Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đăng Ký Về Miền Cực Lạc

29/06/201201:32(Xem: 4375)
Đăng Ký Về Miền Cực Lạc
A_Di_Da_Phat_1
ĐĂNG KÝ VỀ MIỀN CỰC LẠC
Như Hùng

Khi chúng ta sinh ra, cha mẹ hoặc người thân phải đăng ký để chúng ta có được tấm giấy khai sinh, biết được ngày, nơi chốn mà mình ra đời. Khi lớn lên một chút ta đến trường đi học, rồi từng bưóc ta vào tiểu học trung học, đại học, dù đến đâu và làm gì, ta cũng đều ghi danh, nộp đơn, xin giấy tờ v.v... Ta lại phải đăng ký để có những giấy tờ cần thiết mà quốc gia xã hội đó yêu cầu. Khi đi làm ta cũng điền đơn, bằng cấp, giấy tờ, mới hy vọng có đưọc công việc vững vàng. Ngay cả hôn nhân của mình ta cũng phải hợp thức hoá bằng lễ nghi của tôn giáo hay truyền thống văn hoá của dân tộc mình. Nghĩa là mọi thứ ta đều tính toán, chuẩn bị, sắp đặt, nổ lực, đăng ký, hội nhập, xin xỏ, thì mới mang lại kết quả mong muốn. Khi biết suy tính, hoặc lúc có gia đình vợ con, ta xông pha lo lắng vất vả, để đổi lấy miếng ăn chổ ở cho mình và người thân, ta ngược xuôi đong đếm đo lường để được bằng hoặc hơn kẻ khác, chứ không bao giờ ta nhường bước chịu thua. Ta quyết chí vượt lên trên kẻ khác bằng mọi giá, vì lòng tham, sân, si hay bản năng cố hữu ở trong ta? Tất cả điều đó, thành công hay thất bại, được hay mất, gây khổ đau hay hạnh phúc cho kẻ khác, ta đều phán một câu xanh rờn " ta là vậy đó ". Khi ta già yếu, bệnh tật, tứ bề cô quạnh, sắp bước qua chặng đường của sanh ly tử biệt, ta có chuẩn bị từng bước như trước đó, để đi đâu, về đâu, tới đâu, hay ta vẫn mãi làm kẻ lang thang vô định?

Hình như tất cả mọi thứ trong cuộc đời nầy ta đều phải đăng ký, xin xỏ, vất vả , nổ lực mới có được. Nhưng có một thứ ta không cần làm những thủ tục, không cần nổ lực tranh giành, không cần mời gọi, nó vẫn lù lù xuất hiện, âm thầm đến lặng lẽ đi, nó chập chờn quanh quẩn đâu đây, chờ dịp là tác yêu tác quái. Đó là bốn nguyên lý trực diện của kiếp người " sinh, lão, bệnh, tử ".

Sinh: Trong chúng ta ai cũng biết mình sinh ra, với tinh cha huyết mẹ, nghiệp lực dẫn đưa ta mới có mặt ở thế giới nầy. Nhưng biết một cách rõ ràng minh bạch thì ta thường thờ ơ, lãnh đạm. Thât ra sống ra sao mới là điều đáng nói, đáng được tuyện dương hay đáng được phán xét. Sống là sự tác tạo và nhận lãnh, ta tập sống làm sao có ích lợi cho bản thân, gia đình, xã hội , con người, chúng sanh. Ta có được an lạc, hạnh phúc, biết hy sinh, san sẽ, biết dâng hiến cho đời, cho muôn loài, hay ta tìm cách đổ lỗi cho nghiệp dĩ, than thân trách phận. Ta bằng lòng dấn thân hay mặc cho con nước xoay vần đẩy đưa?

Lão: Trong chúng ta ai không già yếu héo tàn, không bị định luật vô thường chi phối. Sự già yếu đó, có phải là hệ quả tất nhiên của kiếp người. Nếu do vô thường nghiệp quả mà thân già lụm cụm đơn côi thì lại khác, vì đó là điều hẳn nhiên không một ai tránh được. Nếu vì o bế tấm thân, thoả mãn lòng tham, bản ngã, khiến tuổi già đến quá nhanh, thì ta càng không thể đổ lỗi cho kẻ khác, cũng đừng lấy số phận nghiệp quả ra làm bình phong chắn lối. Ta phải biết có những người già vẫn thong dong tự tại, mang niềm vui đến cho kẻ khác, san sẽ sớt chia, dù cảnh sống của họ khổ cực trăm bề. Ăn thua ở chổ, ta có nhận ra được và sống trọn vẹn với chân lý đó hay không?

Bệnh: Chặng đường thứ ba của kiếp người ta phải đối diện. Tùy theo nghiệp quả mà bệnh tật nhiều hay ít, sớm hay muộn, dù gì thì đều phải vượt qua mà sống mà cười, có như thế sự sống của chúng ta mới có giá trị. Bởi lẽ, nghiệp quả của ta có bao nhiêu, ta ráng trả hết bấy nhiêu. Cứ đến, đến hết, trả hết cho xong ở kiếp nầy, đừng lôi kéo dây dưa. Khổ đau bệnh tật chỉ làm đau khổ cho những ai chưa đương đầu tận diệt, và sẽ không làm hề hấn cho những ai quyết tâm vượt thoát, bằng lòng chấp nhận nghiệp quả trong sự hoan hỷ tuyệt cùng. Đàng nào cũng phải ra công giải quyết, tại sao ta không giải quyết một lần cho thoả đáng để không còn vướng bận? Chào mi ! Thôi nhé ta chào mi !

Tử: Hành trình cuối cùng mỗi chúng sanh đều phải bước qua. Chết trong đớn đau phủ ngập, hay chết trong an nhiên tự tại, thì đàng nào cũng phải chết. Tại sao ta không chọn cho mình một cái chết thật hiên ngang, thật đẹp. Vì khi sống ta sống cho đúng nghĩa, cho đáng sống. Sống ta đã không sợ thì làm sao ta sợ chết được. Cái chết không lưu lại nhân ngã, phủi sạch hồng trần, vượt thoát luân hồi hổn độn? Cái giây phút phân ly não nề đó, chỉ mình ta dấn bước, không người thân bạn bè sớt chia gánh chịu. Một mình ta đơn độc, lầm lũi, nhận lãnh, cưu mang. Nghiệp lực chỉ đi theo dẫn dắt những ai còn tác nghiệp, nó sẽ chấm dứt cho những ai không còn tạo ác nghiệp, chuyển nghiệp và quyết lòng hoá giải nghiệp.

Cảnh giới cực lạc ta thường dốc lòng để dành cho chặng cuối đó, hy vọng về được đến đưọc. Nhưng nếu ta chỉ lo cho chặng cuối đó thôi, lại hoá ra bất công với chính mình, và ăn nói làm sao với ba chặng kia ? Sự sống là chuổi dài liên kết, xuyên qua từng quá trình với bao biến động, cái nầy nối nhịp với cái kia, có khi thật ngắn ngủi, ta không làm chủ được. Tại sao ta không sống với sự an lạc ngay bây giờ ở đây, khỏi phải nhọc nhằn chờ đợi ? Quá khứ như dòng nước chảy không chịu dừng, còn ta cứ mãi miết trôi lăn giữa dòng đời biến hiện, thoạt nổi thoạt chìm, không thấy đâu là bến bờ. Khi nào ta biết trân trọng phút giây hiện tại, cái phút giây tỉnh thức tuyệt vời đang có mặt? Ta sống trọn vẹn trong sự an tịnh, thở nhịp cùng đất trời cây cỏ, tỉnh thức trong từng suy tư hành hoạt, thì bốn nguyên lý đó sẽ không gây hề hấn cho ta nữa. Sự có mặt của ta ở cuộc đời nầy chỉ là sự dừng chân thăm hỏi, đến lúc lại phải ra đi, ta rủ bỏ tất cả để nhẹ nhàng cất bước. Một sự chuyển tiếp, tự nguyện dấn thân, cho và vì hạnh nguyện phụng sự chúng sanh, không còn nghiệp lực dẫn dắt nữa.

Cực Lạc không những cảnh giới mà ta hết lòng hướng nguyện, và là sự chọn lựa tuyệt vời nhất trong thế giới thống khổ điêu linh, trong cõi tái tê đau đớn đến độ dư thừa. Ta quyết tâm tìm về, và đây có phải kiếp sau cùng của chúng ta còn sót lại? Ở đâu, bao giờ và lúc nào ta mới đến được? Tự mình đăng ký với chính mình, cho miền Cực Lạc của riêng mình. Tự mình nổ lực dốc lòng, tìm đuốc soi đường dẫn lối, ra công gắng sức, để thấy Cực Lạc là đây, bây giờ, ở đây, tại đây, không ở đâu xa. Đăng ký ! Làm ngay bây giờ kẻo trể.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 9669)
Khi tham dự lễ kỵ Tổ Minh Hải, thuộc môn phái Lâm Tế Chúc Thánh, tại chùa Pháp Hoa, Nam Úc, vào ngày mồng 7 tháng 11 năm Ất Dậu, nhằm ngày 7 tháng 12 năm 2005 vừa qua, Đại Đức Thích Nguyên Tạng đưa tôi bản dịch quyển “Rebirth and Western Buddhist“.
08/04/2013(Xem: 5428)
Tục ngữ Việt Nam chúng ta có câu “ sanh ký tử quy, nghĩa là ; Sống gởi trần gian, chết lại về”. Vậy khi chết chúng ta đi về đâu? Đây là câu hỏi rất khó trả lời, chỉ có bậc Đại giác ngộ mới thấy rõ con đường đi này và chỉ dạy cho chúng ta biết mà thôi.
08/04/2013(Xem: 5290)
Hai pháp có thể hiểu biết phải được thông suốt: danh và sắc; hai pháp có thể hiểu biết phải được tận diệt: vô minh và ái dục; hai pháp có thể hiểu biết phải được chứng ngộ: trí tuệ và giải thoát; hai pháp có thể hiểu biết phải được phát triển: vắng lặng và minh sát.
08/04/2013(Xem: 9219)
Các nhà phân tích cho rằng trình duyệt Firefox do Ross tạo ra có tốc độ nhanh hơn, đa năng hơn và bảo vệ người dùng tốt hơn trước virus và phần mềm gián điệp so với Internet Explorer.
08/04/2013(Xem: 10154)
Hôm Thứ Tư tuần qua, bệnh viện Alfred ở vùng South Melbourne đã rút ống tiếp tế thực phẩm và nước uống cho bà Maria Korp, 50 tuổi, theo lệnh của ông Julian Gardner, người được VCAT (Tòa án Hành chánh và Dân sự Victoria) cấp cho nhân quyền làm giám hộ (Public Advocate) bà Maria Korp từ hồi tháng 4 vừa qua.
08/04/2013(Xem: 11805)
Sau khi Raymond Moody xuất bản quyển Life after life vào năm 1975, công chúng phương Tây ngày càng quan tâm đến kinh nghiệm cận tử (KNCT). Các tiến bộ không ngừng của kỹ thuật Y-sinh học đã làm hồi sinh nhiều người : trước đây đã được xem là đã chết lâm sàng. Hai phần ba số người này không nhớ gì cả.
08/04/2013(Xem: 4548)
Con người vốn do tâm thức và thể xác hòa hợp thành, tâm thức không biến hoại nhưng thể xác thì biến hoại tuân theo quy luật sanh lão bệnh tử. Mỗi khi tâm thức rời khỏi thể xác hơi thở không còn hơi ấm tiêu tan đời sống chấm dứt gọi là chết, sự thật thể xác có chết nhưng tâm thức thì không mất.
08/04/2013(Xem: 8543)
Các nhà khoa học Nhật và Hàn Quốc đã tạo ra hai con chuột cái từ những quả trứng không thụ tinh. Chúng nhận được hai bộ nhiễm sắc thể từ hai bà mẹ, thay vì từ 1 ông bố và 1 bà mẹ như phôi thông thường.
08/04/2013(Xem: 5699)
Quý vị vì các nhân duyên như truy tiến Tổ tiên để báo đáp thâm ân, hoặc siêu độ quyến thuộc để kỷ niệm người quá cố, hoặc gieo phước thọ mạng để cầu an tránh nạn... mà làm các Phật sự rất trang nghiêm và long trọng. Quý vị đã hao phí rất nhiều tài lực vật lực và nhân lực để thành tựu một nghĩa cử cao đẹp này.
08/04/2013(Xem: 5455)
SACRAMENTO, California- Trong tuần này, một dân biểu ở California sẽ đệ trình một dự luật cấm bán thú cưng được tạo sinh vô tính. Việc trên có thể làm tiêu tan kế hoạch tạo sinh thú cưng bằng phương pháp sinh sản vô tính của một công ty tại tiểu bang này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]