Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cúng dường Mạn Ðà La

18/01/201111:43(Xem: 11882)
Cúng dường Mạn Ðà La

 

Đại Thủ Ấn (Mahamudra)
Ouang Tchuk Dorjé - Dịch giả: Thích Trí Siêu

Chương I
Dự Bị Tu Tập

Cúng dường Mạn Đà La

Thông thường, sự cúng dường không có nghĩa là làm vui lòng hay lấy điểm với bề trên, nó thể hiện lòng dâng hiến toàn vẹn cho sự giác ngộ, đại diện bởi các bậc Thầy và ngôi Tam Bảo; đồng thời cũng giúp cho ta gặt hái được nhiều công đức và lợi lạc. Khi ta gieo những hạt giống vào một cánh đồng, chính ta sẽ là người hưởng lợi chứ không phải cánh đồng. Sự cúng dường đến ngôi Tam Bảo cũng giống như vậy.

Có nhiều loại Mạn Đà La. Những cảnh lâu đài thiên cung, nơi cư ngụ của các vị Bồ Tát, Hộ Pháp, được xem là một loại. Đó là những kiểu mẫu thường thấy trên tranh ảnh (thangka). Riêng Mạn Đà La dùng ở đây thuộc loại cụ thể, cấu tạo bằng một nền phẳng với những vòng tròn, gạo, hạt cây hoặc ngọc báu, tất cả tượng trưng cho toàn thể vũ trụ.

Quán tưởng trên hư không trước mặt, có một lâu đài Mạn Đà La vĩ đại. Ở trung tâm là vị Bổn Sư (dưới hình dạng Vajradhara), phía trước ngài là những vị Thần Linh Quán [1], bên phải là chư Phật, đằng sau là tam tạng giáo điển, và bên trái là toàn thể Tăng Già. Đây là Mạn Đà La sơ khởi, đối tượng của sự cúng dường.

Tiếp theo ta cấu tạo một Mạn Đà La khác với những dụng cụ nhỏ đặc biệt, và tụng lên bài kệ cúng dường.

Dùng một cái dĩa bằng phẳng làm nền tảng cho Mạn Đà La (vật cúng dường). Một tay cầm dĩa, tay kia lau mặt dĩa và tụng bài chú 100 chữ của Vajrasattva để tẩy trừ mọi lậu hoặc. Sau đó, nhỏ một giọt nước (trong và thơm) lên trên tượng trưng cho Bồ Đề Tâm hướng và lòng đại bi. Tiếp theo, đặt một cái vòng thứ nhất lên mặt dĩa và đổ đầy những hạt gạo, đậu, v.v..., ở bốn góc một vài hạt kim cương, ngọc báu [2]; sau khi đổ đầy vòng thứ nhất, tiếp tục như vậy cho đến vòng nhỏ cuối cùng, và đặt trên vòng này một bảo vật. Đây là sự cúng dường cụ thể tượng trưng bên ngoài.

Trong lúc cấu tạo Mạn Đà La để cúng dường bên ngoài, ta đọc lên bài kệ thích hợp. Đọc đến đâu, quán tưởng đến đó, đây thuộc về ý cúng dường. Vật mà ta cúng dường tượng trưng cho toàn vũ trụ, thường được miêu tả trong giáo lý A Tỳ Đàm (Abhidharma).

Vũ trụ thường được miêu tả dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ trường hợp, vì căn cơ và nghiệp báo của thính chúng không đồng, nên khiến mỗi người thấy sự vật khác nhau. Riêng theo sự miêu tả ở đây thì có một dãy đất bằng huỳnh kim, chung quanh bao bọc bởi những bức tường sắt, bên ngoài là biển mặn. Bên trong bức tường, ở bốn góc có bốn châu (lục địa), mỗi châu lại nằm giữa một đại dương. Từ mỗi châu tiến dần vào trung tâm điểm gồm có bảy vòng đai xen kẽ với bảy núi vàng và bảy hồ thanh lương. Ở trung tâm điểm là núi Tu Di (Suméru), hình vuông giống bửu tháp (stupa) bốn tầng. Mặt núi phương đông bằng ngọc pha lê trắng, phương nam bằng ngọc lưu ly, phương tây bằng ngọc hồng bào và phương bắc bằng ngọc bích. Bầu trời và mặt biển ở bốn phía đều mang cùng màu tương hợp với ngọc núi. Lục địa (châu) phương đông hình bán nguyệt, mặt thẳng đối diện núi Tu Di, lục địa phương nam hình thang, lục địa phương tây hình tròn và lục địa phương bắc hình vuông.

Quả đất chúng ta đang ở thuộc phương nam (Nam Thiện Bộ Châu), biển và bầu trời màu xanh lơ. Những châu còn lại (đông, tây, bắc), ta không thể đến được bằng tàu bay hay phi thuyền, trừ khi ta tạo những nghiệp tương ưng với các chúng sinh ở đó.

Bài kệ mà ta phải lập lại 100.000 lần trong lúc thược hành pháp này là: "Hướng về tất cả các cõi Tịnh Độ của chư Phật, con xin cúng dường Mạn Đà La này, làm bằng hoa, dầu thơm, trầm hương, trang hoàng với núi Tu Di, tứ châu và nhật nguyệt. Nguyện cho tất cả chúng sinh đều được sinh về các cõi Tịnh Độ."

Bằng sự cúng dường này, ta sẽ tích tụ được hai thứ: phước đức và trí huệ.

Sau khi cúng dường xong, quán tưởng tất cả chư Phật, Bồ Tát trong Mạn Đà La đối tượng, tan biến thành hào quang và thấm nhập vào ta.

Cúng dường Mạn Đà La cụ thể và ý tưởng giúp ta gặt hái nhiều công đức. Cùng lúc đó, ta phải quán chiếu luôn về tánh Không của các pháp, tức năng cúng và sở cúng đều trống rỗng, không có thực tánh, nhờ đó trí huệ sẽ tăng trưởng. Tích tụ công đức dẫn đến sự thành tựu Hóa thân (Nirmanakaya) và Báo thân (Sambhogakaya). Những chúng sinh tu hành nhiều đời, gieo tạo căn lành có thể thấy được Hóa thân Phật. Riêng Báo thân Phật, chỉ có hàng đại Bồ Tát, những vị đã thực sự trực nghiệm tánh Không (Sunyata) mới thấy được. Tích tụ Trí Huệ (Bát Nhã) dẫn đến sự chứng đạt Thể Tánh thân (Svabhavakaya) và Pháp thân (Dharmakaya). Theo ý nghĩa tập luận ở đây thì Thể Tánh thân chính là nhất thiết trí của Phật, còn Pháp thân là tổng tánh bất dị của ba thân trước. Tuy nhiên. ở vài nơi khác, sự định nghĩa của hai thân này có thể đổi ngược, nhưng thường thì chỉ có Pháp thân là hay được đề cập đến.

Đến đây chấm dứt phần dự bị tu tập thứ ba: cúng dường Mạn Đà La.

Chú thích:

[1] Divinité de méditation (Yidam): tức là các vị Bồ Tát Hộ Thần, Hộ Mạng, còn được dịch là Đại Thần Linh Thủ Hộ. Những vị này xuất hiện rất nhiều trong các pháp thiền quán Mật giáo và giữ một vai trò trọng yếu đối với hành giả Mật tông Tây Tạng.
[2] Kim cương, ngọc báu ở đây không bắt buộc là đồ thiệt. Có thể dùng những đồ trang sức bằng nhựa hay đá đẹp để tượng trưng




 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/03/2017(Xem: 6196)
Những cái chết tức tưởi của thời nay
06/03/2017(Xem: 8015)
Ba thân Trung ấm: Thượng, Trung, Hạ đều có cùng một hình tướng bằng một đứa bé lên bảy tuổi như Đại Trí Độ Luận đã nói. Phải nói đây là sự bình đẳng về mặt tinh thần, không có sự sai biệt về giai cấp vật chất như lúc thân người còn sống trên cõi Trần. Lúc sống, có người bị mù lòa, câm điếc, tàn tật, ngớ ngẩn, lớn con, cao, thấp, đẹp người hay xấu xí..., kể cả giàu, nghèo, chức cao phận lớn, vua, quan, hay thứ dân hèn mọn... Đến khi chết, ai cũng đều có cùng một thân Trung ấm đồng cỡ như nhau ở bên kia cõi chết. Cũng vì từ tâm thức có sự sai biệt đó mà có ra thân tướng vật chất con người khác nhau, địa vị khác nhau. Từ đó thân Trung ấm cũng phải có thứ bậc cao, thấp. Sự khác biệt này đúng theo định luật nhân quả mà ánh sáng và bóng tối là biểu tượng đích thực. Đúng là đèn nhà ai nấy sáng nếu tự th
28/02/2017(Xem: 12703)
Đó là câu chuyện về Ngài Geshe Lama Konchog Rinpoche qua đời năm 2001. Có nhiều chuyện kỳ lạ trở thành mầu nhiệm sau khi Ngài ra đi.
01/02/2017(Xem: 16159)
Thuyết linh do Hòa Thượng Thích Phước Trí, Phó Ban Nghi Lễ Trung Ương – Trụ trì chùa Vạn Phước, Q.11 và chùa Pháp Vân, Q. Tân Phú thuyết linh tại chùa Thiền Lâm Q6, trong buổi lễ trai đàn chẩn tế nhân tuần chung thất... Ngày 19/08 AL
18/07/2016(Xem: 28655)
Hợp Tuyển Lời Phật Dạy Từ Kinh Tạng Pali, nguyên tác Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi, bản Việt dịch của Giáo Sư Trần Như Mai
01/07/2016(Xem: 6749)
Chân dung khoa học gia 17 tuổi của NASA
22/06/2016(Xem: 8807)
Một nhà tang lễ ở Ontario, Canada đã thực hiện việc hóa lỏng xác chết và đổ vào hệ thống cống rãnh. Trước khi bạn hoảng hốt vì những điều mình vừa đọc, xin thưa rằng, chuyện đó hợp pháp! Nhà tang lễ có tên Aquagreen Dispositions có giấy phép để "hỏa táng không lửa khói" xác những con thú cưng theo cách này, và bây giờ vừa được cấp một giấy phép khác để dùng hóa chất hóa lỏng thi thể con người – một phương thức dùng năng lượng hiệu quả hơn là hỏa táng. Và không chỉ dừng ở đó, còn nhiều cách tuy thân thiện với môi trường, nhưng nói ra có vẻ kỳ quặc khác, để làm một thi thể người… biến mất sau khi chết.
31/05/2016(Xem: 20974)
Chuyện xảy ra ở Việt Nam, nhưng lại bắt đầu từ bên Mỹ. Số là, vào khoảng thời gian năm 1956, có một kỹ sư Hoa Kỳ tên là Frank M.Balk. Chàng kỹ sư này suốt đời chẳng biết gì về cái xứ bé nhỏ xa xôi tận vùng Đông Nam Á tên gọi là Việt Nam cả.
07/04/2016(Xem: 12283)
On Wednesday, 6 April 2016, Senior Venerable Thich Nguyen Tang, the Abbot of Quang Duc Monastery in Fawkner, Victoria and also a Deputy-Secretary of The Unified Vietnamese Buddhist Congregation of Australia-New Zealand, visited this wonderful, beautiful and first Buddhist Garden at Cemetery in South Australia. Senior Venerale Tang offer his congratulation to Mr Robert Pitt, CEO of Adelaide Cemeteries Authority, that " I am happy to be here today, Thank you and congratulation for your wonderful job, your effort and your contributions this will be remained and appreciated by our Buddhist communities around Adelaide like Australian, Thai, Cambodia, Myanmar Srilanka, Tibet, Vietnam...I am happy to see your project complete so quickly". Two years ago, Senior Venerable has been invited here by Mr Robert Pitt to talk about the Buddhist funeral and relics after cremation, after that he advised Mr Robert Pitt should build a Buddhist Garden for Buddhist followers around South Australia. He said
03/04/2016(Xem: 12598)
Một sai sót xảy ra trong một lễ tang của một Phật tử VN tại Adelaide Nam Úc, nhân viên nghĩa trang Enfiled đã xay nhuyễn phần tro cốt của người quá vãng trước khi gia đình muốn xem phần tro cốt có lưu xá lợi hay không, đây là 1 bài học nhớ đời cho nhân viên nghĩa trang, chính vì sai sót này, Ban giám đốc nghĩa trang, ông Robert Pitt, đã làm việc với gia đình tang quyển, xin lỗi và an ủi (Kim Thoa, Hoàng Lan, cùng với sự cố vấn của TT Nguyên Tạng, ĐĐ Viên Trí) cuồi cùng đã dẫn đến một kết quả có hậu, đó là thiết lập một khu Nghĩa Trang Phật Giáo đầu tiên ở Nam Úc cho tôn giáo cổ xưa này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]