Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hình tướng và tâm trạng của Thân Trung Ấm

02/04/201710:36(Xem: 6295)
Hình tướng và tâm trạng của Thân Trung Ấm


vong luan hoi 2
HÌNH TƯỚNG

VÀ TÂM TRẠNG CỦA THÂN TRUNG ẤM

 

ĐỨC HẠNH

 

Ba thân Trung ấm: Thượng, Trung, Hạ đều có cùng một hình tướng bằng một đứa bé lên bảy tuổi như Đại Trí Độ Luận đã nói. Phải nói đây là sự bình đẳng về mặt tinh thần, không có sự sai biệt về giai cấp vật chất như lúc thân người còn sống trên cõi Trần. Lúc sống, có người bị mù lòa, câm điếc, tàn tật, ngớ ngẩn, lớn con, cao, thấp, đẹp người hay xấu xí..., kể cả giàu, nghèo, chức cao phận lớn, vua, quan, hay thứ dân hèn mọn... Đến khi chết, ai cũng đều có cùng một thân Trung ấm đồng cỡ như nhau ở bên kia cõi chết. Cũng vì từ tâm thức có sự sai biệt đó mà có ra thân tướng vật chất con người khác nhau, địa vị khác nhau. Từ đó thân Trung ấm cũng phải có thứ bậc cao, thấp. Sự khác biệt này đúng theo định luật nhân quả mà ánh sáng và bóng tối là biểu tượng đích thực. Đúng là đèn nhà ai nấy sáng nếu tự thắp lên. Còn bằng không, nhà ai nấy tối. Vì vậy tâm là biểu tượng cho ngôi nhà có đèn sáng hay ngôi nhà không có đèn sáng, tức là tâm có trí tuệ hay là tâm ngu si, u tối. Tâm có tu tập Phật pháp có ánh sáng, tâm không tu tập Phật pháp có bóng tối. Cho nên thân Trung ấm có ánh sáng ở bậc thượng, bậc trung, hạ là do con người lúc sống có tu tập Phật pháp. Những hạng người có tu này là người giàu, kẻ nghèo, trí thức, bình dân, người ngoài Đạo Phật có tu đạo lý làm người... tâm thức họ có ánh sáng theo từng thứ bậc, qua bên kia cõi chết họ gặp nhau theo từng bầu ánh sáng của họ, tức là họ có cùng một tần số rung động như nhau ở bầu ánh sáng đó.

    Dĩ nhiên những người không tu tập Phật pháp, hay đạo lý làm người, qua bên kia cõi chết, làm sao họ có thể sống trong bầu ánh sáng của những thân Trung ấm bậc thượng, bậc trung được! Dù lúc còn sống, họ là kẻ trí thức có bằng tiến sĩ, giàu sang, vua, chúa... không tu, họ bị ở vào vị trí không ánh sáng, thân Trung ấm của họ bị chìm lặn trong bóng tối. Do đó có ba hạng thân Trung ấm bên kia cõi chết là sự bình đẳng. Không có một đấng thiêng liêng quyền năng nào ở cõi Trên xuống mà phân chia đẳng cấp này. Tất cả do tâm thức con người có ánh sáng hay bóng tối tự phân chia vị trí cho mình ở vào bầu ánh sáng rực rỡ, vừa hay là bóng mờ u ám, y như những loài sống trong biển cả. Có loài sống tận đáy sâu u tối, có loài sống ở lưng chừng, có loài sống gần bờ nước.

    Thân Trung ấm được cấu tạo bằng chất liệu tinh thần do những giác quan tinh thần của thức A-lại-da trỗi dậy, vùng lên sau khi thân Tử ấm nhận biết mình đã chết. Nên thân Trung ấm còn được gọi là thân Ước vọng. Nghĩa của Ước vọng là mong muốn, ước muốn; như muốn sống lại, muốn có lại thân cũ, muốn gặp Phật, muốn về các cõi Trên, sau khi thân Tử ấm nhận biết mình đã chết. 

    Do vậy những giác quan tinh thần của thân Trung ấm trỗi dậy trong nhiều trạng thái khác nhau. Đối với thân Trung ấm có ánh sáng, trạng thái của họ an bình, tĩnh lặng, trang nghiêm... là vì do tâm của họ có nhận thức và tự an lập ổn định vào vị trí thanh tịnh y như trạng thái tu tập lúc còn sống. Còn những trạng thái sống động, mất bình tĩnh, phân vân, run sợ, hãi hùng, tức giận, sân si... đối với thân Trung ấm có bóng tối trong tâm thức, y như trạng thái bạo ngược, không tỉnh thức của họ lúc còn sống trên cõi Trần vậy! Cho nên con người thật của chúng ta chính là thức A-lại- da, là thân Trung ấm.

    Xin khẳng định lại lần nữa Con người thật của chúng ta là thức A-lại-da của chúng ta. Còn xác thân vật chất bằng máu, thịt chỉ là cái vỏ, cái áo mà thôi. Thức A-lại-da là con người thật như thế nào gọi là thật? Trước hết, ta tự hỏi; ai đã điều khiển thân, miệng ta có hành động và lời nói Thiện, Ác? Chắc chắn mọi người đều trả lời: Ta chứ còn ai vô đó nữa! Miệng nói là Ta, nhưng không biết Ta đang ở đâu, khi xác thân vật chất của ta chết đi, thì cái Ta đó còn hay mất, đi đâu!

    Ta mà con người thường tự xưng, tự nói, đó là thức A-lại-da (Tâm-Ý). Nó là chủ tể, nên chi lúc thân con người còn sống, nó điều khiển thân, miệng con người biết làm và nói những điều Thiện, Ác. Sự biết hành Thiện, hành Ác này, khi thì tự nó biết và khi thì có năm giác quan vật chất của thân cộng tác với nó làm cho thân, miệng nói và làm điều tốt, điều xấu. Đến khi thân con người chết đi, thức A-lại-da nó vẫn là kẻ chủ động sự thấy, biết qua nhận thức của nó. Cho nên thân Trung ấm hoàn toàn bằng chất liệu tinh thần, bởi thức A-lại-da là tinh thần. Vì vậy mỗi một mình nó ôm hết bốn thứ tinh thần vào lòng.

    Bốn thứ đó là Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Lúc nó nằm trong xác thân vật chất còn sống của con người, gọi là thân Ngũ Uẩn, nó đã ôm hết bốn thứ tinh thần đó gọi là Danh, tức là bốn uẩn. Còn phần xác chỉ có một, đó là Sắc uẩn, thuộc về thể chất. Vì vậy mà, khi thân con người còn sống, ta biết nóng, lạnh, đói, khát, vui buồn, suy tư, thương, nhớ, biết đi hành động phước đức, biết đi lường gạt của cải, biết chọn ngon, bỏ dở, biết chữ nghĩa, biết tham vọng, biết cầu danh v.v... Những sự biết đó đều do thức A-lại-da có bốn thứ giác quan tinh thần đó. Đến khi thân con người tan rã (chết). thức A-lại-da ra đi, ôm theo các chủng tử Thiện, Ác và bốn giác quan cơ hữu tinh thần của nó qua bên kia cõi chết. Từ đó nó tự tạo ra cho nó một tấm thân. Đó là thân Trung ấm. Vì thân Trung ấm hoàn toàn bằng tinh thần, nên nó có thể đi xuyên qua tất cả chướng ngại như những tòa lâu đài cao ngất trời, núi non, vách đứng, biển rộng. Khi nó muốn đi đến đâu dù xa hằng ngàn cây số, chỉ trong một nháy mắt là nó đến ngay đó. Và nó có thể đi vào bất cứ nơi nào dù nơi đó kín đáo hay thâm sâu như dinh thự nhà vua, viện bảo tàng, rạp hát v.v... mà không cần phải mua vé vào cửa, không bị ai ngăn cản. Nhưng một nơi thân Trung ấm không thể vào được, đó là chùa. Vì chùa là nơi biểu tượng cho tinh thần trong sáng và cao thượng của Đạo Phật. Thân Trung ấm được cấu tạo bằng các giác quan tinh thần của thức A-lại-da. Do vậy thân Trung ấm nào được cấu tạo bằng các giác quan tinh thần trong sáng mới có thể được vào. Đây là một quy luật cái này có, cái kia có. Từ quy luật này, chúng ta đừng nghĩ rằng hiện nay ta là Phật tử của chùa, ta có giữ chức vụ lớn của chùa, đến khi chết, thân Trung ấm của ta cũng có quyền ra vào chùa một cách tự do thoải mái y như lúc sống có chức vụ lớn tại chùa vậy. Quan niệm đó thuộc về vật chất khi ta còn sống, ta và ngôi chùa bằng gạch đá có cùng một thể tướng hữu vi. Thân tướng của ta ra vào lúc nào mà chả được, có ai cấm đâu! Nhưng chúng ta quên rằng trong tướng hữu vi có tướng vô vi. Tức là ngôi chùa hiện hữu có chứa đựng ánh sáng từ bi và trí tuệ ở trong đó mà ta là người học Phật phải thấy điều đó. Nếu con người hiện nay thường lui tới ngôi chùa nói riêng là nơi biểu tượng của tinh thần trong sáng, tâm con người cũng có ánh sáng như ngôi chùa, đến khi chết, thân Trung ấm là một khối ánh sáng, chừng đó mới được vào chùa, bởi vì lúc đó thân Trung ấm có cùng tần số rung động với chư vị Tiêu Diện Đại Sĩ, Long Thần Hộ pháp. Vì vậy, thân Trung ấm (hương linh) được chư Tăng bảo dùng pháp hóa độ âm linh mời, gọi về chùa, nhưng cũng phải qua sự kiểm soát của các vị Tiêu Diện Đại Sĩ, Long thần Hộ pháp mới được vào nếu thân Trung ấm đó có nhận thức rõ lời kinh của chư Tăng, có tâm thức muốn quay về Tam bảo. Còn bằng không, khó mà về chùa, vì hiện tại lúc sống người ấy không có ý thức gì về Phật pháp, đạo lý con người, đến khi chết cũng như vậy. Cho nên nghiệp quả hiện tại là nghiệp quả ở tương lai sau khi chết giống nhau. Vì con mắt phàm của chúng ta, chúng ta không thấy điều đó, do vậy mà cứ nghĩ rằng sau khi con người chết, nếu người đó có theo Đạo Phật lúc sống, dù không đi chùa, không biết tu niệm một lần nhưng, hễ mời Tăng bảo đến tụng kinh cầu siêu là sẽ được siêu. Đó là ý nghĩ của người sống mong ước người chết được siêu thoát. Nhưng theo trong lực dẫn nghiệp trong kinh sách đã nói và sự thấy biết thân Trung ấm hạ cấp bên kia cõi chết có trạng thái khổ đau, mù mờ do các danh sư Tây Tạng đã thấy qua thần nhãn của quý Ngài, thì vấn đề siêu thoát không phải là chuyện dễ như bỏ đồng tiền vào túi áo!

    Như đã nói thân Trung ấm không phải bằng vật chất nữa, tức là nó không còn thân sắc uẩn, nhưng nó còn bốn uẩn, Thọ, Tưởng, Hành, Thức là phần tinh thần, vì vậy tâm thức của thân Trung ấm rất là nhạy bén, họ biết và đọc được ý nghĩ của người sống nghĩ gì, muốn gì, sẽ chuẩn bị làm gì. Và tâm lý của họ có cả thương yêu và lo lắng cho thân nhân còn sống về việc này việc kia. Họ rất dễ sân si, giận hờn, bực tức nếu thân nhân có những ý nghĩ không tốt về họ. Vì vậy mà các vị Lạt ma Tây Tạng đã dặn đi dặn lại chúng ta phải có tấm lòng thương yêu họ bằng tâm thanh tịnh về vấn đề tụng kinh cầu nguyện. Vì thân Trung ấm bên kia cõi chết rất cần năng lượng tinh thần trong sáng của con người sống đối với họ, ban cho họ, giúp cho họ có được tinh thần trong sáng thanh thoát, từ đó tâm thức thân Trung ấm của họ mới có sự hiểu biết mà nhận ra ánh sáng từ các chư Tăng tụng niệm cầu nguyện. Thân nhân không nên khóc lóc, vì họ cũng có tình cảm như chúng ta, họ sẽ sanh lòng đau khổ và tiếc nuối, bi lụy. Khóc lóc và có những tâm trạng nuối tiếc họ, là vô tình đưa thân Trung ấm họ càng vào trong bóng tối. Vì vậy ta cần nên tịnh tâm tụng Kinh Di Đà và niệm Phật là pháp âm khai mở cho thân Trung ấm thiếu ánh sáng được có, do lúc sống không tu đạo lý làm người, không tu các pháp môn của Đạo Phật.

    Sở dĩ nói bên kia cõi chết, là tại vì mắt phàm của con người sống không thấy thân Trung ấm nên có ý niệm ngăn cách cõi này cõi kia. Thật sự họ ở sát bên cạnh chúng ta. Họ có mặt cùng khắp trong không gian; ở rừng cây, mé nước, bờ sông, bờ suối, trong hóc đá, hầm hố, bãi cỏ, đống rác, hang sâu... trên toàn mặt đất, trong lòng nước biển, sông, hồ trên quả địa cầu này. Đâu đâu cũng đều có vô số lượng, vô số tỷ tỷ thân Trung ấm vất vưởng, la liệt, trùng trùng dày đặc trong không gian vô tận nầy. Do vậy vô số vô lượng thân Trung ấm trong không gian bao la này được chia ra hai giai tầng Trung và Hạ. Bậc Trung thuộc giai tầng được đi đầu thai trở lại loài người bằng thai sanh. Bậc Hạ thuộc giai tầng đi đầu thai vào các loài súc vật và động vật sanh con bằng thai và trứng (thai sanh - noản sanh). Bậc hạ thuộc giai tầng đi làm thân chúng sanh bằng hóa sanh và thấp sanh. Vô số lượng thân Trung ấm bậc hạ này trước khi thọ thân chúng sanh nhỏ bé, thấp hèn đều bị vùi dập, trôi giạt vào các nơi không gian đen tối ẩm thấp. Chính những nơi đen tối, ẩm thấp này là môi trường kiết sử tạo nên tấm thân hữu hình chúng sanh của họ. Riêng về loài ngạ quỷ và địa ngục cũng như những cực hình mà thân Trung ấm thọ khổ là do thân Trung ấm tự biến hiện để tự trừng phạt mình, chứ không phải do một đấng Thượng Đế nào tạo ra, do vậy cũng được xem như là một loại tự hóa sinh từ thân Trung ấm.

    Trong vô số loài chúng sanh trên địa cầu thuộc cõi Ta Bà này, con người là loài chúng sanh có thân hình đẹp và có tri giác tối thượng, được gọi là hữu tình chúng sanh có tình vô hạn, nên có tư duy, có nhận biết, đắn đo suy tính, có hành động thiện, ác, trong cuộc sống có hạnh phúc và khổ đau... Nên chi con người là chủ tể, đã và đang thống trị và chế ngự tất cả muôn loài trên địa cầu. Vì vậy mà những bậc Bồ tát thường chọn cõi Người để tái sanh làm người mà hóa độ cho con người, vì con người có khả năng tu được thành Phật, thành các bậc Thánh. Cho nên các bậc Bồ tát tái sanh vào loài người không theo ánh sáng giao hợp của nam nữ như các thân Trung ấm. Quý Ngài tự hòa nhập vào tử cung của bà mẹ trước khi người cha ân ái với mẹ. Sự hòa nhập vào bà mẹ bằng nhiều hình ảnh khác nhau do mỗi vị Bồ tát tự chọn. Chẳng hạn trường hợp bà Hoàng hậu Ma Gia nằm mộng nằm mộng thấy con voi trắng sáu ngà đến khai hông bên phải, thọ thai sanh Thái tử. Tại Trung Hoa, mẹ Ngài Hòa thượng Hư Vân nằm thấy một vị trưởng lão mặc y màu xanh, đầu đội tượng Quán Thế Âm, thân cởi hổ, nhảy lên giường nằm, bà kinh sợ tỉnh dậy, nghe mùi hương bay khắp phòng, liền thọ thai sanh Hòa thượng Hư Vân.

    Vấn đề các vị Bồ tát hòa nhập vào thân bà mẹ bằng nhiều hình ảnh khác nhau, chính là quý Ngài có sự chuẩn bị và chọn lựa người cha và mẹ có cội gốc Bồ đề, tức là ông cha và bà mẹ được Bồ tát chọn để tái sanh vào cũng là những bậc Bồ tát đã tái sanh làm người trước. Do vậy sự tái sanh vào loài người của các bậc Bồ tát không có sát na tức là không theo ánh sáng, không thấy nam nữ giao hợp, nhưng kiết sử vẫn có của Thân Sinh ấm ở bào thai trong bụng mẹ. Sự tái sanh vào loài người của các bậc Bồ tát không theo Sát na Ánh sáng được gọi là tái sanh theo ý muốn. Tái sanh theo ý muốn này do thức. Thức của bậc Bồ tát là trí tuệ. Còn tái sanh theo nghiệp quả của chúng sanh là do thức. Nhưng thức đó chính là thức A-lại-da vô minh phàm phu nên mới thấy ánh sáng giao hợp của nam, nữ. Có một vài bài giảng luận về thân Trung ấm đi đầu thai vào loài người, do các minh sư tiền bối viết có đề cập đến thân Trung ấm đi đầu thai, không những thấy ánh sáng duyên nợ, mà còn thấy luôn cả thân tướng của hai đấng sinh thành. Vì thân Trung ấm không đâu xa ở sát bên cạnh người sống, vì vậy có người chết bị đầu thai làm con của con trai, con gái mình. Trường hợp này không phải là ít, thường đã xảy ra trong xã hội con người hiện nay. Sở dĩ người ta được biết rõ là do đứa bé khi biết nói, nó đã nhớ lại kiếp trước của nó, rồi nó kể lại sự việc...

 

         Bốn-THỨC A- Lại-Da TRONG THÂN SINH ẤM

    Thân Sinh ấm, được thuyết minh riêng của loài người. Thân sinh ấm được có là lúc thức A-lại-da trong thân Trung ấm bậc Trung ở bên kia cõi chết có chứa nghiệp quả được đầu thai vào loài người, nó đi theo ánh sáng giao hợp của nam, nữ (cập vợ chồng) được có duyên nợ với nó, vào đó mà làm con. Một, để đòi nợ. Hai, là để trả nợ. Cả hai trường hợp, được gọi là oan gia trái chủ, không rủ, cũng vô. Oan gia trái chủ trả đủ ra đi. Sau khi thức A-lại-da đi theo ánh sáng vào tử cung của người nữ, (female-animal), nó kết hợp một cách thân mật với tinh trùng của người nam, và noãn châu (trứng) của người nữ. Thời điểm kết hợp này được gọi là Sát Na Kiết Sử. Sát na nghĩa là rất nhanh, nhanh hơn nháy mắt. Kiết sử nghĩa là những dữ kiện kết hợp với nhau để thành thân mạng trong bụng Mẹ theo quy luật rõ ràng và vững chắc. Nói rõ hơn, thức A-lại-da trong thân Trung ấm bên kia cõi chết chứa đựng nghiệp quả đi đầu thai vào loài người, nó thấy ánh sáng hợp duyên của nó rất nhanh và đi vào tử cung bà mẹ cũng rất nhanh. Tại tử cung, thức A-lại-da kết tụ với tinh trùng và noãn châu để thành bào thai. Tức là nghiệp thức (thân Trung ấm) kết hợp với tinh trùng của cha và noãn châu của mẹ. Noản châu và tinh trùng chính là Sắc. Còn Danh chính là nghiệp thức A-lại-da. Hai thứ Sắc Danh tạo thành thân ngũ uẩn con người. Do vậy một bào thai được thành hình phải được hội đủ ba thứ: thức A-lại-da, tinh trùng, noản châu. Nếu một, hay hai trong ba thứ đó bị thiếu hoặc là không hòa hợp với nhau, bào thai không thành. Chẳng hạn, tinh trùng bị loãng, noãn châu tốt, bào thai không thành dù cho thức A-lại-da có mặt. Hay là cả hai đều tốt mà không có thức A-lại-da (chủng tử nghiệp) đi vào, bào thai không thành. Vấn đề thức A-lại-da không vào, là do tử cung bà bị dơ, nhớp, dù cập vợ chồng có duyên với nó. Sau đó, nó vẫn theo dõi, một khi quán thấy tử cung bà mẹ sạch sẽ, nó liền vào. Cho nên một bào thai được thành hình là phải hội đủ ba thứ trên đúng với nghĩa Kiết Sử là như vậy. Và đúng với vai trò của thức A-lại-da ở thân Sinh ấm là vào trước, còn ở thân Tử ấmra sau cùng khi năm giác quan của thân người chết hẳn. Nó vào trước để an lập các thức khác có liên đới với nó, cho nên một bào thai được thành hình trước tiên là bộ não tức là cái đầu gồm có bốn giác quan: mắt, tai, mũi, miệng (bốn thức).

    Như đã nói trong một sát na, trên vũ trụ này có vô số tỷ, tỷ ánh sáng giao hợp của loài người  phát ra, trùng trùng nối kết không ngừng. Ánh sáng trùng trùng nối kết này, ta có thể đặt cho nó cái tên “Biển tình Hoa đốm Hư không. Loài Người duyên hợp mắt Trông liền vào”. Giữa Biển tình Hoa đốm như vậy, thật khó mà biết tia ánh sáng nào là có duyên nợ với mình! Ấy thế vậy mà, thức A-lại-da trong thân Trung ấm bên kia cõi chết thấy rất rõ, chỉ thấy một tia sáng có duyên nợ với nó mà thôi (tình cũ nghĩa xưa, ân, oán kiếp trước phải vào làm con để trả, hay đòi nợ). Và từ đó nó theo ánh sáng đi vào tử cung, rồi kết hợp chặt chẽ với, tinh trùng cha noản châu mẹ mà an lập kiến tạo ra thân hình. Thời gian đi vào và kết hợp này được gọi là Thân Sinh Ấm.(đang con trong bụng mẹ). Thân Sinh ấm được có từ lúc thức A-lại-da vào tử cung bà mẹ và cho đến khi nào năm giác quan của bào thai ở bộ phận đầu não được hoàn chỉnh trong tháng thứ năm. Từ tháng thứ sáu đến tháng thứ chín là thành Thân Bản Ấm (ra chào đời), tức là một cơ thể hài nhi trong bụng mẹ được hoàn chỉnh đầy đủ và được sinh ra, lớn lên cho tới già và chết.

   

 

 

Ý kiến bạn đọc
03/04/201701:26
Khách
Tôi không rõ thân trung ấm khác với linh hồn như thế nào. Tây tạng Tử thư nói thân trung ấm sau 49 ngày phải tái sanh, điều nầy tôi thấy không đúng. Trong thực tế, người chết có thể sống rất nhiều năm trong cõi Trung giới, như vậy họ không phải là trung ấm. Vậy gọi họ lá gì, chả lẽ là quỉ loại? Có người còn sống nhưng thần thức của họ cũng có thể xuất ra và dạo chơi nhiều nơi, thậm chí có thể hiện thân giống như ma quỉ hiện hình. Vậy cái gọi là thần thức nầy khác với trung ấm thân vá linh hồn như thế nào? Vấn đề nầy tôi thấy còn mơ hồ - nên tôi không rõ thuyết linh hồn và thuyết trung ấm cái nào đúng. Các đạo khác nói con người có linh hồn bất tử, đạo Phật nói con người chỉ có A-lại-da trường tồn nhưng thay đổi, chỉ có lí lịch là cố định. Vậy thuyết nào dúng? Xin ông vui lòng giải đáp cho - Thích Phước Thiệt
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 4561)
Tiến Sĩ Hans Holzer là một trong những nhà tâm lý học nổi tiếng trên thế giới, chuyên khảo cứu và điều tra những vô siêu nhiên. Ông tốt nghiệp Ðại Học Ðường Columbia, Ðại Học Ðường Vienna, Ðại Học London College of Applied Science (Anh). Ông là giáo sư đã dạy tám năm tại Viện Kỹ Thuật Nữu Uớc. . . .
08/04/2013(Xem: 5160)
Trong kinh Pháp hoa phẩm phương tiện đức Phật có dạy: “ Chư Phật vị nhất đại sự nhân duyên xuất hiện ư thế dục linh chúng sanh khai thị ngộ nhập Phật chi tri kiến”, có nghĩa là: “ Các đức Phật vì một nhân duyên lớn xuất hiện ở thế gian, đó là khai thị tri kiến Phật cho tất cả chúng sanh để chúng sanh ngộ nhập vào tri kiến Phật ấy”.
08/04/2013(Xem: 30997)
Những sự xúc động, những tình cảm vui buồn bởi cách cư xử đối với nhau khó mà cảm nhận rõ ràng trong những lúc bình thường chưa có biến cố gì, hoặc nếu có thì chỉ sơ sơ thôi, thì cái tình thương yêu, lòng hiếu thảo, điều ân nghĩa, cùng mọi sự ăn năn, hối hận đối với người thân như cha mẹ, vợ chồng, con cháu, họ hàng, bạn bè v...v…
08/04/2013(Xem: 4835)
Gần đây, trên thế giới nhất là tại Mỹ dư luận bị kích động vì vài người y sĩ công khai tham gia hành động "trợ tử" (Euthanasia), và chấp nhận trách nhiệm, tự ý đưa tay vào còng của cảnh sát, hầu như thách đố pháp luật. Dư luận quần chúng rất phân tán, kẻ chê vô lương, người thì yểm trợ và đặc biệt là các tôn giáo lớn trong nước đều lên tiếng xác định lập trường.
08/04/2013(Xem: 5053)
Sự hiện hữu của chúng sinh đã bị điều kiện hóa bởi sự sinh, sự chết, và sự chuyển tiếp từ cái chết sang sự tái sinh. Sức khởi động không ngưng nghỉ của nghiệp lực đã làm cho đời sống vô thường. Chúng ta liên tục luân hồi xuyên qua những trạng thái khác nhau của hữu thể, . . .
08/04/2013(Xem: 4779)
Trong kinh số 53, Tạp A Hàm, có đoạn Phật bảo Bà la môn: "Có nhân, có duyên, thế gian tập khởi. Có nhân, có duyên cho sự tập khởi của thế gian. Có nhân, có duyên, thế gian diệt tận. Có nhân, có duyên cho sự diệt tận của thế gian."
08/04/2013(Xem: 5023)
Rober Graham là một nhà triệu phú rất ngưỡng mộ các nhà bác học nên đã thành lập một ngân hàng tinh trùng nổi tiếng trên khắp nước Mỹ: Ngân hàng tinh trùng của những người được giải thưởng Nobel. Ông đã liên tục tấn công những nhà khoa học nổi tiếng nhất lúc bấy giờ bằng thư từ, . . .
08/04/2013(Xem: 4871)
Những ngày vừa qua, không ít những người trong số chúng ta đã có dịp thấy hình ảnh ốm yếu của Steven Jobs, người sáng lập ra hãng Apple Computer, Inc. đã đăng đàn giới thiệu sản phẩm mới: I Pad 2. trên TV.
08/04/2013(Xem: 4901)
Loài người chúng ta là những sinh vật hữu hình hữu hạn, chúng ta không thể sống ngoài viễn tượng không gian và thời gian. Vì sao ? vì sắc chất chúng ta được cấu tạo nên từ tứ đại giả hợp, không có cách nào chụp bắt hay bám víu vào những lý thuyết hão huyền của vô hạn.
08/04/2013(Xem: 6480)
Phóng viên Phattuvietnam.net gửi câu hỏi tới PGS.TS Hà Vĩnh Tân về đề tài “Tái sinh và luân hồi”, và đã nhận được trả lời,. . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]