Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nữ Giới Và Đạo Phật

15/12/201015:31(Xem: 12021)
Nữ Giới Và Đạo Phật

TỔNG QUAN

VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG
CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Nguyên tác: A Survey Of The Paths Of Tibetan Buddhism
Tác giả: His Holiness Tenzin Gyatso 14th Dalai Lama of Tibet
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 19/06/2010
Làng Đậu hiệu đính

NữGiới Và Đạo Phật

Tôi nghĩ rằng cũng thích hợpđể nói vài điều nào đấy về phái nữvà nữ quyền trong Đạo Phật.

Trong trường hợp lối sống ở tự viện, mặc dù nam và nữ hành giả được bancho những cơ hội đồng đẳng trong những văn kiện Giới luật để tiếp nhận những thệnguyện tu sĩ, nhưng chúng ta thấy rằng những nam tăng sĩ đại giới được đối xửcao hơn trong nội dung của các đốitượng của sự tôn kính và ngưỡng mộ. Từ khía cạnh này, chúng ta có thể nói rằngcó một sự phân biệt nào đấy.

Cũng trong những văn kiện củahạ thừa [thừa thấp], chúng ta thấy rằng một vị Bồ-tát trên cấp độ cao nhất củacon đường, người chắc chắn đạt đến giác ngộ trong kiếp sống ấy, được kể là namgiới. Chúng ta thấy một sự giải thích tương tự trong kinh điển của Đại thừa, rằngmột vị Bồ-tát trên cấp độ cao nhất của con đường, người chắc chắn sẽ đạt đếngiác ngộ trong cùng kiếp sống ấy là một namnhân trường thọ trong thế giới Cực Lạc[1]. Điềunày cũng đúng trong ba lớp thấp của Mật thừa, nhưng sự diễn giải trong Mật thừaDu-già Tối Thượng lại khác.

Trong Mật thừa Du-già TốiThượng, ngay cả bước đầu tiên tiếp nhận truyền lực khai tâm chỉ có thể trên cănbản của sự hiện diện của một chúng hội đầy đủ nam và nữ bổn tôn. Những đức Phậtcủa năm bộ phải được hộ tống bởi đối ngẫu của các Ngài[2].

Vai trò của phái nữ được nhấn mạnh trong Mật thừa Du-già Tối Thượng.Khinh thị phái nữ là vi phạm một trong những thệ nguyện gốc của Mật thừa, mặcdù không thấy có sự xem thườngtương ứng được đề cập trong quan hệ đến những nam hành giả. Cũng thế, trong tutập thật sự của thiền quán trên những giác thểmạn-đà-la, giác thể được lưu tâm thường là phái nữ, như VajraYogini[3]vàNairat Maya[4].

Thêm nữa, Mật thừa nói về trọngđiểm trong tầng bậc hoàn tất, khi hành giả được khuyên bảo tìm mộtđối ngẫu, như một sự thúcđẩy cho sự thực chứng xa hơn của con đường. Trong những hoàn cảnh hợp nhất như vậy, nếu sự thực chứng của một tronghai người đối ngẫu là tiến bộ hơn, thì người đó có thể đem đến sự giải thoát,hay hiện thực hóa trạng thái kếtquả, cho cả hai hành giả.

Do thế, như được giải thích trong Mật thừa Du-già Tối Thượng, rằngmột hành giả có thể trở nên hoàn toàn giác ngộ trong kiếp sống này như một ngườinữ. Điều này là đúng và rõ ràng được tuyên bố trong những mật điển như Bí Mật Tập Hội.

Điểm căn bản là trong Mậtthừa và đặc biệt là trong Mật thừa Du-già Tối Thượng, điều mà các hành giả xúc tiếnlà một phương pháp khám phá và phát triển khả năng ẩn tàng trong chính họ. Đấylà, tâm nguyên sơ của tịnh quang và từ quan điểm ấy, vì nam và nữ giới sở hữu năng lực ấy một cách bình đẳng, nên không có sự khác biệt bất cứ điều gìtrong khả năng của họ để đạt đến trạng thái kết quả.

Do vậy, lập trường của Phậtgiáo trên câu hỏi về sự phân biệt giới tính là từ quanđiểm căn bản của Mật thừa Du-già Tối Thượng, không có sự phân biệt nào cả.



[1]Thế giới Cực Lạc (sukhāvatī) là cõian trụ của đức Phật A-di-đà trong Phật giáo Đại thừa. “Sukhavati”. Wikipedia. <http://en.wikipedia.org/wiki/Sukhavati>. Truy cập 19/08/2010.

[2]Năm Bộ Phật [Ngũ Trí Như Lai] chỉ đếncác yếu tố của Phật tính. Chúng là các yếu tố bẩm sinh cùa dòng tâm thức tươngtục. Năm bộ Phật và các đối ngẫu bao gồm:

  • ĐạiNhật Phật hay Tỳ-lô-giá-na Như Lai (Vairochana) đối ngẫu là Dhatvishvari hayTara Trắng.
  • BấtĐộng Phật hay A-súc-bệ Như Lai (Akshobhya) đối ngẫu là Buddhalochana
  • BảoSanh Như Lai (Ratnasambhava) đối ngẫu là Mamaki
  • A-di-đàNhư Lai (Amitabha) đối ngẫu là Pandaravasini
  • BấtKhông Thành Tựu Như Lai (Amoghasiddhi) đối ngẫu là Samayatara.

“Five female buddhas”. Rigpa Shedra.

<http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Five_female_buddhas>. Truy cập 19/08/2010.

Xem thêm về Ngũ Phật Trí:

Buddha-FamilyTraits (Buddha Families) and Aspects of Experience”. The Berzin Archives.<http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/advanced/tantra/level2_basic_theory/buddha_family_traits.html>. Truy cập 19/08/2010.

[3]Vajrayoginī (Tibetan: DorjeNaljorma) dịch nghĩa là "Kim Cương nữ du-già hành giả". Đây là một bổntôn thuộc Mật Điển Du-già Tối Thượng. Theo ngài Tsongkhapa, sự thực hành của nữdu-già này bao gồm các phương tiện ngăn ngừa cái chết thông thường, trạng tháitrung ấm, và tái sinh (qua việc chuyển hóa chúng vào các lộ trình để giác ngộ),và cho việc chuyển hóa hầu hết các trải nghiệm thế tục vào trong các lộ trìnhtu tập. Thực hành về Vajrayoginī nằm trong Mẫu Mật thừa thuộc về Mật thừaDu-già Tối Thượng.

"Vajrayogini". Wikipedia.<http://en.wikipedia.org/wiki/Vajrayogini>. Truy cập 07/09/2010.

[4]Nairãtmyã nghĩa là "Thiện nữ củatính Không" hay "người nữ đã giác ngộ vô ngã" là một Phật nữ cóthân hình màu xanh dương đậm của không gian vô lượng, phản ánh trí tuệ mở khôngbiên giới.

“Nairãtmyã". wikipedia.<http://en.wikipedia.org/wiki/Nairatmya>. Truy cập 07/09/2010.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/07/2011(Xem: 3818)
Cổ thi nói: "Ta thấy người khác chết. Trong lòng nóng xót xa! Chẳng phải xót kẻ mất. Vì sẽ đến phiên ta!" Giữa đời, việc buồn thảm lớn lao không chi hơn tử biệt. Nhưng sự chết, người đời lại chẳng ai tránh khỏi. Cho nên những kẻ có lòng muốn lợi mình lợi người, không thể không sớm dự bị lo toan. Thật ra, chữ chết nguyên là giả danh, vì đó chẳng qua là sự kết liễu của một thời quả báo, do nghiệp cảm liên chuyền giữa mỗi đời, khi xả thân này, lại thọ thân khác mà thôi. Kẻ không biết Phật pháp vẫn đành để cho tùy nghiệp xoay vần. Người đã nghe pháp môn Tịnh Độ của Như Lai, phải tín nguyện niệm Phật dự bị tư lương, để khi lâm chung được vãng sanh an thuận.
13/07/2011(Xem: 4798)
Người tu Tịnh Độ, khi bịnh chưa nặng cũng nên uống thuốc, nhưng vẫn tinh tấn niệm Phật, chớ tưởng nghĩ rằng: uống thuốc rồi sẽ lành bịnh. Lúc bịnh đã nặng, có thể không cần dùng thuốc. Hoằng Nhứt đại sư khi đau nặng, có kẻ thưa để xin rước thầy hốt thuốc. Ngài liền từ tạ và nói kệ rằng...
13/07/2011(Xem: 3395)
Tục ngữ Việt Nam chúng ta có câu “ sanh ký tử quy, nghĩa là ; Sống gởi trần gian, chết lại về”. Vậy khi chết chúng ta đi về đâu? Đây là câu hỏi rất khó trả lời, chỉ có bậc Đại giác ngộ mới thấy rõ con đường đi này và chỉ dạy cho chúng ta biết mà thôi. Đó là sáu con đường mà chúng sanh qua lại mãi: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, cõi Trời, Người, A-tu-la, còn gọi là sáu nẻo luân hồi. Khi con người còn sống, gây tạo nhân gì thì kết quả sẽ theo họ như thế ấy. Kết quả đó là động cơ thúc đẩy con người sau khi chết, đi vào các cảnh giới tương ưng trong sáu đường .
13/07/2011(Xem: 4061)
“Trợ giúp thành tựu cho một chúng sanh được vãng sanh, tức là thành tựu cho một chúng sanh tương lai thành Phật. Công đức này thật không thể nghĩ bàn”. Hộ niệm là trợ giúp cho một người được vãng sanh. Người hộ niệm cần phải biết rõ phương pháp cũng như đạo lý về vãng sanh thì mới đem lại lợi ích cho người được hộ niệm. Người không tu hành, không hiểu Phật pháp, không được hướng dẫn vãng sanh, không có hộ niệm, giờ lâm chung đa phần thần thức của họ thường bị dìm trong ác mộng, bị rơi vào những cạm bẫy dữ ác, rơi vào những cảnh hung hiểm. Bị lôi vào đó rồi thì rất khó thoát thân, thần thức sẽ theo nghiệp đi thọ báo.
09/07/2011(Xem: 6516)
Lúc này tôi nghĩ có ba vấn đề chúng ta phải thấu triệt nếu chúng ta muốn hiểu rõ toàn chuyển động của sống. Chúng là thời gian, đau khổ và chết.
01/07/2011(Xem: 8738)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
24/06/2011(Xem: 4515)
Đó là câu hỏi của một hãng Thông tấn ở phương Tây đưa ra trong một cuộc thăm dò ý kiến với đông đảo người dân ở nước Anh. Câu hỏi với tình huống giả định là một thiên thạch sắp đâm vào trái đất và bạn chỉ còn 60 phút nữa sống trên cõi đời, bạn sẽ làm gì trong 60 phút ngắn ngủi ấy…
19/06/2011(Xem: 8305)
Luật nhân quả không phải là luật riêng có tính cách tôn giáo. Trong vũ trụ, thiên nhiên, mọi sự vật đều chịu luật nhân quả, đó là luật chung của tự nhiên.
11/06/2011(Xem: 4299)
Chúng ta chết là chết như thế nào? Và sau khi chết, chúng ta đi về đâu? Đấy là những câu hỏi, những thắc mắc, những hoài nghi đeo bám tâm thức nhân loại từ xưa đến nay và dường như chúng vẫn đang còn treo lơ lửng ở đấy với những vấn nạn siêu hình nhức nhối và đầy bí ẩn. Đức Phật là bậc thầy của chư thiên và loài người (Thiên Nhân Sư), là bậc thông suốt thế gian, thông suốt tam giới (Thế Gian Giải), là bậc đã thấy biết toàn diện và chơn chánh (Chánh Biến Tri)... đã giảng giải cho những người học Phật và tu Phật như thế nào về “hiện tượng chết và tái sanh”? Bây giờ muốn đi vào nội dung ấy, chúng ta sẽ phải lần lượt nghiên cứu qua những tương quan liên hệ sau đây:
06/05/2011(Xem: 9188)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567