Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 5: Quy Y, Nghiệp Báo và Giới Luật

27/04/201103:23(Xem: 11165)
Chương 5: Quy Y, Nghiệp Báo và Giới Luật

BỪNG SÁNGCON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ
IlluminatingthePath to Enlightenment - His Holiness the Dalai Lama
HồngNhudịch kệ - Tuệ Uyển chuyển ngữ

Chương5
QUY Y – NGHIỆPBÁO – GIỚI LUẬT

TIẾPNHẬNQUY Y

Thikệ chứng nghiệm: Đoạn thứ mười một

Saukhi chết, không có gì bảo đảm rằng các con sẽ không sinhtrong ba cõi bất hạnh. Nhưng chắc chắn rằng Ba NgôiTôn Quý có năng lực để bảo vệ các con khỏi các sự sợhải đó. Vì lý do này, sự tiếp nhận quy y của cáccon phải cực kỳ thuần nhất (như một khối) và các con nêntheo những lời chỉ dạy từ đấy mà không bao giờ để(thệ nguyện của các con) yếu đi. Hơn thế nữa, (sự thànhcông của các con) trong việc làm như thế tùy thuộc hoàn toànvào sự lưu tâm của các con đối với những hành động củanghiệp thiện hay ác với những kết quả của chúng và rồisống tùy thuộc trên sự hướng dẫn của những gì đã đượctiếp nhận hay từ chối. Ta, hành giả du già, đã thựctập như thế. Các con cũng tìm sự giải thoát, hãy vui thíchtrau dồi chính mình trong cùng cách như thế.

Dịchkệ:

11.Khi vào cõi chết
Khôngthểbiết chắc
Mìnhsẽkhông rơi
Vàocõiác đạo.
ChỉcóTam bảo
Làđủkhả năng
Chechởcác con
Thoáinỗisợ hãi.
Vìlýdo này
Cácconphải gắng
DưỡngtâmQui Y
Chothậtvững chắc.
ThuậntheoTam Bảo
Đừngđểsơ sót
Côngphuqui y.
Muốnđượcnhư vậy
Phảiđủkhả năng
Nhậndiệnchính xác
Thiệnnghiệp,ác nghiệp
Cùngvớinghiệp quả,
Nhờvậycó thể
Sốngthuậnchánh pháp
Biếtđiềucần theo
Vàđiềucần bỏ.
Thầylàhành giả
Đãtunhư vậy.
Cácconai người
Đangcầugiải thoát
Hãytựthuần dưỡng
Đúngtheolối này.

Ởđây, luận giải chỉ ra câu trả lời cho câu hỏi về nơinào chúng ta sẽ đến sau khi chết được quyết định bằngnhững hành động nghiệp thức của chính chúng ta, không chỉtừ đời sống này nhưng cũng của những đời sống trước. Về điểm này, Thiên Thân đã viết rằng vì tất cả chúngta có vô số những tích tập của nghiệp báo tích lũy từnhiều đời sống đã qua, tất cả chúng ta có những nănglực nghiệp để cho sự tái sinh của chúng ta đến nhữngthế giới thấp của vòng luân hồi cũng như những thế giớitốt lành hơn.

Nhữngnhân tố nào quyết định tập họp nghiệp báo nào sẽ chíntrước? Thiên Thân nói rằng tập họp nghiệp báo nàomạnh nhất hay vượt trội nhất sẽ chín trước. Nếu những nghiệp thiện và ác có năng lực tương đồng,thế thì những hành động nghiệp nào mà chúng ta quen thuộcnhất sẽ chín kế tiếp. Nếu cấp độ quen thuộc củanhững hành động cũng đồng nhau, thế thì những nghiệpbáo sẽ chín kế tiếp là bất cứ điều gì tích lũy trước._27. Điều này là cách quyết định sự tái sinh tương laicủa chúng ta như thế nào, và không biết, thí dụ, chúng tasẽ tái sinh một trong ba thế giới thấp, đó là địa ngục,quỷ đói, và súc sinh hay không. Mặc dù những diễn giảivề ba cảnh khổ đó của cõi luân hồi có thể tìm thấytrong luận A tì đạt ma như Kiến thức Hiển nhiên của Khotàng (A tì đạt ma câu xá luận-Abhidharmakosha),_28, chúng tanên khảo sát những diễn tả về vị trí và tính tự nhiêncủa những khổ cảnh đó để thấy nguyên văn chúngchính xác như thế nào.

Câuthứ hai của đoạn thứ mười một là: “Tuy thế, chắc chắnlà Ba Ngôi Tôn Quý có năng lực để bảo vệ các con khỏinhững sự hải sợ đó.” Điều này rõ ràng liên hệđến sự thực hành tiếp nhận quy y ở Phật, Pháp, Tăng. Để tiếp nhận quy y, có hai điều kiện phải được trìnhbày – sự sợ hải tái sinh trong ba cõi khổ và niềm tin vàonăng lực của những đối tượng quy y để bảo vệ chúngta khỏi sự sợ hải đó.

Vìthế, để sự tiếp nhận quy y thành tựu, chúng ta phải cómột số hiểu biết về những đối tượng của quy y là gì. Như những hành giả Phật giáo, trước nhất chúng ta phảicó một sự thông hiểu có thể có ở đấy về sự hiệnhữu như Đức Phật, và cũng là điều có thể có về điềugọi là giác ngộ. Nhân tố then chốt ở đây là mộtsự thông hiểu về tính bản nhiên của giáo Pháp, bởi vìPháp bảo là sự quy y thật sự. Một khi chúng ta thônghiểu về tính tự nhiên của giáo Pháp, chủng ta cũngcó thể thông hiểu sự khả dĩ của Tăng bảo và trạng tháitoàn hảo về điều này, Phật bảo, hay Đức Phật.

Nóimột cách thông thường, chúng ta không muốn trải quasự sợ hải, khiếp đảm và băn khoăn. Tuy nhiên, sợhãi là một cảm xúc phức tạp liên hệ đến nhiều nhântố. Có một đặc trưng của sợ hãi hay băn khoăn mànó hoàn toàn không có cơ sở và được sinh ra từ một sựtưởng tượng quá hoạt động hay một loại hoang tưởng haymột tâm thức ngờ vực thái quá. Loại sợ hãi này hoàntoàn không cần thiết và cần phải loại trừ. Rồi thìcó một loại sợ hãi khác, nó xuất phát từ một sự chạmtrán với một sự đe dọa thật sự. Nếu không có khảnăng để vượt thắng sự nguy hiểm này và chúng ta phảiđối mặt với nó chẳng kể nó là gì, sợ hãi không phảilà một đáp ứng thích đáng và thật sự là vô nghĩa; tấtcả điểu nó tác dụng là làm chúng ta đờ người hay thờthẩn ra.

Tuynhiên, loại sợ hãi khởi lên bởi vì chúng ta cảnh giác đếnmột loại nguy hiểm đặc biệt nào đấy cũng có thểthúc đẩy chúng ta hành động – thí dụ, để tìm một sựbảo vệ hay trốn thoát. Loại lo sợ này không chỉ làbiện minh; nó có là tích cực và hữu ích. Đây là loạilo sợ mà chúng ta cần để tiếp nhận quy y một cách chínhđáng. Chúng ta trau dồi một cách thận trọng cảm giácsợ hãi của việc tái sinh trong ba cõi khổ (địa ngục, ngạquỹ, súc sinh), và điều này truyền cảm hứng cho chúng tađể tìm một sự quy y nhăm tránh khỏi điều nguy hiểm này.

Luậngiải nói về một sự quy y “thuần nhất” hay vững chắctrong Tam Bảo; điều này có nghĩa là một sự nương tựa mànó là kiên quyết và trung thành. Điều then chốt trongviệc phát triển một sự thực hành quy y kiên quyết và trungthành là một sự thông suốt tốt về tính tương duyênkhởi thủy và, đến một chừng mực nào đấy của tínhkhông. Bằng sự quán chiếu những giáo huấn trên tínhduyên khởi và tính không, chúng ta sẽ thấy một cách rõ ràngvề sự khả dĩ của Phật quả. Trong cách này, chúngta sẽ đạt đến một sự thông hiểu sâu sắc về tính tựnhiên của giáo Pháp hay Pháp Bảo và nhận ra Tăng Bảo cùngPhật Bảo. Một khi chúng ta đã phát triển một sự tintưởng trọn vẹn vào năng lực của Phật, Pháp và Tăng đểbảo vệ chúng ta khỏi sự khổ đau của ba cõi khổ và phóthác chúng với sự chăm sóc tâm linh của chúng ta, sự quyy của chúng ta là thuần nhất và chúng ta thật sự trở thànhmột người thực hành Phật giáo chân thành.

Tuynhiên, nếu sự tin tưởng vào Tam Bảo yếu kém và nghi ngờvề năng lực (của Phật, Pháp, Tăng) ấy để bảo vệ chúngta khởi lên, chúng ta có thể không còn tự cho là một ngườithực hành Phật Pháp đúng nghĩa.

QuánChiếu Luật Nghiệp Báo

Mộtkhi chúng ta tiếp nhận quy y nơi Ba Ngôi Tôn Quý, trách nhiệmchính của chúng ta là quán chiếu luật nghiệp báo và chừabỏ hay tiết chế khỏi mười hành động tiêu cực (thậpbất thiện nghiệp). Đoạn thứ mười một kết luận: “Hơn thế nữa, (sự thành công của các con) trong việc làmnhư thế tùy thuộc hoàn toàn vào sự lưu tâm của các conđối với những hành động của nghiệp thiện hay ác vớinhững kết quả của chúng và rồi sống tùy thuộc trên sựhướng dẫn của những gì đã được tiếp nhận hay từ chối. Ta, hành giả du già, đã thực tập như thế. Các con cũng tìmsự giải thoát , hãy vui thích trau dồi chính mình trong cùngcách như thế.”

Cóhai loại hành động nghiệp khác nhau và nhiều cách đểphân loại chúng. Vì tất cả chúng ta cùng chia sẻ cănbản tự nhiên giống nhau, đấy là nguyện vọng tự nhiênvề hạnh phúc an lạc và không muốn khổ đau, những hànhđộng đưa đến hạnh phúc an lạc dần dần được xem nhưlà tích cực, thiện nghiệp hay đạo đức, trong khi nhữnghành động đưa đến đớn đau và khổ sở dần dần đượccho là tiêu cực, ác nghiệp hay không đạo đức. Do vậy, nhữnghành động được thực hiện trong mối quan hệ nhân quảđến hạnh phúc và khổ đau có sự phân biệt giữa tich cựcvà tiêu cực, hay đạo đức và không đạo đức (thiệnvà ác). Với sự lưu tâm đến phương tiện qua điềunào mà những hành động tiêu cực và tích cực này đượctạo nên, chúng ta có những hành động của thân thể, lờinói, và tâm ý.

Nhữnghành động nghiệp liên hệ đến những nhân tố phức tạp,chẳnghạn như động cơ ban đầu – trạng thái của tâm thức đãthúc đẩy đến hành động – đối tượng của hành động,sự thể hiện hành động và trạng thái tâm thức trên việchoàn tất hành động. Tính tự nhiên của nghiệp đãtạo nên bởi một hành động bất đồng tùy thuộc trên điềulà những hành động là đạo đức, trung tính, hay không đạođức trong suốt bốn giai tầng. Có thể có hành độnghoàn toàn đạo đức, và hành động hoàn toàn không đạođức, nhưng cũng có những hành động một phần đạo đứcvà một phần không đạo đức, và cũng như những hành độngthì trung tính._29

Luậtnghiệp báo rơi vào trong luật phổ biến của nhân quả. Điều phân biệt luật nghiệp báo về nhân và quả từ điềuphổ quát hơn là sự liên lụy của những chúng sinh. Luật nghiệp báo quy đến một mối liên hệ nhân quả trongđiều mà một chúng sinh hành động với sự thông minh cùngđộng cơ thúc đẩy. Động cơ này quy định nhữnghành động nào đấy trong sự chuyển vận, điều mà rồithì đưa đến những nguyên nhân và kết quả nào đấy.

Vìthế, trong thảo luận về nghiệp báo, những nguyên nhân phứctạp chẳng hạn như động cơ, sự thực hiện hành động, v.v… đề cập ở trên phải được đưa vào trong sự lýgiải (hay kết toán). Tất cả những nhân tố này đóngmột vai trò trong việc quyết định tính tự nhiên của nghiệpquả tạo nên. Bất cứ khi nào một hành động nghiệpquả xảy ra, nó là thân thể, lời nói hay tinh thần (tâm ý),tự hành động ấy tồn tại chỉ cho đến khi nó xảy ra hoàntoàn, nhưng hậu quả của nó có thể khởi lên rất trễ saunày. Những nghiệp quả nào đấy chín muồi ngay trongđời sống hiện tại mà nhân của nó được tạo nên(quả báo nhãn tiền), những nghiệp báo khác trong đời kếtiếp và những nghiệp báo còn lại là trong những đời sốngtiếp theo sau. Một câu hỏi quan trọng trong luận thuyếttriết lý Phật giáo hỏi về nhân tố gì liên kết với hànhđộng nghiệp nhân đầu tiên đến quả của nó? Đểgiải thích điều này, có một khái niệm “thiên hướng”nghiệp, hay “dấu vết” nghiệp, điều này có nghĩa là mặcdù một hành động đã xảy ra một lần nhưng nó đã đượchoàn thành, dấu vết của nó, hay thiên hướng của nó, tiếptục duy trì.

Córất nhiều sự bàn luận trong giáo lý đạo Phật về câuhỏi: dấu vết này được tàng trữ nơi nào. Nhiều nhàtư tưởng Phật giáo xác nhận rằng thiên hướng nghiệp (dấuvết nghiệp) được tàng trữ trong tâm thức. Khi chúngta nhìn vào giáo lý mười hai nhân duyên, chúng ta thấy rằngcăn bản vô minh đưa đến sự hưng khởi những hành hoạttự động (hành động bản năng); nghiệp lưu lại dấu vếttrên tâm thức; và tâm thức đưa đến sự hưng khởi nhữngliên kết tiếp theo sau đấy. Do vậy, trong luận giảinày, chính tâm thức là kho chứa những dấu vết của nghiệp.

Tuyvậy, có những lúc trong sự hiện hữu của một người, khingười ấy hoàn toàn không có hành vi của ý thức, chẳnghạn như khi một thiền giả hoàn toàn thẩm thấu trong sựcân bằng thiền tập nhất tâm bất loạn trên sự thực chứngtrực tiếp tính không. Trong trạng thái ấy, không mộtđiểm nào của tâm hành giả bị nhiễm ô, bởi vì thiềngiả ở trong một trạng thái của tuệ trí vô nhiễm. Tại những thời điểm như thế, những vết tích của nghiệpchướng ở tại chỗ nào?

Mộttrong những câu trả lời thâm thúy nhất đến câu hỏi nàyđấy là những dấu vết được duy trì một cách đơn giảntrên căn bản của ý thức đơn thuần của cái tôi mà tấtcả chúng ta có một cách tự nhiên. Chỉ cái tôi nàylà cơ sở của những dấu vết lưu lại bởi nghiệp chướngđã tạo nên chúng và là mối liên kết giữa sự thể hiệnnguyên sơ của hành động và hoa trái của nó ở những giaitầng trễ hơn sau này. Vấn đề này được thảo luậnmột cách rộng rãi trong một tác phẩm của Tổ sư Long Thọ, Cơ sở của Trung Đạo (Fundamentals of the Middle Way).

ThiKệ Chứng Nghiệm: Đoạn thứ mười hai

Nhữngsự tiến bộ đầy đủ nhất (của tiến trình) trong việchiện thực con đường siêu việt sẽ không đạt được ngoạitrừ các con đạt đến sự hoạt động căn bản (của mộtthân thể con người lý tưởng) mà nó được hoàn toàn vớitất cả tám phẩm chất thuận lợi chín muồi. Vì thế,các con phải rèn luyện trong nhân (của những hành động đạođức) mà nó sẽ ngăn ngừa sự đạt đến của các con khỏi hình thức của sự hiện hữu không hoàn toàn nhưvậy. Xa hơn thế, khi nó cực kỳ cần thiết đểtịnh hóa những cấu bẩn của nghiệp nợ hắc ám và tàntích (từ những thệ nguyện bị đổ vở) làm lu mờ ba cánhcửa (của thân, miệng, và ý của các con), và đặc biệt(để tẩy đi) những nghiệp chướng (những điều có thểngăn trở một sự tái sinh [vào cõi nhân thiên]như thế), cáccon nên tiếp tục tự mình tận tâm để (áp dụng) sự hoànthành bốn năng lực đối trị (những điều có thể rửasạch chúng). Ta, hành giả du già, đã thực tập như thế. Các con những người cũng tìm sự giải thoát, hãy vui thíchtự mình thực tập cùng cách như thế.

Dịchkệ:

12.Thân người đầy đủ
Támsựtự tại
Nếunhưthiếu đi
Thìkhôngthể có
Bướcnhảyvượt bực
Trênconđường tu
Thànhtựugiác ngộ.
Dođóphải nên
Lánháclàm lành
Đểkhỏitái sinh
Vàocảnhkhiếm khuyết;
Cũngnênsiêng năng
Tẩysạchác nghiệp
Pháphạmgiới hạnh
Đangvấybẩn ba
Cửathânmiệng ý;
Vànhấtlà để
Sámhốinghiệp chướng
Khiếnkhôngthể sinh
Trởlạilàm người.
Cácconhãy gắng
Siêngnăngáp dụng
Bốnlựcsám hối
Thanhtịnhnghiệp chướng.
Thầylàhành giả
Đãtunhư vậy.
Cácconai người
Đangcầugiải thoát
Hãytựthuần dưỡng
Đúngtheolối này.

TỊNHHÓA ÁC NGHIỆP: BỐN NĂNG LỰC ĐỐI KHÁNG

Rồithì chúng ta đọc, “(Xa hơn thế) khi cực kỳ thiết yếuđể tịnh hóa những cấu bẩn của nghiệp nợ hắc ám vàtàn tích (từ những thệ nguyện bị đổ vở) làm lu mờ bacánh cửa (của thân, miệng, và ý của các con), và đặc biệt(để tẩy đi) những nghiệp chướng (những điều có thểngăn trở một sự tái sinh [tốt đẹp] như thế), các con nêntiếp tục tự mình tận tâm để (áp dụng) sự hoàn thànhbốn năng lực đối trị (những điều có thể rửa sạchchúng).” Trong khi quan tâm đến sự kiềm chế khỏi nhữnghành động tiêu cực trong tương lai, các con có thể quyếtđịnh duy trì một nguyên tắc đạo đức mà nó sẽ bảo vệcác con khỏi liên lụy vào những hành vi tiêu cực trong tươnglai, nhưng còn những hành động tiêu cực mà các con đã làmthì thế nào? Cách duy nhất để đối phó với nhữngđiều này là tịnh hóa chúng.

Cómột người Tây Tạng nói rằng, “Nếu có một điều tốtvề những tính chất tiêu cực, đấy là chúng có thể đượctịnh hóa,” Tuy nhiên, có những trình độ khác nhau vềtịnh hóa. Một, có thể là loại trừ hoan toàn năng lựccủa một hành động nghiệp chẳng hạn như là nó có thểkhông bao giờ chín được. Một thứ khác là giảm bớt tínhtrầm trọng của một ác nghiệp hệ trọng chặng hạn nhưsự kết quả của nó sẽ ít tàn phá hơn. Điều thứba có thể là trì hoãn sự kết quả của một ác nghiệp,thứ mà không thể hoàn toàn tịnh hóa.

Luậngiải liên hệ đến bốn năng lực đối trị nên được dùngkhi thực hành tịnh hóa:

1- Năng lực của ăn năn, hay hối quá.
2- Nănglực của sự tin cậy hay nương tựa [quy y].
3- Nănglực của hành vi đạo đức.
4- Nănglực của sự quyết tâm.

Trongbốn năng lực trên, quan trọng nhất là năng lực của sựăn năn hay sám hối. Từ sâu thẩm trong tim (tâm), chúng ta phảinhận thấy một cảm giác sâu xa của sự ăn năn hối lỗivề hành vi tiêu cực mà chúng ta đã tạo nên, giống như chúngta đã ăn phải thuốc độc.

Nănglực thứ hai là sự tin cậy hay nương tựa. Nếu chúngta nhìn vào nhiều hành động tiêu cực mà chúng ta đã tạonên, hầu hết chúng liên hệ đến hoặc là những chúng sinhcao cấp hơn, chẳng hạn như Đức Phật, hay những chúng sinhnhư chúng ta. Vì thế, chúng ta thực hành năng lực củasự nương tựa bằng việc tiếp nhận quy y trong Ba NgôiTôn Quý và phát sinh bồ đề tâm, cảm nhận một lòngtừ bi mạnh mẻ cho tất cả chúng sinh.

Thứba là năng lực của việc dấn thân trong những hành độngđạo đức một cách cụ thể hướng đến sự tịnh hóa. Bất cứ khi nào chúng ta thực hiện một hành động đạođức, chúng ta có thể trực tiếp hướng nó đối với mụctiêu của tịnh hóa ác nghiệp của chúng ta. Trong truyềnthống Tây Tạng, tập tục phổ biến là tiến hành thực tậpđặc trưng phối hợp với tịnh hóa, đấy là sáu điều thườngđược trích dẫn là: niệm Phật, đặc biệt là trongkinh bồ tát sám hối với việc lạy phủ phục trước ba mươilăm vị Phật; _[30], trì tụng chân ngôn nào đấy, đặc biệtthần chú một trăm âm Kim Cương Tát Đỏa (Vajrasattva) và mậtngôn Kim Cương Bất Động Tôn (Vajra Akshobhya [Mitukpa]), tụngkinh; thiền quán trên tính không; cúng dường; và đặt làm(sáng tạo) những hình tượng. (32)

Nănglực thứ tư là một ý thức kiên quyết sâu sắc rằng chúngta sẽ không say mê trong những hành động tiêu cực như thếtrong tương lai, ngay cả phải trả giá bằng cả mạng sống.Trong sự thực tập này, chúng ta có thể tỉnh thức rằngchúng ta có thể không thành công một cách hoàn toàn trong việckiêng cữ tất cả những hành động tiêu cực hay một hànhđộng tiêu cực đặc thù nào đấy, nhưng trong khi chúng tathật sự thực hành tịnh hóa, chúng ta nên phát sinh một sựquyết tâm mạnh mẻ rằng chúng ta sẽ không đam mê trong nhữnghành động như thế trong tương lai.

CÂUHỎI VÀ TRẢ LỜI

HỎI: Nếu một người bị mắc phải một loại bệnh hoạn và liênlụy một hành động giết người, người ấy có thể làmgì để tịnh hóa nghiệp ấy?

ĐÁP:Nếu bởi “bệnh hoạn” trong ý nghĩa một loại quấy rầyvề tâm lý hay cảm xúc mà nó đưa đến tình trạng mất trí,thế thì từ quan điểm đạo đức của Phật giáo, một hànhđộng như vậy chứa đựng ít nghiệp quả hơn là một sựliên lụy giết người có tính toán trước với một nhậnthức đầy đủ về những hậu quả. Nó cũng nhẹ hơnlà một sự liên lụy giết người xảy ra bởi những cảmxúc tiêu cực có tác động mạnh, điều này, một lần nữatừ quan điểm đạo đức của Phật giáo, cũng được xemlà một hành động giết người hoàn toàn.

Tuythế, bất cứ tính tự nhiên của hành động không đạo đứclà gì, sự thực hành của chúng ta nên làm để tịnh hóaác nghiệp là phổ biến và phải chứa đựng bốn năng lực đối trị. Khi thực tập năng lực của ăn năn hối quá,hãy nhớ đối tượng mà hành động nhắm đến, và, áp dụngtất cả bốn năng lực(đối trị), liên hệ trong những hànhđộng đạo đức, chẳng hạn như thiền tập thâm sâu trêntính không hay tâm giác ngộ (bồ đề tâm-bodhicitta). Cũngcó một những sự thực hành tịnh hóa phổ thông cũng đểáp dụng trong những trường hợp như thế. Nếu chúngta không thể trau dồi bốn năng lực và tiến hành trongmột hành động của tịnh hóa, một hành động xen kẻ đơngiản là trì tụng thần chú hay tiến hành trong một số hànhđộng tích cực khác với xu hướng của tịnh hóa những hànhvi nghiệp chướng.

HỎI: Với kiến thức của chúng ta về nghiệp báo và ảnh hưởngcủa những hành vi tốt hay xấu, một người Phật tử đốixử thế nào đối với những tội phạm?

ĐÁP:Từ quan điểm của Phật giáo, điều quan trọng là phân biệtgiữa hành vi và cá nhân người liên lụy vào nó. Chúngta có thể hoàn toàn không chấp nhận hành vi đó nhưng chúngta phải duy trì từ bi đối với cá nhân làm việc đó, luônluôn nhận thức khả năng của con người cho sự chuyển hóavà sửa đổi. Bất cứ phương pháp nào mà xã hôidùng như một phương tiện điều chỉnh cần thiết để đượcáp dụng. Tuy nhiên, cá nhân cần thiết được điềuchỉnh trong một cách mà người ấy học hỏi để nhận ra rằng những gì họ làm là sai lầm; do thế, bản án tửhình là ngoài lề. Ngay cả ý tưởng tù chung thân cũngphải bàn lại, bởi vì nó cũng thất bại để nhận ra khảnăng của sự sửa đổi.
__

Illuminatingthe Path to Enlightenment
ChapterFive: Refuge, Karma and Precepts

HồngNhu dịch kệ

TuệUyển chuyển ngữ

07-07-2009

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/06/2017(Xem: 9827)
Trong bài này Đaị sư Ajahn Chah, có lối giảng dậy thật giản dị, chân thực đã nói chuyện với một nữ đệ tử già yếu đangsắp chết.Bằng một giọng trầm tĩnh sâu xa, đại sư nhắc lại cho bà nghe về lý vô thường, và dạy những phương tiện để đối phó với những đau khổ, dùng những câu nói có năng lực tốt lành diệu dụng để bảo vệ tâm trí khỏi những khởi niệm về trạng thái đau khổ của một người đang nằm trên giường bệnh.
01/06/2017(Xem: 4680)
Kyle Huỳnh, 15 tuổi, chọn cái chết làm lời cảnh tỉnh
05/05/2017(Xem: 6115)
Ta làm người để sống yêu thương Ta chia sẻ để cùng hiểu biết Ta cho nhau trong từng hơi thở Ta cùng nhau xây dựng cuộc đời. Phát triển bền vững là châm ngôn của nhân loại, ai cũng mong được bền vững lâu dài đến nhiều thế hệ mai sau. Chúng ta phát triển kinh tế nhưng phải giữ cho môi trường không bị ô nhiễm, muốn vậy phải sống đạo đức và gương mẫu. Ta biết kiến thiết và tái tạo tài nguyên thiên nhiên và cũng biết truyền lại những kinh nghiệm quý báu cho con cháu thì mới thật sự bền vững và lâu dài. Đạo đức và gương mẫu như đôi cánh chim không thể thiếu một, vì có đạo đức là có gương mẫu. Không đạo đức dù có nói gì cũng trên lý thuyết và sách vỡ mà thôi. Một sự thật?
01/05/2017(Xem: 4930)
Vào thời Phật còn tại thế, có một mệnh phụ phu nhân là một Phật tử thuần thành, bà thường xuyên cúng dường Trai Tăng. Một buổi nọ, khi đang dâng thực phẩm cúng dường lên chư Tăng thì bà nhận được một tin hết sức bất hạnh trong gia đình nhưng vẫn thản nhiên, bình tĩnh như không có chuyện gì xảy ra. Bà bỏ lá thư vào túi rồi tiếp tục việc dâng thức ăn cúng dường.
01/05/2017(Xem: 7216)
Các giấy tờ tùy thân cho biết được cụ ông Mbah Ghoto sinh vào tháng 12/1870. Vừa qua, hôm 12/4 cụ được đưa đến bệnh viện vì sức khỏe yếu và có dấu hiệu xấu đi. Cháu nội Suyanto nói rằng từ khi rời bệnh viện trở về nhà thì cụ Mbah Ghoto chỉ ăn được 1 muỗng cháo và uống rất ít nước. Tuy nhiên “Việc này chỉ xảy ra được vài ngày rồi cụ nhất quyết nhịn ăn và nhịn uống” – Suyanto cho hay.
29/04/2017(Xem: 5986)
Nỗ lực 20 năm của chị Thuỷ đã đưa cậu con bị bệnh tim và down - từng bị các bác sĩ giỏi nhất ở Việt Nam từ chối chữa - trở thành sinh viên Mỹ.
24/04/2017(Xem: 11094)
Kiến thức khoa học gia tăng mỗi ngày theo cấp số nhân, nhưng những khám phá mới đặc biệt mang tính đột phá, thách thức nền tảng thực tánh của mọi hiện tượng là điều thật sự xa vời. Một lãnh vực đang là tâm điểm nghiên cứu cho nhiều bác sĩ và các nhà thần kinh học là sự liên hệ giữa tâm thức, não, và thần thức của con người.
02/04/2017(Xem: 6304)
Ba thân Trung ấm: Thượng, Trung, Hạ đều có cùng một hình tướng bằng một đứa bé lên bảy tuổi như Đại Trí Độ Luận đã nói. Phải nói đây là sự bình đẳng về mặt tinh thần, không có sự sai biệt về giai cấp vật chất như lúc thân người còn sống trên cõi Trần. Lúc sống, có người bị mù lòa, câm điếc, tàn tật, ngớ ngẩn, lớn con, cao, thấp, đẹp người hay xấu xí..., kể cả giàu, nghèo, chức cao phận lớn, vua, quan, hay thứ dân hèn mọn... Đến khi chết, ai cũng đều có cùng một thân Trung ấm đồng cỡ như nhau ở bên k
02/04/2017(Xem: 5566)
Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.
01/04/2017(Xem: 5355)
Sau khi nhịp đập của con tim bị ngừng lại và cùng lúc 5 giác quan của toàn thân con người không còn biết cảm giác, gọi là Chết. Nhưng thức A-lại-da bên trong vẫn còn hằng chuyển liên tục và hoạt động một mình. Sự hoạt động đơn phương của nó y như lúc con người còn sống đang ngủ say.Thức A-lại-da hoạt động một mình, không có 5 giác quan của cơ thể bên ngoài cộng tác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]