Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Có hay không có linh hồn trong Phật giáo

19/11/201213:07(Xem: 10227)
Có hay không có linh hồn trong Phật giáo

beautifulanddarkplace_1Trước hết, Phật giáo không bác bỏ linh hồn, nếu linh hồn được hiểu đơn giản như là phần phi vật chất trong mỗi con người. Trong thuyết cơ bản của Phật giáo, như thuyết năm uẩn, phân tích người là một tập hợp năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Trong 5 uẩn thì chỉ có sắc uẩn là vật chất, còn 4 uẩn còn lại đều là phi vật chất, hay là thuộc phạm trù tinh thần.

Một cách phân tích khác, ngược với cách phân tích 5 uẩn là chia sắc uẩn thành bốn yếu tố : địa, thủy, hỏa, phong gọi là bốn đại và tập hợp các yếu tố phi vật chất hay tinh thần thành một nhóm, gọi chung là thức hay thức đại (địa, thủy, hỏa, phong, thức). Như chúng ta thấy qua bài thơ của Thiền sư Đạo Huệ thời Lý:

Địa, thủy, hỏa, phong, thức.
Nguyên lai nhất thiết không
Như vân hoàn tụ tán
Phật nhật chiếu vô cùng
Sắc thân dự diệu thể
Bất hợp bất phân ly
Nhược nhân yếu phân biệt
Lô trung hoa nhất chi

Dịch ý

Đất, nước, lửa, gió, thức
Vốn tất cả đều là không
Cũng như mây hợp rồi tan
Còn mặt trời Phật thì chiếu vô cùng
Sắc thân và diệu thể
Không hợp cũng không chia ly
Nếu người muốn phân biệt
Thì cũng như hoa sen trong lò lửa.

Bài thơ thiền của Thiền sư Đạo Huệ cũng giúp trả lời phần nào thắc mắc "có linh hồn trong con người hay không?" Điều mà chúng ta tưởng tượng là ở trong chúng ta có một linh hồn bất tử, linh thiêng, đồng thời cũng là cái ta tư duy, cảm thọ, tưởng tượng, ý chí quyết định làm việc này việc khác, phân biệt, hiểu biết. v.v...Chúng ta không biết là ngay trong sự tưởng tượng của chúng ta đã có điều mâu thuẫn, vô lý, phản lô-gích rồi, và chính đạo Phật bác bỏ cấu trúc tưởng tượng mâu thuẫn, vô lý và phản lô-gích đó của chúng ta.

Đạo Phật đặt câu hỏi: "Một linh hồn tưởng tượng là linh thiêng, là bất tử, không thay đổi, đồng thời cũng là cái ta tư duy, cảm thọ, tưởng tượng, quyết định làm việc này hay việc khác, phân biệt hiểu biết...

Đã có tư duy thì có tư duy sai hay đúng, cũng như đã có cảm thọ thì có vui, buồn, thích hay không thích, ghét hay yêu. Đã có phân biệt hiểu biết thì cũng có phân biệt hiểu biết sai hay đúng, làm sao một cái ta linh thiêng, bất tử và bất biến lại có thể tư duy đúng sai, cảm xúc vui buồn, yêu ghét, phân biệt và phán xét có thể chính xác mà cũng có thể sai trái?

Khi xác nhận ta có một cái Ta kiểu như Atman của Ấn Độ giáo, hoàn toàn sáng suốt và tối thiện ở trong mỗi người chúng ta, thì lập tức sa lầy vào mâu thuẫn trùng trùng điệp điệp như đã phân tích trên đây. Chính vì vậy mà Phật giáo bác thuyết Atman, tức là thuyết cái Ta của Ấn Độ giáo. Quan điểm phủ định đối với thuyết Atman rất là rõ trong nhiều kinh Phật Nguyên thủy, như Trường Bộ tập III, Trung Bộ tập I. Trong những kinh đó, thường gặp đi gặp lại như một điệp khúc, khi nói tới năm uẩn: "Sắc không phải là ta, ta không phải là cái này, cái này không phải là tự ngã của ta..." Đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng đều lặp đi lặp lại điệp khúc như vậy. "Phải chăng là thích hợp khi xem cái vô thường, đau khỗ, bị thay đổi như là tôi, tôi là cái này, cái này là tự ngã của tôi".

Vậy thì qua những kinh Phật đã dẫn, chúng ta phải hiểu đích thực Đức Phật bác bỏ cái gì trong thuyết linh hồn hay là thuyết Atman? Cái mà đạo Phật bác là linh hồn hay Atman được tưởng tượng như một cái gì siêu nhiên, bất tử, bất biến. Đức Phật không muốn đệ tử Ngài mất thì giờ vào những tư biện siêu hình như vậy, cũng không khác gì tư biện siêu hình về thế giới là vĩnh hằng hay sinh diệt, là hữu biên hay vô biên...

Theo cách phân tích của đạo Phật, thì cái gì đã là vĩnh hằng, bất biến như cái linh hồn tưởng tượng của chúng ta thì làm sao chúng ta lại có thể trừ bỏ điều ác, hướng tới điều lành được, làm sao tâm ý chúng ta từ dơ bẩn lại có thể trở thành trong sạch, thanh tịnh? Theo cách nhìn của Phật giáo, thì trong con người chúng ta, dù là thành phần vật chất như sắc thân (tức sắc uẩn), dù là thành phần phi vật chất như thọ, tưởng, hành, thức, tất cả đều là vô thường, và chính vì là vô thường nên hàm chứa một khả năng tiến bộ vô tận. Nói ra thì có vẻ như mâu thuẫn, nhưng chính lô-gích của cuộc sống là như vậy đó.

Ở trong con người, có thể nói, mối quan hệ phức tạp, khó phân tích nhất là mối quan hệ giữa thân và tâm. Đó là một câu hỏi, trong số 14 câu hỏi mà Phật không trả lời. Ở trong con người, thân và tâm là một hay là hai?

Vì sao? Vì khi nói tâm là nói tâm nào. Nếu đó là cái tâm thức tư duy cảm thọ bình thường, thì ngay trong câu đầu tiên của bài thơ thiền của Đạo Huệ, chúng ta thấy rõ, tất cả 5 uẩn, trong đó có thức uẩn, đều là vô thường. Như vậy là theo đạo Phật, tất cả mọi thành phần dù là vật chất hay phi vật chất ở trong chúng ta cũng đều là vô thường, và vì là vô thường cho nên cũng là không rỗng, vô ngã, là "nguyên lai nhất thiết không".

Đồng thời Đạo Huệ cũng nói đến chân tâm hay diệu thể, ở "trong chúng ta" mà, sách Phật thường nói là "không thể nghĩ bàn", siêu việt ngôn ngữ và tư duy bình thường, cho nên Đạo Huệ miễn cưỡng nói "bất hợp, bất phân ly" hay là "lô trung hoa nhất chi" (hoa sen trong lò lửa). Thật ra, nói chân tâm nằm ở trong thân, cũng như nói hoa sen ở trong lò lửa, cũng là nói miễn cưỡng, nói điều không thể nói, đáng lẽ nên im lặng không nói gì hết, như Phật đã từng như vậy khi có người hỏi Phật là thân với tâm là một hay là hai. Chân tâm hay diệu thể (từ của Thiền sư Đạo Huệ), hay diệu tánh (từ của Thiền sư Ngộ Ấn thời Lý) đều là cái chân lý tối hậu mà chúng ta chỉ có thể qua trực cảm huyền nhiệm (mystic intuition- xem cuốn Buddhist Logic tập I bản Anh ngữ của viện sĩ Nga Scherbatsky, tr 63) để biết được mà thôi, còn nếu chỉ bàn luận và tư biện dù là tư biện theo chiều sâu cũng chỉ là mất công, mất sức mà thôi. Bản thân Đức Phật đã từng dùng ảnh dụ người mù sờ voi để phê phán như là vô ích mọi công phu tư biện và tranh luận để nắm bắt chân lý tối hậu. Ở đoạn trước, tôi đã dẫn chứng bài thơ thiền của Đạo Huệ. Thiền sư Ngộ Ấn, cũng ở đời Lý và có một ý tương tự:

Diệu tánh hư vô bất khả phân
Hư vô tâm ngộ đắc hà nan
Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận
Liên phát lô trung thấp vị càn
Ngọc tuy đốt trên núi,
nhưng màu sắc vẫn tươi
Hoa sen trong lò vẫn nở.

Tất cả những ảnh dụ kiểu như hoa sen trong lò, ngọc đốt trên núi để phản ảnh cái bất lực của ngôn ngữ để nói điều không thể nói, mô tả điều không thể mô tả. Một lần nữa, đạo Phật nhắc nhủ chúng ta, muốn giác ngộ và giải thoát, đi theo con đường Phật chỉ bày thì phải đi, phải tu, chứ không thể nói suông được.

Đức Phật khuyến cáo chúng ta hãy quán thân trên thân, quán thọ trên các cảm thọ, quán tâm trên các hành tướng của tâm, và quán các pháp đều là vô thường (xem kinh Đại niệm xứ thuộc Trường Bộ II). Và quán sát như vậy là để nhằm những mục đích rất thực tiễn. Quán thân là để cho tâm hành được an tịnh. Quán các cảm thọ là để cho tâm hành cũng được an tịnh. Quán tâm là để cho tâm được hân hoan, tâm được định tĩnh, và cuối cùng tâm được giải thoát.

Nếu tất cả Phật tử Tăng Ni chúng ta bỏ được cái tật tư biện siêu hình thì sự nghiệp tu hành của chúng ta cũng sẽ đỡ phiền phức và đơn giản biết bao !

Nếu tất cả Tăng Ni Phật tử chúng ta hàng ngày học như vậy, thực hành như vậy, thì tự nhiên câu hỏi "con người có linh hồn hay không", hay là nói theo Ấn Độ giáo, có Atman hay không, sẽ tự nhiên và tức khắc được giải đáp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 9620)
Khi tham dự lễ kỵ Tổ Minh Hải, thuộc môn phái Lâm Tế Chúc Thánh, tại chùa Pháp Hoa, Nam Úc, vào ngày mồng 7 tháng 11 năm Ất Dậu, nhằm ngày 7 tháng 12 năm 2005 vừa qua, Đại Đức Thích Nguyên Tạng đưa tôi bản dịch quyển “Rebirth and Western Buddhist“.
08/04/2013(Xem: 5403)
Tục ngữ Việt Nam chúng ta có câu “ sanh ký tử quy, nghĩa là ; Sống gởi trần gian, chết lại về”. Vậy khi chết chúng ta đi về đâu? Đây là câu hỏi rất khó trả lời, chỉ có bậc Đại giác ngộ mới thấy rõ con đường đi này và chỉ dạy cho chúng ta biết mà thôi.
08/04/2013(Xem: 5257)
Hai pháp có thể hiểu biết phải được thông suốt: danh và sắc; hai pháp có thể hiểu biết phải được tận diệt: vô minh và ái dục; hai pháp có thể hiểu biết phải được chứng ngộ: trí tuệ và giải thoát; hai pháp có thể hiểu biết phải được phát triển: vắng lặng và minh sát.
08/04/2013(Xem: 9206)
Các nhà phân tích cho rằng trình duyệt Firefox do Ross tạo ra có tốc độ nhanh hơn, đa năng hơn và bảo vệ người dùng tốt hơn trước virus và phần mềm gián điệp so với Internet Explorer.
08/04/2013(Xem: 10137)
Hôm Thứ Tư tuần qua, bệnh viện Alfred ở vùng South Melbourne đã rút ống tiếp tế thực phẩm và nước uống cho bà Maria Korp, 50 tuổi, theo lệnh của ông Julian Gardner, người được VCAT (Tòa án Hành chánh và Dân sự Victoria) cấp cho nhân quyền làm giám hộ (Public Advocate) bà Maria Korp từ hồi tháng 4 vừa qua.
08/04/2013(Xem: 11775)
Sau khi Raymond Moody xuất bản quyển Life after life vào năm 1975, công chúng phương Tây ngày càng quan tâm đến kinh nghiệm cận tử (KNCT). Các tiến bộ không ngừng của kỹ thuật Y-sinh học đã làm hồi sinh nhiều người : trước đây đã được xem là đã chết lâm sàng. Hai phần ba số người này không nhớ gì cả.
08/04/2013(Xem: 4513)
Con người vốn do tâm thức và thể xác hòa hợp thành, tâm thức không biến hoại nhưng thể xác thì biến hoại tuân theo quy luật sanh lão bệnh tử. Mỗi khi tâm thức rời khỏi thể xác hơi thở không còn hơi ấm tiêu tan đời sống chấm dứt gọi là chết, sự thật thể xác có chết nhưng tâm thức thì không mất.
08/04/2013(Xem: 8502)
Các nhà khoa học Nhật và Hàn Quốc đã tạo ra hai con chuột cái từ những quả trứng không thụ tinh. Chúng nhận được hai bộ nhiễm sắc thể từ hai bà mẹ, thay vì từ 1 ông bố và 1 bà mẹ như phôi thông thường.
08/04/2013(Xem: 5665)
Quý vị vì các nhân duyên như truy tiến Tổ tiên để báo đáp thâm ân, hoặc siêu độ quyến thuộc để kỷ niệm người quá cố, hoặc gieo phước thọ mạng để cầu an tránh nạn... mà làm các Phật sự rất trang nghiêm và long trọng. Quý vị đã hao phí rất nhiều tài lực vật lực và nhân lực để thành tựu một nghĩa cử cao đẹp này.
08/04/2013(Xem: 5423)
SACRAMENTO, California- Trong tuần này, một dân biểu ở California sẽ đệ trình một dự luật cấm bán thú cưng được tạo sinh vô tính. Việc trên có thể làm tiêu tan kế hoạch tạo sinh thú cưng bằng phương pháp sinh sản vô tính của một công ty tại tiểu bang này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]