Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiến trình của hiện tượng chết

20/02/201115:46(Xem: 5171)
Tiến trình của hiện tượng chết

PHÙ TRỢ NGƯỜI LÂM CHUNG
Đại sư Dagpo Rinpoche
Diệu Hạnh Giao Trinh Việt dịch- Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Nhà xuất bản Thời Đại

PHẦN I. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THỜI ĐIỂM LÂM CHUNG

Tiến trình của hiện tượng chết

Nói cho cùng, tiến trình của hiện tượng sinh ra gồm có những gì? Chúng ta bắt đầu bằng những thành phần vi tế để đi đến các thành phần thô hơn, qua một sự phát triển dần dà theo nhịp điệu của sự xuất hiện tuần tự những thành phần mới. Đó là một giai đoạn phát triển, bành trướng.

Tiến trình chết chỉ là sự đi ngược lại: nó phù hợp với sự kiệt quệ dần dần của tất cả những gì đã được hiện hình lúc sinh ra, thành phần này sau thành phần khác, cho tới khi chúng hư hoại đến nỗi không còn có thể đảm nhiệm các chức năng mà chúng đã đảm nhiệm trong suốt cuộc sống.

Trước hết, các thành phần thô sẽ bắt đầu phân tán (xin hiểu là: suy nhược đi), rồi sau đó đến lượt các thành phần vi tế. Khi các thành phần này suy tàn cho đến mức không thể nào hiện khởi được nữa thì lúc ấy, nơi một hữu tình bình thường, dạng vi tế nhất hay là cực vi tế của tâm thức mới có thể hiển lộ. Đó là ánh tịnh quang của sự chết.

Vì không đủ thì giờ, chúng ta buộc phải tóm gọn lại. Về tiến trình của sự xuất sinh, chúng ta chỉ có thể nói lướt qua như vừa rồi, và chúng ta sẽ đặc biệt quan tâm đến tiến trình của sự chết. Nhưng tôi muốn chia sẻ với quý vị sự ngạc nhiên của tôi từ khi đến Âu châu. Rõ ràng là, cái gì không thể xảy ra xưa kia bây giờ lại phát sinh dễ dàng, và hiện nay, các khoa chẩn đoán và hình ảnh bằng siêu âm của tử cung đã trở nên phổ biến. Thế mà khi ta so sánh chúng với những gì đức Phật đã thuyết giảng thì sự phù hợp đập vào mắt chúng ta. Quý vị sẽ nói “Có gì lạ đâu?”, nhưng đừng quên là đức Phật đã xuất hiện khoảng năm hay sáu thế kỷ trước Công nguyên. Ngài làm gì có những dụng cụ máy móc tối tân hiện đại, ngược lại nữa là khác. Tôi thấy khi những điều Ngài đã dạy lại trùng hợp với những tấm ảnh rất chính xác ngày nay, thì thật là đáng kinh ngạc! Hơn nữa, đức Phật không chỉ miêu tả một cách giản lược như “đến ngày thứ mấy thì nơi thân thai bào sẽ có một chỗ nhô ra, hay hình dạng sẽ như thế này, hay thế kia...” Ngài thuyết giải thêm “bởi vì lúc ấy có khí này bắt đầu hoạt động nên hiệu quả nọ sẽ phát sinh, do đó bộ phận này sẽ xuất hiện hay cảm quan nọ sẽ khởi động...”

Dầu sao đi nữa, riêng tôi, tôi cũng thấy thật lạ lùng. Tôi sinh ra ở Tây Tạng và đi học ở đấy, nhưng trong nước tôi, các bài học còn không được minh họa bằng tranh vẽ chứ đừng nói bằng hình ảnh. Tôi nhớ lại khi còn nhỏ, như các bạn đồng học, tôi phải học thuộc các chuyên thư ấy và vừa đọc tôi vừa phải cố gắng hình dung trong đầu những gì được miêu tả. Và cho dầu đó là những hiện tượng vật chất tương đối thô thiển, chúng cũng không hiện ra trước mắt ngay được. Khi đến nước Pháp, tôi được thấy những hình ảnh siêu âm của tử cung trong các tạp chí, và càng ngạc nhiên hơn khi nhận thấy sự tương đồng giữa những tài liệu lạ lùng kia và những gì tôi đã tưởng tượng được từ những bài viết thuần túy giải tích.

Nói tóm lại, theo Phật giáo thì thời điểm sinh ra của một con người như chúng ta rơi đúng vào lúc người mẹ thụ thai, vì đó là lúc mà họ xuất hiện như một con người và cũng từ lúc đó họ mới bắt đầu phát triển. Dẫu cho kích thước của thai bào cực kỳ bé nhỏ, nhưng nó đã là một hữu tình rõ rệt rồi. Dần dần, khi các thành phần khác nhau bắt đầu xuất hiện, hữu tình này phát triển và được xem là hoàn tất trọn vẹn khi 20, 24 hay 25 thành phần (con số thay đổi tùy theo góc độ nhìn) đã được sắp xếp một cách hài hòa.

Vậy thì, với những gì đã nói ở trên, sự chết xảy ra như thế nào?

Chúng ta có thể tự hỏi, tại sao lại cho rằng sự hiểu biết một cách đầy đủ chi tiết về những chu kỳ của tiến trình sự chết là một điều quan trọng, bởi vì dầu sao thì mục tiêu của chúng ta trước hết là giúp đỡ những người sắp chết kia mà? Tức là để ủy lạo họ chứ không phải để quán sát cái gì xảy đến và làm giàu cho kiến thức của mình. Nhưng việc tuần tự “mổ xẻ” từng chu kỳ có ích lợi ở chỗ là mỗi chu kỳ đều được đánh dấu bằng những triệu chứng, hoặc ở ngoài thân hoặc ở bên trong.

Nếu chúng ta đến với tư cách người phù trợ lâm chung (để ủy lạo người sắp chết trong những giây phút cuối), thì hiển nhiên chúng ta không thể thấy được những triệu chứng bên trong người ấy, vì chỉ có người đang trải qua kinh nghiệm chết mới cảm nhận được mà thôi. Chúng ta không thể thấy được từ bên ngoài. Ngược lại, những triệu chứng bên ngoài, mà mỗi triệu chứng đặc trưng của một giai đoạn trong tiến trình đều có thể thấy được (ít nhất là một cách tổng quát) từ bên ngoài.

Nhưng nhận biết chúng để làm gì? Nếu chúng ta muốn giúp đỡ người lâm chung một cách hữu hiệu, chúng ta cần phải thích ứng những dấu hiệu này với những gì đương sự đang kinh nghiệm hay còn có thể làm được. Thí dụ: người ấy còn có thể thấy được không, hay còn nghe được không? Trên thực tế, khi chúng ta ghi nhận triệu chứng nào đó biểu thị thính giác của người lâm chung không còn hoạt động nữa thì có nói vào tai người ấy muôn vàn lời khuyên cũng chẳng ích lợi gì. Người ấy không còn nghe thấy nữa. Chúng ta không còn có thể giúp họ bằng lời nói nữa. Hơn nữa, như thế cũng có nghĩa là nếu chúng ta muốn nói điều gì với họ, thì phải nói trước thời điểm này.

Đó là lý do tại sao chúng ta cần nhận biết những triệu chứng biểu thị rằng thị giác hay thính giác của người sắp chết còn hoạt động hay không. Nếu thị giác còn hoạt động thì có lẽ nên đưa cho họ thấy một vài món vật để trấn an, an ủi họ, khơi dậy lòng tin hay điều gì đó, nhưng một khi họ không còn khả năng để thấy nữa thì làm như thế chỉ vô dụng, trong khi còn những phương tiện khác có thể dùng được, vì trong một khoảng thời gian ngắn họ còn có thể nghe được chẳng hạn. Phải tận dụng thời gian ấy để nói những lời có thể giúp ích họ, vì không bao lâu nữa lời nói cũng sẽ trở thành vô ích v.v...

Tuy nhiên, để các giai đoạn được nhận diện một cách rõ ràng như thế, và để chúng ta có thể dựa vào đấy mà hành động thì tiến trình của sự chết phải diễn ra một cách chậm chạp. Đó là trường hợp của những người chết vì bệnh chẳng hạn, hay trong một vài điều kiện, chết vì tuổi già. Ngược lại, trong trường hợp một tai nạn đột ngột và tàn khốc – đụng xe, rớt máy bay... hay trong một cơn bạo bệnh như đột quỵ thì người ấy chết một cách quá chớp nhoáng (hoạnh tử) nên các giai đoạn bị lướt đi mất. Chúng ta không thể nhận biết được một triệu chứng nào nữa, mọi sự diễn ra quá nhanh. Ngay trong trường hợp một cái chết tương đối chậm chạp, nhưng khi người lâm chung quá đau đớn thì sẽ rất khó mà phân biệt các chu kỳ, như thể cơn đau quá kịch liệt đã che giấu, ẩn tàng các chu kỳ này. Có một trường hợp khác mà các chu kỳ không được rõ ràng, đó là khi người lâm chung đã quá già nua: lúc ấy họ đã “tiêu mòn”, các cảm quan dẫu sao cũng đã cùn nhụt nhiều rồi.

Khi một người đã đến thời kỳ cuối cùng của đời mình, dẫu vì bệnh hay vì già, người này sẽ thể nghiệm nhiều giai đoạn gồm năm chu kỳ tan rã hay phân hóa. Quý vị hẳn nhớ rằng, chúng ta, một con người, xuất sinh đúng vào lúc tâm tương tục của chúng ta tiến nhập vào các tế bào vật chất đến từ cha mẹ của kiếp sống mới, nhờ thế mà cái thân sở y vật chất mới của chúng ta được thành hình. Cái mà chúng ta gọi là “đời sống” là quãng thời gian mà các thành phần vật chất này còn đủ khả năng để chống đỡ cho thần thức của chúng ta, tức là làm chỗ cho thần thức y cứ. Với thời gian, các thành phần vật chất, vốn là thô nặng, sẽ bị hao mòn và dần dần mất đi khả năng đảm nhiệm vai trò chống đỡ cho tâm tương tục của chúng ta. Khi chỗ dựa vật chất không dùng được nữa và không giúp cho tâm tương tục hoạt động hợp cách, thì đến lượt các hoạt động tâm thức sẽ từ từ gián đoạn, nhưng là ở bình diện thô nhất của chúng. Dần dà, tâm thức sẽ hiển lộ những bình diện vi tế hơn, cho tới khi nó lấy lại hình dạng cực vi tế mà nó đã xả bỏ lúc phôi thai.

Theo Phật giáo, sự chết thật sự đúng nghĩa phát sinh vào ngay giây phút này, khi tâm cực vi tế hiển lộ và sắp xả bỏ một chỗ dựa vật chất không còn tác dụng nữa vì đã quá hư hao.

Xin ghi nhận rằng tâm cực vi tế ở dạng vô ký. Tâm thức cực vi tế bao giờ cũng chỉ hiển lộ duy nhất vào lúc chết, trừ trường hợp những hành giả tu tập các pháp môn Mật tông Tối thượng Du-già thâm sâu nhất, hay đã rèn luyện thuần thục thiền quán và đã đạt được một trình độ rất cao những công hạnh đặc biệt như liễu ngộ tánh Không, tức là sự vắng mặt của tự tánh [tự hữu] nơi vạn hữu, kể cả nơi các hữu tình. Tuy nhiên, có những trường hợp như lúc bắt đầu ngủ, chúng ta cũng trải qua các chu kỳ tương tự với tiến trình của sự chết. Nhưng những giai đoạn này quá chớp nhoáng nên những người không tu luyện đủ thì không thể nhận ra, nói gì đến việc sử dụng chúng!

Sự chết kết thúc khi đương sự tiến vào bardo (cõi trung hữu). Tâm thức vi tế của người này – chứ không còn là cực vi tế – lại gá vào một chỗ dựa vật chất, cũng vi tế chứ không phải thô. Đây chưa phải là một sự tái sinh thật thụ, mặc dù người ta thường nói người này “sinh” vào cõi trung hữu.

Trạng thái trung ấm kéo dài một thời gian, có thể lâu có thể mau, nhưng lâu nhất là 49 ngày. Khi trạng thái này chấm dứt và đương sự tiến vào một đời sống mới thì họ chết đi trong cõi trung hữu: bình diện vi tế sẽ ngừng hoạt động để nhường chỗ cho tâm cực vi tế, vì chỉ duy nhất tâm này là có thể thực hiện các thời kỳ chuyển tiếp. Tâm vi tế một khi đã tiến nhập vào tế bào của cha mẹ, các chu kỳ nói trên sẽ lại tuần tự phát sinh, và cứ thế mà tái diễn.

Nói tóm lại, trong tiến trình luân hồi này, một con người còn sống khi các thành phần thô của thân và tâm trong họ còn phát triển và duy trì. Mỗi thời kỳ chuyển tiếp được đánh dấu bởi những “chu kỳ tan rã”, nghĩa là sự suy thoái và gián đoạn của các bình diện thô rồi vi tế, để cho bình diện cực vi tế có thể hiển lộ và đảm nhiệm thời kỳ chuyển tiếp. Liền sau đó bình diện vi tế lại nổi lên và được thay thế ngay bằng bình diện thô trong suốt thời gian của cuộc sống, chịu sự chi phối của già và bệnh v.v...

Thật sự là khi ta còn ở trong cái vòng luân hồi này thì ta vẫn phải chịu sự trấn áp của khổ đau dưới ba dạng: “khổ khổ” (những cảm thọ khó chịu đau đớn), “hoại khổ” (cảm thọ dễ chịu bình thường nhưng ngắn hạn và kết thúc dưới dạng thực sự khổ: nuối tiếc, thất vọng, bất mãn...) và “hành khổ” (cảm thọ vô ký nhưng hàm chứa tất cả tiềm năng của hai loại khổ trên).

Nếu chúng ta không làm gì [để thay đổi] thì vòng luân hồi này sẽ cứ y như thế mà tiếp diễn. Nếu chúng ta muốn giải thoát khổ đau thì đừng mong nó sẽ tự động chấm dứt. Chúng ta phải cố gắng tìm cách đoạn trừ nó, vì nó sẽ không bao giờ có thể tự động chấm dứt.

Với mục đích mang lại cho hữu tình ở cuối đời một sự phù trợ thích nghi và đúng lúc, việc rõ biết những giai đoạn tuần tự mà họ đang trải qua là rất có ích: những chu kỳ tan rã hay phân tán mà kết cuộc là sự chết.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/06/2019(Xem: 6514)
Đức Phật dạy rõ có nhân quả luân hồi nghiệp báo, thế nhưng có không ít kẻ vô minh không tin về điều nầy nên đã đặt ra rất nhiều câu hỏi tưởng chừng như có lý. Ví dụ như họ hỏi rằng: Hỏi: Nếu quả thực ai đó có phước chết rồi sanh lên cõi trời, tại sao họ không hiện về báo tin mừng cho thân nhân biết để thân nhân họ vui mừng?
09/05/2019(Xem: 6901)
Tỷ phú Đan Mạch đau buồn tiễn đưa 3 con thiệt mạng vì vụ đánh bom ở Sri Lanka, Ngày 4/5 (giờ địa phương), ông Povlsen đã cùng gia đình tiễn biệt 3 người con Alfred, Alma và Agnes, những nạn nhân vô tội đã qua đời vì chuỗi đánh bom liên hoàn diễn ra ngày 21/4, vốn khiến 253 người chết tại Sri Lanka.
02/05/2019(Xem: 6999)
0h5 ngày 30/4, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Hà Nội, tiếp nhận bé trai bị bỏ rơi được người đi đường đưa vào cấp cứu. Bé trai nặng 3,6 kg khoảng 15 ngày tuổi, được một người đi đường phát hiện đang nằm trong thùng rác trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông. Trời mưa, lạnh khiến bé toàn thân tím tái, khó thở. Người nhặt được bé đã khoác tạm một chiếc chăn giữ ấm cho cháu và gọi điện đến Trung tâm cấp cứu 115. Sau khi được nhân viên y tế sơ cấp cứu tại hiện trường, bé được chuyển trực tiếp đến Bệnh viện Đa khoa Hà Đông để chăm sóc.
27/04/2019(Xem: 5681)
Một vụ tai nạn xe hơi vào năm 1991 đã khiến cô Munira Abdulla rơi vào tình trạng hôn mê, nhưng con trai của cô không bao giờ mất hy vọng rằng một ngày nào đó mẹ mình sẽ tỉnh dậy. Khi cô Munira Abdulla lái xe đưa con trai Omar, 4 tuổi, từ trường về nhà ở Al Ain (tiểu vương quốc Abu Dhabi) vào năm 1991, cô không thể lường trước được rằng mình sẽ không thể trò chuyện với con trai trong 27 năm tới.
26/04/2019(Xem: 5784)
Sanh tử là chu kỳ chuyển hóa Sống-Chết và Chết-Sống của chúng sanh xảy ra liên tục trong vòng Luân Hồi, tùy theo luật nghiệp báo hay nhân quả. Chúng ta hãy xem qua đoạn văn sau đây về sự cẩn thiết phải thoát khỏi chu kỳ sống chết.
16/04/2019(Xem: 5188)
Điều gì sẽ xảy ra sau khi chúng ta qua đời? Xưa nay, câu hỏi đó luôn nằm trong địa phận tôn giáo nhưng càng ngày nhiều nhà nghiên cứu cố tìm câu trả lời đó bằng phương cách khoa học. Hầu hết Phật giáo truyền thống cho rằng có thể câu trả lời cho câu hỏi không thể trả lời đó là tái sanh.
01/04/2019(Xem: 5349)
Sinh và tử, tái sinh và trung ấm, cách nào để cúng vong… đó là các quan tâm lớn của nhiều Phật tử. Bài viết này sẽ dựa vào Kinh để khảo sát những vấn đề đang được Phật tử quan tâm và thảo luận. Trước tiên, cần nêu rõ rằng, những chữ như tái sinh, hay trung ấm thân (thời gian sau khi chết trong đời này mà chưa thọ thân của đời sau) có thể gây nhầm lẫn là có một “cái tôi” nào đang luân hồi; thực sự vốn không hề có “cái tôi” nào hết. Nên nhìn rằng chúng ta như một chùm bọt sóng (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) đang trôi trên dòng sông tham ái, liên tục biến đổi trên dòng sông đó. Không nên nhìn như có cái gì gọi là “cái đang là” mà nên nhìn như chỉ có “cái đang hình thành”; chỉ như thế mới không bị vướng vào chấp trước rằng các thủ uẩn là ngã hay có gì như là thực. Dòng sông vô thường trên thân tâm chúng ta vẫn đang chảy xiết; Đức Phật có khi gọi tượng hình là trận lũ, và thúc giục mọi người hãy vượt trận lũ, tức là vượt tham ái, để qua bờ giải thoát.
23/03/2019(Xem: 4465)
Gần đây và không những gần đây, những hiện tượng bất bình thường trong cuộc sống mà nhiều người tin là sự báo oán do oan gia trái chủ nhiều đời bách hại, khi y học bó tay, họ hướng về tâm linh một cách mê vọng, xem đó là điểm tựa cuối cùng.
23/03/2019(Xem: 4734)
Đa số Phật Tử cầu được cứu độ, giải thoát khỏi khổ đau, và giác ngộ nhưng vẫn mâu thuẫn, chấp luân hồi, luyến tiếc cõi trầnnên nghiệp thức luôn luôn muốn trở lại cái cõi đời, chấp khổ đau rồi tính sau. Vì vậy khi nói hay nghe đến thuyết luân hồi đa số chúng ta điều hiểu ngầm và tin tưởng là vì kiếp trước ta tạo ra nhân nên kiếp này nhận quả và kiếp sau sẽ là nhân quả của kiếp này?
15/03/2019(Xem: 6530)
Chúng ta luôn trải nghiệm biến chuyển sinh tử. Chúng ta đau khổ vì sự ra đi của người thân, điều làm thay đổi thực tại của chúng ta. Chúng ta không có sự chọn lựa nào khác, không thể thương lượng, lý giải hoặc phủ nhận. Chúng ta bỗng vụn vỡ và trải qua một cuộc biến chuyển nội tâm lớn đầy khó khăn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]