Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tạng Thư Sống Chết

05/01/201109:21(Xem: 10342)
Tạng Thư Sống Chết

TẠNG THƯ SỐNG CHẾT

The Tibetan Book Of Living And Dying
Sogyal Rinpoche - Ni sư Thích Nữ Trí Hải dịch
Nhà xuất bản Thanh Văn Hoa Kỳ 1992 và Nhà xuất bản Xuân Thu Hoa Kỳ 1996 (*)
tangthusongchet_tntrihai
MỤC LỤC


Lời giới thiệu của Đức Dalai Lama
Lời nói đầu

PHẦN MỘT: SỐNG
01 Trong tấm gương của cái chết
02 Vô thường
03 Tư duy và thay đổi
04 Bản chất của tâm
05 Đưa tâm về nhà
06 Tiến hóa, Nghiệp và tái sinh
07 Bardo và những thực tại khác
08 Đời này: Bardo tự nhiên
09 Con đường tâm linh
10 Tự tánh sâu xa của tâm
PHẦN HAI: CHẾT
11 Lời khuyên tâm huyết giúp người sắp chết
12 Lòng bi mẫn: viên ngọc như ý
13 Giúp đỡ tinh thần người sắp chết
14 Hành trì cho người sắp chết
15 Tiến trình chết
PHẦN BA: CHẾT VÀ TÁI SINH
16 Nền tảng
17 Tia sáng nội tại
18 Trung ấm (Bardo) tái sinh
19 Giúp đỡ sau khi chết
20 Kinh nghiệm cẩn tử: nấc thang lên trời?
PHẦN BỐN: KẾT LUẬN
21 Tiến trình phổ quát
22 Sứ giả hòa bình
Phụ lục 1: Vấn đáp về sự chết
Phụ lục 2: Hai mẫu chuyện
Phụ lục 3: Hai bài thần chú


Lời giới thiệu
của đức DALAI LAMA
tangthusongchet-dalailatma

Trong tác phẩm này, thầy Soyal tập trung vào các vấn đề làm sao để hiểu ý nghĩa thực thụ của sự sống, làm sao để chấp nhận cái chết, và làm sao để giúp đỡ người sắp chết, và người đã chết.

Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộn. Theo tôi thì có hai cách để xử với cái chết trong khi ta còn sống. Hoặc là ta tảng lờ nó, hoặc là ta chạm trán với viễn ảnh cái chết của chính mình, và bằng cách tư duy sáng suốt về nó, ta cố giảm thiểu những khổ đau mà cái chết có thể mang lại. Tuy nhiên, trong cả hai cách, không cách nào chúng ta có thể thực thụ chinh phục được sự chết.

Là một Phật tử, tôi xem chết là chuyện bình thường, là một thực tại mà tôi phải chấp nhận, khi tôi còn hiện hữu trên trái đất. Đã biết không thể nào thoát khỏi, thì lo lắng làm gì. Tôi có khuynh hướng nghĩ đến sự chết cũng như thay bộ y phục khi nó đã cũ mòn, hơn là một cái gì hoàn toàn chấm dứt. Tuy vậy cái chết không thể biết trước: ta không biết được khi nào cái chết đến với ta, và ta sẽ chết như thế nào. Bởi thế tốt hơn cả là ta hãy dự phòng một số việc trước khi cái chết thực sự xảy ra.

Đương nhiên phần đông chúng ta đều muốn có một cái chết an ổn, nhưng một điều cũng hiển nhiên nữa, là ta không thể hy vọng chết một cách thanh bình nếu đời sống của ta đầy những bạo hành, hoặc nếu tâm ta thường giao động vì những cảm xúc mạnh như giận dữ, ái luyến, hay sợ hãi. Bởi thế, nếu ta muốn chết tốt, ta phải học cách sống tốt. Nếu ta mong có được một cái chết an lành, thì ta phải đào luyện sự bình an trong tâm ta, và trong lối sống của ta.

Như bạn đọc sẽ thấy trong sách này, theo quan điểm Phật giáo thì cái kinh nghiệm thực thụ về chết rất quan trọng. Mặc dù sự tái sinh của chúng ta, nơi tái sinh của ta phần lớn tùy thuộc vào năng lực của nghiệp, song tâm trạng ta vào lúc chết có thể ảnh hưởng tới tính chất của tái sanh kế tiếp. Vậy, vào lúc chết, mặc dù ta đã tích lũy đủ loại nghiệp, nhưng nếu ta làm một nỗ lực đặc biệt để phát sinh một tâm lành, thì có thể tăng cường và khởi động một nghiệp thiện, và do đó đem lại một tái sinh hạnh phúc.

Lúc chết thực sự cũng là lúc mà những kinh nghiệm nội tâm lợi lạc sâu xa nhất có thể xảy ra. Do thường thực tập tiến trình chết trong khi thiền định, một thiền giả tu cao có thể sử dụng lúc chết của mình để đạt những chứng ngộ lớn lao. Đấy là lý do những hành giả có kinh nghiệm thường nhập định vào lúc họ chết. Một dấu hiệu của sự đắc đạo nơi họ là thi thể họ thường không thối rửa sau khi họ đã chết rất lâu trên phương diện lâm sàng.

Ngoài sự chuẩn bị cái chết của riêng mình, một việc khác không kém phần quan trọng là giúp người khác có một cái chết tốt đẹp. Khi mới sinh ra đời, chúng ta đều là những hài nhi yếu đuối; nếu không nhờ sự săn sóc tử tế mà chúng đã nhận được, thì chúng ta đã không thể sống còn. Người sắp chết cũng thế, không thể tự túc được, nên ta phải giúp họ thoát khỏi những bất tiện và lo âu, và cố hết sức để giúp họ có một cái chết thanh thản. Điều quan trọng nhất là tránh làm điều gì khiến cho tâm người sắp chết thêm rối loạn. Mục đích trước nhất của chúng ta giúp người sắp chết là làm cho họ được thoải mái. Có nhiều cách để làm việc này. Với người đã quen tu tập, nếu khi họ sắp chết mà ta nhắc nhở chuyện tu hành, tinh thần họ có thể thêm phấn chấn. Một lời trấn an đầy từ ái của ta có thể gợi cho người sắp chết một thái độ bình an, thoải mái.

Cái chết và tiến trình chết có thể cung cấp một giao điểm gặp gỡ giữa Phật giáo Tây Tạng và khoa học tân tiến. Tôi tin rằng hai bên có thể cống hiến cho nhau rất nhiều về hiểu biết và thực hành. Thầy Sogyal Rinpoche đúng là người để làm cho cuộc gặp gỡ này thêm dễ dàng, vì thầy đã sinh ra và trưởng thành trong truyền thống Tây Tạng, đã thụ giáo với một vài vị lạt ma tên tuổi nhất của Tây Tạng, đồng thời thầy cũng được hấp thụ một nền giáo dục tân tiến, đã sống và giảng dạy nhiều năm ở Tây phương và đã quen thuộc với lề lối tư duy của người phương Tây.

Sách này không chỉ cống hiến cho độc giả một trình bày lý thuyết về sự chết, mà còn cung cấp những cách thực tiễn để hiểu và tự chuẩn bị cho mình lẫn người khác (về cái chết) một cách thản nhiên và viên mãn.

Ngày 2 tháng 6, 1992


Lời Nói Đầutangthusongchet-tacgia

Tôi sinh ra ở Tây Tạng, và mới vừa sáu tháng tuổi, tôi đã vào tu viện của thầy tôi, Jamyang Khientse Chokyi Lodro. Ở Tây Tạng chúng tôi có truyền thống độc đáo là tìm tái sinh của những bậc thầy vĩ đại đã từ trần. Họ được tuyển chọn từ lúc hãy còn bé và được cung cấp một nền giáo dục đặc biệt, huấn luyện họ trở thành những bậc thầy trong tương lai. Tôi được đặt tên là Sogyal, mặc dù mãi lâu về sau thầy tôi mới nhận ra tôi là tái sinh của Terton Sogyal, một hành giả mật tông nổi tiếng đã từng là một trong những bậc giáo thọ của chính thầy, và là một bậc thầy của đức Dalai Lama thứ mười ba.

Thầy tôi, Jamyang Khientse, dáng người cao lớn vượt hẳn khổ người Tây Tạng trung bình. Thầy thường đứng cao hơn mọi người cả một cái đầu, trong đám đông. Tóc thầy có màu bạch kim cắt thật ngắn, và đôi mắt từ bi thường ánh lên một vẻ hài hước. Đôi tai dài, giống tai Phật. Nhưng điều làm ta chú ý nhất nơi thầy là sự hiện diện của thầy. Cái nhìn và dáng điệu của thầy cho ta biết thầy là một người minh triết và thánh thiện. Thầy có một giọng nói thâm hậu, hấp dẫn, và mỗi khi giảng dạy, đầu hơi ngả về phía sau, lời giảng tuôn ra từ nơi thầy như nước chảy, hùng hồn và đầy thi vị. Và mặc dù thầy được mọi người kính nể, sợ nữa là khác, ta vẫn nhận thấy một thái độ khiêm cung trong mọi việc thầy làm.

Jamyang Khientse là nền tảng của cuộc đời tôi, và là nguồn cảm hứng cho tác phẩm này. Thầy là nhập thể của một bậc thầy đã canh tân sự thực hành đạo Phật trong xứ sở chúng tôi. Ở Tây Tạng, được danh xưng là một vị “tái sinh” chưa đủ, bạn luôn luôn phải làm cho người ta kính nể nhờ học và tu. Thầy tôi thường nhập thất nhiều năm, và có nhiều mẫu chuyện mầu nhiệm được kể về thầy. Thầy có tri kiến và thực chứng tâm linh sâu xa, và tôi dần khám phá rằng thầy giống như một bộ bách khoa về trí tuệ, thầy biết giải đáp cho mọi câu hỏi bạn có thể đặt ra. Ở Tây Tạng có nhiều dòng tu, nhưng thầy Jamyang Khientse lại có tiếng là một vị thông suốt tất cả lý thuyết các dòng ấy. Đối với mọi người đã biết hay nghe nói về thầy, thì thầy chính là nhập thể của Phật giáo Tây Tạng, một bằng chứng sống cho ta thấy thế nào là một con người “thuyết thông lẫn tông thông”.

Tôi đã nghe nói thầy tôi bảo rằng tôi sẽ giúp tiếp nối sự nghiệp của thầy, và dĩ nhiên thầy luôn xem tôi như con đẻ. Tôi có cảm nghĩ rằng những gì tôi có thể thành tựu được trong công việc của mình đều nhờ ân phước của thầy tôi.

Mọi hoài niệm sớm sủa nhất của tôi đều là hoài niệm về thầy tôi. Thầy là bối cảnh trong đó tôi lớn lên, và ảnh hưởng thầy ngự trị tuổi thơ tôi. Thầy như một người cha đối với tôi. Thầy cho tôi bất cứ gì tôi xin cầu. Người bạn đạo của thầy, Khandro Tsering Chodron, mà cũng là cô tôi, thường bảo:

- Đừng quấy rầy Rinpoche, có thể ông đang bận đấy.

Nhưng tôi thì luôn muốn ở bên cạnh thầy, và thầy cũng sung sướng có tôi ở bên mình, Tôi thường không ngớt đặt những câu hỏi với thầy suốt buổi, và thầy luôn luôn kiên nhẫn trả lời tôi. Tôi là một đứa bé hư hỏng, không một thầy giáo nào có thể ghép tôi vào kỷ luật. Mỗi khi họ cố đánh tôi, thì tôi lại chạy đến thầy, leo lên sau lưng thầy, thế là không ai dám bén mảng. Thu mình ở đấy, tôi cảm thấy hãnh diện và khoái thích, còn thầy chỉ cười lớn. Bỗng một ngày nọ, thầy dạy kèm yêu cầu thầy tôi mà tôi không biết, giải thích rằng vì lợi ích cho riêng tôi, không thể tiếp tục để như thế được. Lần kế tiếp khi tôi chạy đến nấp sau lưng thầy, thì thầy dạy kèm đi vào phòng, lạy thầy tôi ba lạy, rồi lôi tôi ra ngoài. Trong khi bị kéo ra khỏi phòng, tôi nhớ mình đang nghĩ rằng, thật lạ lùng là ông này dường như không sợ gì thầy tôi cả.

Jamyang Khientse thường ở trong gian phòng mà tiền thân của thầy đã có những linh kiến và khởi sự công cuộc phục hưng văn hóa và tôn giáo đã lan tràn suốt miền đông Tây Tạng trong thế kỷ trước. Đấy là một gian phòng kỳ diệu, không rộng lắm nhưng có một bầu không khí thần tiên, đầy những vật thiêng liêng, tranh và sách. Nó được gọi là “thiên đường của những vị Phật”, “căn phòng đầy năng lực”. Nếu có cái gì ở Tây Tạng làm tôi nhớ nhung, thấp làm bằng gỗ và những đai da, tôi ngồi bên cạnh. Tôi thường không chịu ăn cái gì không phải lấy từ nơi bát của thầy. Trong cái phòng ngủ nhỏ gần kề, có một hành lang luôn luôn mờ tối, với một ấm nước trà sủi bọt trên hỏa lò nhỏ đặt trong góc. Tôi thường ngủ cạnh thầy tôi, trên một cái giường nhỏ dưới chân giường thầy. Một âm thanh mà tôi không bao giờ quên được là tiếng lần tràng hạt của thầy trong lúc thầy nhẩm những lời cầu nguyện. Khi tôi đi ngủ thầy thường vẫn ở đấy, ngồi thiền đọc kinh và sáng sớm khi tôi thức dậy thì thầy cũng đã ngồi tu tập, tràn đầy năng lực và ân phước. Mỗi khi mở mắt trông thấy thầy, lòng tôi lại ngập tràn một niềm hạnh phúc ấm cúng. Có một vẻ gì rất thanh bình nơi thầy.

Khi tôi lớn lên, thầy Jamyang thường để cho tôi chủ tọa những buổi lễ, còn thầy làm duy na điều khiển thời tán tụng. Tôi có dịp chứng kiến tất cả những cuộc giảng dạy và phép quán đảnh mà thầy làm cho mọi người, nhưng không phải nhớ những chi tiết mà nhớ bầu không khí trong những dịp ấy. Với tôi, thầy chính là Phật, tôi không còn nghi ngờ gì về chuyện ấy. Và mọi người khác cũng công nhận như thế nữa. Khi thầy làm lễ quán đảnh, những đệ tử sợ tới nỗi không dám nhìn mặt thầy. Một vài người thấy thầy dưới hình dạng của vị tiền thân của thầy, hoặc thấy thầy giống vị Phật này, vị bồ tát kia. Mọi người gọi ngài là Rinpoche, “bậc quý nhân,” danh xưng đối với một bậc thầy, và khi thầy ở đấy thì không có vị nào khác được gọi bằng danh từ ấy. Sự hiện diện của thầy gây cảm khái tới nỗi nhiều người thương mến gọi thầy là “Phật nguyên thủy.”

Nếu tôi không gặp được thầy tôi, tôi đã thành một con người khác hẳn. Với trí tuệ và đức bi mẫn, thầy là hiện thân của giáo lý thiêng liêng và khiến cho giáo lý ấy thực tiễn và đầy sức sống. Khi tôi nói với người khác về bầu không khí vây quanh thầy tôi, họ cũng cảm thấy như tôi. Vậy, thầy tôi đã gây trong tôi cảm hứng gì? Đó là một lòng tin không lay chuyển đối với nên giáo lý, và một niềm tin ở tầm quan trọng chính yếu và quyết liệt của bậc thầy. Bất cứ một hiểu biết gì mà tôi có được, đều nhờ thầy mà có. Đấy là một điều không bao giờ tôi có thể đền đáp, song tôi có thể trao lại cho những người khác.

Suốt thời niên thiếu của tôi ở Tây Tạng tôi đã thấy cái tình yêu thương mà thầy tôi thường tỏa ra trong hội chúng, nhất là khi hướng dẫn người hấp hối và người đã chết. Một vị Lama ở Tây Tạng không chỉ là một bậc thầy về tâm linh mà còn là một người minh triết, một người trị bệnh, cha xứ, bác sĩ, người chữa tâm bệnh, người giúp đỡ kẻ hấp hối. Về sau tôi phải học những kỹ thuật đặc biệt để hướng dẫn người sắp chết và người chết, từ những giáo lý liên hệ cuốn Tử thư Tây Tạng. Nhưng những bài học lớn nhất mà tôi học được về sự chết – và về sự sống, là nhờ ngắm nhìn thầy tôi khi thầy hướng dẫn người chết với một lòng bi mẫn vô biên, với trí tuệ và hiểu biết.

Tôi cầu nguyện rằng sách này sẽ truyền đạt đến mọi người một trí tuệ và từ bi của ngài, và qua nó, các bạn có thể cảm nhận phần nào tâm đầy trí tuệ của ngài và tìm thấy một mối giao cảm linh động với ngài.

Lời Dịch Gỉatangthusongchet-trihai

Tạng Thư Sống Chết không những là một tuyệt tác về tâm linh mà còn là một sách dẫn, một cẩm nang, sách tham khảo, và một nguồn cảm hứng thiêng liêng. "Trong một thời đại cực kỳ nguy hiểm như ngày nay, khi nhiều người trong chúng ta đang tìm kiếm sự hướng đạo minh triết và những giải đáp soi sáng cho ta về cách sống cuộc đời mình và cách đối mặt với cái chết, thì tác phẩm này đang cống hiến một sự hướng đạo như thế, một vài lời giải đáp như thế. Nó đã được viết ra để gợi cảm hứng cho người đọc khởi sự cuộc hành trình tiến về giác ngộ, để thành những "sứ giả hòa bình" theo như tác giả gọi, những người làm việc với trí tuệ và tình thương, để trực tiếp góp phần vào sự cứu vãn tương lai nhân loại.

Source: Tu Viện Quảng đức



Cước Chú:

(*) Sách của Nhà Xuất Bản Xuân Thu không đề tên dịch giả

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/09/2020(Xem: 7763)
Hỏi: Thưa Thầy, luân hồi thật sự được hiểu thế nào trong Phật Giáo, hay vấn đề này bị nhầm lẫn với thuyết tái sinh trong Bà La Môn Giáo và một số tín ngưỡng Tây Phương, vì từ Hán Việt “tái sinh” tiếng Pháp viết là "réincarnation” là sự lặp lại về đơn vị gốc, ví dụ: Người giàu nghèo sang hèn v.v… cứ thế trở lại nguyên gốc. Còn tiếng Phạn saṃsāra là luân hồi là lang thang, trôi nổi. Nếu dùng bật lửa đốt cháy cây nến, điều kiện tạo lửa từ bật lửa sẽ gồm đá đánh lửa, hộp nhựa đựng khí gas, ống thông nhau, ống dẫn ga, bánh xe tạo lực ma sát vào đá lửa, vô số phân tử hóa học trong khí gas, môi trường xung quanh v.v… Trong khi các duyên bắt lửa của ngọn nến chỉ có 2 yếu tố cơ bản gồm thân đèn làm bằng sáp và tim làm bằng vải… Vậy ngọn lửa từ bật lửa có quan hệ gì với ngọn lửa của cây nến? Như thế luân hồi không phải là sự tái sinh nguyên bản mà là tâm lang thang trôi lăn chìm nổi vì tham sân si, không biết tàm quý để rồi chúng sanh cứ mãi bị cái vòng xoay đó làm cho đau khổ?
08/06/2020(Xem: 7455)
Thần đồng 9 tuổi tốt nghiệp đại học, chuẩn bị học tiến sĩ
26/03/2020(Xem: 6508)
Con người được sanh ra từ đâu là một nghi vấn vô cùng nan giải cho tất cả mọi giới và mãi cho đến thế kỷ 21 này vấn đề con người vẫn còn phức tạp chưa được ai minh chứng cụ thể. Có nhiều học thuyết đã lý giải vấn đề con người nhưng rất tiếc họ chưa có kinh nghiệm thông suốt chiều sâu cho nên vẫn còn nằm trong hý luận của lý luận mà chưa khả dĩ đem lại được một chút thỏa mãn nào của nghi vấn; còn đối với các Tôn Giáo phần đông quan niệm quá cổ điển thiển cận mê tín mà ở đây chúng ta không cần phải bàn đến.
06/03/2020(Xem: 6413)
Nhà khoa học cao tuổi nhất Úc, Giáo sư David Goodall, đã qua đời bình yên ở Thụy Sĩ theo đúng nguyện vọng của ông. Vị Giáo sư 104 tuổi là người Úc đầu tiên thực hiện việc chết tự nguyện bằng cách chích thuốc. Ông đã có một cuộc sống viên mãn, và cách ông chọn cái chết cho mình đã một lần nữa đưa câu chuyện đầy tranh cãi - chết tự nguyện - trở lại các mặt báo trên toàn thế giới.
04/03/2020(Xem: 40682)
Lễ Dâng Y Kathina & Cúng Dường Phẩm Vật chư Tăng tại Bồ Đề Đạo Tràng India, Nhân Lễ tưởng niệm ngày đức Phật (thái tử Siddartha Gautam) xuất gia, được sự trợ duyên của chư Phật tử và quí thiện hữu hảo tâm, chúng tôi đã thực hiện một buổi Dâng Y Kathina và cúng dường phẩm vật đến chư Tăng thuộc 3 truyền thống Mật tông Kim cương thừa (金剛乘, vajrayāna), truyền thống chư Tăng Nguyên Thủy các nước Theravada và chư Tăng Ni truyền thống Đại Thừa (Mahayana) tại Bồ Đề Đạo Tràng.
23/01/2020(Xem: 8845)
Lịch Hoằng Pháp và các khóa tu của Th Tánh Tuệ 2020: Xin thông báo cùng chư Tôn đức, Pháp hữu và qúy Phật Tử lịch trình Hoằng Pháp và sinh hoạt tu học với sự chia sẻ của Th Tánh Tụê trong tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10 11, 12- 2020 Tháng 3 ngày 8 2020 Lễ vía Bồ tát Quan Âm (19/2AL) Chùa Vạn Phước 7909 New Salem St Mira Mesa, San Diego, CA 92126 Liên lạc: (858)-201-8726 Do TT. Thích Huệ Phúc hướng dẫn Tháng 4 : Một tháng tiền An cư Kiết hạ Tháng 5- ngày 10-2020 Đại Lễ Phật Đản chùa Phật Bảo Chicago 1495 Prospect Ave Des Plaines, Illinois 60018 Phone (847) 827-4599 Tháng 5- ngày 15 & 16 -2020 Khóa tu một ngày & Đại Lễ Phật Đản Chùa Liên Hoa Minesota (6333 Hwy 14 E, Rochester, MN 55904) Tháng 5- ngày 23 thứ 7 -2020 Khóa tu một ngày tại Đạo tràng Kiều Đàm Di Fountain Valley 9057 La Crescenta Ave, Fountain Valley CA 92708. Liên lạc (714) 363-8029, (714) 697-9627.
17/12/2019(Xem: 8740)
Đầu tháng 11, Laurent Simons, 9 tuổi, hoàn thành chương trình Kỹ thuật điện tại Đại học Công nghệ Eindhoven và sẽ là người trẻ nhất thế giới tốt nghiệp đại học. Sinh năm 2010 tại thành phố Ostend, Bỉ, Laurent theo bố mẹ đến Hà Lan sinh sống. Cậu bé bắt đầu học trung học từ năm 6 tuổi và, trở thành thành viên một dự án nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Học thuật (thành phố Amsterdam, Hà Lan).
28/11/2019(Xem: 5594)
Đài Truyền Hình số 7 của Melbourne, Úc Châu vừa đưa tin buồn một phụ nữ người Anh sống ở Perth, Tây Úc đã tự kết liễu đời mình sau khi bạn trai qua đời trong một vụ tai nạn giao thông. Cô Alice Robinson, 26 tuổi và bạn trai Jason Francis, 29 tuổi, đến Perth sống và làm việc vào năm 2018 từ Shropshire, UK và 2 bạn đang chuẩn bị kết hôn thì bi kịch xảy ra. Vào ngày 22 tháng 12 năm ngoái, Francis, một cầu thủ bóng đá bán chuyên nghiệp, đang đi bộ về nhà sau một ngày đi chơi với bạn bè từ câu lạc bộ bóng bầu dục của mình thì anh ta bị một tài xế giao hàng Dominos Pizza đụng phải. Trước đó anh đã gởi cho bạn gái một tin nhắn nói rằng mình sẽ về nhà "trong vài phút nữa", trước khi anh ta bị tai nạn. Một cuộc điều tra cho biết người bạn Alice quá đau lòng và quẫn trí khi chạy vào bệnh viện nhận xác bạn trai. Bác sĩ, y tá khuyên cô ra ngoài hít thở không khí một lát rồi vào lại, nhưng cô gái đã lặng lẽ bước đi nhưng người vô hồn, vì quá đau đớn, sau đó cô lái xe đi và nhắn tin vào số phone củ
26/11/2019(Xem: 9212)
Giáo dục, phạm vi rộng, có nghĩa truyền thừa kinh nghiệm, hiểu biết, kiến thức chuyên môn, kiến thức tổng quát… Mỗi chuyên ngành có những đặc tính cần truyền thụ cho lớp kế thừa, đó là giáo dục chuyên môn. Trong nhà Phật, việc giáo dục chú hướng vào nhận thức bản thể, hiểu biết về thân tâm, nắm rõ luật nhân quả, cải tạo nhân cách và làm chủ cảm xúc,làm chủ tâm hành, có nghĩa hành giả cần làm chủ sanh tử trong cõi tử sanh.
29/06/2019(Xem: 7707)
"Nhân sinh": đời người, cuộc sống con người "Quan": cái nhìn, quan niệm "Nhân sinh Quan" nghĩa là "cái nhìn" hay "quan niệm" về đời sống của con người. A) Con người từ đâu mà có? Phật giáo giải đáp câu hỏi ngàn đời nầy bằng giáo thuyếtThập nhị Nhân duyên, tức là chuỗi 12 nhân duyên dây chuyền sau đây: 1) Vô minh: Do một niệm bất giác mà phát sinh mê lầm, chấp ngã chấp pháp, do đó mà khởi ra Phiền não - nên cũng gọi là Hoặc. Chúng ta không thể tìm ra điểm khởi đầu của sự Vô minhđã khởi đầu cho sự hiện hữu của chúng sinh và vạn vật, hữu tình cũng như vô tình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]