạo đức và gương mẫu. Ta biết kiến thiết và tái tạo tài nguyên thiên nhiên và cũng biết truyền lại những kinh nghiệm quý báu cho con cháu thì mới thật sự bền vững và lâu dài. Đạo đức và gương mẫu như đôi cánh chim không thể thiếu một, vì có đạo đức là có gương mẫu. Không đạo đức dù có nói gì cũng trên lý thuyết và sách vỡ mà thôi. Một sự thật?
01/05/2017(Xem: 4497)
Vào thời Phật còn tại thế, có một mệnh phụ phu nhân là một Phật tử thuần thành, bà thường xuyên cúng dường Trai Tăng. Một buổi nọ, khi đang dâng thực phẩm cúng dường lên chư Tăng thì bà nhận được một tin hết sức bất hạnh trong gia đình nhưng vẫn thản nhiên, bình tĩnh như không có chuyện gì xảy ra. Bà bỏ lá thư vào túi rồi tiếp tục việc dâng thức ăn cúng dường.
01/05/2017(Xem: 6636)
Các giấy tờ tùy thân cho biết được cụ ông Mbah Ghoto sinh vào tháng 12/1870. Vừa qua, hôm 12/4 cụ được đưa đến bệnh viện vì sức khỏe yếu và có dấu hiệu xấu đi. Cháu nội Suyanto nói rằng từ khi rời bệnh viện trở về nhà thì cụ Mbah Ghoto chỉ ăn được 1 muỗng cháo và uống rất ít nước. Tuy nhiên “Việc này chỉ xảy ra được vài ngày rồi cụ nhất quyết nhịn ăn và nhịn uống” – Suyanto cho hay.
29/04/2017(Xem: 5499)
Nỗ lực 20 năm của chị Thuỷ đã đưa cậu con bị bệnh tim và down - từng bị các bác sĩ giỏi nhất ở Việt Nam từ chối chữa - trở thành sinh viên Mỹ.
24/04/2017(Xem: 9188)
Kiến thức khoa học gia tăng mỗi ngày theo cấp số nhân, nhưng những khám phá mới đặc biệt mang tính đột phá, thách thức nền tảng thực tánh của mọi hiện tượng là điều thật sự xa vời. Một lãnh vực đang là tâm điểm nghiên cứu cho nhiều bác sĩ và các nhà thần kinh học là sự liên hệ giữa tâm thức, não, và thần thức của con người.
02/04/2017(Xem: 5539)
Ba thân Trung ấm: Thượng, Trung, Hạ đều có cùng một hình tướng bằng một đứa bé lên bảy tuổi như Đại Trí Độ Luận đã nói. Phải nói đây là sự bình đẳng về mặt tinh thần, không có sự sai biệt về giai cấp vật chất như lúc thân người còn sống trên cõi Trần. Lúc sống, có người bị mù lòa, câm điếc, tàn tật, ngớ ngẩn, lớn con, cao, thấp, đẹp người hay xấu xí..., kể cả giàu, nghèo, chức cao phận lớn, vua, quan, hay thứ dân hèn mọn... Đến khi chết, ai cũng đều có cùng một thân Trung ấm đồng cỡ như nhau ở bên k
02/04/2017(Xem: 4963)
Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.
01/04/2017(Xem: 4580)
Sau khi nhịp đập của con tim bị ngừng lại và cùng lúc 5 giác quan của toàn thân con người không còn biết cảm giác, gọi là Chết. Nhưng thức A-lại-da bên trong vẫn còn hằng chuyển liên tục và hoạt động một mình. Sự hoạt động đơn phương của nó y như lúc con người còn sống đang ngủ say.Thức A-lại-da hoạt động một mình, không có 5 giác quan của cơ thể bên ngoài cộng tác.
11/03/2017(Xem: 5508)
Những cái chết tức tưởi của thời nay
06/03/2017(Xem: 7237)
Ba thân Trung ấm: Thượng, Trung, Hạ đều có cùng một hình tướng bằng một đứa bé lên bảy tuổi như Đại Trí Độ Luận đã nói. Phải nói đây là sự bình đẳng về mặt tinh thần, không có sự sai biệt về giai cấp vật chất như lúc thân người còn sống trên cõi Trần. Lúc sống, có người bị mù lòa, câm điếc, tàn tật, ngớ ngẩn, lớn con, cao, thấp, đẹp người hay xấu xí..., kể cả giàu, nghèo, chức cao phận lớn, vua, quan, hay thứ dân hèn mọn... Đến khi chết, ai cũng đều có cùng một thân Trung ấm đồng cỡ như nhau ở bên kia cõi chết. Cũng vì từ tâm thức có sự sai biệt đó mà có ra thân tướng vật chất con người khác nhau, địa vị khác nhau. Từ đó thân Trung ấm cũng phải có thứ bậc cao, thấp. Sự khác biệt này đúng theo định luật nhân quả mà ánh sáng và bóng tối là biểu tượng đích thực. Đúng là đèn nhà ai nấy sáng nếu tự th
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567