Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hộ Niệm Lúc Lâm Chung

12/08/201106:41(Xem: 3537)
Hộ Niệm Lúc Lâm Chung
A_Di_Da_Phat_4
HỘ NIỆM LÚC LÂM CHUNG

Tỳ kheo Tai Kwong -Minh Phú lược dịch

Hộ niệm là gì?

Hộ niệm là niệm Phật cầu nguyện cho một bệnh nhân khi nhận thấy thuốc chữa trị không còn tác dụng đối với người ấy nữa, khi mà người bệnh sắp qua đời. Sự nhất tâm của người trợ niệm cùng với công năng của sự niệm Phật sẽ gia hộ cho người bệnh sớm chấm dứt đoạn hành trình cuối cùng trong cuộc đời mình. Nhờ vậy, người bệnh sẽ được tự do, thanh thản và được vãng sanh về cảnh giới của chư Phật. Không có gì hạnh phúc hơn được sống và chết như thế.

Khổng Tử từng nói: "Người nào mà buổi sáng nghe được đạo, buổi chiều chết cũng thỏa lòng". Tại sao vậy? Tại vì chết không là gì cả đối với người đã nghe được đạo. Người ấy thật sự đã vượt lên trên những ý niệm tầm thường lúc họ chết. Hộ niệm chính là giúp họ đạt được điều này. Hộ niệm là cầu nguyện chư Phật và chư Phật ở đây là đạo vậy. Dù cho trong quá khứ họ đã làm gì đi nữa cũng không sao. Nếu trước đây họ có một chút ít phước thiện và trong lúc lâm chung lại được những người bạn đạo thân thiện đến hộ niệm thì họ vẫn có thể vượt thoát khổ đau. Nhờ sự hộ niệm, họ nghe được danh hiệu Phật và nhập vào chánh đạo nên được vượt thoát khổ đau.

Phút lâm chung là thời điểm nguy kịch nhất đối với người hấp hối. Đấy cũng là cơ hội cuối cùng để cho người hấp hối có thể chuyển đổi. Cho nên, với tư cách là một người Phật tử, chúng ta phải hộ niệm cho mọi người khi cần thiết.

Tại sao chúng ta cần phải hộ niệm?


Chúng ta thường nghĩ rằng, khi một người tắt thở tức là người ấy đã chết. Điều này không hoàn toàn đúng.

Theo sự diễn tả trong kinh thì sau khoảng 8 giờ đồng hồ, tâm thức sẽ tách khỏi thể xác và sẽ trở thành "thân trung ấm". Thân trung ấm là một trạng thái tâm thức trung gian giữa sự chết và tái sinh. Trong vòng 7 tuần sau, những người thân của người chết nên tiếp tục niệm Phật trợ duyên, tụng kinh, bái sám và mời những người Phật tử khác cùng hành lễ để trợ duyên cho người chết được siêu thoát.

Ở đây có một vấn đề cần phải được làm sáng tỏ. Khi một người chết, xác thịt của người ấy trở về với cát bụi, nhưng còn phần tâm thức của người ấy thì sao, điều gì sẽ diễn ra với nó, nó có tồn tại mãi mãi không?

Vấn đề này được kinh điển diễn tả rằng, trong vòng bảy tuần sau khi chết, ba loại nghiệp sẽ tham gia quyết định nơi đến của thần thức, nơi mà người ấy tái sinh. Ba loại nghiệp đó là: Trọng nghiệp, tập quán nghiệp và cận tử nghiệp. Trong đó, cận tử nghiệp có sự chi phối mạnh nhất.

Thứ nhất là sự quyết định của trọng nghiệp. Trọng nghiệp là những việc lành lớn hoặc là những việc cực ác mà người ta đã từng làm lúc còn sống. Kết quả của những nghiệp ấy đã được xác định cụ thể. Người nào gieo những hạt giống thiện thì khi quả chín muồi, họ sẽ được sinh lên thiên giới hoặc thác sanh về cảnh giới của chư Phật. Nếu người nào gieo những hạt giống bất thiện thì kết quả họ sẽ bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ hay súc sanh. "Tất cả những gì người ta đã tạo ra, dù tốt hay xấu, chính họ sẽ là người nhận lãnh những kết quả ấy".

Thứ hai, con người thường có những thói quen và những sở thích. Người tốt thì có thói quen tốt và ngược lại, người xấu thì có thói quen xấu. Một khi sở thích đã trở thành thói quen thì khó lòng thay đổi được chúng. Khi một người mới chết, nếu không có sự chi phối nào khác thì người ấy sẽ đi theo những người có thói quen tương tự với mình và sẽ tái sinh ở đó.

Thứ ba, cận tử nghiệp thường gắn liền với ý niệm của người hấp hối. Những ý niệm cuối cùng của người chết sẽ quyết định là sẽ tái sinh vào trong sáu cảnh giới của cõi dục hay là được thác sanh về cảnh giới của chư Phật. Ý niệm cuối cùng ấy rất quan trọng. Nếu người hấp hối không có những trọng nghiệp, cũng không có thói quen và ý niệm cuối cùng cũng không rõ ràng gì cả thì thần thức sẽ bị lấp lửng như những làn sóng vô tuyến. Khi người ấy nghe tiếng khóc than của người thân thì sẽ nảy sinh ý niệm muốn quay trở lại. Nếu lúc ấy mà nghe tiếng niệm Phật thì người đó sẽ không bị vướng bận bởi những âu lo của cuộc đời. Ý niệm muốn quay trở lại là nguyên nhân dẫn đến tái sinh trong sáu cõi hữu tình, trong khi ý niệm không bị ràng buộc bởi những lo âu của trần thế là nhân tố dẫn đến sự thác sanh về cảnh giới của chư Phật.

Có một người Trung Quốc nói rằng: "Khi bạn đánh vào cái chiêng một nghìn lần, thì lần đánh sau cùng sẽ tạo nên âm thanh hòa điệu". Hộ niệm là "gõ lần cuối cùng để tạo nên sự hòa điệu" ấy. Có nghĩa là dùng sự hộ niệm để điều chỉnh ý niệm của người hấp hối, để khơi gợi và để tác động trực tiếp vào tâm thức của người ấy. Một ý niệm thiện lành thì sẽ đưa đến sự tái sanh ở cõi lành, một ý niệm bất thiện thì bị tái sinh vào ác đạo. Tuy nhiên, người sắp lâm chung cần phải được chăm sóc hết sức cẩn thận trong giờ hấp hối. Khi một người hấp hối là họ bắt đầu khởi một ý niệm, chúng ta phải hộ niệm để gợi mở, để truyền cảm hứng và để dẫn dắt dòng tâm thức của người đó. Đây là lý do mà chúng ta cần phải hộ niệm.

Hộ niệm có lợi ích gì?


Như quí vị đã biết, có bốn giai đoạn trong đời sống một con người, bốn giai đoạn ấy là: sanh, già, bệnh và chết. Chúng còn được biết đến như là bốn định luật của cuộc sống. Chúng ta hãy bỏ qua ba giai đoạn đầu và chỉ tập trung vào giai đoạn cuối cùng, đó là "chết". Từ xưa cho đến nay, đã có rất nhiều vị anh hùng, nhưng không có ai trong số họ thoát khỏi sự chết. Tuy nhiên, để chết trong yên bình hay không thì người ta có thể điều khiển được.

Mọi người đều mong ước có được cuộc sống thú vị và yên bình. Cũng như vậy, mọi người mong ước được bình yên khi chết. Lúc hấp hối, người ta thường rơi vào bốn trạng huống: 1. lo âu về cái chết, 2. đau đớn, 3. không muốn dứt bỏ đời sống hiện tại và 4. không tỉnh táo. Nếu bốn trạng huống ấy không thực sự chi phối đến người chết, nhưng người ấy lại chết trong tiếng than khóc của người thân thì sẽ không thể ra đi một cách yên bình được. Tuy nhiên, nếu chúng ta hộ niệm cho người ấy lúc hấp hối thì chúng ta có thể truyền cảm hứng, an ủi, nhắc nhở và dẫn dắt người ấy hướng về chánh đạo. Trong tiếng niệm Phật, người ấy sẽ cảm thấy bớt căng thẳng hơn bởi sự nhớ nghĩ chơn chánh và tự thấy mình không còn bị ràng buộc bởi những lo âu, sợ hãi thường tình. Do đó, người ấy sẽ được tái sinh về cảnh giới của chư Phật một cách an nhiên.

Khổng Tử nói rằng: "Khi con chim sắp chết, tiếng hót của nó thật não ruột, khi một người sắp chết, họ nói thật thân ái". Điều này chứng tỏ không ai muốn chết trong khi người ta vẫn còn thở. Khi nhận thấy điều đó không thể có được thì người ta sẽ mong ước có được một nơi an toàn để bám vào. Nhờ sự hộ niệm, người hấp hối có thể nương vào ánh hào quang của Phật để thoát ra khỏi những âu lo thường tình và tìm đến nương tựa nơi Đức Phật. Người ta sẽ đến được nơi an nghỉ cuối cùng, đó là cảnh giới của chư Phật. Đây là một lợi ích của sự hộ niệm.

Một lợi ích khác của sự hộ niệm là dùng những "luồng tư tưởng" lành được sinh ra bởi những đạo hữu đang niệm Phật để khai mở ý niệm đầu tiên nhất của người hấp hối. Sau đó làm cho ý niệm lành ấy tiếp tục được điều chỉnh cho hợp với những ý niệm thiện khác trong mười pháp giới. Bằng sự nỗ lực thích đáng, nghiệp thiện ấy sẽ đến được với giới hạn của những hạt giống thiện. Người hấp hối sẽ tập trung vào ý niệm thiện ấy một cách nhất tâm và sẽ được vãng sanh về cảnh giới của chư Phật.

Người ta thường ý thức được rằng, một ý niệm thiện khởi lên là thiên đường hiện khởi và một ý niệm bất thiện khởi lên là địa ngục xuất hiện. Tư tưởng trong hiện tại quyết định cảnh giới tái sanh là thiên đường hay địa ngục. Hộ niệm bằng cách niệm Phật là thôi thúc người hấp hối hãy khai mở một ý niệm thiện trong hiện tại và nắm vững lấy nó, chứ không để xảy ra bất cứ một sơ suất nhỏ nào, vì điều ấy sẽ khiến cho người ta đi lạc đường.

Những nguyên tắc khi hộ niệm

Người bệnh thường bị hành hạ bởi sự đau đớn trước khi chết. Sự đau đớn ấy không thể diễn tả nổi. Vì thế, người bệnh cần có "sự thanh thản" trước và sau khi chết. Người ấy sẽ ra đi hết sức bình yên trong sự thanh thản. Có một số nguyên tắc cần được tôn trọng khi hộ niệm: 1- Không di chuyển thân thể của người chết, 2- Không được khóc than, 3- Không nên gây ồn ào không cần thiết, 4- Niệm Phật một cách trang nghiêm.

Trước hết là không được di chuyển thân thể của người chết. Từ khi trút hơi thở cuối cùng, người chết cần có sự thanh thản, bất kỳ sự di chuyển nào cũng làm cho thể xác người chết càng đau thêm. Trong lúc đau đớn, người chết sẽ sinh lòng căm hờn. Chính lòng căm hờn này dẫn người chết đến chỗ sa đọa. Việc tắm rửa và thay áo quần cho người chết nên tiến hành trước lúc người ấy chết hoặc là sau khi chết khoảng 8 tiếng đồng hồ. Điều này rất quan trọng.

Thứ hai, không được khóc than. Mọi người cho rằng, khóc cho người chết là một nghĩa cử thông thường của con người. Một khi có người chết, chúng ta khóc bên xác của người ấy. Điều này chỉ đem đến sự buồn phiền cho người chết mà thôi. Thay vì khóc than, chúng ta hãy ngăn những dòng nước mắt lại và niệm Phật một cách thành kính để cầu cho người ấy được sanh về cõi Cực lạc. Như thế thì cả người sống và người chết đều sẽ cảm thấy tốt hơn. Nếu ai đó không ngăn được sự khóc than thì nên đi nơi khác và khóc cho thỏa lòng rồi hãy trở lại. Như thế thì sẽ làm dịu bớt sự dồn nén ở trong lòng.

Thứ ba là không nên gây ồn ào không cần thiết. Khi có người chết, thân quyến và bạn bè đến viếng và sẽ có không ít vấn đề được bàn tán ngay sau khi người ta chết. Khi có quá nhiều quan điểm và lời huyên thuyên không ngớt thì chỉ làm mất đi sự yên tĩnh và làm phân tâm những người hộ niệm. Tốt hơn là nên thảo luận và sắp xếp công việc ở một phòng khác hoặc là ở bên ngoài. Hãy giữ cho căn phòng người chết đang nằm được yên tĩnh. Mọi người hãy niệm Phật trong sự điềm tĩnh và hãy để cho người chết chỉ nghe tiếng niệm Phật mà thôi. Được như thế thì người chết sẽ có thể nhất tâm và dòng tư tưởng thanh cao của họ không bị gián đoạn. Đây mới là cách trợ giúp phù hợp nhất.

Thứ tư là niệm Phật một cách trang nghiêm. Tất cả những người Phật tử hay không phải Phật tử, sau khi hiểu được lợi ích của sự hộ niệm, họ thường mời những người giúp đỡ đến để chuẩn bị cho việc hộ niệm. Cần phải quan sát sự chuyển biến của người hấp hối, khi thấy người thân của mình đang nằm, vẫn còn thở, sắp tắt thở, đang trút hơi thở cuối cùng, lúc ấy hãy mời mọi người hộ niệm cho họ. Mọi người nên cùng nhau niệm Phật trong sự trang nghiêm để cầu cho người đang nằm được vãng sanh về cõi Cực lạc.

Có một vài điểm cần lưu tâm trong khi gia đình có người hấp hối:

a. Chỉ di chuyển thân thể người chết sau 8 giờ kể từ lúc tắt thở. Điều này sẽ hơi bất tiện nếu đấy là khu vực có quá nhiều bệnh nhân. Chúng ta có thể chuyển nguyên cả cái giường mà người chết đang nằm đến phòng khâm liệm và tiếp tục hộ niệm cho đến tám tiếng đồng hồ. Sau đó, chúng ta có thể chuẩn bị cho việc khâm liệm.

b. Nếu người chết đang trong tư thế ngồi, cứ để vậy và không cần phải phủ khăn áo gì cả. Tuy nhiên, chúng ta không được để cho thể xác bị nghiêng. Và sau 8 tiếng thì chúng ta sẽ chuyển đổi.

c. Không cần phải mặc áo quần tốt cho người chết, chỉ cần phủ lên thân thể họ một tấm ra sạch là được. Cuối cùng thì thể xác ấy cũng được mai táng hoặc là hỏa thiêu, cho nên việc mặc quần áo tốt cho họ cũng không có lợi ích gì. Nếu như đem những áo quần tốt đó cho người thân của mình dùng lúc đang còn sống thì tốt hơn, nó sẽ làm tăng thêm phần giá trị cho người ấy.

d. Sau 8 đến 12 tiếng, chúng ta vẫn tiếp tục sắp xếp cho tang lễ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể tiếp tục hộ niệm.

Làm gì khi "nhạc đã cất lên mà người vẫn chưa đi"?


Có một câu châm ngôn rằng: "Tiếng nhạc cất lên và người thanh thản ra đi". Niệm Phật thật ra là hát "bản nhạc vô sanh". Sau khi nhạc cất lên thì người hấp hối nên từ giã cõi trần. Tuy nhiên, đôi khi sự việc lại không diễn tiến như vậy. Tiếng niệm Phật cất lên mà người vẫn chưa ra đi, người ấy vẫn còn sống. Lúc ấy chúng ta nên làm gì? Trường hợp này giống như sau khi chúng ta niệm Phật trợ tiến cho người hấp hối nhưng người ấy không chết, họ vẫn tiếp tục sống thêm 10 năm nữa. Chúng ta nên làm gì trong trường như thế? Đấy là kết quả tốt, là một trường hợp đáng mừng, là một điềm lành. Bởi vì công năng của việc hộ niệm đã làm hồi sinh. Nhờ phước đức của việc hộ niệm mà người hấp hối đã thoát khỏi bệnh tật, mạng sống được kéo dài ra. Như thế không tốt hơn sao?

Hộ niệm là xưng niệm "Nam mô A Di Đà Phật" xung quanh người đang hấp hối. Việc làm này gợi cho người đang hấp hối hay đã chết nhớ lại rằng, biển khổ là không bờ, sám hối là tự cứu lấy mình. Người hấp hối sẽ nắm lấy cơ hội này để hướng sự chú ý vào nội tâm nhằm nhận ra bản tánh thanh tịnh vốn có của mình. Khi chúng ta nhìn thấy được bản tánh cũng có nghĩa chúng ta nhìn thấy được Phật tánh và sẽ được quay về với cảnh giới của chư Phật.

(Nguyệt San Giác Ngộ 175)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 5556)
Nhà của chú bé Budsia Singh (bang Orissa - Ấn Độ) rất nghèo. Cha qua đời từ hơn một năm trước, mẹ làm nghề rửa bát không thể kiếm đủ tiền để nuôi 4 con nhỏ, vì vậy đã rứt ruột đem bán Singh - đứa con út - cho một người đàn ông để lấy số tiền 800 rupie (20 USD).
08/04/2013(Xem: 6456)
Tính chất độc nhất vô nhị, năng lực của giáo lý Trung ấm, nằm ở chỗ qua sự chỉ rõ tiến trình chết, nó còn gợi cho ta cả tiến trình sống. Trước hết, ta hãy quan sát ba giai đoạn chính của cái chết.
08/04/2013(Xem: 5200)
“Chết là thời điểm của chân lý”, “Chết là thời điểm anh đối diện với bản thân anh”. Một số người chết lâm sàng sống lại, kể rằng họ thấy diễn lại những chi tiết của đời sống của họ, và được hỏi: “Các anh đã làm gì với cuộc đời của anh? Anh đã làm gì cho người khác? Sự kiện này chứng tỏ, khi chết, . . .
08/04/2013(Xem: 6159)
Cái chết cũng tự nhiên như sự Sống, cũng đầy mầu nhiệm và huyền diệu như sự Sống. Chúng ta cần hiểu về cái Chết để biết Sống, ngược lại ta phải thông suốt về sự Sống, để hiểu về cái Chết. Chết không phải là sự cáo chung của cuộc đời, nó là sự gián đoạn của một dòng chảy.
08/04/2013(Xem: 6374)
Theo một cuộc điều tra thống kê của Viện Gallup trên toàn nước Mỹ năm 1982 về tỷ lệ người Mỹ tin ở thuyết tái sanh, con số của Viện Gallup đưa ra có thể nói rằng là một con số bất ngờ: 1/4 người Mỹ tin ở thuyết tái sanh, 1/4 trên tổng số dân khoảng 250 triệu là bao nhiêu? Người Mỹ vẫn nổi tiếng trên toàn thế giới là thế tục, . . .
08/04/2013(Xem: 7164)
Trong loạt bài trước tôi có đề cập sơ qua về kỹ thuật làm clone sinh vật và có hẹn trở lại vấn đề nầy, do yêu cầu của một số độc giả, hôm nay tôi xin dẫn quí vị vào một lãnh vực đang được chú ý hiện nay. Đa số quí vị cũng như tôi đều biết thật là mơ hồ tới kỹ thuật clone sinh vật nên có nhiều ngộ nhận khá vui có khi còn đưa tới những suy tư vô ích.
08/04/2013(Xem: 5346)
Có Ma hay không có Ma ? Ma là gì ? Ma ở đâu ? Ma có làm hại được ta hay không ? Phải trừ Ma như thế nào ?... Đó là những câu hỏi có thể nêu lên cho ta, vì trong số chúng ta đây, có thể có người chưa hề « gặp Ma » bao giờ, nên tò mò cũng muốn biết xem Ma ra thế nào, hoặc có người đã từng « thấy Ma » nên vẫn còn bị Ma ám ảnh, . . .
08/04/2013(Xem: 5237)
Tháng mười hai năm nhâm ngọ, tại chùa Diệu thích ở Nhạn môn tổ chức pháp hội niệm Phật mời tôi đến thuyết giảng và đúc kết thành bản thảo này. Lúc đó luật sư Liễu thích đang bịnh nặng ngày đêm muôn vàn sầu khổ, khi luật sư đọc qua bản thảo nỗi buồn vui lẫn lộn, liền buông xả thân tâm tạ từ thuốc thang dốc lòng niệm Phật.
08/04/2013(Xem: 5079)
Hôm nay (29/3) trước Uỷ ban Năng lượng và Thương mại của Quốc hội Mỹ, các nhà khoa học - những người đề xuất việc nhân bản một đứa bé đã chết - sẽ đưa ra những lý lẽ nhằm bảo vệ dự án của mình. Bên kia “chiến tuyến”, những người phản đối cũng đã sẵn sàng vào cuộc.
08/04/2013(Xem: 4788)
Chỉ trong vòng 50 năm qua, ngành sinh học và y học thế giới đã phát triển nhanh chóng hơn là trong khoảng thời gian 50 thế kỷ trước, về hiểu biết cũng như khả năng tác động của con người trên sự sống. Sự phát triển này cũng làm nẩy sinh lên một số vấn đề đạo đức mới, được gom lại dưới danh từ "sinh đạo đức"(bioéthique).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]