Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phát tang, để tang, xả tang

08/04/201319:27(Xem: 31016)
Phát tang, để tang, xả tang

Giới Thiệu Bài Mới

Phát Tang, Để Tang, Xả Tang

Thanh Tịnh Liên, Thích Nữ Chân Thiền

Nguồn:Trích Việt Báo Online số 4137 ngày 31.07.06


- Những sự xúc động, những tình cảm vui buồn bởi cách cư xử đối với nhau khó mà cảm nhận rõ ràng trong những lúc bình thường chưa có biến cố gì, hoặc nếu có thì chỉ sơ sơ thôi, thì cái tình thương yêu, lòng hiếu thảo, điều ân nghĩa, cùng mọi sự ăn năn, hối hận đối với người thân như cha mẹ, vợ chồng, con cháu, họ hàng, bạn bè v...v… ít được tỏ rõ và ít mãnh liệt; Nhưng khi có biến cố như Sự Chết Chóc, thì những thứ tình cảm này được bộc lộ một cách mạnh mẽ, chân thành rõ rệt nhất qua những truyền thống và hình thức của các lễ Phát Tang, Để Tang, Xả Tang và những buổi lễ lạy để cầu xin sự độ trì cho người quá cố. Sở dĩ có những truyền thống này là để chúng ta có cơ hội tỏ lòng : Hiếu hạnh, yêu thương, biết ơn, luyến tiếc cũng như những sự hối hận, ăn năn đối với người đã chết.

Với truyền thống, hình thức của những Lễ Lạy ấy mặc dầu chưa rốt ráo cho lắm, nhưng cũng là điều rất tốt để chúng ta có dịp nhóm họp đông đảo, để giúp đỡ, để hộ niệm, để tỏ lòng kính thương, tiếc nuối nhau đồng thời cũng là có dịp nói lên những điều suy tư hợp lý, hợp tình và hữu hiệu hơn cho việc Phát Tang, Để Tang, Xả Tang này. Vậy trong lúc thi hành với những Truyền Thống Lễ Lạy của Tang lễ, hỏi chúng ta có một chút suy tư gì không? Hay chỉ tự động làm theo những tục lệ đã vạch sẵn, là khi sự việc xẩy ra như thế thì phải làm như thế là đã trọn vẹn mọi ân tình, mọi sự hiếu đễ, sót thương đối với người thân yêu của chúng ta rồi! Trong thực tế liệu có đúng như vậy không? Hãy thử luận bàn, vì trước khi làm một việc gì quan trọng, chúng ta không thể không tìm hiểu cho rõ ràng về việc đó.

Trước hết chúng ta hãy định nghĩa cho rõ ràng, khúc triết hơn về việc Phát Tang, Để Tang và Xả Tang này, rồi sau đó sẽ bàn sâu rộng hơn, trọn vẹn hơn về những việc báo hiếu, việc ân đền, nghĩa trả cùng lòng kính trọng, tiếc thương đối với người quá cố.

Định nghĩa tổng quát:



- Phát Tang: là sự bắt đầu thi hành cho việc buồn thương, tiếc nuối người đã chết.

- Để Tang: Đang thi hành nhiệm vụ và bổn phận của sự buồn thương, nuối tiếc cũng là sự trả hiếu, trả ân nghĩa cho nhau trong một thời hạn cố định.

- Xả Tang: Thời hạn, nhiệm vụ và bổn phận để tang đã hoàn tất.

Tùy theo sự liên hệ gần hay xa đối với người chết mà có sự ấn định thời hạn để tang



* Như Đại Tang: Là 3 năm (thực ra có 27 tháng )

1. Để Tang Tứ Thân Phụ Mẫu

2. Và để Tang Vợ, Chồng

Còn Tiểu Tang: Thì tính từng tháng cho đến tối đa là một năm

1. Như Tang Anh Chị Em Ruột

2. Và Tang Họ Hàng Nội Ngoại

Đi vào chi tiết hơn về việc Để Tang, phải chăng khi đang Để Tang là đang tỏ lòng thương sót, đang đền bù, đang biết ơn, trả ơn, đang trả hiếu một cách vô cùng chân thành, nồng nhiệt.

_ Của các con cháu hiếu hạnh đối với ông bà, cha mẹ, họ hang

_ Của những người vợ, người chồng có tình, có nghĩa

_ Của họ hàng, bạn bè tốt đối với người thân thương

Đồng thời cũng là:

- Của những người con, người cháu đã lỡ bất hiếu, bất mục, nay vì biến cố chết chóc này mà họ đang bắt đầu biết thương sót, biết ăn năn, hối hận đối với ông bà, cha mẹ, họ hàng...

- Của những người vợ, người chồng đã lỡ bội bạc, xấu xa nay vì biến cố chết chóc này mà họ đã bắt đầu biết ăn năn, hối hận, sót thương nhau.

- Và của tất cả những ai là người không tốt trong họ hàng, trong bạn bè v..v.. Nay vì biến cố chết chóc này họ cũng đã biết bắt đầu ân hận về cách cư xử không đẹp đối với người xấu số!

Bài Thơ: Chăng Là Đã Trễ?



Đừng chờ khi chết mới trả hiếu cho nhau
Đừng chờ khi chết mới ân hận u sầu
Hỏi dâng được chi khi mẹ cha đã chết
Để Tang được gì, thêm tủi nhục thương đau!
Đừng chờ khi chết mới trả nghĩa cho nhau
Đừng chờ khi chết mới hối hận bắt đầu
Chà đạp nặng lời suốt cuộc đời chung sống
Để Tang làm gì thêm mai mỉa cho nhau!
Đừng chờ khi chết mới ân đền cho nhau
Đừng chờ khi chết mới thức tỉnh quay đầu
Cho được cái chi khi thầy tôi đã chết
Để Tang được gì hay đau lại thêm đau!
Đừng chờ khi chết mới sử đẹp thương nhau
Sao trong khi sống lại tàn tệ thương đau
Cư xử hài hòa là để Tang khi sống
Chết còn Tang gì, thêm tủi hổ cho nhau!

(Chú ý: Câu số 11 bài trên chúng ta có thể để anh, chị, em hay bất cứ tên ai.)

Một chút suy tư về Phát Tang, Để Tang và Xả Tang:



- Về Mặt Hình Tướng: Có bao giờ chúng ta thắc mắc về những việc Phát Tang, Để Tang, Xả Tang có hình thức, có cố định thời gian mà lại tỏ cho đủ hết được lòng sót thương, hiếu hạnh, sự hối hận, ăn năn và sự đền ơn đáp nghĩa? Liệu những hình thức ấy có thật là đã vẹn toàn cho những ý nghĩa linh thiêng này không? Hay là đã quá trễ, không thiết thực và cũng không ảnh hưởng gì cho người đã chết!

Tới đây tưởng cũng không cần có câu trả lời cho sự thắc mắc ở trên, vì mỗi người mỗi ý đều được tôn trọng nhưng có lẽ đa số đều bất đồng với quan điểm không được rốt ráo này.



- Về Mặt Vô Hình Tướng: Việc Phát Tang, Để Tang, Xả Tang Vô Tướng đương nhiên là bao la, trọn vẹn và hợp lý hơn vì không có sự giới hạn, cố định thời gian nào cả.

Thực sự mà nói thì có cái gì có thể trả được hiếu, trả được ơn với những công lao trời biển của cha mẹ? Cũng như những ân tình giữa vợ chồng, gia đình, họ hàng v..v.. Thật khó mà đền đáp cân xứng cho nhau, thế cho nên chúng ta đều bị lâm vào tình trạng là chẳng gì trả được và cũng không bao giờ trả xong!

_ Tại sao chẳng gì trả được? Quí vị nào có con cái thì đã đều biết từ lúc người mẹ mang thai đến khi sinh nở, nuôi nấng con cực khổ trăm bề, hy sinh vô cùng tận cho đến khi con đã trưởng thành, đã thành đạt rồi mà cha mẹ cũng vẫn còn lo, thậm chí nhiều bậc cha mẹ đã lo xong cho con, lại tiếp tục lo cho cháu; Đấy là trường hợp những đứa con lành lặn, thông minh, ngoan ngoãn; Còn những đứa con tật nguyền hoặc những đứa con hư hỏng, thì ôi thôi cha mẹ còn cực khổ tới đâu? Bút nào mà tả cho xiết được!

Vậy thử hỏi chúng ta lấy gì mà trả hiếu cho đồng với công lao xương máu của cha mẹ?

_ Tại sao không bao giờ trả xong? Theo thuyết nhà Phật thì gia đình vợ chồng, con cháu, cha mẹ, anh chị em đều vì nhân duyên mà hợp lại với nhau và đều có nguyên do là nợ nần, ân oán, duyên nợ trả vay, vay trả ấy không bao giờ có thể đồng đều, nên mới có sự luẩn quẩn loanh quanh, luân hồi, sinh tử không bao giờ dứt, và sự vay trả, trả vay cũng không bao giờ xong!

Để trở lại vấn đề báo hiếu, trả ân, trả nghĩa, phát tang, xả tang: Nhiều người sẽ nói rằng tổ tiên, cha mẹ đã sinh ra ta thì bổn phận các ngài phải lo cho ta chứ đâu lại cần sự đền bù, trả đi, trả lại kỹ lưỡng đến thế! Xin thưa rằng:

- Về Phương Diện Hình Thức, Lý Lẽ của Thế Gian thì sự trả ơn, trả nghĩa cho nhau như thế là tạm đủ, hay đã đủ.

- Nhưng về Phương Diện Đạo Lý có hơi khác vì nó sâu sắc hơn; Qua Giáo Lý nhà Phật thì

Cái Nghiệp không hình, không tướng của chính chúng ta nó cứ âm thầm diễn tiến, âm thầm hành động chỉ vì sự vay trả, oán ân không đồng đều nên sự luân hồi, trôi lăn phải bị triền -miên! Do duyên này chưa kịp dứt thì chính chúng ta lại tạo thêm những nhân duyên mới để liên tiếp có nhân, có quả, có nghiệp riêng, nghiệp chung liên hệ với nhau về những ân oán, nợ nần, danh, tài, ái, dục, thân mạng v..v.. Tùy theo ít hay nhiều, sâu hay nông mà tương ứng thành duyên vợ chồng, cha mẹ, anh chị em, họ hàng hay bạn bè trong một thời gian dài, ngắn cũng tương ứng với sự hội tụ và chia lìa ấy. Chúng ta cứ luẩn quẩn, loanh quanh chằng chịt với nhau như thế vì nợ này chưa dứt lại vay nợ kia, do lẽ đó mà sự vay trả, trả vay không bao giờ có thể cân bằng, nên cũng không bao giờ có thể trả xong để chấm dứt.

Sự việc vô cùng phức tạp, phiền não này cũng có thể giải quyết tuy là khó khăn nhưng cũng còn tùy từng quan niệm của từng cá nhân như:

- Người chấp nhận sự việc ấy thì lý luận rằng việc Luân Hồi, vay trả là trò chơi rất vui ...

- Người không chấp nhận thì lại khắc khoải, suy tư và nói rằng: "Đó là một trò chơi vô minh đầy nước mắt! " cần chấm dứt.

Để giải quyết vấn đề rắc rối, phức tạp này là làm sao có thể trả hiếu, trả nghĩa, trả ơn cho nhau được trọn vẹn, dứt được ân oán, nợ nần, ngoài vòng Sinh Tử Luân Hồi và cũng là đã Xả Tang. Thì ngay Đức Phật còn ngao ngán, suy tư và cuối cùng cũng phải có biện pháp là Đi Tu rồi Giác Ngộ mới thoát ra được cái vòng Luân Hồi rắc rối ấy.

Khi nói đến chữ Tu là ai cũng sợ hãi vô cùng vì tưởng Tu là phải ở chùa, phải xuống tóc, phải mặc áo Cà Sa, phải ăn chay và sống một cuộc đời thật kham khổ v..v... Thực ra thì không ắt hẳn là phải như thế; Dù Tu tại gia mà Tu cho thật nghiêm chỉnh, thì cũng đạt được mục đích y như những người xuất gia ở chùa không hơn không kém một mảy may nào hết, vì Đạo Phật là Đạo Trí Huệ và Bình Đẳng, ai ăn nấy no, ai làm nấy được, miễn Tu cho đúng đường lối Chính Pháp, Tu sao cho Trực Chỉ để nhận ra được Bản Thể Sẵn Có Của Mình là tự động giải thoát chính mình, giải thoát người và cũng là trọn vẹn việc ân đền, nghĩa trả, việc Để Tang và Xả Tang.

Bởi thế cho nên khi chúng ta bắt đầu Tu là bắt đầu trả ơn, đang Tu là đang trả ơn và khi Tu xong là đã trọn vẹn việc trả ơn cho mọi khía cạnh, dù phức tạp đến đâu về ân , oán, hiếu đễ, tình, tiền, danh -vọng ngay cả về thân mạng ... Vấn đề Tu Hành dễ hay khó là do thật Tâm chúng ta có muốn hay không muốn mà thôi, nếu muốn thì dễ vô cùng mà không muốn thì lại cũng khó vô cùng!

Để cho những ai muốn Phát Tang, Để Tang và Xả Tang một cách hợp lý rốt ráo cũng chính là sự tu trì chân chính và thiết thực nhất, thì tại sao chúng ta không Tu ngay bằng cách là thực hành cả lý lẫn Sự (cả Hình Tướng lẫn Vô Hình Tướng) ngay trong đời sống hàng ngày của chúng ta? Nếu làm được thế thì đây là đường lối Tu Hành nhanh nhất đồng thời cũng là việc Phát Tang, Để Tang, Xả Tang rất thực tế và tuyệt đối!

Thưa vâng, chỉ cần giản dị như thế này trong suốt quãng đời hiện sống:

Là hãy tự hỏi: Tại sao chúng ta không sót thương nhau, không kính trọng nhau, không nhường nhịn, giúp đỡ nhau, không tiếc thương nhau ngay từ bây giờ, tức là chúng ta đang Phát Tang, đang Để Tang nhau khi còn đang sống để sẽ không có những ân hận, hối tiếc cũng như những gì muốn chứng tỏ, muốn cho nhau không quá trễ! Lý do chúng ta nên thương tiếc nhau ngay, vì mọi Vô Thường, mọi mất mát, mọi tang tóc không ai tránh được! Nó sẽ xẩy ra bất cứ lúc nào, cho nên khi thấy Sự Vô Thường hàng ngày ngay trước mắt , thì chúng ta cũng biết rằng tất cả mọi người thân thương quanh ta đều sẽ phải bỏ ta mà đi bất cứ lúc nào, ngay cả thân ta cũng vậy! Khi đã hiểu như thế thì chúng ta không nỡ nói hay làm những hành động gì không tốt đẹp đối với nhau, mà trái lại chúng ta biết trân quí, biết sót thương, biết ơn nhau trong từng giây phút; Vì hiểu Vô Thường nên chúng ta sẽ tự động biết làm những cái hay, cái đẹp nhất cho nhau như:

- Chúng ta sẽ cư xử với nhau trong tình thương yêu chân thật.

- Chúng ta sẽ thật nhã nhặn, khiêm cung, luôn chấp nhận mọi hoàn cảnh tốt, xấu, mọi thiệt thòi và mọi lỗi lầm trong sự hiểu biết Sáng Suốt, Từ Bi.

- Hiểu lẽ Vô Thường dĩ nhiên chúng ta sẽ luôn bao dung, độ lượng, hỷ xả cho nhau ngay cả với những người có tội, và chúng ta cũng sẽ biết hối hận, ăn năn ngay khi gây tội lỗi.

- Hiểu Vô Thường chúng ta sẽ hiếu hạnh từng sát na khi chúng ta còn được cận kề bên cha mẹ.

- Hiểu Vô Thường chúng ta cũng sẽ biết sống trọn tình, trọn nghĩa, biết ơn đối với vợ chồng, con cháu, gia đình, họ hàng, bạn bè v…v…

- Và hiểu Vô Thường chúng ta còn biết ơn, biết trung thành với Quốc Gia, Xã Hội, cùng là yêu thương muôn loài, muôn vật v…v…

Nếu can đảm, kiên trì thực hành được như thế thì quả đúng là chúng ta đang Tu, đang Phát Tang, đang Để Tang tất cả mọi người, đồng thời chúng ta đang Phát Tang, đang Để Tang chính chúng ta trong suốt cuộc đời, không có hạn định, cố định thời gian, và cũng là chúng ta đang Sáng Suốt, Hài Hòa, Từ Bi vui sống trong thực hành tu trì như những gì đã kể ở trên, rồi lại còn tiếp tục trau dồi để thăng hoa bằng cách là tham khảo, học hỏi, đi sâu vào Kinh -Điển; Dùng Kinh Điển làm Kim Chỉ Nam và dùng một trong 84 ngàn Pháp Môn của Đức Phật làm Công Phu thì lo gì Đạo Đời chẳng vẹn toàn và những việc Phát Tang, Để Tang, Xả Tang cũng đã tự động được giải quyết xong xuôi.

Bài thơ: Tôi Hết Để Tang Tôi



Tôi Để Tang tôi ngay từ lúc mới ra đời
Tôi sót thương tôi khó tránh khỏi tả tơi
Tôi biết thân tôi như làn sóng chơi vơi
Tôi sợ cho tôi ngụp lặn mãi luân hồi
Tôi để tang tôi ôi suốt cả cuộc đời!
Tôi lo tôi sẽ thành kẻ mồ côi
Tôi lo mất trọn, rồi mất cả thân tôi
Tôi cố sao cho khỏi hối tiếc kịp thời
Tôi Để Tang tôi từ khi mới ra đời
Tôi muốn Vô Thường không khuất phục được tôi
Tôi không muốn mất, và mất hết khơi khơi
Nên tôi là muôn loài, muôn vật tuyệt vời
Tôi để tang tôi ôi đã suốt cả cuộc đời!
Minh chứng liên hồi, toàn sinh tử ly bôi
Giả, chân, còn, mất toàn vọng niệm mà thôi
Động tịnh, tịnh đồng Tôi Hết Để Tang Tôi
Chỉ vì bản ngã, tôi phân tích lôi thôi
Vì vô minh dầy, tôi nhị biên tương đối
Ngã, Pháp, vỡ nhẽ, tôi vượt, tôi thay đổi
Dung thông tịnh đồng, Tôi Đã Xả Tang Tôi


Thiền Viện Sùng Nghiêm

11561 Magnolia Street,

Garden Grove, CA 92841;

Tel: (714) 636-0118

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 4823)
Wang Yinan - người Trung Quốc - gia nhập ĐH danh tiếng Oxford của Anh ở tuổi 14. Yinan đã học tại Anh được 2 năm, kể từ khi bố cậu sang xứ sở sương mù làm đại diện cho một công ty hàng không của Trung Quốc.
08/04/2013(Xem: 4809)
Trong số gần 300 tiến sĩ từ nhiều quốc gia được nhận bằng vào tháng 7 năm nay của ĐH Cambridge (Anh) có duy nhất một người Việt Nam - Nguyễn Kiều Liên. Tốt nghiệp Đại học Adelaide (Australia) vào cuối năm 2003 với bằng ưu hạng nhất (fist-class Honous), . . .
08/04/2013(Xem: 5019)
TT - Ông Dương Cần Ký (68 tuổi) sinh sống tại thành phố Lan Châu (thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc) vì mong mỏi cho con gái được gặp Lưu Đức Hoa đã nhảy xuống sông ở khu vực Tiêm Sa Chủy (Hong Kong) tự vẫn, chấm dứt 13 năm chạy theo ước mơ theo đuổi thần tượng của con.
08/04/2013(Xem: 4781)
Ít có một sự kiện văn hóa nào lại có thể chiếm được trang nhất của toàn bộ các tờ báo lớn nhất thế giới trong ngày hôm nay. Chỉ có mỗi Pavarotti làm được điều ấy. Không phải chiến tranh ở Iraq, cũng không phải cơn bão Felix đang làm hàng chục người chết hay lính Israel bị Hamas bắt cóc...
08/04/2013(Xem: 4817)
Giáo Sư Sylvia Cranston là một chuyên gia khảo cứu về luân hồi từ 30 năm nay. Bà là tác giả của các cuốn sách nổi tiếng về luân hồi như An East-West Anthology, Reincarnation in World Thought, Phoenix Fire Mystery...
08/04/2013(Xem: 5714)
Tiến Sĩ Ian Stevenson sanh ngày 31 Tháng 10 Năm 1918 tại Montreal, Gia Nã Ðại. Cha ông là phóng viên của Tạp Chí Time, Luân Ðôn. Ian Stevenson học về y khoa và tâm lý tại Ðại Học Y Khoa Mac Gill, Montreal, Gia Nã Ðại và đậu Y Khoa Bác Sĩ năm 1943. Tiến Sĩ Ian Stevenson đã phục vụ tại Bệnh Viện Saint Joseph, . . .
08/04/2013(Xem: 4918)
Giáo Sư H.N. Banerjee là một Giáo Sư nổi tiếng Khoa Trưởng Khoa Tâm Linh của Ðại Học Ðường Rajasthan, Jaipur, Ấn Ðộ. Ông chuyên khảo cứu về các vụ luân hồi tại Âu cũng như Á. Hàng trăm chuyện luân hồi đã được giáo sư điều tra tại chỗ. Hồ sơ các vụ đó hiện còn đang lưu trữ tại Trường Ðại Học này.
08/04/2013(Xem: 4504)
John Van Auken là một học giả, thành viên của Hội A.R.E. (Association for Research And Enlightement, Hội Nghiên Cứu và Giác Ngộ) của tổ chức Edgar Cayce từ 19 năm qua và rất nổi tiếng về những bài thuyết giảng và những tác phẩm của Ông, . . .
08/04/2013(Xem: 5697)
Từ những năm 30s dấu vân tay được đưa vào ứng dụng trong Y Pháp (Forensics) và trở thành một công cụ cần thiết trong phòng thí nghiệm của cảnh sát hình sự và thám tử để nhận dạng. Tuy nhiên dấu vân tay bộc lộ nhiều khiếm khuyết một khi áp dụng trong thực tế. Chẳng hạn, . . .
08/04/2013(Xem: 5391)
Tiến Sĩ Robert Almeder, Giáo Sư Triết của Ðại Học Ðường Georgia, Giám Ðốc Trung Tâm Kỹ Thuật của Ðại Học này là tác giả của tác phẩm khảo luận về luân hồi "Evidence For Life After Death" "Bằng Chứng Về Ðời Sống Sau Khi Chết". Ông cũng là thành viên của Viện Khoa Học Quốc Gia, . . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]