Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vấn đề sinh sản vô tính

08/04/201319:17(Xem: 7102)
Vấn đề sinh sản vô tính

Dollywbaby

Vấn Đề Sinh Sản Vô Tính

Bác sĩ Nguyễn Ý - Đức

Nguồn:http://www.thongthienhoc.com


Vừa mới vui mừng đón Đấng Cứu Thế ra đời được vài ngày thì dư luận thế giới lại xôn xao với một đe dọa trong luật sống thiên nhiên của nhân loại. Đó là việc không cần tuân theo các sắp đặt của Đấng Tạo Hóa mà con người cũng có thể tạo sinh ra con người. Sự việc này được công bố vào ngày thứ Sáu, 27 tháng 12 năm 2002, trong một cuộc họp báo tại Florida, Mỹ quốc.

Giám Đốc công ty Clonaid là Tiến sĩ Brigitte Boisselier, giáo sư hóa học, cho thế giới hay một phụ nữ 31 tuổi đã hạ sanh cháu bé tên “Eve” nặng 7 lbs theo phương pháp vô tính bằng tế bào của chính bà này. Công ty không cho biết tên và địa chỉ của người mẹ cũng như không nói rõ ai đã thực hiện sự tạo nhi và bằng phương thức nào. Họ chỉ tiết lộ mẹ của Eve cần “cloning” vì chồng bà ta vô sinh mà bà ta lại muốn có con.

Đến ngày Chủ nhật, công ty cho biết thêm là một bác sĩ tiểu nhi đã khám Eve, và Eve rất lành mạnh. Công ty còn cho hay, vào tuần sau, một bé nhân bản thứ hai của một cặp đồng tính nữ sẽ sinh ở miền bắc Âu châu. Sau đó, vào ngày thứ Hai 30/12/02, Tiến sĩ Boisselier loan báo tiếp là Eve sẽ được đưa về Hoa Kỳ đoàn tụ cùng với gia đình. Bà ta nói thêm, sau khi về đến nhà thì họ đồng ý cho một nhóm chuyên gia độc lập tới lấy DNA của hai mẹ con để kiểm chứng liên hệ.

Clonaid, trụ sở chính nằm trong đảo Bahama, tự giới thiệu là cơ sở đầu tiên tạo ra sinh sản vô tính ở con người. Công ty được nhóm tôn giáo Raelian Movement thành lập vào năm 1997. Nhóm này khẳng định loài người trên trái đất được sinh vật ngoài hành tinh Elohim tạo ra một cách khoa học bằng phối hợp gen di truyền DNA. Họ nói là Chúa Jesus cũng được tái sinh nhờ phương pháp đó. Chủ thuyết của họ cho sinh sản vô tính là chìa khóa của đời sống vĩnh hằng và sinh sản này có thể thay thế cho cả thuyết tiến hóa của Darwin và tín điều tạo sinh của nhiều tôn giáo lớn. Vào thập niên 1990, nhóm này đã được chính quyền Quebec cấp cho quy chế tôn giáo. Lãnh đạo tinh thần của phong trào, với 55.000 người hâm mộ trên khắp thế giới, là Claude Vorilhon, một ký giả người Pháp. Claude khoe, vào năm 1973, trong khi đi thăm một núi lửa trên đất Pháp, ông ta thấy đĩa bay đáp xuống gần đó. Từ đĩa bay, một người hành tinh thanh lịch bước ra. Hai bên chào hỏi nói chuyện. Khách cho hay, nhân loại là do người hành tinh tạo ra bằng chế biến gen di truyền.

Tin bé Eve ra đời đã được giới truyền thông trên thế giới loan tải rộng rãi. Các nhà khoa học, tôn giáo, chính khách liên tục phát biểu ý kiến, mà hầu hết là kết án việc làm của Clonaid. Một số thì cho rằng đây chỉ là trò quảng cáo của nhóm này. Nhiều nhà làm luật vội vàng tuyên bố sẽ ban hành luật cấm sự tạo sinh vô tính. Riêng Claude Vorillon thì hể hả tuyên bố: “Dù luật có cấm, chúng tôi cũng đã thành công vì tổ chức của chúng tôi đã được truyền thông trên khắp thế giới lưu ý tới”.

Xin tìm hiểu vấn đề bằng cách ôn lại sinh sản bình thường, hữu tính rồi đến vô tính, cũng như hậu quả của phương pháp nhân bản này.

Sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính



Sinh sản hữu tính là sinh sản trong đó có sự kết hợp giữa đực và cái, nam và nữ.

Bình thường, sự thụ tinh giữa trứng nữ và tinh trùng nam sẽ tạo ra phôi thai, rồi bào thai. Trứng và tinh trùng đều mang tính gen di truyền trong phân tử DNA. Theo sự sắp đặt của Tạo Hóa thì sự thụ tinh xẩy ra ở cơ quan sinh dục người nữ, trong vòng 24 giờ sau khi đôi bên nam nữ giao hoan. Và sự sinh con đẻ cái là để nối tiếp dòng giống con người trên trái đất, như ý muốn của Đấng Toàn Năng.

Nhưng rồi gần đây các tiến bộ của y khoa học đã lấy đi cái quyền độc tôn đó của Tạo Hóa. Cho nên mới có “test tube baby Louise Brown” (bé Louise Brown trong ống nghiệm), mới có bà mang thai cháu hộ cho con, mới có kẻ thuê mướn người mang thai cho mình.

Cũng nhắc lại là trong cơ thể sinh vật có hai loại tế bào: tế bào sinh sản (reproductive cells) sinh ra trứng, tinh trùng, và tế bào thường (somatic cells) để cấu tạo gan, phổi, tim... Mỗi tế bào có 36 cặp nhiễm thể (chromosomes). Tế bào nam có một nhiễm thể giống tính nữ X và một nhiễm thể giống tính nam Y. Tế bào nữ có hai nhiễm thể giống tính nữ XX.

Tinh trùng và trứng chỉ có một nhiễm thể. Trứng có một nhiễm thể X; tinh trùng có con mang một nhiễm thể X, có con mang một nhiễm thể Y. Sanh trai hay gái là tùy theo khi thụ tinh: một con tinh trùng X hoặc Y nào đó chui tọt được vào trái tim một trứng X. Nếu là chú tinh trùng Y, ta có trứng thụ tinh X+Y và đẻ ra con trai. Nếu là cô tinh trùng X, ta có trứng thụ tinh X+X, bà mẹ đẻ ra con gái. Như vậy yếu tố sanh trai hoặc gái là từ người đàn ông với hai loại tinh trùng nữ X và nam Y quyết định. Nghĩ mà tội nghiệp thân phận đàn bà xưa kia. Khi vợ không sanh được con trai để nối dõi tông đường là bị ông chồng hất hủi, đổ lỗi cho. Và ông ta có cớ để kiếm thêm dăm ba bà vợ nhỏ, nàng hầu.

Còn sinh sản vô tính là hình thức sinh đẻ không có sự kết hợp giữa giống tính nam và nữ. Đây là phương thức tạo ra một sinh vật mới bằng cách sao y nguyên tín hiệu di truyền từ một sinh vật cha hoặc mẹ. Nhiều người còn gọi sinh sản vô tính làsinh sản nhân bản. Theo định nghĩa, nhân bản là tạo ra nhiều bản đúng như bản cũ. Thí dụ làm photocopy hoặc đánh máy một tài liệu với giấy carbon để có nhiều văn bản giống nhau.

Phương thức đang được nhiều khảo cứu dùng là “chuyển nhân” với diễn tiến như sau:

1- Ta lấy trứng trong noãn sào (ovary), giả thử là của bà Lan

2- Hút bỏ nhân có nhiễm thể mang gen di truyền trong trứng này (nhân sẽ không còn nhiễm thể nữ X)

3- Kiếm một tế bào nào đó, giả thử là của ông Minh

4- Kết hợp tế bào ông Minh với trứng mất nhân của bà Lan, bằng hai cách:

- Tách lấy nhân với DNA từ tế bào của ông Minh, rồi bơm nhân này vào trứng mất nhân của bà Lan; hoặc:

- Để trứng mất nhân của bà Lan và tế bào ông Minh nằm cạnh nhau. Cho đôi bên kết hợp bằng một kích thích điện năng.

5- Dùng điện năng hoặc hóa chất kích thích để trứng bà Lan có nhân mới của ông Minh, tăng sinh thành phôi bào.

Phôi bào có hai loại tế bào: tế bào thường sẽ thành nhau (placenta) với nhiệm vụ nuôi dưỡng, và một nhóm tế bào mầm ở giữa có khả năng tăng sinh để tạo ra mọi loại tế bào trong các cơ quan bộ phận con người.

Cloning trị liệu và cloning sinh sản



Khi phôi bào đã thành hình, vấn đề được đặt ra, là cloning trị liệu hay cloning sinh sản.

a- Cloning trị liệu:

Người ta tách các tế bào mầm, nuôi cấy cách riêng, hướng dẫn tế bào đó thành loại tế bào mình muốn để dùng trong việc thay thế trị liệu.

Giả thử, ông Nguyên bị bệnh tiểu đường vì tế bào tụy tạng không tiết ra đủ chất Insulin. Khoa học gia dùng một tế bào nào đó của ông để cloning thành một phôi bào rồi lấy tế bào mầm của phôi bào đó, truyền dẫn thành tế bào tụy tạng, ghép vào tụy tạng suy yếu của ông Nguyên. Tụy tạng tăng cường này sẽ tiết ra Insulin để trị bệnh tiểu đường. Người ta cũng có thể làm như vậy với tế bào tim, tế bào gan, nhất là tế bào thần kinh, một khi tiêu hao là không tái sinh được. Như vậy thì cloning đã phục vụ con người.

Hiện nay chỉ có viện nghiên cứu Advanced Cell Technology tại Massachusetts làm công việc cloning trị liệu trên đất Mỹ. Anh quốc cấm cloning sinh sản nhưng cho phép cloning trị bệnh.

b- Cloning sinh sản:

Đây là vấn đề phức tạp, gây nhiều tranh luận. Phôi bào với tế bào mầm của trứng bà Lan sẽ được đưa vào tử cung bà Tâm nào đó để nhờ mang thai hộ, hoặc đưa vào chính tử cung bà Lan.

Trên lý thuyết, phôi bào sẽ có thể lớn lên trở thành bào thai và sanh ra một hài nhi. Hài nhi này được tạo ra từ trứng của bà Lan đã mất DNA nguyên thủy mà mang gen di truyền DNA của ông Minh, người cho tế bào. Nguồn năng lực cho tất cả tế bào trong cơ thể không phải là từ trứng bà Lan mà từ nhân tế bào của ông Minh được bơm vào. Hài nhi này được gọi là sinh sản vô tính vì không do kết hợp nam nữ, đực cái.

Kích thích tố từ bà Tâm được nhờ mang phôi bào sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng khác nhau trên sự tăng sinh của phôi bào. Hậu quả là hài nhi này có thể sanh non, mang nhiều khuyết tật, bệnh hoạn.

Việc tạo sinh nhân bản vô tính là đề tài thảo luận sôi nổi trong giới tôn giáo, khoa học, chính trị, y đức.

Cloning bắt đầu từ bao giờ?



Thụ thai, sanh con đẻ cái vẫn là vấn đề thần bí cho tới thế kỷ thứ 19 mới được giải thích. Trước đó, vào thế kỷ 16, hóa học gia Thụy Sĩ Paracelsus còn cứ nghĩ rằng nếu ta nấu tinh trùng nam với phân ngựa trong 40 ngày thì ta sẽ tạo ra một nhân mạng nhỏ bé nhưng không có linh hồn.

Còn việc tạo sinh nhân bản thì đã được giới khảo cứu để ý tới từ lâu. Năm 1938, khoa học gia người Đức Hans Spermann đưa ra lý thuyết là có thể tạo sinh vô tính động vật bằng cách phối hợp một phôi bào với một trứng. Năm 1952, Robert Briggs và TJ King lấy nhân phôi bào ếch, cho kết hợp với tinh trùng con ếch khác, nhưng sự kết hợp không thành công. Năm 1962, nhà sinh học phân tử Anh quốc John Gurdon cho hay ông đã kết hợp được một con ếch từ nhân tế bào ruột một con ếch khác. Năm 1970, ông cấy phôi bào ếch vào trứng và tạo ra một con nòng nọc. Tiếp tục thử nghiệm cho tới năm 1970, ông nhân bản được 30 con ếch.

Năm 1978 đánh dấu bước ngoặt quan trong trong việc thụ tinh sinh đẻ: baby Louise Brown được sinh ra do sự kết hợp trứng và tinh trùng trong một hộp thí nghiệm. Sự việc này đã khiến lối sanh con đẻ cái bằng giao hoan thiên nhiên bị cạnh tranh.

Việc cloning sinh vật tiếp tục được nhiều người nghiên cứu. Năm 1994, 5 con cừu non được “sao y bản chánh” ở Anh. Năm 1997, cừu Dolly được Ian Wilmut tạo sinh nhân bản ở Scotland. Đây là động vật đầu tiên được tạo ra do phương pháp chuyển nhân: cho kết hợp tế bào vú con cừu với trứng mất nhân di truyền của con cừu khác. Trứng phối hợp được nuôi và tăng sinh thành phôi bào. Cấy phôi bào vào tử cung con cừu thứ ba để lớn lên và sanh ra bé cừu Dolly. Bây giờ thì Dolly đã trở thành bà nội ngoại, già yếu rồi...

Đến năm 1999, chú khỉ Tetra cũng được viện nghiên cứu trên Oregon tạo ra bằng phương pháp phân tách phôi bào: trứng khỉ thụ tinh với tinh trùng khỉ, cho ra phôi bào với 8 tế bào. Tách phôi bào ra làm 4 cặp tế bào giống nhau. Cấy mỗi cặp vào tử cung khỉ khác để tăng sinh. Bất hạnh là chỉ có một khỉ Tetra sống sót ra đời và không mang một gen nào của cả cha lẫn mẹ, nhưng giống y hệt các con khỉ kia nếu chúng còn sống thành khỉ.

Bác sĩ sản khoa Serevino Antoni cách đây mấy tháng cũng tuyên bố là phòng thí nghiệm của ông ta đang có một phụ nữ mang thai vô tính và sẽ sanh một bé trai vào tháng Giêng năm 2003. Panos Zavos, một cựu giáo sư tại Đại Học Kentucky tuyên bố cũng sẽ cloning người nhưng ông ta chưa thành công trong việc tạo ra phôi bào.

Sinh sản vô tính không phải dễ thực hiện



Theo bác sĩ Ian Smith, chuyên gia của hệ thống truyền thanh NBC thì, phương thức sinh sản này không phải là việc dễ làm. Nó cần một trình độ kiến thức cao, một kỹ thuật toàn hảo và rất nhiều may mắn. Để tạo ra Dolly, Ian Wilmut đã phải thử nghiệm tới lui cả 276 lần mới thành công.

Rudolf Jaenisch, nhà sinh vật học tại Massachusetts Institute of Technology, tuyên bố là hiện giờ mà nghĩ tới việc cloning con người là một hành động vô trách nhiệm. Lý do là có thể sau khi tạo ra, hài nhi đó có vẻ lành mạnh nhưng khi lớn lên chưa biết sức khỏe nó sẽ ra sao. Ông ta kết luận là không nên thử nghiệm con người như thử trên loài vật.

Alta Charo, Khoa Trưởng trường Luật tại Wisconsin không tin tưởng là việc sinh sản vô tính người đã thực hiện được. Và nếu có thì đây là một thử nghiệm vô trách nhiệm vì cho tới nay ngay cả thử trên súc vật cũng chưa ai biết có an toàn hay không.

Nhiều nhà khảo cứu khác đều đồng ý là một động vật được tạo ra như vậy đều có nhiều vấn đề sức khỏe như kinh phong, mập phì, u bướu, bệnh tim mạch trầm trọng, bệnh xương khớp cũng như nhiều khuyết tật nguy hiểm. Các bệnh hoạn này đều là hậu quả sự biến đổi của gen trong khi chuyển nhân. Ấy là chưa kể việc sao chép nguyên bản sẽ tạo ra một loạt người giống hệt nhau, như những chiếc xe hơi, xe đạp.

Dư luận đối với việc làm của Clonaid



Các khoa học gia trên thế giới đồng loạt chỉ trích, tố cáo Clonaid là lừa bịp khi không cho biết rõ chi tiết về cloning. Theo các vị này: “Cốt lõi của khoa học là khi khảo cứu phải công bố rõ ràng mọi chi tiết”. Họ cũng không tin rằng Clonaid có đủ trình độ kỹ thuật, khoa học để thực hiện việc tạo sinh vô tính.

Bác sĩ Robett Lanza, Giám đốc Advanced Cell Technology ở Massachusetts, thì cho là Clonaid đã làm một công việc vô trách nhiệm về phương diện khoa học và ngày mà nhóm này công bố đã tạo sinh ra Eve là một ngày buồn cho khoa học.

Đức Giáo Hoàng kết án việc tạo sinh nhân bản Eve là hành động man rợ và trái với thiên nhiên. Giáo sĩ Muslim nói sao chép con người gây ra rối loạn luật tạo hóa, tạo ra một tương lai vô tổ chức cho nhân loại và là công việc của quỷ Satan. Từ Jerusalem, vị lãnh đạo tinh thần Do Thái Giáo cho hay, giáo hội ủng hộ các nghiên cứu y khoa học giúp trị bệnh và giải quyết tình trạng vô sinh, nhưng phản bác sự sao chép con người. Sinh sản phải qua hành động giao hoan theo luật tự nhiên của tạo hóa.

Chính quyền nhiều quốc gia đồng ý hỗ trợ sinh sản vô tính để trị bệnh và cấm sinh sản vô tính để tạo ra con người. Hạ viện Hoa Kỳ đã biểu quyết luật cấm bất cứ hình thức nào để nhân bản con người. Còn Thượng viện Hoa Kỳ lại đưa ra dự luật cấm cloning sinh sản mà cho phép cloning trị liệu. Tổng Thống George W. Bush thì lên án việc chép sao con người là sai và ông rất ủng hộ Quốc hội ra luật cấm clone người.

Cơ quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ cho hay họ sẽ điều tra xem các nghiên cứu của Clonaid có vi phạm luật lệ Hoa Kỳ không. Thực ra hiện nay tại Hoa Kỳ chưa có luật lệ nào về cloning người, nhưng muốn nghiên cứu phải có giấy phép của cơ quan này.

BS. Nguyễn Ý-Đức
TX, 01-01-03

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/03/2011(Xem: 10432)
Đối với người chết, không có gì quý báu hơn là tình cảm chân thật thành kính dành cho họ, và những lời nhắn nhủ khi họ đã trở nên bơ vơ một mình.
21/02/2011(Xem: 8519)
Người viết cũng tin tưởng là tất cả chúng ta đều có thể thực hiện việc phóng sinh mỗi ngày trong cuộc sống. Và điều đó có thể mang lại những kết quả rất kỳ diệu...
20/02/2011(Xem: 7762)
Phật giáo luôn xem vấn đề sống chết là điều quan trọng nhất cần phải được nhận hiểu một cách thấu đáo. Đây là điểm tương đồng giữa tất cả các tông phái khác nhau trong Phật giáo.
12/02/2011(Xem: 12898)
Hàng năm mỗi khi Đông tàn xuân đến, Phật tử khắp nơi lại nhớ ngày thành đạo của đức Thích Tôn. Đối với Phật tử Việt Nam chúng ta nhất là những người theo truyền thống đại thừa, danh từ Phật hay “Bụt” đã trở thành một khái niệm vừa thiêng liêng vừa gần gũi. Danh từ Bụt xuất hiện rất sớm trên đất nước ta (tức Giao Châu, khi còn Bắc thuộc). Vào đầu thế kỷ Tây lịch, những nhà sư Ấn Độ theo tàu buôn sang Trung Quốc truyền đạo, đã ghé lại đất Giao Châu. Trong thời gian chờ gió yên biển lặng để tiếp tục hành trình, các nhà sư và các thương gia Ấn Độ đã truyền cho dân chúng Việt nam nhiều khái niệm căn bản của đạo Phật như nhân quả tội phúc, quy y, cúng dường, bố thí.
28/01/2011(Xem: 4110)
Tất cả mọi hiện tượng đều tương liên với nhau và biến đổi, không có một sự gián đoạnhay ngưng nghỉ nào, không có gì bớt đi cũng không có gì thêm vào, chỉ có nguyênnhân này sinh ra hậu quả kia, rồi hậu quả kia lại tạo ra nguyên nhân khác. Đó là cáinhìn của Phật giáo đối với tất cả các hiện tượng trong vũ trụ cũng như đối vớisự sống và cái chết của từng cá thể.
18/01/2011(Xem: 18043)
Sở dĩ được gọi là Mật giáo vì đa số những pháp môn đều được truyền khẩu (transmission orale) và đệ tử là người đã được lựa chọn, chấp nhận cũng như đã được vị Thầy đích thân truyền trao giáo pháp (initiation).
09/01/2011(Xem: 4424)
agpo Rimpochélà một gương mặt lớn của Phật giáo Tây tạng tại Âu châu. Khi vừa mới một tuổiDagpo Rimpoché đã được Đức Đạt-Lai Lạt-Ma thứ XIII xác nhận là vị hóa thân (tulku)của Ngài Mã-nhĩ-ba (Marpa, 1012-1097) một vị Đại sư của Tây tạng và là thầy củaĐại sư Mật-lặc Nhật-ba (Milarepa, 1052-1135). Dagpo Rimpoché sinh năm 1932, vàochùa từ lúc sáu tuổi, tu học tại các tu viện đại học danh tiếng nhất ở Tây tạng.Ngài rời Tây Tạng vượt sang Ấn vào năm 1959 và sau đó lưu trú tại Pháp từ năm1960.
07/01/2011(Xem: 8164)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
06/01/2011(Xem: 5066)
Cái chết là một sự khởi đầu mới. Nó là con đường đưa ta đến buổi bình minh của những cơ hội mới để cho chúng ta hưởng được những thành quả mà chúng ta đã vun trồng...
05/01/2011(Xem: 9632)
Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộn. Theo tôi thì có hai cách để xử với cái chết trong khi ta còn sống.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567