Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ðịnh tâm trên một hình sắc

18/01/201111:43(Xem: 11114)
Ðịnh tâm trên một hình sắc

 

Đại Thủ Ấn (Mahamudra)
Ouang Tchuk Dorjé - Dịch giả: Thích Trí Siêu

Chương II
Thiền Định

Định tâm trên một hình sắc

Nếu không thể đem tâm trở về trạng thái tự nhiên và an trú trong đó thì phải nương vào một vật bên ngoài để chú tâm như một khúc gỗ, hòn sỏi, tượng Phật, ngọn lửa, v.v... những vật nào tự cảm thấy thích hợp. Không cần suy nghĩ về màu sắc hay hình dáng của vật đó, chỉ cần chú ý giữ tâm an trú vào vật trước mặt, không quá căng thẳng hay thả lỏng. Chặt đứt tất cả tư tưởng ngoại biệt.

Nếu tâm quá căng thẳng sẽ cảm thấy lo âu và tức tối; nếu thả lỏng thì lại bị hôn trầm và mờ ám. Điều tâm cũng giống như lên giây đàn, không căng mà cũng không lỏng thì đàn mới kêu.

Cách thức chú tâm trên một hình sắc cũng tương tợ như việc quan sát một hòn sỏi nằm dưới đáy ly nước đục. Hòn sỏi sẽ hiện rõ ràng sau khi tất cả bùn nhơ lắng xuống đáy. Cũng vậy, khi những ý nghĩ không còn khởi lên khuấy động, ta sẽ nhìn thấy rõ đối tượng hình sắc. Hãy tập nhìn hình sắc như một đứa trẻ nhỏ, không bình luận hay suy nghĩ [1].

Nếu chú tâm mà không khởi ý nghĩ hay khái niệm thì tốt. Nhưng nếu chúng khởi lên, chỉ cần nhận biết và không theo, vì chúng tự khởi tự diệt.

Khi một ý niệm khởi lên, nếu không sáng suốt nhận biết thì nó sẽ móc nối làm khởi lên muôn vàn ý niệm khác gây chướng ngại cho sự tu tập. Những ý niệm chỉ là trò chơi của tâm, tựa như những gợn sóng trên nước, chợt khởi rồi tự tan biến.

Ta có thể chú tâm vào những chủng tự OM màu trắng, AH đỏ và HUM xanh, viết để trước mặt hoặc quán tưởng trong tâm. Ba chữ trên tượng trưng cho thân, ngữ, ý của chư Phật.

Trong lúc tu tập, những ý niệm như "Ta đang thiền, ta không thiền, ta phải làm cho tâm yên lặng, ...", đều phải dứt bỏ. Cần phải kiểm soát và điều khiển tâm an trú vào đề mục. Hãy thực tập những khóa ngắn hạn nhưng thường xuyên. Nhờ sự tập luyện này tâm sẽ trở về trạng thái sáng suốt, tĩnh lặng. Đây là điểm thứ hai của Thiền Định.

Chú thích:
[1] Bavardage ou commentaire mental: thông thường những vọng niệm trong tâm thuộc 2 loại: suy nghĩ và ảo tưởng. Suy nghĩ còn được gọi là nói chuyện trong tâm (bavardage mental). Ảo tưởng là những hình sắc tưởng tượng hiện trong tâm (cinéma mental).





 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/08/2010(Xem: 7908)
Trong những lần trước, chúng ta đã tìm hiểu về đời sống bên kia cửa tử qua lời kể của những người đã chết rồi hồi sinh (Near death experience). Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về những áp lực vật chất đối với những người vừa từ trần. Theo kinh Địa Tạng, những người tạo ác nghiệp khi chết sẽ trở thành ngạ quỷ hay súc sanh. Ngạ quỷ là quỷ đói, bụng to bằng cấi trống nhưng cái họng chỉ bé bằng cái kim nên ăn uống mãi mà cũng không no. Có l điều này ám chỉ những vong linh còn nhiều dục vọng, vẫn thèm khát cái thú vui vật chất nhưng vì không còn thể xác để thỏa mãn nên bị dục vọng hành hạ biến thành một loài quỷ đói. Theo các sách vở viết về thế giới bên kia thì đay là một cõi được cấu tạo bằng những chất liệu rất thanh và nhẹ so với nguyên tử cõi trần nên muốn sống một cách thảnh thơi, các vong linh khi qua đay phải biết loại bỏ đi những phần tử nặng trược tích tụ trong kiếp sống ở cõi trần như dục vọng, sự quyến luyến, lòng ham ăn uống hay đòi hỏi xác thịt.
05/05/2010(Xem: 13370)
Đại lễ Kỳ Siêu ngày 18 tháng hai năm Giáp Ngọ tại chùa Phật Ân
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]