Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời người dịch

04/01/201115:48(Xem: 3485)
Lời người dịch

Life, Death and After Death
SỐNG, CHẾT và SAU KHI CHẾT
Lama Thubten Yeshe
Vô Huệ Nguyên chuyển ngữ - Phổ Từ Diệu Hương hiệu đính
Việt Nalanda Foundation ấn tống và phát hành tại Hoa Kỳ 2009

Lời người dịch

“Hãy ngồi thoải mái, hai tay để ở vị trí nào cũng được, miễn là thoải mái. Chúng ta hãy là! Hãy chỉ là!” Lama Yeshe --- một thiền giả, một hành giả, một đạo sư của Phật giáo Tây Tạng --- dạy thiền như vậy.

Bởi vì chúng ta đang thực tập giải thoát. Giải thoát có nghĩa là không còn bị ràng buộc bởi bất cứ gì, không còn bám víu vào bất cứ gì, bất cứ ai, kể cả Phật! Hãy chỉ là! Tư tưởng này có quá đáng lắm không? Có gay gắt lắm không? Có kiêu ngạo không? Câu trả lời là tùy mỗi người, tùy vào sự phá chấp của mỗi người, tùy vào sự giác ngộ Không Tính của mỗi người. Hãy giải thoát ngay cả sự giải thoát cuối cùng, nếu có.

Nhưng dù trả lời bằng cách nào đi nữa hay là không trả lời (im lặng cũng là một cách trả lời) thì tất cả chúng ta cũng đã có một lần hoặc muôn vạn lần phải thật sự đối diện với sự giải thoát vĩnh cửu của chính mình, với vô tự tính của chính mình, với “bản lai diện mục” của chính mình, với sự rỗng lặng tuyệt đối, như-như trong thân trung ấm (BARDO) ngay sau khi chết. Lúc đó, nếu chúng ta không “CHỈ LÀ” thì ngay lập tức chúng ta sẽ biết tác dụng của sáu nẻo luân hồi là gì và sẽ đi theo cái nẻo mà chúng ta bị lôi cuốn (nghiệp lực, gió nghiệp) hay tự chúng ta chọn (đại nguyện lực).

Vì thế, Lạt ma lại nói, “Thiền là tự giáo huấn chính mình làm quen với thân trung ấm.” Có nghĩa là làm quen với giây phút sau khi chết. Nghe thì có vẻ kỳ cục lắm, có vẻ lạ đời lắm, đang sống mà tại sao lại học chết? Thiền là để có một đời sống hạnh phúc, an lạc, chứ có phải thiền là để học chết đâu. Nhưng...

Tất cả những vị đại thành tựu giả (mahasiddha), tất cả những vị đại đạo sư và tất cả những người sống an lạc nhất đều thường xuyên sống tỉnh thức với giây phút thân trung ấm này, ngay trong cuộc sống của họ, vì chúng ta thường chết và chúng ta cũng thường sống trong từng giây từng phút. Sống chết cũng như hơi thở vào ra, cũng như thay quần áo mỗi ngày. Cái thân xác vật chất tứ đại này có sống có chết nhưng tâm bản nhiên của chúng ta không có sống, không có chết, không có kiếp nào cả, ngay cả không có thời gian. Trong quyển sách nhỏ này đạo sư Lama Yeshe sẽ giải thích và hướng dẫn chúng ta về quan niệm sống, chết và sau khi chết như thế nào của Phật giáo và nhất là của Phật giáo Mật tông Tây Tạng.

Khoa học tân tiến ngày nay càng ngày càng chứng minh được thân thể của chúng ta trống rỗng và đầy ánh sáng. Dù tin hay không tin, như thị vẫn là như thị. Những gì Đức Phật đã khám phá ra trong lúc Ngài thiền định hơn 2500 năm về trước càng ngày càng rõ rệt qua những cuộc thí nghiệm và những sự học hỏi được từ thiên nhiên của khoa học. Con người càng ngày càng bớt vô minh, con người càng ngày càng thấu hiểu được chính mình và vũ trụ chung quanh mình, con người càng ngày càng cởi mở hơn, tâm càng bao la hơn. Con người càng ngày càng cởi bỏ được những lớp áo u mê, khắt khe và chấp vào những giáo điều tưởng tượng. Sự thật vẫn là sự thật, như thị vẫn là như thị. Khi chưa biết thì bị lôi cuốn vào tập tục, truyền thống, giáo điều, công ước và đức tin nhưng khi biết rồi thì cần sự can đảm để tiến hóa và chuyển hóa. Tâm thức của chúng ta chuyển hóa, vận hành liên tục không bao giờ ngừng. Tất cả những tập tục, truyền thống, giáo điều, công ước, tôn giáo, triết học...vân vân... đều là sản phẩm của tâm nên chúng cũng chuyển hóa thay đổi không ngừng nghỉ. Chúng ta không thể khư khư ôm giữ một triết thuyết muôn đời muôn kiếp trong khi tâm của chúng ta đang tự chuyển hóa ở bên trong để đối diện với hoàn cảnh của hiện tại. Sự kiện ‘khư khư ôm giữ’ xẩy ra ở trong tâm mà sự thay đổi cũng xẩy ra ở trong tâm, nên có một sự xung đột, có một cuộc chiến ở ngay tại tâm của chính mình. Đau khổ là ở đó. Chuyển hóa, vận hành chứ không phải phá hủy, tiêu diệt. Sự tự nhiên không bao giờ bị hủy diệt.

Tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ đều chuyển hóa liên tục, khi một hiện tượng chuyển hóa nó tạo ra những hiện tượng khác ở chung quanh nó, rồi những hiện tượng mới này lại tạo ra những hiện tượng mới khác, liên tu bất tận. Ngay cơ thể của chúng ta, nếu đặc biệt chú ý theo dõi, chúng ta sẽ biết được nó thay đổi trong từng giây phút, sự thay đổi này có ảnh hưởng đến cả tâm sinh lý của chúng ta. Sự thay đổi tâm sinh lý này lại gây ảnh hưởng đến hoàn cảnh chung quanh trong đời sống hàng ngày của chúng ta, từ tình cảm đến tất cả mọi sinh hoạt. Sự thay đổi có thể nhìn thấy rõ rệt nhất ở một người là lúc vừa vào đời --- thời gian lúc thọ thai và lúc lọt lòng mẹ --- ở tuổi dậy thì, lúc bước vào tuổi thanh niên, lúc bước vào tuổi trung niên, lúc bước vào tuổi lão niên và lúc ra đi (chết). Nếu hiểu được sự thay đổi mãnh liệt của một em bé đang trong tuổi dậy thì (10-17) thì sẽ biết thông cảm và hướng dẫn em, thì mới thương yêu em hơn bao giờ hết. Tất cả những sự đau khổ, đổ vỡ, vui vẻ, hạnh phúc, chán đời trong một đời người hầu như đều bắt đầu và được in sâu vào tâm khảm ở giai đoạn này. Ở tuổi này cái gì cũng muốn nổ tung, bùng vỡ, vì sức sống đang bùng lên trong thân thể, vì các kích thích tố đang phát triển mạnh trong cơ thể, kích thích tố có ảnh hưởng đến sinh hoạt của các em; các em chỉ muốn xé tung quần áo ra; các em chỉ muốn đi ra khỏi nhà, chỉ muốn thoát ra khỏi cái nhà tù chật chội này --- nhà tù của chính thân xác mình và nhà tù của hoàn cảnh sống hiện tại...vân vân...--- như những cơn cuồng phong chỉ muốn bay loạn cả không gian. Các bậc cha mẹ nếu biết được những hiện tượng tự nhiên này để thông cảm, để hướng dẫn con mình thì đâu có những cảnh đau buồn xẩy ra, thì xã hội sẽ có biết bao nhiêu nhân tài, sẽ có biết bao nhiêu nhà lãnh đạo xuất chúng. Thống kê cho biết tỷ lệ tử tự ở tuổi này không ít. Cha ông, tổ tiên của chúng ta và ngay cả chính chúng ta từ ngàn năm đã trải qua giai đoạn này mà không học hỏi được gì để hướng dẫn con cái, chỉ biết lấy cái thông minh, cái tự ái và cái tôi của người lớn để áp đặt lên sự tự nhiên phát triển của trẻ con. Vô minh vẫn là vô minh mà như thị cũng vẫn là như thị. Phải chăng chúng ta cần học hỏi hơn nữa và cần thật nhiều can đảm thực hành những điều học hỏi được thì vô minh mới chuyển thành trí tuệ, mới là cái biết như thị? Trí tuệ không đến từ sự thông minh hóa của con người mà đến từ sự thực hành đạo pháp. Nói cách khác, trí tuệ là đang-chỉ-biết tất cả mọi hiện tượng đang chuyển hóa mà không có một sự tham dự nào của trí thông minh.

Sự chuyển hóa này liên tục, khi tứ đại ‘chìm đi’ trong giờ phút cận tử không có nghĩa là chúng mất đi, chúng chuyển vào bản tính thật của chúng ở trong vũ trụ, đất về với đất, nước về với nước, lửa về với lửa, gió về với gió. Khi chuyển như vậy chúng để lại những hiện tượng, đây chính là những ảo ảnh mà chúng ta nhìn được trong lúc chết. Khi còn sống càng tham sân si bao nhiêu thì trong lúc chết những ảo ảnh này càng dữ tợn bấy nhiêu, càng đáng sợ bấy nhiêu. Có người gọi là cảnh phán xét, có người nói là Ngọc Hoàng đọc sổ thiên đình, nhưng dù quan niệm bằng bất cứ hình thức nào đi nữa, hiện tượng này đều xảy ra cho tất cả mọi người, dù có đạo hay không có đạo, dù tin hay không tin. Khi một hiện tượng xẩy ra là trùng trùng điệp điệp hiện tượng sinh khởi, huống chi một hiện tượng chuyển hóa vô cùng quan trọng là lúc ra đi của một con người.

Trong Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật có một câu mật chú vô cùng huyền bí và nhiệm mầu:

“ YẾT ĐẾ, YẾT ĐẾ, BA LA YẾT ĐẾ, BA LA TĂNG YẾT ĐẾ, BỒ ĐỀ TÁT BÀ HA.”

Chuyển ngữ theo phương trời Bát Nhã Ba La Mật:

“HÀNH THÂM, HÀNH THÂM, HÃY HÀNH THÂM, HÃY HÀNH THÂM NỮA ĐI, TỰ TẠI AN LẠC!”

Có thể chuyển ngữ một cách miễn cưỡng ở đây:

“CHUYỂN HÓA, CHUYỂN HÓA, HÃY CHUYỂN HÓA, HÃY CHUYỂN HÓA NỮA ĐI, TỊNH ĐỘ AN LẠC!”

Hoặc chuyển ngữ một cách thanh thản siêu tuyệt bát ngát:

“VẬN HÀNH, VẬN HÀNH, LUÔN VẬN HÀNH, MÃI LUÔN LIÊN TỤC VẬN HÀNH, NHƯ-NHƯ AN LẠC!”

Chuyển hóa, vận hành là bản tính tự nhiên của đại vũ trụ và tiểu vũ trụ (con người,) khi biết được tiến trình này, chúng ta không còn sợ hãi. Khi không còn sợ thì chúng ta biết sống thoải mái hơn, an lạc ngay ở giây phút hiện tại và giải thoát ở giây phút trong thân trung ấm. Trong quyển sách nhỏ bé này, Lama Yeshe sẽ dẫn chúng ta hiểu từng giai đoạn của cuộc sống và ở thân trung ấm.

Chắc chắn trong lúc chuyển dịch sẽ có rất nhiều thiếu sót, kính xin quý vị lượng thứ và khuyên bảo.

Dịch giả cũng không quên cám ơn Dr. Nicolas Ribush thuộc trung tâm The Lama Yeshe Wisdom Archive(LYWA) đã cho phép dịch quyển sách này.

OM MANI PADME HUM

Vô Huệ Nguyên


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 9620)
Khi tham dự lễ kỵ Tổ Minh Hải, thuộc môn phái Lâm Tế Chúc Thánh, tại chùa Pháp Hoa, Nam Úc, vào ngày mồng 7 tháng 11 năm Ất Dậu, nhằm ngày 7 tháng 12 năm 2005 vừa qua, Đại Đức Thích Nguyên Tạng đưa tôi bản dịch quyển “Rebirth and Western Buddhist“.
08/04/2013(Xem: 5404)
Tục ngữ Việt Nam chúng ta có câu “ sanh ký tử quy, nghĩa là ; Sống gởi trần gian, chết lại về”. Vậy khi chết chúng ta đi về đâu? Đây là câu hỏi rất khó trả lời, chỉ có bậc Đại giác ngộ mới thấy rõ con đường đi này và chỉ dạy cho chúng ta biết mà thôi.
08/04/2013(Xem: 5259)
Hai pháp có thể hiểu biết phải được thông suốt: danh và sắc; hai pháp có thể hiểu biết phải được tận diệt: vô minh và ái dục; hai pháp có thể hiểu biết phải được chứng ngộ: trí tuệ và giải thoát; hai pháp có thể hiểu biết phải được phát triển: vắng lặng và minh sát.
08/04/2013(Xem: 9207)
Các nhà phân tích cho rằng trình duyệt Firefox do Ross tạo ra có tốc độ nhanh hơn, đa năng hơn và bảo vệ người dùng tốt hơn trước virus và phần mềm gián điệp so với Internet Explorer.
08/04/2013(Xem: 10142)
Hôm Thứ Tư tuần qua, bệnh viện Alfred ở vùng South Melbourne đã rút ống tiếp tế thực phẩm và nước uống cho bà Maria Korp, 50 tuổi, theo lệnh của ông Julian Gardner, người được VCAT (Tòa án Hành chánh và Dân sự Victoria) cấp cho nhân quyền làm giám hộ (Public Advocate) bà Maria Korp từ hồi tháng 4 vừa qua.
08/04/2013(Xem: 11775)
Sau khi Raymond Moody xuất bản quyển Life after life vào năm 1975, công chúng phương Tây ngày càng quan tâm đến kinh nghiệm cận tử (KNCT). Các tiến bộ không ngừng của kỹ thuật Y-sinh học đã làm hồi sinh nhiều người : trước đây đã được xem là đã chết lâm sàng. Hai phần ba số người này không nhớ gì cả.
08/04/2013(Xem: 4513)
Con người vốn do tâm thức và thể xác hòa hợp thành, tâm thức không biến hoại nhưng thể xác thì biến hoại tuân theo quy luật sanh lão bệnh tử. Mỗi khi tâm thức rời khỏi thể xác hơi thở không còn hơi ấm tiêu tan đời sống chấm dứt gọi là chết, sự thật thể xác có chết nhưng tâm thức thì không mất.
08/04/2013(Xem: 8502)
Các nhà khoa học Nhật và Hàn Quốc đã tạo ra hai con chuột cái từ những quả trứng không thụ tinh. Chúng nhận được hai bộ nhiễm sắc thể từ hai bà mẹ, thay vì từ 1 ông bố và 1 bà mẹ như phôi thông thường.
08/04/2013(Xem: 5665)
Quý vị vì các nhân duyên như truy tiến Tổ tiên để báo đáp thâm ân, hoặc siêu độ quyến thuộc để kỷ niệm người quá cố, hoặc gieo phước thọ mạng để cầu an tránh nạn... mà làm các Phật sự rất trang nghiêm và long trọng. Quý vị đã hao phí rất nhiều tài lực vật lực và nhân lực để thành tựu một nghĩa cử cao đẹp này.
08/04/2013(Xem: 5425)
SACRAMENTO, California- Trong tuần này, một dân biểu ở California sẽ đệ trình một dự luật cấm bán thú cưng được tạo sinh vô tính. Việc trên có thể làm tiêu tan kế hoạch tạo sinh thú cưng bằng phương pháp sinh sản vô tính của một công ty tại tiểu bang này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]