Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài Giảng Thứ Hai

04/01/201115:52(Xem: 3545)
Bài Giảng Thứ Hai

 

Life, Death and After Death
S
NG, CHT và SAU KHI CHT
Lama Thubten Yeshe
Vô Huệ Nguyên chuyển ngữ - Phổ Từ Diệu Hương hiệu đính
Việt Nalanda Foundation ấn tống và phát hành tại Hoa Kỳ 2009

BÀI GIẢNG THỨ HAI

Tất cả mọi người đều có tâm. Tâm có ba thể: thô, vi tế và siêu vi tế. Đồng thời chúng ta cũng có ba thân: thân thô kệch (thân xác), thân vi tế và thân siêu vi tế. Tâm thức của thân thô kệch có năm tâm thức thô kệch*. Chúng ta dùng năm thức này hằng ngày. Tâm vi tế có thể gọi là siêu ngã hay tri thức u mê. Đây là giác quan vi tế chúng ta không thể nhìn thấy nó và hiểu nó một cách rõ ràng được. Tâm thô kệch rất bận rộn nên tâm vi tế bị lu mờ. Khi tâm thô kệch không hoạt động thì tâm vi tế mới có cơ hội hoạt động và phát triển. Đó là lý do tại sao phương pháp của Phật giáo Mật tông Tây Tạng là loại bỏ những ý niệm thô để dành chỗ cho tâm vi tế làm việc. Đó là phương pháp của Mật tông. Đó là cách làm việc của Mật tông.

Mặc dù chúng ta hiểu được sự kiện này, nhưng tâm thô kệch của chúng ta chẳng có chút năng lực nào cả; tâm vi tế có năng lực hơn để hiểu biết thấu đáo và có thể lý luận phân tích. Thiền định loại bỏ tâm thô kệch để cho tâm vi tế làm việc. Thiền định thực hiện đúng như tiến trình của sự chết. Dĩ nhiên, kiểu thiền này cũng hướng dẫn đến tiến trình của sự chết, nên cần phải vững mạnh, cần phải tập trung năng lực.

Phật giáo giải thích bản thể thật của vũ trụ: trống rỗng (emptiness, sunyata, không tính, có người gọi là tánh không.) Một khi chúng ta loại bỏ được tâm mê tín thô kệch, thì kinh nghiệm về sự trống rỗng sẽ đến, sẽ hiện ra. Một người không có một chút tư tưởng, một ý niệm nào về khôngtính, về thực thể hay nếu họ có một chút hiểu biết về tiến trình của sự chết, thì cái kinh nghiệm này sẽ hướng dẫn họ đi xa hơn để kinh nghiệm được sự trống rỗng hay không tính. Mặc dù trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, chúng ta không có một ý niệm gì về không tính, nhưng một khi cái tâm thô kệch bận rộn biến mất thì chúng ta sẽ kinh nghiệm được sự trống rỗng vĩ đại ngay lập tức. Do đó, hãy chấm dứt cái thô kệch, hãy chấm dứt những ý niệm lăng xăng lộn xộn, thì chúng ta sẽ kinh nghiệm được không gian thực, một cái gì đó trống rỗng. Khi không còn bận bịu, lăng xăng, ồn ào thì sự rỗng lặng sẽ hiện ra.

Mỗi khi chúng ta diễn tả khôngtính, “thế này, thế này, thế này, sự trống rỗng, thế này, thế này, thế này,” nghe sao phức tạp quá. Có thể giáo lý của Phật giáo quá phức tạp, quá ngụy biện chăng. Một người bình thường không thể hiểu được, không có thể nhận ra được khôngtính. Ngài Long Thọ (Nagarjuna)nói, “Thế này, thế này, thế này;” Ngài Nguyệt Xứng (Chandrakirti) nói, “Thế này, thế này, thế này.” Quý vị có hiểu không? Khi mà những sự bận rộn, những ý niệm u mê lầm lẫn đã được bỏ đi, đã được cắt vứt đi bởi sự thật, bởi những chứng nghiệm và kinh nghiệm thậtthì khôngtính, sự trống rỗng sẽ đến, như tiến trình của sự chết.

Bình thường, chúng ta rất xa sự thật: sự thật của chính chúng ta và sự thật của vạn vật. Tại sao? Bởi vì chúng ta bị che bởi những chiếc mền quá nặng nề --- mọât, hai, ba...lớp mền u mê, lầm lẫn. Tất cả những chiếc mền thô kệch này, tâm thô kệch, đã được xây dựng, đã được bồi đắp lên, vĩ đại như núi Tu Di, như Hy Mã Lạp Sơn, vì thế chúng ta không dễ gì xé rách được những chiếc mền dầy cộm này.

Trong Phật giáo, chúng tôi dùng những phương pháp thiền định để bỏ đi từ từ những lớp mền này. Đó là sự làm việc của chúng tôi. Bây giờ, để mang những phương pháp này ra, để thực hiện những cách làm việc này, chúng ta cần phải hiểu bản tính của tâm chúng ta, tâm của chính chúng ta không phải của ai khác. Trước nhất, tâm không phải là vật chất, không phải là sự vật. Tâm giống như một năng lực tư tưởng, một năng lực ý thức. Tâm không có hình tượng, không có mầu sắc. Tâm là năng lượng vô hình, vô sắc. Bản tính của tâm trong và sạch; tâm phản ảnh những hiện tượng ở bên trong, những hiện tượng nội tại. Ngay cả một tư tưởng rất tiêu cực cũng có bản tính riêng, trong sáng riêng, để nhận thức sự thật hay để phản chiếu những phóng tưởng, những vọng tưởng. Thức, hay tâm thức, giống như không gian. Thức không là những đám mây ô nhiễm. Bản tính của không gian thì khác. Quý vị vẫn lắng nghe tôi đấy chứ? Mặc dù có mây đen bao phủ không gian, nhưng cả hai đều có bản tính riêng, chúng không là nhau.

Sở dĩ tôi nói như vậy bởi vì chúng sinh đã sẵn có những xu hướng và đã sẵn có những tiền ý niệm, những định kiến. Chúng ta nghĩ, “Tôi là một người xấu, tâm của tôi xấu và đầy tiêu cực.” Chúng ta luôn luôn than, “Tôi thế này, thế này, thế này, tâm tôi thế này, thế này..,” “người tôi thế này, thế này, thế này...” Chúng ta luôn luôn tự mâu thuẫn. Theo Phật giáo, đây là những quan niệm sai lầm. Chúng tôi nghĩ: bản tính tự nhiên của không gian thì không hề bị ô nhiễm; bản tính tự nhiên của ô nhiễm thì không phải là không gian. Tương tự như vậy, bản tính của tâm thức thì không tiêu cực, không xấu. Chính Đức Phật đã nói, Phật hay Như Lai tính đều có trong tất cả mọi chúng sinh, Phật tính thanh tịnh và trong sạch. Đức Di Lặc (Maitreya) cũng giải thích, nếu anh đem cái trong sạch tự nhiên bỏ vào cục phân thì cái bản tính trong sạch tự nhiên đó cũng khác với cục phân, bản tính của cục phân thì khác với bản tính trong sạch tự nhiên. Quý vị vẫn nghe tôi đấy chứ? Giống như thế...(Xin lỗi quý vị, ông sư Tây Tạng này không có cái gì tốt để nói --- ông ấy luôn luôn nói cái xấu!) Nhưng đây là điều quan trọng. Một cái tâm trong sạch luôn luôn hiện hữu. Một bản tính tự nhiên hay tâm bản nhiên thì luôn luôn hiện hữu. Bản tính của tâm và sự trong sáng của tâm luôn luôn hiện hữu. Nhưng tất cả những ý niệm, định kiến của chúng ta, tất cả những chiếc mền nặng nề này đều bị ô nhiễm, đều bị nhiễm độc, chúng che lấp những giác quan của chúng ta. Nếu không bị che lấp thì bản tính của chúng là trong sạch; tâm bản nhiên là trong sạch.

Trước tiên, điều này rất quan trọng, chúng ta phải nhận cho ra bản tính tự nhiên của chúng ta --- nguyên tính của tâm thức --- thì hoàn toàn không tiêu cực, hoàn toàn không xấu. Chúng ta phải nhận ra tâm bản nhiên, bản tính của chúng ta hoàn toàn trong sạch, tâm bản nhiên của chúng ta thanh tịnh, hiện hữu, ngay ở đây, bây giờ.

Tâm thức của chúng ta có hai đặc tính: tương đối và tuyệt đối. Bản tính tương đối của tâm thức thì không tiêu cực, không u mê. Thí dụ, theo người Thiên Chúa giáo, linh hồn của con người thì trong sạch, không có mâu thuẫn, không có xung đột, không có tham lam, sân hận và ganh ghét. Cũng giống như vậy, một cách tương đối, tâm của chúng sinh có thể đi thẳng từ cấp độ thấp nhất đến giác ngộ. Nhưng một cái tâm mâu thuẫn không thể đi như vậy được. Tâm bất mãn, tâm bận rộn không bao giờ có thể đi từng cấp độ từ thứ nhất, thứ nhì, thứ ba đến thứ mười trong Thập địa Bồ tát được hay tới giác ngộ được. Như vậy bản tính của tâm thức con người, bản tính của linh hồn con người thì liên tục thăng tiến, thăng tiến, chuyển hóa. Những chiếc mền u mê lầm lạc không bao giờ thăng tiến. Mỗi lần thanh tẩy là mỗi lần u mê, ô nhiễm biến mất, biến mất, biến mất. Tôi hy vọng rằng quý vị hiểu được cái đặc tính tương đối của tâm chúng ta.

Bản tính tâm tuyệt đối hay linh hồn của con người thì không nhị-nguyên (bất nhị). Cái tâm không nhị-nguyên này không bao giờ bị những cảm xúc lôi kéo hay quấy rầy. Bản tính tự nhiên của tâm luôn luôn trong sạch.

Chúng ta nên hiểu rằng cái tiềm năng nguyên tử lực của mỗi người chúng ta chính là tâm thức của chúng ta. Tâm thức của chúng ta không hề bị trộn lẫn với những cái xấu, những sự kiện tiêu cực. Tâm có đặc tính riêng của nó: tương đối và tuyệt đối. Tâm thức giống như đại dương. Những xung đột của cái tôi giống như những làn sóng. Tất cả những ý niệm và tất cả những mâu thuẫn, xung đột, giống như những làn sóng nhấp nhô trong tâm thức. Chúng nhấp nhô, lên xuống --- whoop, whoop! --- rồi lại trở về tâm thức.

Hình ảnh đó cho chúng ta thấy mỗi tâm thức hay mỗi linh hồn của riêng mỗi người hoàn toàn trong sạch tự nhiên. Giống như những làn sóng trên mặt biển, chúng ta có làn sóng tham, làn sóng sân và làn sóng si. Đồng thời chúng ta cũng có khả năng làm cho tâm của chúng ta yên tịnh, không lay động, không xáo trộn, chúng ta có thể giữ tâm của chúng ta như mặt biển không có sóng. Công việc đó Phật giáo gọi là thiền định.

Tất cả những lầm lẫn, tất cả những bất mãn, tất cả những đau khổ đều đến từ những sự chuyển động, từ những động lực trong tâm của chúng ta. Quý vị sợ ư? Hãy thư giãn, ngồi thoải mái. Hãy nghĩ chúng ta không là chi cả. Đó là sự thật. Nếu chúng ta nghĩ chúng ta là một người nào đó, chúng ta sẽ “khớp.” Phải không?

Tất cả những vấn đề, tất cả những gốc rễ sâu xa của tất cả những vấn đề của con người đang nằm một chỗ nào đó ở trong tâm. Thật là có giá trị, nếu chúng ta trực tiếp kiểm điểm soi tìm chúng. Mỗi một người chúng ta nên thấu hiểu rằng bản tính của chúng ta hoàn toàn không xấu, khổ, đau, buồn và không có hy vọng. Chúng ta nên kính trọng bản tính tự nhiên của chúng ta, sự thanh tịnh của chúng ta, tâm bản nhiên của chúng ta. Như thế chúng ta mới có thể bắt đầu kính trọng người khác. Nếu chúng ta chỉ giận hờn, ganh ghét, ích kỷ, tiêu cực, chán nản và mất hết hy vọng thì chúng ta cũng chỉ nhìn thấy người khác cũng y như vậy. Thật là nguy hiểm!

Khi chúng ta thiền, tri giác của chúng ta hay thức giác của chúng ta không phải là một người thiền. Đôi khi người ta nghĩ, vì họ quen dùng ngũ quan nên những cảm nhận từ giác quan là sự thật. Vì thói quen của người Tây phương, cái gì họ sờ mó được, thấy được, ngửi được ...vân vân... là của họ, thành ra họ cho tất cả những đối tượng cảm giác là sự thật.

Thật ra, thức giác chỉ là giả, chỉ là một sự đánh lừa. Thức giác không đủ thông minh, nó không có khả năng để phân biệt xấu tốt. Đó là lý do tại sao khi vừa mở mắt ra là chúng ta đã bị quyến rũ ngay, là chúng ta chạy theo những ý niệm nhị nguyên ngay lập tức. Trong thiền định, những sự lừa đảo của thói quen tri giác này sẽ tự động chấm dứt.

Giả sử chúng ta đang ở trong nhà và đang nghĩ về trái lê, “Ồ, đây là một trái lê ngon.” Ngay trước khi đi chợ, tâm của chúng ta đã tưởng tượng về trái lê và quyết định sẽ mua lê hôm nay. Vì thế, khi ra chợ, thấy trái lê là chúng ta bị quyến rũ ngay. Bởi vì chúng ta đã sẵn có những tiền ý niệm, những định kiến về nó.

Cảm giác giống như dân Thụy điển, thức giác giống như chính phủ Thụy Điển. Chính phủ luôn luôn có những quyết định về dân chúng: thành phần nào tốt, thành phần nào xấu. Đó là lý do tại sao tâm thức luôn luôn có những tiền ý niệm. Vì thế khi cảm giác sờ, thấy... một sự vật, nếu tâm thức nói “tốt” thì nó tốt; nếu tâm nói “xấu” thì nó xấu. Đó là lý do tại sao tôi nói cảm giác rất khờ dại, cảm giác không có một chút khả năng phân tích nào. Cảm giác chỉ có thể nhìn được những gì thô kệch, không có cách nào để cảm giác hiểu được bản tính, không có cách nào để cảm giác hiểu được thể tính. Không thể được. Khoa học đã cố gắng hết sức để tìm hiểu sự thật qua những ống kính siêu hiển vi nhưng đành thất vọng. Phật giáo đã biết điều đó, chúng ta không thể nào hiểu được không tính,sunyata bằng lý luận, bằng ý nghĩa.

Buổi trưa nay chúng ta sẽ thiền trên mỗi tâm thức riêng của mỗi người. Chúng ta không nên sợ hãi, chúng ta thường suy nghĩ, “Làm sao tôi có thể thiền được khi tôi không biết gì về tâm thức của tôi? Ông sư này daïy tôi nên thiền về tâm thức của tôi, nhưng nếu đây là căn nguyên của mọi vấn đề của tôi thì làm sao tôi có thể thiền về nó được?” Đây, thí dụ, chúng ta đang ở trong cái phòng này. Mặc dầu không trực tiếp nhìn thấy mặt trời nhưng chúng ta vẫn nhìn thấy những tia sáng. Vì thế chúng ta biết, qua những tia sáng nhận được, mặt trời chắc chắn có, chắc chắn đang hiện diện. Tương tự như vậy, chúng ta biết rằng qua những kinh nghiệm của chúng ta thì những tư tưởng và những động năng đều có ảnh hưởng đến tâm thức của chúng ta. Vậy, vì nhận biết có tư tưởng, vì biết rõ có tư tưởng, vì tỉnh thức trong tất cả những tư tưởng và có động năng thúc đẩy nên chúng ta có thể thiền định với tâm thức của chúng ta. Mỗi khi quan sát tâm của chúng ta, mỗi khi tỉnh thức trong sự nhìn ngắm tâm của chúng ta, là chúng ta đang thiền về chính tâm của chúng ta.

Một cách khác để thiền về tâm của chúng ta là hãy nhận biết tâm qua những kinh nghiệm. Mỗi khi chúng ta nhắm mắt lại, chúng ta biết có một vài tư tưởng đang đến; hãy chỉ biết tư tưởng đang đến. Đừng quan trọng hóa về tư tưởng tốt hay xấu. Quý vị có hiểu không? Bản tính của cả tốt và xấu đều trong sạch bởi vì tâm phản chiếu tất cả mọi hiện tượng.

Bên Tây phương, danh từ “Thiền” mang lại nhiều ngộ nhận, hiểu sai. Đôi khi người ta nghĩ, người ta diễn tả thiền là siết chặt mình lại, tự cột thắt mình lại, có người lại nghĩ thiền là bành trướng ra, mở rộng ra. Cả hai lối diễn tả này đều sai lầm. Nếu chúng ta mở rộng ra, chúng ta sẽ trở nên xao lãng, mất tự chủ; nếu chúng ta thu hẹp lại, chúng ta sẽ trở nên ích kỷ.

Thiền rất là đơn giản. Hãy nhắm mắt lại. Cái gì đang xẩy ra? Sự tỉnh thức của chúng ta làm việc giống như một cái máy nhậy cảm. Giống như một cái ra đa. Nếu có một dấu hiệu nào, nếu có một chấn động nào, nếu có một rung động nào, chúng ta liền nhận ra nó. Chúng ta nhận được, hoàn toàn tỉnh thức, hoàn toàn biết được cái gì đang xẩy ra. Quý vị đang nghe tôi đấy chứ? Đó là tất cả những gì tôi gọi là thiền về tâm thức.

Thiền không có nghĩa là “Ồ, có ánh sáng! Ánh sáng đến! Cái này, cái này, cái này....” Chúng ta không có đối thoại gì cả. Giả sử chúng ta đang thiền, chúng ta đang nhận thức những cái ở chung quanh đây --- bầu trời, chiếc xe đang chạy qua --- chúng ta đang nhìn thấy tất cả. Nhưng, chúng ta tuyệt nhiên không nói gì cả, như kiểu: “ Những cái xe này đẹp quá, chở đầy trái cây và bánh kẹo ra chợ.” Không nên có những kiểu đối thoại này. Mặc dầu đang nhìn ngắm chúng, nhưng chúng ta cũng cần ở trong tình trạng kiểm soát, tỉnh thức và tránh tình trạng tâm lơ là, mơ màng, không được kiểm soát.

Cái gì làm chúng ta không có sự kiểm soát? Chính cái đối thoại --- “Cô ta như thế này, cô ta nói cái đó, nó bảo như vậy, tôi không thích cái đó, tôi không thích cô đó, tôi thích, tôi không thích...” --- Chúng ta tự phản ứng với những cái gì đang diễn ra. Kiểm soát có nghĩa là không phản ứng. Nếu có ai nói: “Anh là thằng xấu,” chúng ta không phản ứng, chúng ta không nói lại: “Nó bảo tôi là thằng xấu, tôi (cái tôi) không chịu được.” Đó là phản ứng. Đó là một cái tâm không kiểm soát. Đó cũng là một cái tâm bị quấy nhiễu. Theo tôi, có hai hiện tượng trong một cái tâm bị quấy nhiễu: một là đối tượng tốt đẹp, hai là đối tượng đáng ghét. Bị quấy rầy có nghĩa là chúng ta không thoát ra khỏi ý nghĩ về đối tượng, là cứ bị đối tượng bắt phải suy nghĩ. Quý vị có hiểu tôi nói gì không? Bị quấy rầy có nghĩa là chúng ta không có tự do, không có sự an lành mà cứ luôn luôn nghĩ, “cái này, cái này, cái này, cái kia, cái kia, cái kia.” Đó là bị quấy rầy. Như vậy một cái tâm sân hận, ghen tương, tham lam, dính mắc là một cái tâm luôn luôn bị phiền nhiễu, bị quấy rầy. Đó là lý do thiền định dạy chúng ta thói quen không phản ứng khi bị những đối tượng quấy nhiễu xuất hiện.

Cái gì được gọi là ơn ích thật sự và trực tiếp trong sự tỉnh thức hướng về tâm của chúng ta, thay vì cứ để cho cái hoa này, cô bạn gái kia, anh bồ này quấy rầy chúng ta? Có những nguồn năng lượng sẽ đến khi chúng ta tỉnh thức trong cái tâm của chúng ta. Tâm thức tự nó không có cứng ngắc, bền chặt như xi măng, như sự hiện diện của chậu hoa này, như cô bạn này, như anh bạn kia. Cái đẹp của sự quan sát hay tỉnh thức trong tâm riêng của chúng ta là sự theo dõi, quan sát này sẽ hướng dẫn chúng ta phá đổ được những ý niệm cố hữu của chúng ta; sự theo dõi sẽ trực tiếp hướng dẫn chúng ta cởi bỏ những lớp mền nặng nề của u mê, của mù quáng để kinh nghiệm được sự rỗng lặng, khôngtính. Để giải quyết những vấn đề, chúng ta cần những kinh nghiệm của chính chúng ta, của chính tâm chúng ta, như vậy chúng ta mới có thể phá vỡ được những ý niệm. Từ đó, chúng ta mới có đủ can đảm, đủ khả năng, chúng ta mới có thể nói được: “Ô, tôi có thể làm bất cứ gì, nếu muốn giải quyết những rắc rối, những trở ngại, tôi có thể làm được.” Theo Phật giáo, đó là con đường mà tất cả mọi chúng sinh có thể tự giải thoát cho chính mình.

Chúng ta rất thông minh. Chúng ta thường phán đoán, thường phê bình, “tốt/xấu, tốt/xấu, đẹp/xấu, đẹp/xấu.” Chúng ta luôn luôn như vậy. Nhưng khi thiền, chúng ta chấm dứt nói tốt/xấu, tốt/xấu. Chấm dứt sự thông minh như phê phán tốt/xấu. Đây chính là nhị nguyên. Khi tâm chúng ta bị phân tán --- tốt/xấu, tốt/xấu, tốt/xấu --- Hãy chấm dứt! Hãy ngưng lại, chỉ tỉnh thức, chỉ chú tâm. Như mặt trăng, như mặt trời. Chúng không suy nghĩ, “Tôi đang làm cho người Thụy điển ấm áp” hay “Tôi đang cho người Thụy điển ánh sáng. Tội nghiệp họ!” Mặt trăng và mặt trời không bao giờ nói như vậy. Hãy như mặt trăng, hãy như mặt trời. Đó là điều quan trọng.

Đức Di Lặc nói rằng tất cả những sách vở, giáo lý, kinh thánh...vân vân... giống như những chiếc cầu. Để đi qua sông chúng ta cần những chiếc cầu. Sau khi đã qua sông, hãy nói “cầu ơi, chào mi.” Sau khi đã qua sông, không còn lý do gì để nghĩ, “chiếc cầu này quá tốt,” hay “cuốn kinh này tốt quá.” Nói như vậy, nghĩ như vậy chỉ tỏ cho chúng ta biết rằng chúng ta đang bám víu, đang bị dính mắc vào chiếc cầu, vào kinh sách.

Vậy, nó chỉ có lý khi chúng ta dùng trí phân biệt để biết giá trị tốt/xấu. Nhưng lúc nào cũng “tốt/xấu, tốt/xấu, tốt/xấu” thì chẳng còn giá trị chút nào. Vì thế, mặc dầu chúng ta cần trí phân biệt nhưng có lúc chúng ta nên đi ra ngoài nó.

Làm thế nào tâm tỉnh thức có thể hướng dẫn chúng ta đến những kinh nghiệm không nhị-nguyên? Quý vị có thể nói lại rằng, luôn luôn có hai cái hoa, có mặt trăng và mặt trời, có rất nhiều người. Vậy thì làm thế nào có thể kinh nghiệm được không nhị-nguyên trong khi nhị-nguyên vẫn luôn luôn có đó, vẫn luôn luôn hiện diện ở đây?

Nhị-nguyên là giá trị công ước của sự thật, do con người bằng lòng với nhau, giao ước với nhau. Khi chúng ta có kinh nghiệm về không nhị-nguyên (bất nhị) không có nghĩa là chúng ta bị bắt buộc tin có thượng đế; kinh nghiệm này chỉ có nghĩa là chúng ta sẽ hiểu sâu rộng hơn về sự thật, về tất cả những tập tục và những công ước, khi đã hiểu được chúng thì chúng không còn lay động tâm chúng ta nữa. Đó là lý do tại sao chúng ta không nên tranh cãi khi chúng ta đang cố gắng có kinh nghiệm về không nhị-nguyên.

Trong lúc thiền, chúng ta không nên thắc mắc, “Tại sao tôi phải làm cái này? làm cái này thế nào? làm cái này để làm gì? Có hai cái hoa, sao ông sư này lại nói không được nhị-nguyên?” Cái kiểu thắc mắc này, cái kiểu tranh luận này chúng ta nên chấm dứt ngay. Chúng ta đang cố gắng đạt được kinh nghiệm, chúng ta không nên phá hủy bông hoa. Quý vị có hiểu không? Chúng ta đang cố gắng phát triển khả năng tỉnh thức và tìm hiểu toàn thể sự thật về bông hoa.

Theo quan điểm của Phật giáo, khi chúng ta tập trung vào tính bất nhị của bông hoa thì ngay tại thời điểm đó kinh nghiệm về bông hoa sẽ biến,những công ước về bông hoa sẽ biến mất trong kinh nghiệm, trong chứng nghiệm. Quý vị đang nghe tôi nói phải không? Vậy, khi chúng ta kinh nghiệm về tính bất nhị của chính chúng ta thì ngay tại lúc đó trong tâm của chúng ta không còn ý niệm thất vọng về chính chúng ta ---Tất cả đều biến mất. Không còn thắc mắc, “tôi đẹp hay xấu?” Quý vị có hiểu tôi muốn nói gì không? Những sự liên hệ về một buổi đối thoại liền biến mất. Ngay tại giây phút kinh nghiệm đó không còn ý niệm về sắc đẹp. Do đó không còn sự lo lắng nào về nhan sắc tàn phai. Khi sự lo lắng giảm đi thì những vết nhăn cũng giảm đi.

Chúng ta đang thảo luận về một trạng thái của kinh nghiệm, kinh nghiệm của tâm thức, chúng ta không nên lo lắng băn khoăn, “tôi sẽ biến mất, tất cả mọi sự đang biến mất, có thể tôi sẽ chấm dứt con người hư vô này.” Chúng ta không nên lo lắng về điều đó. Phải vậy không quý vị? Chỉ nên phá đổ cho tan tành những ý niệm sai lầm, về một triều đại của cái tôi. Trong lúc thiền định, hãy chỉ tỉnh thức trên cái tâm thức của chính mình. Cũng đừng diễn dịch, cũng đừng nghĩ cái tâm của chính mình là tốt hay xấu. Hãy là và hãy ra đi! Quý vị có hiểu không? “Hãy ra đi” không có nghĩa là chúng ta biến mất; chỉ có nghĩa là chúng ta ra khỏi trạng thái thiền cũng trong sự tỉnh thức. Sự tỉnh thức giống như mặt trời, chiếu những tia tỉnh thức --- Thế thôi! Hãy là! Hãy ra đi! Vậy là đủ rồi!

Mỗi khi chúng ta nhắm mắt lại, hãy thư giãn, thoải mái, tỉnh thức. Thỉnh thoảng có những mầu sắc xuất hiện, hãy để chúng đến rồi đi. Đừng suy nghĩ về những mầu trắng xuất hiện, đừng nói chuyện với chúng. Đừng thắc mắc về chúng. Chỉ theo dõi, chỉ tỉnh thức. Nói cách khác, bất cứ cái gì tâm thức của chúng ta đang kinh nghiệm được trong lúc này, hãy chỉ là, hãy chỉ tỉnh thức, hãy chỉ biết sự liên tục của trí nhớ của chúng ta mà thôi.

Tôi nghĩ rằng đã hết giờ rồi, phải không? Quý vị coi giờ xem sao? Bởi vì tôi đang ở đây nên tôi phải giữ đúng giờ, quý vị thông cảm. Điều mà tôi đang cố gắng giải thích là chúng ta chỉ nên đơn giản cố gắng kinh nghiệm được một vài điều trong cuối tuần này, hãy phá hủy chiếc mền u mê của chúng ta đi, như vậy cuối tuần này mới thực có giá trị. Quý vị có hiểu không?

Đây là sự cảm nhận của tôi, quyền làm người của tôi nói với quý vị. Quý vị không cần phải tin bất cứ điều gì tôi trình bày. Không có gì bắt buộc quý vị cả, không có một trách nhiệm nào, không có một bổn phận nào bắt quý vị phải tin những vấn đề tôi trình bày. Hãy chỉ đơn giản tự kinh nghiệm chúng. Ông sư này nói: có được một chút kinh nghiệm nào hay là không? Chỉ vậy thôi. Không có kinh nghiệm về thiền thì không giải thoát được; như vậy Phật giáo chẳng giúp gì được.

Điều này rất đơn giản. Chúng ta không cần phải trở nên một đại thiền giả; chỉ cần thoải mái và tỉnh thức. Đừng phê phán những nhận thức của chúng ta tốt hay xấu; chỉ cần tỉnh thức về tất cả những tri thức của chính chúng ta mà không diễn dịch nó ra dưới bất cứ một hình thức nào cả. Như thị, hãy là như vậy. Ngay cả những ý tưởng xấu đến, đừng lo lắng về nó cũng đừng xua đuổi nó. Bản tính của những tư tưởng xấu cũng vẫn là tri thức trong sạch.

Đừng nói chuyện với những đối tượng đang xẩy ra. Đây là điều tệ hại nhất của thiền định. Chúng ta chỉ nên tỉnh thức với tâm thức của chính chúng ta. Khi một ý tưởng xuất hiện, đừng vội xua đuổi nó, như nghĩ : “Ồ, không được, cái này xấu.” Đừng tức giận như vậy. Chỉ quan sát chúng, chỉ tỉnh thức, chỉ biết chúng đang như vậy. Đừng đối thoại, như thế này: “Ô, đẹp quá, tốt quá, ...quá, ...quá, huyền diệu quá...” Đừng đối thoại, đừng diễn dịch. Hãy chấm dứt tất cả mọi hình thức này, chỉ tỉnh thức! Sự tỉnh thức này sẽ dẫn chúng ta đến tình trạng không còn nhị nguyên, không còn phiền nhiễu.

Tôi nghĩ đã trễ giờ. Khi bắt đầu đi vào con đường thiền định, trước nhất hãy tìm hiểu cái động năng nào đang thúc đẩy chúng ta. Nếu chúng ta cảm thấy chẳng có động năng nào cả, hãy ngồi thở tự nhiên. Sau đó, chỉ quan sát, chỉ theo dõi cái ý nghĩ riêng của chúng ta. Tôi nghĩ rằng đã quá đủ rồi. Tôi không cần phải giải thích thêm nữa. Quý vị sẽ thực hành, phải không? Cám ơn nhiều lắm và sẽ gặp quý vị lại vào chiều nay.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 6480)
Phóng viên Phattuvietnam.net gửi câu hỏi tới PGS.TS Hà Vĩnh Tân về đề tài “Tái sinh và luân hồi”, và đã nhận được trả lời,. . .
08/04/2013(Xem: 5871)
Phóng viên Phattuvietnam.net gửi câu hỏi tới PGS.TS Hà Vĩnh Tân về đề tài “Tái sinh và luân hồi”, và đã nhận được trả lời, như sau: Hỏi 1: PGs.Ts lý giải như thế nào về những trường hợp trong thực tế như "cháu bé ở Vụ Bản"; đấy có phải là tái sinh luân hồi hay không?
08/04/2013(Xem: 4536)
Khoa học giải thích các hiện tượng bằng thử nghiệm thực tế. Tuy nhiên, có nhiều hiện tượng vẫn chưa được khoa học giải thích thỏa đáng. Các thần giáo như Ki-tô giáo chẳng hạn chủ trương dùng một Thượng đế để lí giải những gì khoa học chưa phân giải được.
08/04/2013(Xem: 4887)
Những ai từng đọc truyện “Tề thiên đại thánh” đều biết đến câu chuyện Tôn ngộ không nhổ một cọng tóc, và từ cọng tóc hóa thành hàng trăm Tôn ngộ không khác với hình dạng y chang như Tôn ngộ không “thật”. Cố nhiên, chúng ta cho rằng câu chuyện chỉ là huyền thoại, một giả tưởng, có tính cách giải trí.
08/04/2013(Xem: 8941)
Hàng ngàn người mất nhà cửa Khoảng 700 người thiệt mạng trong vụ động đất khủng khiếp ở tây bắc Trung Quốc hôm thứ Tư đã được hỏa táng tập thể bên ngoài thị trấn Gawa. Nhưng nhà chức trách đã quyết định cho hỏa táng xác các nạn nhân vì lo ngại bệnh tật có thể lan rộng nhanh chóng.
08/04/2013(Xem: 5270)
Tên của Tathagat Avatar Tulsi có nghĩa là “sự tái sinh của đức Phật”. Năm 12 tuổi, Tathagat phá vỡ kỷ lục Guinness, trở thành thạc sĩ trẻ nhất thế giới năm 1999.
08/04/2013(Xem: 5091)
Phương pháp thụ tinh nhân tạo đã có từ năm 1776 do tu sĩ Lazzaro Spallanzani (1729 - 1799) áp dụng cho thú vật và đã thành công mỹ mãn. Thế kỷ 19 và 20 đã áp dụng rộng rãi phương pháp thụ tinh nhân tạo. Ngày nay, ở Mỹ có 95% súc vật được thụ tinh nhân tạo.
08/04/2013(Xem: 4255)
Theo lời Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan thì ông ủng hộ việc tạo sinh vô tính con người nhằm các mục đích nghiên cứu về y khoa. Ngỏ lời với các thông tin viên hôm thứ Năm, ông Annan nói rằng đây là quan điểm riêng của ông, . . .
08/04/2013(Xem: 4548)
(Liên Hiệp Quốc - BBC) Ủy ban pháp lý Liên Hiệp Quốc (LHQ) đang thảo luận về một dự luật cấm tạo sinh vô tính con người, vấn đề đang gây chia rẽ giữa 191 thành viên LHQ. Theo quan điểm riêng, Tổng Thư Ký LHQ Kofi Annan nói với các nhà báo rằng, ông ủng hộ việc tạo sinh vô tính trong mục đích nhân đạo chữa bệnh.
08/04/2013(Xem: 5099)
Nhân loại vừa bước qua năm 2002 để thật sự vào thời kỳ bắt đầu của Thế Kỷ 21. Thế Kỷ 20 đã qua đi với những buồn vui và lo âu, khắc khoải. Buồn vì hai trận Thế Chiến đau thương, tang tóc kéo theo 51 triệu người bỏ mạng. Vui vì khoa học đã tiến được một bước dài làm đổi thay cuộc sống loài người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]