Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Oan gia nghiệp báo thời hiện đại

08/04/201319:33(Xem: 4947)
Oan gia nghiệp báo thời hiện đại

Giới Thiệu Bài Mới

Oan Gia Nghiệp Báo Thời Hiện Đại

Lê Nga Linh

Nguồn:CTV Tuổi Trẻ tại Bắc Kinh



Thứ Sáu, 30/03/2007, 03:02 (GMT+7)

(Một vụ scandal tồi tệ và thương tâm: Cha tự tử để con được gặp thần tượng)

TT - Ông Dương Cần Ký (68 tuổi) sinh sống tại thành phố Lan Châu (thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc) vì mong mỏi cho con gái được gặp Lưu Đức Hoa đã nhảy xuống sông ở khu vực Tiêm Sa Chủy (Hong Kong) tự vẫn, chấm dứt 13 năm chạy theo ước mơ theo đuổi thần tượng của con...



Ngày 25-3 gặp thần tượng rồi cô Dương vẫn chưa hài lòng

Bố chết vì cơn si cuồng thần tượng của con

Cô Dương Lệ Quyên 28 tuổi, là một trong vô số những fan điên cuồng vì diễn viên Lưu Đức Hoa. Suốt 13 năm nay cha mẹ vì muốn giúp con gái có cơ hội gặp gỡ, trò chuyện, xin chữ ký của thần tượng đã phải bán sạch nhà cửa, vay tiền nặng lãi, ngủ vạ vật ở các cửa tiệm ăn nhanh, dưới chân các khách sạn, lang thang từ đại lục sang Hong Kong.

Tuần trước, tại buổi tiệc sinh nhật của Lưu Đức Hoa (ngày 25-3-2007), dù đã được gặp và chụp được tấm ảnh lưu niệm với thần tượng nhưng cô Quyên không hề thấy thỏa mãn, còn muốn được nói chuyện riêng với thần tượng. Người cha đã cạn sạch tiền, tiền ăn, tiền thuê nhà trọ, tiền tiết kiệm. Chẳng biết làm sao để giúp con, chỉ còn cách đe dọa nếu Lưu Đức Hoa không dành thêm thời gian cho con gái rượu của ông thì ông sẽ tự tìm tới cái chết. Nói là làm, ngay buổi tối hôm 25-3, khi thấy con gái và vợ đã ngủ say, ông Dương viết tờ di ngôn dài ba trang A4 rồi nhảy xuống sông tự vẫn.

Rạng sáng 26-3, khi các nhân viên cứu hộ có mặt tại hiện trường, thi thể ông Dương đã nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Ngay đầu bức chúc thư người cha viết: “Lưu Đức Hoa, anh nghĩ anh là ai, tôi lấy mạng sống hi sinh vì con gái mình, tôi chết rồi anh phải đến gặp con tôi, phải ký tặng cho nó”.

Hai ngày sau cái chết của ông, bà vợ và đứa con gặp phải những lời chửi bới của người qua đường, vạ vật hết nơi này đến nơi khác. Cô con gái dại dột khóc lóc: “Bố chết rồi con ân hận lắm!”. Nhưng khóc cũng chẳng ai thương, cô nói tiếp trước máy quay: “Con sẽ chết theo bố!”.

Khi được hỏi: “Cô yêu anh Lưu hơn hay yêu cha hơn?”. Cô gái khóc rống lên: “Tôi yêu bố... tôi cần bố, tôi rất ân hận, tôi không thể ngờ rằng gặp được thần tượng của mình lại khó đến thế”.

Sống tốt trước khi thần tượng một ai đó



Và ngày 26-3, mọi cấp cứu đều quá muộn đối với người cha đã từng làm thầy giáo

Từ trước đến nay Trung Quốc chỉ quen nghe áp lực cha mẹ dành cho con cái, chưa bao giờ lòng người hoang mang đến thế trước tình yêu mù quáng của người cha tội nghiệp.

Khi phóng viên lặn lội về Cam Túc điều tra, được hàng xóm cho biết họ rất ít khi thấy cả gia đình nấu cơm. Ông bố sợ bị vợ mắng con mắng, ngày ngày cun cút đi mua thức ăn rồi hâm nóng lên, để ở cửa phòng cho con gái. “Thỉnh thoảng chúng tôi bắt gặp hai vợ chồng ra ngoài sưởi nắng, chứ chưa bao giờ trông thấy cô con gái. Có lúc thấy họ đứng ở cửa ngơ ngẩn cười, chúng tôi còn hỏi đùa: “Đang đợi diễn viên Lưu đấy à?”.

Các phóng viên tường thuật, sau vài ngày đau khổ, bà mẹ quyết định gói ghém hành lý về quê, cô con gái nắm tay mẹ ngoái đầu lại vẫn lộ vẻ lưu luyến, lẩm bẩm nói: “Bố chết rồi, nhưng anh ấy vẫn nên gặp con, ký tên tặng con, nếu không bố làm sao nhắm mắt xuôi tay!”. Cơn nghiện thần tượng của con ông Dương vẫn không hề thuyên giảm.

Theo tin mới nhất, vụ scandal xảy ra đột ngột này đang ảnh hưởng nặng nề đến quá trình quay bộ phim Tam quốc có sự tham gia của Lưu Đức Hoa. Đối với đoàn làm phim, scandal là việc riêng của Lưu Đức Hoa, đoàn làm phim không nắm rõ tình hình, không phát biểu, nhưng nhất định sẽ làm thiệt hại lớn cho Lưu, người chưa thể ngay lập tức về Cam Túc khuyên giải cô Quyên, và mới chỉ tuyên bố với báo chí: “Yêu tôi thế này tôi chịu không nổi”.

Các phóng viên phát hiện ông Dương từng là thầy giáo, khi được hỏi, hiệu phó Trường Cam nói: “Trước khi nghỉ hưu ông Dương là một thầy giáo bình thường, mô phạm, có nghề, đã từng dạy lớp 12. Năm 1973 được điều về đây, đến năm 1995 chưa đến tuổi nghỉ hưu thì xin thôi việc. Mỗi năm ông Dương được cấp lương hưu là 1.700 tệ (gần 4 triệu VNĐ). Đôi lúc thấy ông lầm lũi đi lĩnh lương, nhưng không ngờ...!”.

Báo chí cuống cuồng đi săn tin và săn tìm Lưu Đức Hoa. Các diễn đàn được dựng lên với qui mô lớn.

Đài truyền hình quyết định sẽ suy nghĩ về một chương trình “Giáo dục người hâm mộ”.

Các ngôi sao đưa ra tuyên bố:

Người hâm mộ phải có trách nhiệm với sự cuồng nhiệt của mình.

Sống tốt trước khi thần tượng một ai đó.

Ngôi sao và người hâm mộ nên thiết lập mối quan hệ tương hỗ.

Quan trọng nhất là đôi bên phải luôn có sự cân bằng, bạn phải yêu bạn trước khi yêu người khác.

Và rất nhiều chủ đề khác xung quanh những lợi bất cập hại của chứng bệnh “fan cuồng” đang được xới tung lên.

Lê Nga Linh

(CTV Tuổi Trẻ tại Bắc Kinh)

Hành trình theo đuổi thần tượng của Dương Lệ Quyên

Năm 1994: Dương Lệ Quyên mơ thấy Lưu Đức Hoa, sinh mệnh thay đổi.

Năm 1995: Say mê diễn viên Lưu mất hết lý trí, bỏ học, thất nghiệp.

Năm 1997: Tiêu 9.900 tệ (hơn 20 triệu VNĐ) theo đoàn du lịch tới Hong Kong không gặp được thần tượng.

Năm 2003: Để thực hiện giấc mơ của con gái, ông bố bán nhà.

Năm 2004: Biết được thông tin Lưu Đức Hoa đang đóng Thiên hạ vô tặc ở Cam Túc, cô gái ngày ngày đứng trên đỉnh tòa nhà tám tầng vẫn không thấy được thần tượng.

Năm 2005: Cùng bố quay lại Hong Kong, không gặp được thần tượng.

Tháng 3-2006: Bố bán thận cho con đi tìm thần tượng.

Tháng 4-2006: Dương Lệ Quyên yêu cầu gặp Lưu Đức Hoa, nhảy lầu để uy hiếp bố.

Tháng 10-2006: Một đài truyền hình hứa hẹn sắp xếp cho Dương Lệ Quyên gặp Lưu Đức Hoa, lời hứa không được thực hiện.

25-3-2007: Dương Lệ Quyên gặp được thần tượng.

26-3-2007: Bố nhảy sông tự vẫn.

Thứ Bảy, 31/03/2007, 01:54 (GMT+7)

Lưu Đức Hoa tuyên bố không gặp “fan cuồng”





Lưu Đức Hoa xuất hiện một lần duy nhất trước báo giới

TT - Hôm qua 30-3, hai mẹ con cô Dương đã đáp tàu từ Hong Kong về Thâm Quyến (Trung Quốc) cho những “kế hoạch tiếp theo”. Khi cảnh sát Hong Kong yêu cầu được trao trả thi thể người cha, bà mẹ từ chối: “Chúng tôi chỉ nhận người về sau khi diễn viên Lưu đến quì lạy xác chồng tôi”.

Năm 15 tuổi, cô Dương quyết định bỏ học “theo đuổi” sao. 13 năm ròng gia đình cô tiêu tốn 10 vạn tệ (hơn 200 triệu VND), một con số không nhỏ với ba miệng ăn dựa vào vài đồng lương hưu. Năm ngoái, ông Dương quyết định bán thận, vụ việc đã được giới truyền thông cảnh tỉnh. Để gặp bằng được Lưu Đức Hoa, cả nhà Dương Lệ Quyên đã đi Hong Kong bốn lần, hai lần tới Bắc Kinh, và chỉ mới đây ngày 25-3, Dương Lệ Quyên mới thật sự được gặp Lưu Đức Hoa.

“Bố luôn ủng hộ tôi là người đã biết nuôi ước mơ ròng rã 13 năm trời. Trên thế gian này không còn ai hết lòng với Lưu Đức Hoa như tôi. Trước khi chết, bố muốn tôi được gặp thần tượng một lần nữa, 13 năm ít nhất phải được đổi lại 30 phút nói chuyện. Tại sao anh ta không hề nhắc đến tên tôi, không hề an ủi tôi một lời trên báo chí” - cô Dương tím tái nói.

Phía công ty Lưu Đức Hoa tuyên bố: “Tâm nguyện được gặp Lưu Đức Hoa của cô Dương đã sớm được thực hiện vào buổi lễ mừng sinh nhật ông Lưu Đức Hoa ngày 25 tuần trước. Sau cái chết thương tâm của người cha, chúng tôi đã cử người đến an ủi hai mẹ con, trợ giúp hợp lý và thăm hỏi tận tình. Đối với những yêu cầu không chính đáng của cô Dương, chúng tôi không thể tiếp tục đáp ứng. Bây giờ điều họ cần làm là trở về quê nhà, bắt đầu cuộc sống mới”.

Lưu Đức Hoa mặc một bộ đồ vest trắng, rời trường quay phim Tam Quốc, tỏ ra sợ hãi và bức xúc trao đổi ngắn gọn với các nhà báo: “Tôi không thấy hành vi của cô gái cần thêm một sự giúp đỡ nào nữa. Có bất kỳ một bạn ký giả nào ngồi đây thấy tôi cần thiết phải đi gặp cô Dương không? Về vấn đề chi phí “theo đuổi” tôi, xin được nói fan club chúng tôi có một qui định: với những fan điều kiện kinh tế khó khăn, các thành viên sẵn sàng quyên tiền ủng hộ và đón nhận. Thật lòng tôi rất lấy làm tiếc, đây không còn là việc của cá nhân tôi, thiết nghĩ nó thuộc về trách nhiệm của toàn xã hội, xin báo chí sớm phân tích làm rõ vụ việc này”.

Cũng thông qua đại diện của công ty, anh cho biết sẽ không bao giờ thực hiện các yêu sách của những người hâm mộ có triệu chứng bệnh hoạn, không lành mạnh uy hiếp.

LÊ NGA LINH (CTV Tuổi Trẻ tại Bắc Kinh)

TẠI SAO ?



TT - Trước đây đã từng có những người hâm mộ tự tử vì thần tượng. Nhưng chưa bao giờ sự việc lại trở nên nghiêm trọng và đáng báo động như lần này khi một người cha, lại là một nhà giáo, đã tự tử chỉ để cho con gái được gặp thần tượng của mình. Một hiện tượng cá biệt nhưng đủ sức gây chấn động dư luận Trung Quốc.



Hai mẹ con Dương Lệ Quyên trên đường phố Hong Kong, trước khi trở về quê nhà

Trong cuộc thăm dò nóng trên mạng Làn sóng mới (Trung Quốc), gần 20.000 ý kiến (chiếm 58%) cho rằng chính cô Dương Lệ Quyên là người có tội lớn nhất, là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của cha mình, ông Dương Cần Ký. Vì từ năm 15 tuổi, cô đã mê Lưu Đức Hoa, chẳng lo học hành cũng không đi làm, suốt 13 năm trời chỉ mong ước được gặp thần tượng. Trong lúc đó, do quá thương đứa con gái duy nhất, cha mẹ Dương Lệ Quyên đã phải làm mọi thứ, kể cả bán nhà, để giúp con thực hiện ước nguyện.

Theo thạc sĩ tâm lý Lưu Thể Mai (Đại học Sư phạm Bắc Kinh): “Đứng dưới góc độ tâm lý, Dương Lệ Quyên là một bệnh nhân tâm thần cấp độ nặng nhưng cha mẹ của cô không biết, không có hướng chạy chữa đúng lúc. Đáng buồn hơn, chính họ lại tạo điều kiện cho bệnh tình của con mình thêm nặng và kết cục bi thảm là điều không tránh khỏi”. Vì vậy, có hơn 10.000 ý kiến (chiếm 28%) cho rằng cha mẹ Dương Lệ Quyên cũng là những người có lỗi.

Hồng Thủy - một nhà báo, nhà phê bình nổi tiếng - đã đưa ra bốn nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông Dương Cần Ký, trong đó nhấn mạnh đến trách nhiệm của sự giáo dục: “Dương Lệ Quyên là thất bại của nền giáo dục hiện đại, sản phẩm bệnh hoạn của “chế độ ngôi sao” trong giới giải trí. Điều khiến tôi không thể nào tin được là cô gái này không chịu đi nhận xác cha, mà cứ một mực chờ gặp Lưu Đức Hoa. Việc ái mộ ngôi sao hiện nay đã đi đến mức cực đoan, rồi đây sẽ có những hậu quả khác không lường trước được”.

Ở một chủ đề thăm dò khác, có đến 26.000 ý kiến (chiếm 55%) cho rằng trách nhiệm của phụ huynh là hết sức quan trọng trong việc định hướng con em mình không sa đà, không tiêu cực trong việc chạy theo thần tượng. Song cũng có hơn 16.000 ý kiến (chiếm 37%) khẳng định chính báo chí đã góp phần tạo thêm sự cuồng nhiệt của giới trẻ trước các ngôi sao nghệ thuật khi khai thác quá nhiều chuyện ngôi sao, biến các ngôi sao như những vị thánh sống.

Có thể nói cái chết vì con của ông Dương Cần Ký thật sự gây chấn động giới nghệ thuật Trung Hoa. Nữ ca sĩ Tôn Yến Tư phát biểu: “Tôi không đồng tình khi có người cho rằng người nghệ sĩ phải chịu một phần trách nhiệm trong sự việc này. Bởi ca hát, đóng phim là công việc của chúng tôi. Được khán giả ái mộ, yêu thích là niềm hạnh phúc nhưng chúng tôi luôn ở thế bị động trước những hành xử tiêu cực của các fan”. Cùng quan điểm đó, nữ diễn viên Viên Tuyền khẳng định: “Trong chuyện này, Lưu Đức Hoa không có lỗi”. Còn đạo diễn Vưu Tiểu Cương chia sẻ: “Cuộc sống phong phú lắm, tôi khuyên các bạn trẻ hãy biết yêu cuộc sống này, yêu bản thân mình”.

ĐƠN DƯƠNG (tổng hợp báo chí Trung Quốc)

Một số trường hợp thuộc loại bệnh lý tâm thần khác của người hâm mộ ngôi sao



- Tháng 2-2000, một cô gái 26 tuổi đã tự sát tại nhà riêng, trên tay cầm đĩa phim của Lê Minh. Được biết, cô gái này ái mộ Lê Minh từ nhỏ, bất cứ buổi biểu diễn nào của anh cũng có mặt, mua đầy đủ các sản phẩm của chàng ca sĩ này nên cuối cùng… mắc nợ, phải tự tìm đến cái chết.

- Một ngày sau khi nam ca sĩ kiêm diễn viên Hong Kong Trương Quốc Vinh nhảy lầu tự sát, một cô gái vừa tròn 17 tuổi ở Nam Tuyền (Trung Quốc) kiên quyết đòi nghỉ học, nếu không sẽ tự tử theo thần tượng. Suốt từ đó đến nay, cô nhốt mình trong phòng, không nói chuyện với ai, thường xuyên soi gương, yêu cầu mẹ phải mua thuốc giảm cân. Cô làm thế chỉ vì muốn mình thật đẹp, sau này có gặp Trương Quốc Vinh mới không hổ thẹn, mới “xứng đôi vừa lứa”(!).

- Cách đây không lâu, một cô gái ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) cầm dao đòi tự sát, rất may lực lượng cảnh sát đã kịp thời ngăn cản. Lý do khiến cô hành động dại dột rất đơn giản: ái mộ nam ca sĩ Lâm Tuấn Kiệt và muốn “bằng hành động để chứng tỏ tình yêu của tôi dành cho anh ấy”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/07/2011(Xem: 4613)
Người mới tắt hơi, điều thiết yếu là không nên vội di động. Hoặc kẻ chết thân mình dính chất dơ cũng không nên gấp lau rửa, phải đợi qua tám tiếng đồng hồ, hay ít nhứt cũng ba giờ, mới được tắm rửa thay đổi y phục. Trước và sau khi chết, người thân không được khóc lóc. Bởi khóc là vô ích mà lại có hại, vì làm cho kẻ mạng chung sanh niệm quyến luyến, không được giải thoát. Chỉ nên gắng sức niệm Phật mới thật có ích cho vong nhơn. Nếu muốn khóc lóc, phải đợi tám giờ sau. Tại sao thế? Vì bịnh nhơn tuy tắt hơi nhưng thức A Lại Da còn chưa đi. Nếu khi ấy lay động, tắm rửa thay y phục, hoặc kêu khóc, họ vẫn còn cảm giác đau đớn hoặc sanh buồn giận bi thương mà phải sa đọa. Điều này rất quan hệ, rất cần yếu, nên để ý ghi nhớ kỹ.
13/07/2011(Xem: 4308)
Cổ thi nói: "Ta thấy người khác chết. Trong lòng nóng xót xa! Chẳng phải xót kẻ mất. Vì sẽ đến phiên ta!" Giữa đời, việc buồn thảm lớn lao không chi hơn tử biệt. Nhưng sự chết, người đời lại chẳng ai tránh khỏi. Cho nên những kẻ có lòng muốn lợi mình lợi người, không thể không sớm dự bị lo toan. Thật ra, chữ chết nguyên là giả danh, vì đó chẳng qua là sự kết liễu của một thời quả báo, do nghiệp cảm liên chuyền giữa mỗi đời, khi xả thân này, lại thọ thân khác mà thôi. Kẻ không biết Phật pháp vẫn đành để cho tùy nghiệp xoay vần. Người đã nghe pháp môn Tịnh Độ của Như Lai, phải tín nguyện niệm Phật dự bị tư lương, để khi lâm chung được vãng sanh an thuận.
13/07/2011(Xem: 5274)
Người tu Tịnh Độ, khi bịnh chưa nặng cũng nên uống thuốc, nhưng vẫn tinh tấn niệm Phật, chớ tưởng nghĩ rằng: uống thuốc rồi sẽ lành bịnh. Lúc bịnh đã nặng, có thể không cần dùng thuốc. Hoằng Nhứt đại sư khi đau nặng, có kẻ thưa để xin rước thầy hốt thuốc. Ngài liền từ tạ và nói kệ rằng...
13/07/2011(Xem: 3816)
Tục ngữ Việt Nam chúng ta có câu “ sanh ký tử quy, nghĩa là ; Sống gởi trần gian, chết lại về”. Vậy khi chết chúng ta đi về đâu? Đây là câu hỏi rất khó trả lời, chỉ có bậc Đại giác ngộ mới thấy rõ con đường đi này và chỉ dạy cho chúng ta biết mà thôi. Đó là sáu con đường mà chúng sanh qua lại mãi: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, cõi Trời, Người, A-tu-la, còn gọi là sáu nẻo luân hồi. Khi con người còn sống, gây tạo nhân gì thì kết quả sẽ theo họ như thế ấy. Kết quả đó là động cơ thúc đẩy con người sau khi chết, đi vào các cảnh giới tương ưng trong sáu đường .
13/07/2011(Xem: 4557)
“Trợ giúp thành tựu cho một chúng sanh được vãng sanh, tức là thành tựu cho một chúng sanh tương lai thành Phật. Công đức này thật không thể nghĩ bàn”. Hộ niệm là trợ giúp cho một người được vãng sanh. Người hộ niệm cần phải biết rõ phương pháp cũng như đạo lý về vãng sanh thì mới đem lại lợi ích cho người được hộ niệm. Người không tu hành, không hiểu Phật pháp, không được hướng dẫn vãng sanh, không có hộ niệm, giờ lâm chung đa phần thần thức của họ thường bị dìm trong ác mộng, bị rơi vào những cạm bẫy dữ ác, rơi vào những cảnh hung hiểm. Bị lôi vào đó rồi thì rất khó thoát thân, thần thức sẽ theo nghiệp đi thọ báo.
09/07/2011(Xem: 7356)
Lúc này tôi nghĩ có ba vấn đề chúng ta phải thấu triệt nếu chúng ta muốn hiểu rõ toàn chuyển động của sống. Chúng là thời gian, đau khổ và chết.
01/07/2011(Xem: 9487)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
24/06/2011(Xem: 5034)
Đó là câu hỏi của một hãng Thông tấn ở phương Tây đưa ra trong một cuộc thăm dò ý kiến với đông đảo người dân ở nước Anh. Câu hỏi với tình huống giả định là một thiên thạch sắp đâm vào trái đất và bạn chỉ còn 60 phút nữa sống trên cõi đời, bạn sẽ làm gì trong 60 phút ngắn ngủi ấy…
19/06/2011(Xem: 9197)
Luật nhân quả không phải là luật riêng có tính cách tôn giáo. Trong vũ trụ, thiên nhiên, mọi sự vật đều chịu luật nhân quả, đó là luật chung của tự nhiên.
11/06/2011(Xem: 4836)
Chúng ta chết là chết như thế nào? Và sau khi chết, chúng ta đi về đâu? Đấy là những câu hỏi, những thắc mắc, những hoài nghi đeo bám tâm thức nhân loại từ xưa đến nay và dường như chúng vẫn đang còn treo lơ lửng ở đấy với những vấn nạn siêu hình nhức nhối và đầy bí ẩn. Đức Phật là bậc thầy của chư thiên và loài người (Thiên Nhân Sư), là bậc thông suốt thế gian, thông suốt tam giới (Thế Gian Giải), là bậc đã thấy biết toàn diện và chơn chánh (Chánh Biến Tri)... đã giảng giải cho những người học Phật và tu Phật như thế nào về “hiện tượng chết và tái sanh”? Bây giờ muốn đi vào nội dung ấy, chúng ta sẽ phải lần lượt nghiên cứu qua những tương quan liên hệ sau đây:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]