Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bàn về chủ đề Nhân bản. (Cloning)

08/04/201319:57(Xem: 8029)
Bàn về chủ đề Nhân bản. (Cloning)

Giới Thiệu Bài Mới

Bàn Về Chủ Đề Nhân Bản. (Cloning)

Kỹ sư Nguyễn Ngọc Lan

Nguồn:Kỹ sư Nguyễn Ngọc Lan


Các nhà khoa học Nhật và Hàn Quốc đã tạo ra hai con chuột cái từ những quả trứng không thụ tinh. Chúng nhận được hai bộ nhiễm sắc thể từ hai bà mẹ, thay vì từ 1 ông bố và 1 bà mẹ như phôi thông thường.

Chúng ta nhớ lại sự kiện đầu tiên làm chấn động thế giới khoa học, chính trị và tôn giáo. Tháng 2/1997, các nhà sinh học thuộc viện Roslin ở Edinburgh (Scotland) công bố sự ra đời của con cừu Dolly, mở ra kỷ nguyên mới cho sinh sản vô tính. Họ lấy nhân (chứa vật liệu di truyền ADN) từ tế bào con cừu trưởng thành đem cấy vào một noãn bào của cừu đã loại bỏ nhân để tạo ra một phôi. Sau đó cấy phôi này vào tử cung của một con cừu cái mang thai và đẻ giùm. Đó là kiểu nhân bản sinh sản.

Tháng 12 vừa qua, một phụ nữ Mỹ đã bỏ ra 50 ngàn đô để thuê sao bản con mèo của bà ta. Những người quan tâm trách bà này sao không đầu tư số tiền ấy để mở ra các bệnh viện hay trại nuôi những súc vật không nhà không cửa. Không biết trước thảm cảnh Sóng Thần, bà ấy có động lòng gì không khi ôm con mèo "dỏm", để cho biết bao nạn nhân sống sót tay trắng làm lại cuộc đời.

Cách đây không lâu, công ty Clon-Aid của Mỹ liên kết với một giáo phái “tương lai học” đã bắt tay vào “nhân bản” một bé gái. Việc này được thực hiện theo đơn đặt hàng của cặp vợ chồng người Mỹ, sau khi đứa con gái 10 tháng tuổi của họ chết trong cuộc phẫu thuật tim. Sự kiện này không được kiểm chứng bởi công ty Clon-aid và giáo phái Ralean khăng khăng không chịu đưa ra các bằng chứng về thành công của họ.

Các nhà khoa học các nước đã thí nghiệm và đạt được một số kết quả sinh sản nhân bản, (hay còn gọi sao bản, hay sao tạo) động vật cao cấp như heo, bò và khỉ. Chính phủ các nước đã có lệnh nghiêm cấm việc nhân bản con người. Tuy nhiên, với lòng hiếu thắng trong địa vị khoa học, hay nhiệt tâm tha thiết với kiến thức, cộng thêm những món lợi tài chính khổng lồ, nhiều nhà nghiên cứu, nhiều công ty và viện nghiêu cứu quốc gia đang âm thầm theo đuổi trong lĩnh vực nhân bản con người. Không chừng trong vài năm tới, một số gia đình không con sẽ nhận được con nuôi nhân bản. Khoảng hai chục năm nữa chúng ta có thể có con dâu nhân bản. Người ta còn nói chuyện lấy tế bào từ các bật vĩ nhân, các tài tử để nhân bản thành giống người siêu đẳng. Dù muốn hay không, một kỷ nguyên kỳ diệu đã đến. Khoa học đã mở ra một chân trời mới, trí tưởng tượng và tham vọng của con người lại có cơ hội đi một bước xa hơn.

Thành tựu khoa học đem lại cho chúng ta một số giải thích mà trước đây đa số tự cho là vô lý. Xin Đọc giả cùng tôi phân tích theo những khía cạnh sau đây:

1. Tạo hóa hay tiến hóa, Ai là tác giả ?



Thuyết tiến hóa cho rằng sinh vật được hình thành qua một quá trình tiến hóa lâu dài, vô tình, không chủ đích, không Ai khởi xướng và điều khiển. Vậy sao ?

Các sản phẩm nhân bản kể trên tự nhiên mà có, hay do các nhà khoa học, nhờ có ý chí, kiến thức, công nghệ, chương trình … chế tạo ra? Nếu trả lời do các nhà khoa học, thì cũng vậy, vũ trụ, sinh vật và con người phải có một Đấng Tạo hóa, đủ tri thức, mục đích tài năng và vật liệu tạo dựng nên. Tất nhiên Ngài làm được việc ấy trong một khoảng thời gian ngắn hơn sức tưởng tuợng của con người.

2. Nhân bản không phải là tạo hóa.



Các nhà khoa học đạt được thành công trong nhân bản, nhưng có điều hạn chế là họ phải cần vật liệu sẵn có trong thiên nhiên.

Sau đây là câu chuyện vui: Một khoa học gia khoe mình có thể tạo ra con người từ đất sét. Để chứng minh ông lấy một cục đất sét bỏ vô trong bình thí nghiệm. Ông Trời vỗ vai nhắc nhở: “ Trước hết ngươi phải tự mình làm ra đất sét đã". Vị kia lắc đầu chịu thua, biết rằng đất sét có thể pha trộn được từ các khoáng vật và nước, nhưng nếu phải làm khoáng vật và nước từ các nguyên tử, năng lượng thì không biết làm cách nào đây.

Khoa học có giỏi mấy cũng chỉ có thể bắt chước “Thiên Chúa” chứ không thể thay thế “Thiên Chúa” được. “Ban đầu Thiên Chúa dựng nên trời và đất” - lời Kinh thánh - tất cả mọi tạo vật đều bắt đầu từ trời và đất là vật liệu. Chúng ta không sáng tạo một vật gì mới, nhưng chỉ giải mã, phát hiện và áp dụng quy luật tự nhiên trên các vật liệu có sẵn trong khuôn khổ Đức Chúa Trời cho phép mà thôi.

3. Nhân bản trong cùng loài và khác loài ?



Con người thành công trong nhân bản con chuột, con bò, con khỉ, nhưng chưa ai thành công trong việc biến chuột thành bò, biến bò thành khỉ hay chuyển hóa từ loài này qua loài kia qua các dạng trung gian. Các khoa họa gia thừa biết đây là một điều không tưởng, vì mã hoá di truyền từng loài rất khác biệt với nhau. Thành đạt của khoa học góp phần minh chứng cho sự mầu nhiệm của Kinh Thánh được viết cách đây 3500 năm, trong câu như sau: “Đức Chúa Trời phán: ‘Đất phải sinh ra các sinh vật theo từng loại: các súc vật, các loài bò sát, các thú rừng theo từng loại”’ Xin để ý chữ theo từng loại, hay từng loài. Con người có thể nhân bản một cách thành công nhờ xử lý di truyền trong từng loài, bởi ấy là quy luật tự nhiên mà Thiên Chúa đã định sẵn.

4. Hậu quả nhân bản mà ít người biết đến.



Con người thành công trong việc nhân bản nhờ tác động hệ thống di truyền. Nhiều người hy vọng điều này chứng minh cho sự tiến hóa nhờ đột biến. Kết quả thực tế không cho phép như vậy. Trong các thí nghiệm nhân bản, xác xuất thành công rất ít và các con vật sinh ra thường mắc những chứng bệnh hiểm nghèo và chết non. Thường thường các đột biến di truyền mang lại tai họa hơn là lợi ích. Y học đã thống kê 2000 căn bệnh có nguồn gốc trong sự thoái hóa gen. Khi điều ấy xảy ra con vật sẽ trở nên yếu hơn, ít khả năng tồn tại hơn những con vật bình thường. Có những người bị đột biến di truyền, như bệnh bạch tạng, tóc trở nên trắng, lông mày, lông tay và ria mép đều trắng một cách đáng sợ. Khi lớn lên anh ta chắc ít có khả năng lập gia đình hơn người thường, hơn nữa các cô gái thiếu gen màu như anh thật hiếm hoi, nên khả năng di truyền của anh cho thế hệ về sau thật hạn chế.

Từ trứng ruồi được xử lý bằng tia phóng xạ, các nhà khoa học đã tạo ra các giống ruồi không cánh hoặc khác màu, dầu vậy chúng chỉ là loài ruồi, và khả năng tồn tại của các giống mới kém xa giống tự nhiên.

Các nhà khoa học cũng tạo ra một loại gà không có lông nhờ thay đổi các gen phụ trách về lông của nó. Kết quả chúng ta có thể ăn thịt gà mà không phải nhổ lông. Người ta nói rằng loại gà này dễ sống ở nơi nóng nực so với loại gà có lông. Khổ tâm thay, nếu thả con gà đó ra ngoài trời, nó lại dễ chết hơn các con gà thường vì bị muỗi cắn. Dù nó có sống đến tuổi thanh niên, gà trống không thể đạp mái vì không thể vỗ cánh và gà mái không thể ấp trứng vì thiếu lông. Kết quả giống gà không lông nhờ đột biến di truyền không thể tồn tại và phát triển thành một loài mới được.

Sau đây là trích dẫn trên mạng vnexpress.net

Bài và ảnh về cừu Dolly, cũng như bò, lợn, dê, chuột nhân bản vô tính vẫn được đăng nhan nhản trên các báo chí. Nhưng người ta đâu biết rằng phần lớn động vật nhân bản vô tính đều chết, thường là ngay trong giai đoạn phôi. Nhiều con ra đời với các đột biến quái dị. Những con “lành lặn” khi sinh thì sự sống sau đó cũng rất mong manh. Hiện khoa học cũng chưa nhân bản được linh trưởng, họ hàng gần nhất của con người.

Vậy những thử nghiệm nhân bản người đầu tiên sẽ có kết quả như thế nào ? Hôm qua, nhà sinh vật học Rudolf Jaenisch, Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ, đã dự đoán về một tương lai không mấy sáng sủa:

1. Trong 100 lần nhân bản đầu tiên, chỉ có trên dưới 5 trẻ sinh ra còn sống.

2. Người mẹ thay thế có thể bị sẩy thai, hoặc đẻ khó vì bào thai và rau lớn một cách bất thường (ở động vật nhân bản, một số con lúc ra đời to gấp đôi bình thường).

3. Nhiều trẻ chết trong vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh do mắc các bệnh về tim, phổi, gan, thận.

4. Nhìn bề ngoài, có 1-2 trẻ em hoàn toàn bình thường, nhưng có những vấn đề không thể biết trước, chẳng hạn: Liệu thần kinh trẻ có bình thường không? Quá trình nhân đôi của tế bào có bình thường không ? Liệu trẻ có bị chết sớm do hỏng hệ thống miễn dịch, có mắc các bệnh như ung thư hay lão hóa không ?

Ông Jaenisch khẳng định: “Tất cả những chuyện đó hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng cái chết không đáng sợ. Tồi tệ nhất là nhân bản vô tính cho ra những con người vẫn sống và sống thực vật”. Và trong thực tế, cho dù những bậc cha mẹ mất con có đau xót đến mấy, cũng phải thừa nhận rằng nhân bản vô tính không thể nào trả lại cho họ đứa con đã chết. Chỉ có ADN của đứa trẻ là được sao chép lại, chứ các nhà khoa học làm sao tái tạo nổi môi trường sống và những gì nó trải qua trong đời để tạo ra một em bé mới có cá tính và nhân cách y hệt ?

5. Kiến thức, lương tâm và tôn giáo.



Các nhà khoa học được Thiên ơn một công cụ vô cùng mầu nhiệm và hùng mạnh, ấy là kiến thức. Tuy nhiên nếu kiến thức không được làm chủ bởi lương tâm, công cụ khoa học sẽ trở nên vũ khí vô cùng nguy hiểm đối với nhân loại. Chúng ta chưa quên đến chuyện bom nguyên tử, vũ khí vi trùng v.v... Lương tâm có thể bị chai lỳ nếu không đặt trên nền tảng tôn giáo, và tôn giáo có thể trở nên cuồng tín nên không dựa trên Kinh Thánh. Nếu nhân bản con người thành công, chúng ta có thể có một thế hệ mới bao gồm những Frankenstein, hoặc Hít-le. Ngược lại, nếu không thành công, chúng ta làm gì với lớp người bệnh hoạn bởi thí nghiệm khoa học. Họ có linh hồn không? Họ là người thật hay là người máy với xương thịt. Nên giết họ đi theo quan điểm của Đức Quốc xã, hay cho họ sinh tồn và pha trộn di truyền với con cháu chúng ta ?

Khi thành công chuyện nhân bản chuột không cần cha, một số người đã vội tiên tri một ngày không xa vai trò của đàn ông sẽ chỉ còn lao động khổ sai thôi. Họ không ngờ rằng nếu dùng hai trứng của phụ nữ để kết hợp, dù thành công họ cũng chỉ sản sinh ra con gái vì trứng phụ nữ chỉ có một loại nhiễm thể X thôi. Thế gian sẽ không còn giới đàn ông nữa. Gần đây chưa bao giờ có thành tựu khoa học nào làm thức tỉnh ý thức nhân phẩm, chính trị và tôn giáo như chuyện nhân bản vừa qua. Nếu chiếu trong Kinh Thánh ra, chúng ta biết được quan điểm Thiên Chúa trong Mười điều răn: “Các ngươi không được làm cho mình tượng theo hình dạng vật gì trên trời cao, hay trên mặt đất hay ở dưới nước”. Câu này thường được hiểu là con người không được làm các tượng theo sinh vật mà thờ lạy. Nhưng trong ánh sánh của nhân bản học, chúng ta không được sao tạo ra bất cứ chim trời, thú đất hay cá biển mà Chúa đã tạo dựng trong thiên nhiên.

6. Làm gì có Thần Thánh Chúa Trời mà sáng với tạo, phép với lạ ?



Quan điểm duy vật dựa trên bốn định kiến sau đây:

a, Không có thần, không có Chúa;

b, Không có siêu nhiên chỉ có tự nhiên;

c, Không có phép lạ;

d, Vũ trụ chúng ta sống là một hệ thống khép kín, không có “Tác động” bên ngoài.

Chúng ta hãy xét về chuyện những con chuột được đem ra làm thí nghiệm. Chúng sống trong một xã hội nhỏ, trong một cái chuồng làm bằng gương nên chúng chỉ thấy mình và thấy nhau. Cuộc sống của chúng chẳng có gì đặc biệt hơn là ăn, ngủ và ngủ với nhau. Đối với chúng: để có con, không có cách nào khác hơn là một con đực nhảy lên một con cái. Chúng không biết rằng có một thế lực lớn hơn chúng là các nhà bác học. Họ có quyền sinh quyền sát trên lũ súc vật. Họ tạo ra môi sinh và nuôi dưỡng chúng có mục đích. Một ngày kia các bác học cho chúng ngủ, rồi lấy trứng của hai con chuột cái, thay đổi mật mã di truyền, cấy lại với nhau, rồi đặt vào tử cung của con chuột thứ ba, trẻ và “còn trinh”. Khi thức dậy, chẳng con chuột nào biết chuyện gì vừa xảy ra. Vài ngày sau con chuột “còn trinh “ kia bắt đầu thay đổi hình dạng... và đúng kỳ sinh nở cho ra đời một mớ chuột con. Chuyện không ngờ, không thể tưởng tượng được, thật phản tự nhiên, phản khoa học trong kiến thức của loài chuột. Là con người quý vị giải thích với chúng cách nào đây? Có cách nào một nhà khoa học giải thích cho những con chuột biết tri thức và tình cảm cuả mình, trong khi chúng cứ khăng khăng: Ngoài chuột và thóc gạo ra chẳng còn có Ai nào khác. Hay chỉ có một cách duy nhất là người biến thành chuột, để dùng ngôn ngữ của chúng mà giải thích cho chúng hiểu. Nếu biến thành chuột, chắc gì chúng tin, không chừng sẽ bị chúng cắn chết vì nói chuyện “phản khoa học”…

Nếu các nhà khoa học thành công trong việc nhân bản, thì có khó gì cho việc tin rằng Thiên Chúa Tạo ra con người. Thêm vào đó nếu các nhà khoa học có khả năng khiến một con chuột “còn trinh” sinh ra một lũ chuột con, thì có khó gì đối với Thiên Chúa trong việc đặt Chúa Con vào lòng cô Ma-ri. (ở đây tôi xin mạn phép gọi cô thay vì mẹ, bởi muốn nhấn mạnh sự kiện phi thường là sự còn trinh của Ma-ri khi cưu mang thai Thần-nhân Giê-su)

Kết luận.



Chúng ta vui mừng trong sự phát triển khoa học và cầu mong sao các nhà khoa học kết hợp kiến thức của mình trong sự hòa hợp thiên nhiên khiến cho loài người càng hạnh phúc. Khoa học chân chính không bao giờ phủ nhận vai trò của Tạo hóa, nhưng ngược lại, càng làm cho niềm tin nơi Ngài hợp tình hợp lý hơn. Có niềm tin ở Đấng cao hơn mình, chúng ta không sợ các khoa học gia tạo ra những con khủng long trong phim Jurasic Park. Bản thân con người khi biết kính sợ Bề Trên sẽ không còn chuyện cá lớn nuốt cá bé, ai khỏe hơn thì tồn tại… Xã hội sẽ tràn đầy sự công nghĩa, yêu thương và phồn thịnh.

Kỹ sư Nguyễn Ngọc Lan

Các bài viết khác: http://ykien.net/nngoclan00.html

Muốn liên lạc timhieuchanly@yahoo.com

Mạng chuyên đề về khoa học và niềm tin www.geocities.com/timhieuchanly

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/05/2019(Xem: 6514)
0h5 ngày 30/4, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Hà Nội, tiếp nhận bé trai bị bỏ rơi được người đi đường đưa vào cấp cứu. Bé trai nặng 3,6 kg khoảng 15 ngày tuổi, được một người đi đường phát hiện đang nằm trong thùng rác trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông. Trời mưa, lạnh khiến bé toàn thân tím tái, khó thở. Người nhặt được bé đã khoác tạm một chiếc chăn giữ ấm cho cháu và gọi điện đến Trung tâm cấp cứu 115. Sau khi được nhân viên y tế sơ cấp cứu tại hiện trường, bé được chuyển trực tiếp đến Bệnh viện Đa khoa Hà Đông để chăm sóc.
27/04/2019(Xem: 5208)
Một vụ tai nạn xe hơi vào năm 1991 đã khiến cô Munira Abdulla rơi vào tình trạng hôn mê, nhưng con trai của cô không bao giờ mất hy vọng rằng một ngày nào đó mẹ mình sẽ tỉnh dậy. Khi cô Munira Abdulla lái xe đưa con trai Omar, 4 tuổi, từ trường về nhà ở Al Ain (tiểu vương quốc Abu Dhabi) vào năm 1991, cô không thể lường trước được rằng mình sẽ không thể trò chuyện với con trai trong 27 năm tới.
26/04/2019(Xem: 5212)
Sanh tử là chu kỳ chuyển hóa Sống-Chết và Chết-Sống của chúng sanh xảy ra liên tục trong vòng Luân Hồi, tùy theo luật nghiệp báo hay nhân quả. Chúng ta hãy xem qua đoạn văn sau đây về sự cẩn thiết phải thoát khỏi chu kỳ sống chết.
16/04/2019(Xem: 4728)
Điều gì sẽ xảy ra sau khi chúng ta qua đời? Xưa nay, câu hỏi đó luôn nằm trong địa phận tôn giáo nhưng càng ngày nhiều nhà nghiên cứu cố tìm câu trả lời đó bằng phương cách khoa học. Hầu hết Phật giáo truyền thống cho rằng có thể câu trả lời cho câu hỏi không thể trả lời đó là tái sanh.
01/04/2019(Xem: 4747)
Sinh và tử, tái sinh và trung ấm, cách nào để cúng vong… đó là các quan tâm lớn của nhiều Phật tử. Bài viết này sẽ dựa vào Kinh để khảo sát những vấn đề đang được Phật tử quan tâm và thảo luận. Trước tiên, cần nêu rõ rằng, những chữ như tái sinh, hay trung ấm thân (thời gian sau khi chết trong đời này mà chưa thọ thân của đời sau) có thể gây nhầm lẫn là có một “cái tôi” nào đang luân hồi; thực sự vốn không hề có “cái tôi” nào hết. Nên nhìn rằng chúng ta như một chùm bọt sóng (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) đang trôi trên dòng sông tham ái, liên tục biến đổi trên dòng sông đó. Không nên nhìn như có cái gì gọi là “cái đang là” mà nên nhìn như chỉ có “cái đang hình thành”; chỉ như thế mới không bị vướng vào chấp trước rằng các thủ uẩn là ngã hay có gì như là thực. Dòng sông vô thường trên thân tâm chúng ta vẫn đang chảy xiết; Đức Phật có khi gọi tượng hình là trận lũ, và thúc giục mọi người hãy vượt trận lũ, tức là vượt tham ái, để qua bờ giải thoát.
23/03/2019(Xem: 3955)
Gần đây và không những gần đây, những hiện tượng bất bình thường trong cuộc sống mà nhiều người tin là sự báo oán do oan gia trái chủ nhiều đời bách hại, khi y học bó tay, họ hướng về tâm linh một cách mê vọng, xem đó là điểm tựa cuối cùng.
23/03/2019(Xem: 4152)
Đa số Phật Tử cầu được cứu độ, giải thoát khỏi khổ đau, và giác ngộ nhưng vẫn mâu thuẫn, chấp luân hồi, luyến tiếc cõi trầnnên nghiệp thức luôn luôn muốn trở lại cái cõi đời, chấp khổ đau rồi tính sau. Vì vậy khi nói hay nghe đến thuyết luân hồi đa số chúng ta điều hiểu ngầm và tin tưởng là vì kiếp trước ta tạo ra nhân nên kiếp này nhận quả và kiếp sau sẽ là nhân quả của kiếp này?
15/03/2019(Xem: 5801)
Chúng ta luôn trải nghiệm biến chuyển sinh tử. Chúng ta đau khổ vì sự ra đi của người thân, điều làm thay đổi thực tại của chúng ta. Chúng ta không có sự chọn lựa nào khác, không thể thương lượng, lý giải hoặc phủ nhận. Chúng ta bỗng vụn vỡ và trải qua một cuộc biến chuyển nội tâm lớn đầy khó khăn.
03/01/2019(Xem: 7311)
HƯỚNG DẪN VỀ SỰ CHẾT ĐỂ SỐNG TỐT ĐẸP HƠN Nguyên bản: Advice on Dying and Living a Better Life Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
04/11/2018(Xem: 9934)
Cảnh giới bên kia cửa tử do người chết hồi sinh kể lại, Hiện nay tái sinh là một đề tài nóng bỏng ở xã hội Tây Phương nói chung và Hoa Kỳ nói riêng. Chương trình 60 Minutes ngày 30 tháng 10, năm 2005 có đề cập đến vấn đề luân hồi tái sinh và báo cáo hiện nay có đến 78% người Mỹ – vào khoảng 200,000,000 dân — tin có kiếp trước kiếp sau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567