Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khoa học ngày nay

08/04/201319:39(Xem: 4514)
Khoa học ngày nay

Giới Thiệu Bài Mới

Khoa Học Ngày Nay

David Hookes Foundation

Nguồn:David Hookes Foundation


Khoa học được xây dựng dần dần từ lâu, nhưng có thể đánh dấu từ sự thành tựu của người tiêu biểu tiên phong cho khoa học thực nghiệm là Francis Bacon (1561-1626), ông đưa ra những nhận thức mới về sự vật là nhận thức bằng cách xác định lý do qua Tam Biểu Luận : 1. biểu có mặt, 2. biểu vắng mặt, 3. biểu thứ tự. Cùng lúc đó Descartes phát biểu 4 quy tắc căn bản cho khoa học: 1. Trước hết phải chứng minh một sự vật nào đó, sau mới nhận nó là sự thật, 2. Chia sự vật ra thành nhiều phần đơn giản để dễ dàng quan sát, giải quyết, 3. Sau khi xem xét những sự vật chia cắt, thu thập lại cho có thứ tự, để tìm hiểu những sự vật khó hiểu hơn vốn nó không biểu thị. 4. Cuối cùng, kiểm điểm lại, tổng hợp những gì mình đã nhận định, để khỏi bỏ sót vật gì. Descartes đặt nền móng vững chắc cho khoa học, nhiều nhà thông thái đã đóng góp những thành tựu của họ cho khoa học.

Những nhà khoa học cho biết rằng trong vũ trụ có nhiều dãi ngân hà, mỗi dãi ngân hà có nhiều Thái dương hệ. Mỗi Thái dương hệ có mặt trời ở trung tâm, quay chung quanh mặt trời là các hành tinh. Thái dương hệ của chúng ta có 9 hành tinh: Thủy tinh (Mercury), Kim Tinh (Venus) Ðịa cầu (Earth) Hỏa Tinh (Mars), Mộc Tinh (Jupiter), Thổ Tinh (Saturn), Thiên Vương Tinh (Uranus), Hải Vương Tinh (Neptune) và Pluto.

Và các khoa học gia đã cho biết : Ở thời kỳ hổn mang, trong vũ trụ chỉ toàn thuần tinh (Ether). Không rõ nguyên nhân, Thuần tinh kết tụ thành phần nhỏ rải rác, nhờ sức vận động và sức hấp dẫn, các phần nhỏ kết lại thành nguyên tử, trước còn rời rạc, sau kết lại thành tinh vân, đó là căn nguyên của Thái Dương Hệ, ấy là thời kỳ cấu tạo mặt trời và các hành tinh, nhiệt độ các vì sao ở thời kỷ nầy rất cao. Với sự phóng tán không ngừng, nhiệt độ giảm bớt, tạo nên thế quân bình khiến cho sự sống có thể phát khởi, ấy là thời kỳ đầu tiên có những sinh vật.

Từ năm 1929 nhà thiên văn học người Mỹ, ông Edwin Hubble (1889-1953) quan sát thấy hầu hết các tinh vân đều chạy xa tinh vân của chúng ta là dãi ngân hà, điều rất lạ là những tinh vân càng xa thì chúng chạy xa càng nhanh. Năm 1946 nhà vật lý học Mỹ gốc Nga, ông George Gamow (1904-1968) triển khai ý niệm (người ta thường gọi là thuyết Big Bang) lúc ban sơ vào thời điểm nhiệt độ cực kỳ cao, kết quả của sự nổ nguyên thủy, ông cũng đề nghị những nhân tố chung được hình thành từ khí hydro nguyên thủy trong những phút đầu tiên sau khi nổ.

Theo thuyết ấy, ngày nay, các khoa học gia cho rằng vũ trụ được hình thành từ 13.7 tỷ năm rồi với sự Nổ Lớn (big bang), một sự nổ mãnh liệt chớp nhoáng, phát khởi từ một vật chất vô cùng nhỏ bé, nóng và đậm đặc vô cùng. Sự nổ nầy đẩy đến thời gian, không gian, năng lượng và vật chất được hình thành. Những giây sau đó, vũ trụ là một vật sủi bọt tỏa nhiệt và những vật nhỏ màu sắc kỳ lạ. Trong khi vũ trụ trương nỡ, nó nguội dần và giảm bớt sự dầy đặc. Sau hàng trăm ngàn năm chất tử (proton), điện tử (electron), trung tử (neutron) hợp lại thành nguyên tử hydro và khí hiếm. Một tỷ năm sau vụ nổ lớn, trọng lượng kéo những khí nầy lại làm thành đám mây vĩ đại, đó là những ngân hà sơ khởi. Một tỷ năm sau đó những dãi ngân hà sơ khởi phát sinh ra những ngôi sao đầu tiên. Ngày nay, vũ trụ giống như một bong bóng bao la, với những nhóm ngân hà tạo nên những bức tường thành chung quanh khoảng trống vĩ đại.

Về con người, tưởng cũng nên nói qua, đá có khoảng 3 tỉ năm, thảo mộc có chừng 345 triệu năm,loài bò sát có chừng 300 triệu năm, động vật có vú có chừng 55 triệu năm, con người có chừng 1.8 đến 1.2 triệu năm, không hiểu con người biết dùng lửa từ lúc nào nhưng khoảng 500,000 năm trước con người biết dùng lửa cho an toàn và dùng lửa để làm vật dụng hay vũ khí từ gỗ cứng. Thời đại đồ đá chừng 10,000 năm trước và thời đại đồ đồng chừng 5,000 năm trước. Theo thuyết tiến hóa của Charles (Robert) Darwin (1809-1882), người ta cho rằng thủy tổ loài người là một giống khỉ.

Khoa học ngày nay tiến đến tạo sinh vô tính (Cloning), các nhiễm sắc thể được tách rời khỏi noãn bào chưa thụ tinh, tách phôi bào ra khỏi tế bào (da, tóc, cơ bắp ...) rồi đưa phôi bào vào noãn bào và hợp nhất với noãn bào bằng xung điện. Phôi bào phát triển như một trứng chưa thụ tinh. Năm 1997 các nhà khoa học Anh ở viện Roslin công bố đã cho ra đời con cừu con Dolly bằng phương pháp tạo sinh vô tính. Thật ra thì con cừu Dolly đã chào đời ngày 5-7-1966, nhưng một năm sau các nhà khoa học ở viện Roslin (Scotland) mới công bố kết quả thành công nầy, tên con cừu đặt theo tên của nữ ca sĩ Scotland Dolly Parton. Sau khi công bố thành công tạo sinh vô tính con cừu Dolly, từ đó dấy lên sự phản đối từ các nhà lãnh đạo tôn giáo, khoa học, xã hội vì người ta lo ngại từ nhân bản cừu cho đến nhân bản con người chỉ là quảng ngắn. Tiến sĩ Herry Griffin, để bảo vệ thành quả của mình, ông tuyên bố nghiên cứu nầy mở đường cho việc điều trị nhiều tật bệnh của con người. Từ đó các viện nghiên cứu đã thử nghiệm để tạo sinh vô tính nhân bản, có nơi đã làm hơn 300 thử nghiệm nhưng xác xuất thành công rất hiếm, họ kết luận rằng làm ra con cừu Dolly thì dễ nhưng tạo ra con người bằng tạo sinh vô tính khó gắp bội lần, người ta vẫn tin rằng cuối cùng rồi cũng sẽ thành công.



Con Cừu Dolly

Tháng giêng năm 2000, người ta phát hiện cừu Dolly bị viêm khớp, một chứng bệnh thường thấy ở những con cừu già, căn bệnh nầy làm bùn nổ cuộc tranh luận giữa các nhà khoa học, vấn đề là có phải bộ gen của cừu Dolly đã già hơn 5 năm so với bình thường, do đó liệu các động vật nhân bản có bị lão hóa sớm như vậy không ? Giáosư Ian Wilmut, trưởng nhóm nghiên cứu của viện Roslin cho biết, bệnh viêm khớp của cừu Dolly chứng tỏ việc nhân bản của họ chưa hoàn hảo, cần có sự nghiên cứu thêm.

Cừu Dolly, sống như cừu bình thường, nó đã hai lần sinh nở với con cừu đực xứ Wesl, có tên là David, lứa đầu sinh một con vào tháng 4 năm 1998, lứa thứ nhì sinh ba con vào năm 1999.

Rồi con cừu Dolly bị viêm phổi nặng, nên vào ngày 14-2-2003, viện Roslin đã chích một mũi thuốc để kết liễu đời nó để khỏi chịu những cơn đau. Tiến sĩ Griffin cho biết : ?? Cừu có thể sống tới 11 hay 12 năm, bệnh viêm phổi khá phổ biến ở những con cừu già, đặc biệt với những con nuôi nhốt. Chúng tôi đang mổ khám nghiệm tử thi của cừu Dolly, sẽ công bố sớm kết quả.??

Về cái chết của cừu Dolly, giáo sư Richard Garder, Chủ tịch Hiệp hội hoàng gia Anh tuyên bố: ?? Nếu cái chết sớm của Dolly có liên quan tới việc nhân bản, thì đây sẽ là bằng chứng bổ sung cho thấy sự nguy hiểm tiềm tàng trong việc tạo bản sao người, và sự thiếu trách nhiệm của những ai đang ra sức mở rộng loại hình nghiên cứu nầy trên người ??.

Chúng ta nhớ lại gần 150 năm trước, Phan Thanh Giản đi sứ sang Pháp, được nhìn thấy khoa học tiến bộ ở Âu Châu thời bấy giờ, ông đã cảm khái ghi lại trong 2 câu thơ :

Bá ban hữu xảo tề thiên địa,

Duy hữu tử sanh tạo hóa quyền.


(Nghĩa là mọi thứ đều khéo léo sánh bằng trời đất, tạo hóa chỉ còn nắm quyền sống chết mà thôi).

Tạm dịch :

Trăm thứ khéo thay ngang trời đất,

Sống chết còn quyền tạo hóa kia.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 5564)
Nhà của chú bé Budsia Singh (bang Orissa - Ấn Độ) rất nghèo. Cha qua đời từ hơn một năm trước, mẹ làm nghề rửa bát không thể kiếm đủ tiền để nuôi 4 con nhỏ, vì vậy đã rứt ruột đem bán Singh - đứa con út - cho một người đàn ông để lấy số tiền 800 rupie (20 USD).
08/04/2013(Xem: 6461)
Tính chất độc nhất vô nhị, năng lực của giáo lý Trung ấm, nằm ở chỗ qua sự chỉ rõ tiến trình chết, nó còn gợi cho ta cả tiến trình sống. Trước hết, ta hãy quan sát ba giai đoạn chính của cái chết.
08/04/2013(Xem: 5205)
“Chết là thời điểm của chân lý”, “Chết là thời điểm anh đối diện với bản thân anh”. Một số người chết lâm sàng sống lại, kể rằng họ thấy diễn lại những chi tiết của đời sống của họ, và được hỏi: “Các anh đã làm gì với cuộc đời của anh? Anh đã làm gì cho người khác? Sự kiện này chứng tỏ, khi chết, . . .
08/04/2013(Xem: 6162)
Cái chết cũng tự nhiên như sự Sống, cũng đầy mầu nhiệm và huyền diệu như sự Sống. Chúng ta cần hiểu về cái Chết để biết Sống, ngược lại ta phải thông suốt về sự Sống, để hiểu về cái Chết. Chết không phải là sự cáo chung của cuộc đời, nó là sự gián đoạn của một dòng chảy.
08/04/2013(Xem: 6376)
Theo một cuộc điều tra thống kê của Viện Gallup trên toàn nước Mỹ năm 1982 về tỷ lệ người Mỹ tin ở thuyết tái sanh, con số của Viện Gallup đưa ra có thể nói rằng là một con số bất ngờ: 1/4 người Mỹ tin ở thuyết tái sanh, 1/4 trên tổng số dân khoảng 250 triệu là bao nhiêu? Người Mỹ vẫn nổi tiếng trên toàn thế giới là thế tục, . . .
08/04/2013(Xem: 7168)
Trong loạt bài trước tôi có đề cập sơ qua về kỹ thuật làm clone sinh vật và có hẹn trở lại vấn đề nầy, do yêu cầu của một số độc giả, hôm nay tôi xin dẫn quí vị vào một lãnh vực đang được chú ý hiện nay. Đa số quí vị cũng như tôi đều biết thật là mơ hồ tới kỹ thuật clone sinh vật nên có nhiều ngộ nhận khá vui có khi còn đưa tới những suy tư vô ích.
08/04/2013(Xem: 5348)
Có Ma hay không có Ma ? Ma là gì ? Ma ở đâu ? Ma có làm hại được ta hay không ? Phải trừ Ma như thế nào ?... Đó là những câu hỏi có thể nêu lên cho ta, vì trong số chúng ta đây, có thể có người chưa hề « gặp Ma » bao giờ, nên tò mò cũng muốn biết xem Ma ra thế nào, hoặc có người đã từng « thấy Ma » nên vẫn còn bị Ma ám ảnh, . . .
08/04/2013(Xem: 5242)
Tháng mười hai năm nhâm ngọ, tại chùa Diệu thích ở Nhạn môn tổ chức pháp hội niệm Phật mời tôi đến thuyết giảng và đúc kết thành bản thảo này. Lúc đó luật sư Liễu thích đang bịnh nặng ngày đêm muôn vàn sầu khổ, khi luật sư đọc qua bản thảo nỗi buồn vui lẫn lộn, liền buông xả thân tâm tạ từ thuốc thang dốc lòng niệm Phật.
08/04/2013(Xem: 5080)
Hôm nay (29/3) trước Uỷ ban Năng lượng và Thương mại của Quốc hội Mỹ, các nhà khoa học - những người đề xuất việc nhân bản một đứa bé đã chết - sẽ đưa ra những lý lẽ nhằm bảo vệ dự án của mình. Bên kia “chiến tuyến”, những người phản đối cũng đã sẵn sàng vào cuộc.
08/04/2013(Xem: 4800)
Chỉ trong vòng 50 năm qua, ngành sinh học và y học thế giới đã phát triển nhanh chóng hơn là trong khoảng thời gian 50 thế kỷ trước, về hiểu biết cũng như khả năng tác động của con người trên sự sống. Sự phát triển này cũng làm nẩy sinh lên một số vấn đề đạo đức mới, được gom lại dưới danh từ "sinh đạo đức"(bioéthique).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]