Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 8: Nghi Thức Phát Khởi Bồ Đề Tâm

27/04/201103:23(Xem: 11098)
Chương 8: Nghi Thức Phát Khởi Bồ Đề Tâm

BỪNG SÁNGCON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ
IlluminatingthePath to Enlightenment - His Holiness the Dalai Lama
HồngNhudịch kệ - Tuệ Uyển chuyển ngữ

Chương8
NGHI THỨC PHÁTKHỞI BỒ ĐỀ TÂM

Giới thiệu

dalailama-frankfurt-3-95smĐểtham dự trong buổi lễ cho sự phát nguyện khẳng định bồđề tâm và nâng cao sự sinh khởi khuynh hướng vị tha:

-Trướcnhất quán tưởng rằng Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni đangở đây trong hình thể con người, vây quanh là những đệtử như Di Lặc, Văn Thù Sư Lợi, Long Thọ, tôn giả Vô Trướcvà những đại đạo sư Ấn Độ của quá khứ, những tácphẩm mà các ngài trước tác và chúng ta tiếp tục thọ hưởngvà bắt nguồn lợi ích từ đấy cho đến ngày hôm nay vàlà điều phục vụ để mở con mắt tỉnh thức cho chúng ta. Phản ánh trên sự ân cần của những vị đạo sư này, cũngnhư của Phật và các vị Bồ tát. Cũng quán tưởng sự hiệndiện của những đại đạo sư từ tất cả bốn truyền thốngcủa Phật giáo Tây Tạng – Nyingma, Sakya, Kagyü, và Geluk - trở lại thời kỳ khi Phật giáo bắt đầu sinh khởi và nởrộ ở Tây Tạng vào thế kỷ thứ bảy đến thứ tám. Những hành giả thuộc những truyền thống Phật giáo khácnên quán tưởng những tổ sư truyền thừa và những bậcthầy lịch sử thuộc truyền thống của mình trong chúng hội.

Điềuquan trọng nhất, quán tưởng rằng chúng ta được vây quanhbởi tất cả những chúng sinh khác. Nếu điều này khókhăn, hãy đơn giản phản ánh trên nền tảng bình đẳng củachính mình với tất cả những chúng sinh khác tới mức độnhư khát vọng tự nhiên để tìm cầu an lạc hạnh phúc vàvượt thắng khổ đau được quan tâm. Giống như chúngta có quyền và khả năng tự nhiên để hoàn thành nguyệnvọng căn bản này để được an lạc và vượt thắng khổđau, tất cả vô lượng chúng sinh khác cũng như thế.

Thếrồi phản ánh trên sự kiện rằng khi chúng ta nghĩ về sựquan tâm của chính mình, bất chấp sự quan trọng về trìnhđộ của mình, chúng ta đơn giản nghĩ về những quan tâmcủa một cá nhân đơn lẻ, nhưng khi chúng ta nghĩ về sựquan tâm của những người khác, chúng ta đang nghĩ về lợiích của vô số chúng sinh. Vì thế, để hy sinh quyềnlợi của vô lượng chúng sinh khác cho quyền lợi của mộtngười không chỉ là khờ dại mà cũng là phi đạo đức. Xa hơn thế, đấy là không thực tế, bởi vì, đó là một cách lừa dối trong sự cố gắng để hoàn thành nguyệnvọng của chính mình.

Tiếptheo quán chiếu ý tưởng rằng chúng ta đang nắm giữ tháiđộ vị kỷ và tự yêu mến này ở trong cốt lõi của conngười mình từ vô thủy, tiếp tục cố gắng hoàn thành nguyệnvọng căn bản của mình để được hạnh phúc và vượt thắngkhổ đau khỏi quan niệm vị kỷ. Nhưng nếu chúng ta nhìnvào tình trạng chúng ta ngày hôm nay, chúng ta sẽ thấy mộtcách thực tế rằng, chúng ta đã không làm bất cứ một tiêntrình nào, ngay cả sau vô số kiếp sống này. Nếu sựvị kỷ thật sự có khả năng để mang đến cho chúng ta nhữnglợi ích mà chúng ta tìm kiếm, nó đã được hoàn tất nhưthế bây giờ.

Vìthế, kết luận rằng dưới sự khống chế của sự tự yêumến từ vô thủy kiếp, chúng ta đã làm một lỗi lầm nàyđến sai lầm khác và bây giờ, nó đủ rồi. Hãy phátsinh một quyết tâm mạnh mẻ chẳng bao giờ du hành qua conđường lừa dối (thất vọng) một lần nữa. So sánhchính mình với những chúng sinh vĩ đại chẳng hạn như ĐứcPhật và những vị Bồ tát trên con đường giác ngộvà nhận thức rằng tất cả những sự thành đạt của cácngài đã đến từ những việc làm cho những người khác thayvì cho chính các ngài. Hãy làm một sự quyết định vữngchắc: “Như một người thực hành giáo Pháp, kể từbây giờ trở đi, con phải hành động vì lợi ích của tấtcả chúng sinh. Con sẽ đạt đến Phật quả vì lợiích của họ, để giải thoát họ khỏi khổ đau và hướngdẫn họ để giác ngộ,” và với điều ấy, tham dựvào nghi thức phát nguyện bồ đề tâm.

Thực HànhBảy Chi

Trongđoạn thứ tám của Ngọn Đèn cho Con Đường, tổ sư A ĐểSa khuyến nghị rằng nghi lễ bồ đề tâm được sau nghi thứcbảy chi. Nếu quý vị dang tham dự trong nghi lể phátnguyện bồ đề tâm, đừng đơn giản nghe những giải thíchcủa chúng tôi như một bài thuyết giảng, mà hãy chấp taylại đến trái tim của quý vị và chú tâm với một lòngtín ngưỡng sâu xa với chư Phật và Bồ tát. Bằng khôngnhư thế, quý vị có thể chỉ nghe như một thính chúng thôngthường.

1-Tôn kính (kính lễ và xưng tán tam bảo)

Chithứ nhất của bảy chi là tỏ lòng tôn kính. Phản ánhtrên những phẩm chất của Phật, Pháp, và Tăng, dặc biệtnhững phẩm chất của thân thể, lời nói, và tâm giác ngộcủa Đức Phật, chẳng hạn tâm toàn trí của Phật, sự toànthiện về nguyện vọng vị tha của Phật, và sự toànthiện về tuệ trí thực chứng tính không của Phật. Rồi thì trau dồi nguyện vọng đạt đến tuệ trí của ĐứcPhật của chính mình, và với lòng cung kính sinh ra từ nguyệnvọng và tôn trọng sâu xa đối với những phẩm chất màtrên những điều ấy chúng ta ôn lại, tỏ lòng tôn kính đếnĐức Phật.

2-Cúng Dường (quảng tu cúng dường)

Chithứ nhì là cúng dường. Quán tưởng cúng dường bấtcứ điều gì chúng ta có, chẳng hạn như thân thể và tàisản của chúng ta đến tất cả chư Phật và Bồ tát. Chúng ta cũng có thể cúng dường bằng tinh thần mọi thứkhác hiện hữu trong vũ trụ. Tuy nhiên, quan trọng nhấtchúng ta nên cúng dường tất cả những hành động đạo đứctrong quá khứ về thân thể, lời nói, và tâm ý của chúngta. Chúng ta có thể quán tưởng những hành động tíchcực trong hình thức của những vật phẩm khác nhau của việccúng dường hay chúng ta có thể phản chiếu trên toàn bộsự tập họp của công đức và từ trong sâu thẩm của contim, cúng dường nó đến tất cả chư Phật và Bồ tát.

3-Sám Hối (sám hối nghiệp chướng)

Chithứ ba là thực hành sám hối hay tịnh hóa. Phản chiếutrên tất cả những hành động tiêu cực mà chúng ta đã từngtạo nên qua thân thể, lời nói và tâm ý và làm thế nàotất cả chúng là nguyên nhân cho những khổ đau trong tươnglai. Mỗi người và mọi người trong chúng ta đối diệnnhững vấn đề và những khó khăn về vật lý và tâm lý;chúng ta bị bao vây với những khổ đau không cùng tận, giốngnhư những gợn sóng trên mặt hồ, hết đợt này đến đợtkhác.

Khichúng ta nghĩ về điều này, hãy hiểu rằng khổ đau khôngkhởi lên mà không có lý do; mỗi vấn đề có nguyên nhâncủa nó, nguyên nhân gốc rể hiện hữu những hành độngtiêu cực của thân thể, lời nói, và tâm ý của chính chúngta. Hãy tưởng tượng rằng chúng ta hiện tại ở trongmột cộng đồng cao quý của chư Phật và Bồ tát, hoàn toànphơi bày tất cả những hành động tiêu cực và sự trau dồimột cảm giác thành tâm sám hối với các ngài, chính mìnhthệ nguyện tịnh hóa những lỗi lầm.

4- Vui Mừng (tùy hỉ công đức)

Chitiếp theo là vui mừng. Phản chiếu trên những phẩmchất diệu kỳ của chư Phật, đặc biệt là Đức Phật lịchsử. Tất cả chúng ta biết rằng Đức Phật Thích Ca đã không là một đấng toàn giác ngay từ ban đầu. Nguyên sơ, ngài cũng như chúng ta – một chúng sinh bình thườngtrên con đường, với những sự yếu đuối và giới hạnnhư chúng ta. Tuy thế, điều gì phân biệt Đức Phậtvới chúng ta, đấy là ngài đem sự thực tập bồ đề tâmvào trong tim. Rồi thì, ngài bắt tay vào con đường vànhư một kết quả của những nỗ lực của ngài, cuối cùngngài đạt đến địa vị toàn giác.

Dothế, trong sự thực tập này, vui mừng trong những phẩm chấtgiác ngộ của Đức Phật và toàn bộ con đường đến giácngộ. Rồi thì tập trung sự chú ý của chúng ta trênnhững vị Bồ tát của ba địa cuối cùng của thập địaBồ tát (Bất Động, Thiện Tuệ, Pháp Vân địa) , những ngườihoàn toàn vượt thắng những phiền não khổ đau của tư tưởngcùng cảm xúc và ở ngưỡng cửa của Phật quả. Phảnchiều trên những chúng sinh như thế, phát triển một cảmgiác sâu sắc về nguyện vọng đến sự thực chứng củahọ, và sự chứng ngộ tâm linh của những chúng sinh khác.

Rồithì tập trung sự chú ý trên những vị Bồ tát trên bảyđịa đầu tiên (Hoan Hỉ, Ly Cấu, Phát Quang, Diệm Tuệ, NanThắng, Hiện Tiền, Viễn Hành địa). Mặc dù họ chưavượt thắng năng lực của những phiền não của họ, họvẫn là những vị Thánh Bồ tát – những vị Bồ tát cómột sự thực chứng về tính không. Phản chiếu trênnhững phẩm chất của họ, hãy phát triển một cảm giácsâu xa về nguyện vọng đối với họ. Tiếp theo, hãydi chuyển sự chú tâm của chúng ta đến những vị Bồ táttrên hai địa vị Bồ tát đầu tiên của năm con đường (*),những con đường của tích tập và chuẩn bị. Họở những cấp độ giống như chúng ta, đặc biệt những aitrên con đường đầu tiên. Trong một ý nghĩa, nhữngvị Bồ tát ngay lúc ban đầu của con đường thì thậm chíđáng kinh ngạc hơn những vị ở cấp cao hơn, bởi vì mặcdù ở dưới sự khống chế của phiền não chẳng hạn chấptrước và chống đối hay thù hận, họ vẫn có can đảm đểthúc đẩy chí nguyện của chính họ đến lý tưởng củabồ đề tâm.

Dovậy, chúng ta nên cảm thấy vui thích như những cha mẹ cảmnhận khi con cái họ bắt đầu loạng choạng trong những bướcđi hay ấp úng một vài lời nói đầu tiên. Họ khôngphê bình dáng đi vụng về hay ngôn ngữ hạn chế của đứabé mà thay vào đó là đầy sự kinh ngạc. Chúng ta cóthể thấy những vị Bồ tát vất vả lúc ban đầu trên conđường trong cùng cách như thế, như những chúng sinh kinh ngạc,oai nộ (nhưng đầy cảm hứng).

Đãphát triển một cảm giác sâu xa về nguyện vọng đối vớitất cả các vị Bồ tát, vui mừng tiếp theo ở những thànhtích và phẩm chất của những vị A la hán, những ngườiđã đến tự do hoàn toàn với sinh tử luân hồi. Cũngcảm thấy một sự cảm kích sâu xa đối với sự đạt đượccủa những hành giả trên con đường đến giải thoát.

Cuốicùng, vui mừng ở tất cả sự tích tập đạo đức bởi nhữngchúng sinh của mình và phản chiếu đặc biệt trên tích tậpcông đức của chính mình. Thực sự rằng chúng ta đãnhận một sự tái sinh vào cõi ngưòi phú cho cơ hội thựchành giáo Pháp là một bằng chứng rõ ràng rằng chúng ta đãtạo nên nhiều công đức trong quá khứ - thâm nhập nhữnglời giáo huấn quý giá, thiêng liêng của Đức Phật và cómột sự quan tâm trong sự thực hành giáo Pháp có thể chỉlà kết quả của những hành động đạo đức trong quá khứ. Chúng ta cũng dấn thân vào nhiều hành vi tích cực, vị thatrong đời sống này, do vậy, hãy kêu gọi tất cả đạo đứcnày, cống hiến nó đến lợi ích của tất cả chúng sinhvà vui mừng trong những cơ hội mà chúng ta có để tạo nêntất cả những công đức này.

5-Thỉnh Cầu (thỉnh chuyển pháp luân)

Chithứ năm là thỉnh cầu chư Phật chuyển bánh xe Pháp. Sự thực hành này được phối hợp với Đức Phật tronghình thức hóa thân (nirmanakaya). Hướng trực tiếp sựchú ý của chúng ta đến những Đức Phật mới giác ngộnhững vị chưa bắt đầu giảng dạy giáo Pháp và cầu xincác ngài chuyển bánh xe Pháp nhằm mục tiêu hoàn thành nhữnglời nguyện của các ngài để hành động vì lợi ích củatất cả chúng sinh.

6-Cầu Khẩn (thỉnh Phật trụ thế)

Chithứ sáu là khuyến thỉnh chư Phật đừng nhập niết bàncuối cùng. Một lần nữa, điều này trực tiếp chínhyếu đến chư Phật trong hình thức hóa thân, những vị đãchuyển bánh xe Pháp và diễn bày nhiều hành vi giác ngộ.Cầu khẩn các ngài đừng nhập vào niết bàn mà hãy tiếptục duy trì việc phụng sự chúng sinh.

7-Dâng Hiến (hồi hướng công đức)

Chithứ bảy là chi cuối cùng là dâng hiến. Hãy dâng hiếntất cả công đức mà chúng ta tích tập từ bấy lâu, đặcbiệt trong việc tiếp nhận bồ đề tâm nguyện, đến sựcát tường của tất cả chúng sinh và để đạt đến giácngọ vì lợi ích của chúng sinh.

Nghi Lễ ThậtSự Cho Sự Phát Sinh Bồ Đề Tâm

Nghilễ thật sự cho việc phát sinh tâm giác ngộ có thểđược hướng dẫn trên căn bản của việc đọc ba đoạnkệ theo đây. Thứ nhất bày tỏ sự thực tập tiếpnhận quy y Ba Ngôi Tôn Quý (tam bảo); thứ hai là sự phát sinhthật sự khuynh hướng vị tha; thứ ba hổ trợ nâng cao tâmđã phát sinh, để duy trì nó mà không bị giảm sút.

Quỳxuống trên một đầu gối, nếu điều ấy thuận tiện, khôngthì giữ tư thế ngồi. Trong khi đọc tụng ba đoạn kệ,suy tư nghĩa lý của chúng. Hãy nhớ rằng như những hành giả bồ tát, khi chúng ta tiếp nhận quy y tam bảo,chúng ta đang tiếp nhận quy y Đại thừa, dấn thân trong sựthực hành cho lợi ích của tất cả chúng sinh, và đượcthúc đẩy bởi tư tưởng đạt đến giác ngộ vì lợi íchcủa họ.

Đọcnhững đoạn kệ sau đây ba lần:

Vớinguyện ước để giải thoát tất cả chúng sinh
Consẽ luôn luôn quy y

ĐếnPhật, Pháp, và Tăng

Chođến khi đạt đến toàn giác

Cảmhứng bởi tuệ trí và từ bi
Hômnay, với sự hiện diện của Đức Phật

Conphát sinh tâm tỉnh thức hoàn toàn

Vìlợi ích của tất cả chúng sinh

Chođến khi không gian còn tồn tại
Chođến khi chúng sinh còn hiện hữu

Chođến lúc ấy con cũng nguyện hiện diện

Vàxua tan khổ đau cho trần thế

Trongcách này, hãy phát sinh khuynh hướng vị tha của bồ đề tâm.Mặc dù, chúng ta chưa tiếp nhận một lời hứa nguyện chínhthức, vì chúng ta đã phát sinh bồ đề tâm ở đây hôm nay,nó sẽ hổ trợ để bảo đảm rằng sự thực tập bồ đềtâm không bị thối thất. Vì thế, nó sẽ rất lợi íchcho chúng ta đọc tụng và suy nghĩ về ý nghĩa của ba đoạnkệ này trên cơ sở hàng ngày.

(*)Năm con đường: 1- con đường tích tập, 2- con đường chuẩnbị, 3- con đường thấy biết, 4- con đường thiền định,5- con đường vô học.

1.)Path of Accumulation, tshogs lam, sambhara marga2.) Path of Preparation,sbyor lam, prayoga marga3.) Path of Seeing, mthong lam, darshana marga4.)Path of Meditation, sgom lam5.) Path of No-more learning, mi sloblam, asaiksha marga

Illuminatingthe Path to Enlightenment
ChapterEight: The ceremony for generating Bodhicitta

HồngNhu dịch kệ

TuệUyển chuyển ngữ

24-07-2009

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/10/2010(Xem: 5456)
Dưới đây là một bài thuyết giảng của Lạt-ma Dagpo Rimpoché tại ngôi chùa Tây tạngKadam Tcheuling tọa lạc tại Aix-En-Provence miền nam nước Pháp, vào ngày 23tháng 3, năm 2003. Thôngdịch viên : Marie-Stelle Boussemart. Ghi chép : Laurence Harlé, MichelLanglois, Cathérine Baguet, Marie-Stella Boussemart
21/10/2010(Xem: 5494)
Khi Đức Phật còn là thái tử, trong lúc đi dạo chơi, Ngài đã trông thấy những cảnh khổ đau của kiếp sống con người là bệnh hoạn, già yếu và chết. Từ đó, cuộc sống khổ đau và tạm bợ của con người đã khiến cho thái tử suy tư rất nhiều và thôi thúc Ngài quyết tâm đi tìm cuộc sống an lạc, vĩnh hằng, bất tử. Trải qua năm năm tìm đạo, sáu năm khổ hạnh chốn rừng già và sau 49 ngày Thiền định ở Bồ đề đạo tràng, Đức Phật đã nhận thấy rõ đặc tính của cuộc sống con người nói riêng và của muôn vật, muôn loài nói chung ở trong thế giới sanh diệt là vô thường (Anicca), khổ (Dukkha) và vô ngã (Anatta).
13/10/2010(Xem: 4164)
Nếu bạn có bạn bè hay người thân đang lâm trọng bệnh hoặc sắp qua đời, tôi biết là không có ai bảo bạn hãy cứ thản nhiên với họ. Mọi người đồng ý rằng bạn nên khởi lòng bi mẫn. Vấn đề là, cách lòng bi mẫn chuyển thành những hành động cụ thể thì lại không mấy giống nhau. Đối với một số người, bi mẫn có nghĩa là kéo dài mạng sống càng lâu càng tốt; nhưng đối với một số người khác, bi mẫn là chấm dứt đời sống - thông qua việc trợ tử - khi mà phẩm chất đời sống của người bệnh không còn là bao. Và không có ai trong hai nhóm này xem nhóm khác là có lòng bi mẫn thực sự. Nhóm trước xem nhóm sau là tội phạm; còn nhóm sau xem nhóm trước là tàn nhẫn và độc ác.
13/10/2010(Xem: 6088)
Chiến tranh đi liền với sát sanh. Chiến tranh đồng nghĩa với tội ác. Sát sanh là nhân, chiến tranh là quả và ngược lại. Hai yếu tố này hỗ trợ cho nhau để tạo nên chia lìa, đau đớn, khủng hoảng, tan tóc, đau thương cho cuộc đời. Khi nào còn chiến tranh, nghĩa là con người còn phải gánh chịu đau khổ, giết hại, thù hằn, đấu tố. Chiến tranh sẽ không bao giờ chấm dứt nếu con người còn tâm địa giết hại thú vật không thương tiếc, giẫm lên mạng sống của muôn vật, không biết quý trọng mạng sống của đồng loại! Nhân trả lời một nghi vấn của một Phật tử: “Tổng thống Bush có phạm tội sát sanh hay không khi đem quân đi đánh Afghanistan hay không?” Người viết xin trình bày sơ bộ các cách phán đoán tội của một người phạm tội sát sanh cũng như các cấp độ của sát sanh và vài vấn đề liên hệ đến chiến tranh để bổ sung cho câu trả lời trên.
13/10/2010(Xem: 3965)
Gần đây, trên thế giới nhất là tại Mỹ, dư luận bị kích động vì vài người y sĩ công khai tham gia hành động "trợ tử" (Euthanasia), và chấp nhận trách nhiệm, tự ý đưa tay vào còng của cảnh sát, hầu như thách đố pháp luật. Dư luận quần chúng rất phân tán, kẻ chê vô lương, người thì yểm trợ và đặc biệt là các tôn giáo lớn trong nước đều lên tiếng xác định lập trường. Câu hỏi ta tự đặt ra để tìm hiểu là lập trường của đạo Phật trong một vấn đề nặng về đạo đức, triết lý như vấn đề trợ tử, đã được đức Phật ngày xưa và kinh điển của Ngài để lại minh định như thế nào.
11/10/2010(Xem: 7452)
Hạnh phúc hay đau khổ là số phận chung của mọi chúng sinh, nhất là con người, và theo quan điểm Phật giáo thì đây không phải là phần thưởng hay hình phạt do Thượng Đế ban cho một sinh linh đã làm điều thiện hay điều ác. Tín đồ Phật giáo tin vào một định luật tự nhiên, gọi là “ luật nhân quả”, áp dụng chung cho tất cả mọi hiện tượng trong thế giới này. Tín đồ Phật giáo không tin vào một Đấng Thượng Đế toàn năng, và do đó một Đấng Thượng Đế như vậy, và ngay cả Đức Phật đại từ bi cũng không thể ngăn cản được định luật này.
07/10/2010(Xem: 5425)
Các lý thuyết tôn giáo cũng như các nhà khoa học đã cố gắng đưa ra những lý giải khác nhau về nguồn gốc xuất hiện của con người trên trái đất này. Phải chăng con người là sản phẩm do Thượng Đế tạo dựng hay chỉ là một giống vượn người trải qua một chuổi quá trình tiến hoá lâu dài rồi biến thành người theo thuyết tiến hoá của Darwin? Trước vấn đề này, Phật giáo vốn tin tưởng vào thuyết tái sanh, luân hồi, cho rằng tất cả các loài chúng sanh luôn quanh quẩn trong vòng luân hồi sinh tử (samsâra), và được tái sinh qua bốn cách thế khác nhau: noãn sinh - andaja, tức là sự sanh ra từ trứng; thai sinh - jatâbuja, tức là sanh ra từ bào thai của người mẹ; thấp sinh - samsedja, tức là sanh ra từ sự ẩm thấp hay từ rịn rỉ của các thành tố, đất, nước v.v... ; và hóa sinh - oppâtika, tức là do hóa hiện mà sanh ra, không phải trải qua các giai đoạn phôi thai; những con người đầu tiên là những chúng sanh thuộc loại hoá sinh này.
06/10/2010(Xem: 10473)
Thưa thớt vài chục nóc nhà xong thôn Tân Mỹ (Thừa Thiên Huế) lại có cả trăm ngôi mộ được xây dựng công phu, hoành tráng như một thành phố ma với chi phí lên tới vài ba tỷ đồng cho một ngôi.
03/10/2010(Xem: 7746)
Lòng bi mẫn thật sự của bạn sẽ tạo ra một bầu không khí yên bình cho người hấp hối nghĩ đến chiều hướng tâm linh cao cả và con đường tu tập của họ trong tương lai.
01/10/2010(Xem: 11001)
Sự chết của con người là một giai đoạn trong chu trình biến thiên bất tận sinh-lão-bệnh-tử. Đầu tiên, tim ngừng đập rồi đến phổi, sau đó đến não; cuối cùng cơ thể phân hủy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]