Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ bức thư của một người "bên kia thế giới" đến phương pháp chăm sóc người lâm chung

04/08/201008:26(Xem: 7335)
Từ bức thư của một người "bên kia thế giới" đến phương pháp chăm sóc người lâm chung
hongtim_1
TỪ BỨC THƯ
CỦA MỘT NGƯỜI “BÊN KIA THẾ GIỚI”
ĐẾN PHƯƠNG PHÁP CHĂM SÓC NGƯỜI LÂM CHUNG

Minh Chi

Đối với đa số, cái chết thường được quan niệm như một vách ngăn giữa hai thế giới: người mất–kẻ còn, hay cõi âm và dương thế. Trong cái nhìn của đạo Phật, cái chết được xem là một phần tự nhiên của cuộc sống. Trước sự ra đi của người thân, nhiều người thường rất đau buồn, đôi khi quên đi những sự chăm sóc và giúp đở cho người đã khuất một cách thiết thực và ý nghĩa. Nhân mùa Vu Lan–Báo hiếu PL.2546-2002, NSGN giới thiệu cùng bạn đọc về lời của một người ở thế giới bên kia, nguyên giáo sư Đại Học Y Khoa Geneve (Thụy Sĩ) với các con của ông, và vài gợi ý về phương pháp chăm sóc, giúp đở người thân trong tình trạng đặc biệt: ốm đau nặng hoặc lâm chung...

Bức thư của một người từ “bên kia thế giới”

Bạn tôi, anh P.H.S (*) vừa từ Hà Nội vào chiều hôm qua, chuyển cho tôi bức thư của bác sĩ Henry Becgivê, nguyên giáo sư Trường Đại học Y khoa Geneve (Thụy Sĩ). Đó là một bức thư “đang làm xáo trộn nhận thức của các nhà khoa học trên thế giới, và đang được lưu giữ cẩn thận trong Viện Đại học Y khoa Geneve, một tài liệu xác nhận đời sống bên kia cái chết là có thật”.
Bác sĩ Becgivê, trước khi qua đời đã hứa với các con mình, là ông sẽ trở về và nói lại cho các con ônc biết cuộc sống của ông ở bên kia cái chết như thế nào. Tất nhiên, ông nói chuyện với các con thông qua một người trung gian. Những lời nói của ông bằng tiếng Pháp được dịch ra như sau:

“Này các con! Chỉ khi nào buông xuôi tay bước sang thế giới bên này, các con mới thật sự kinh nghiệm được tình huống của mình tốt hay xấu, hạnh phúc hay khổ đau, thích hợp với cảnh giới thanh cao tốt lành hay là xấu xa bất như ý.

Hơn bao giờ hết, điều cha học hỏi nơi đây là một luận cứ khoa học, thật đơn giản mà thật huyền diệu. Nó chính là những nguyên lý trật tự và điều hòa hằng hiện hữu trong vũ trụ. Sự lựa chọn để sống trong một cảnh giới mỹ lệ hay u buồn đều do những tần số rung động của mình và chính mình phải chịu trách nhiệm về cuộc đời của mình và việc lựa chọn nơi mà mình sẽ đến.

Khi còn sống, cha nghĩ rằng chết là hết vì con người chỉ là những chất hữu cơ hợp lại. Nhưng hiện nay, cha biết rằng mình đã lầm. Bất giác, cha nhớ lời Phật dạy: “Không có sống, không có chết. Chẳng qua chỉ là sự thay đổi hình thái tồn tại mà thôi”. Cái chết chỉ đến với phần thân xác, còn phần tâm linh vẫn hoạt động không ngừng. Nó đã hoạt động như thế từ thuở nào rồi, và sẽ còn hoạt động như thế mãi mãi. Hiển nhiên cá nhân của cha không phải chỉ là thể xác đã bị hủy hoại kia mà là phần tâm linh tiếp tục hoạt động này. Do vậy, cha mới cố gắng liên lạc với các con để hoàn tất điều mà ngày xưa cha đã hứa.

Cha nghiệm rằng, sự sống giống như một dòng nước tuôn chảy không ngừng, từ nơi này qua nơi khác, từ hình thức này qua hình thức khác. Khi trôi chảy qua những môi trường khác nhau, nó sẽ chịu ảnh hưởng của những điều kiện khác nhau và tùy theo sự học hỏi hay kinh nghiệm mà nó ý thức được bản chất thiêng liêng thật sự của nó. Cũng như sóng biển có đợt cao đợt thấp, con người cũng có lúc thăng trầm, khi vinh quang, khi tủi nhục. Nhưng nếu biết nhìn lại toàn bộ tiến trình của sự sống, thì kiếp người có khác chi những làn sóng nhấp nhô trên mặt biển. Chỉ khi nào biết nhận thức về bản chất thật sự của mình vốn là nước chứ không phải là sóng thì các con sẽ ý thức được bản chất trường cửu của cuộc sống. Từ đó, các con mới cảm nhận được rằng, chết chỉ là một diễn biến tất nhiên. Một sự kiện cần thiết có tính giai đoạn, chứ không phải là sự kiện gì ghê gớm đáng sợ. Điều cần thiết là không trốn tránh cái chết hay ghê sợ nó, mà phải bình tĩnh chuẩn bị cho hiện tượng tất nhiên phải đến một cách thoải mái ung dung. Nếu khi còn sống, các con đã đem hết khả năng phương tiện của mình để giúp đời, để yêu thương mọi loài, thì lúc lâm chung, các con chẳng có gì để luyến tiếc hay hổ thẹn với lương tâm.

Trước khi từ biệt các con, cha muốn nói thêm rằng, hiện nay cha đang sống một cách thoải mái vui vẻ và an lành chứ không có gì khổ sở cả.

Thương các con.
Bác sĩ Henry Becgivê”.

Vài điều suy nghĩ

Chất thực của sự kiện này lộ rõ trong lời lẽ chân tình của bức thư, một bức thư truyền khẩu qua người “trung gian”. Còn chất trí tuệ cũng lộ rõ trong nội dung của bức thư: “Không có sống, không có chết. Chẳng qua chỉ là sự thay đổi của hình thái tồn tại. Cái chết chỉ đến với phần thân xác, còn phần tâm linh vẫn hoạt động không ngừng. Nó đã hoạt động như thế từ thuở nào rồi và sẽ còn hoạt động như thế mãi mãi. Hiểr nhiên là cá nhân của cha (tức bác sĩ Becgivê đã chết–M.C.chú) không phải chỉ là thể xác đã bị hủy hoại kia, mà là phần tâm linh tíếp tục hoạt động này. Do vậy cha mới cố gắng liên lạc với các con để hoàn tất điều mà ngày trước cha đã hứa...”

Ở một đoạn sau của bức thư, bác sĩ Becgivê nói ông nghiệm cuộc sống giống như một dòng chảy không ngừng, từ nơi này đến nơi khác, từ hình thức này đến hình thức khác, và qua nơi này nơi khác, trong những hình thái này hay khác, con người luôn cố gắng học hỏi để nhận thức cho được con người thật của mình là gì. Rõ ràng, tiến bộ trong học hỏi và nhận thức đối với con người thật của mình là những cột mốc của quá trình tiến bộ tâm linh trên con đường tiến tới giác ngộ và giải thoát tối hậu.

Qua những gì được thuật lại trong cuộc sống vừa chấrn dứt. bác sĩ Begivê đã có được những tiến bộ tâm linh đích thực, cho nên ông kết thúc bức thư bằng lời khẳng định “hiện nay cha đang sống một cách thoải mái, vui vẻ và an lành, chứ không có gì là khổ sở cả”. Và ông còn khuyên các con là “Nếu khi còn sống, các con đã đem hết khả năng phương tiện của mình để giúp đời, để thương yêu mọi loài, thì lúc lâm chung. các con chẳng có gì để luyến tiếc hay hổ thẹn với lương tâm”. Lời nói của bác sĩ Becgivê đã chết với các con đang còn sống thật là đầy minh triết và lòng tự tin.

Cách chăm sóc người thân sắp lâm chung thiết thực và ý nghĩa

Trong một quyển sách của tôi vừa xuất bản “Quan niệm của Phật giáo đối với vấn đề sống chết” (**), chương “Có cõi âm hay không?” trang 45, thì bạn có thể suy luận biết bác sĩ Becgivê đang ở trong giai đoạn “thân trung hữu” hay “thân trung ấm”. Đó là giai đoạn trung gian, theo sách Phật có thể kéo dài đến 49 ngày, trong đó ngưòi chết mang một cái thân đặc biệt, cấu tạo bằng vật chất tế nhị, với những cảm quan tuy đầy đủ như của người sống nhưng nhạy cảm hơn, hiệu quả hơn. Thí dụ, thân trung ấm thấy chúng ta được, nhưng chúng ta lạì không thấy được thân trung ấm Thân trung ấm tất nhiên có thể đi lại như người sống bình thường, nhưng cũng có thể bay lượn trên không nếu muốn. Thân trung ấm muốn đến nơi nào, thì có thể đến đó lập tức trong nháy mắt, không có gì cản nó được. Đó là khả năng đặc biệt của thân trung ấm, mà trong luận Câu Xá, gọi là nghiệp thông, nghĩa là thần thông do nghiêp chứ không phải do tu luyện.

Vì thân trung ấm tương tự như thân bổn hữu, tức là cái thân mà bác sĩ Becgivê sẽ mang, sẽ có sau khi giai đoạn thân trung ấm chấm dứt, cho nên bác sĩ mới nói với các con rằng “cha đang sống một cách thoải mái, vui vẻ và an lành chứ không có gì khổ sở cả”. Ngay khi bác sĩ Becgivê còn ở trong giai đoạn thân trung hữu, ông đã biết ông sẽ sống ở một cảnh giới tốt đẹp, sau khi giai đoạn thân trung ấm chấm dứt, vì ông đã sống một cuộc sống thiện lành và tốt đẹp trong đời sống đã qua. Và ông khuyên các con cũng nên sống tốt đẹp như ông đã sống.
Tuy nhiên, có một điều tôi thấy cần phải nói rõ hơn, một điều mà trong cuốn sách vừa xuất bản, tôi nói chưa được rõ lắm, nhưng cũng rất quan trọng. Đó là vấn đề tâm trạng của con người khi lâm chung.

Hãy tạo một bầu không khí thật tốt đẹp và yên tĩnh cho người lâm chung.

Vì sao? Vì bầu không khí đó cũng ảnh hưởng đến hướng tái sinh, cũng như nghiệp thiện hay ác mà người đương sự tạo ra trong đời sống đã qua. Tuy thân của người lâm chung rất yếu nhưng tâm lại rất mạnh, rất dễ cảm xúc, vô cùng nhạy bén. Nếu trong giờ phút lâm chung, tâm người đương sự chuyển thiện, thì mặc dù anh ta tạo nghiệp bất thiện nhiều trong cuộc sống sắp chấm dứt, anh ta vẫn có thể chuyển nghiệp, tái sinh vào cõi lành.

Do đó, gia đình cũng như bè bạn người lâm chung phải tạo ra một bầu không khí thật sư tốt đẹp và yên tĩnh xung quanh người sắp chết, ngõ hầu hướng tâm thức của anh ta vào những ý nghĩ thiện lành. Sau đây là những biện pháp thông thường hay được áp dụng.

1. Tránh ồn ào, tránh khóc lóc to tiếng. Nên nhớ, đối với người lâm chung thì tiếng khóc của ngưòi thân không khác gì tiếng sấm hay tiếng thét ngang qua tai, có thể làm cho tâm thức người sắp chết rối loạn tơi bời.

2. Đối với người Phật tử, nên tổ chức để quý vị Tăng Ni hay bạn bè đến hộ niệm. Niệm danh hiệu chư Phật hay Bồ tát mà người đương sự thường niệm, thí dụ danh hiệu Phật A Di Đà, Bồ tát Quán Thế âm v.v...

3. Tụng những kinh người đương sự thường tụng, như kinh Dược Sư, Tâm kinh Bát Nhã v.v...

4. Gia đình làm các Phật sự từ thiện, như bố thí, phóng sinh, cúng dường Tam bảo rồi hồi hướng công đức cho người sắp chết.

Tuy chúng ta không coi nhẹ tác dụng của các biện pháp vừa kể, thế nhưng yếu tố tối hậu quyết định hướng tái sinh vẫn là tổng hòa các nghiệp do người đương sự tạo ra trong cuộc sống sắp chấm dứt của mình. Với nghiệp ác hay cực ác do người đương sự chồng chất trong cuôc sống, anh ta có thể bị hôn mê nhiều ngày trước khi trút hơi thở cuối cùng, và không có cách gì hỗ trợ cho anh ta chuyển niệm được.

Một cuộc sống tốt đẹp, thiện lành dẫn tới một cái chết tốt đẹp bình thản, không có hối tiếc, báo trước một cuộc sống kiếp sau còn tốt đẹp hơn. Đây cũng chính là lời khuyên của bác sĩ Becghivê đối với các con của mình.

Sách Phật giáo Tây Tạng có hướng dẫn một cách hộ niệm (chăm sóc) người trong lúc lâm chung và sau khi chết, đó là Thực nghiêm tâm linh phowa.

Người Phật tử Tây Tạng có nhiều kinh nghiệm săn sóc, giúp đỡ người ốm hay là người sắp chết. Một trong những kinh nghiệm đó là thực nghiệm tâm linh phowa (đọc powa theo ngôn ngữ Tây Tạng). Nội dung của thực nghiệm tâm linh phowa thực đơn giản. Điều cốt yếu là cần có một tấm lòng, tức là tình thương đích thực sâu sắc của chúng ta đối với người ốm hay người sắp chết, và mềm tin thực nghiệm sẽ thành công. Tình thương càng sâu sắc, niềm tin càng mạnh thì hiệu quả càng lớn: người ốm chóng khỏi bệnh, người sắp chết có thể chết bình thản, và tá sinh vào cõi thiện, cõi lành.

1. Hãy đặt một tượng Phật hay Bồ tát trước một đèn nến, trên một bàn nhỏ sát trên đầu người ốm hay người sắp chết. Rồi quán tưởng có luồng hào quang hay ánh sáng từ tượng Phật hay Bồ tát tỏa xuống toàn thân người sắp chết (cũng như người ốm, nhưng tôi nói riêng người sắp chết cho tiện).

2. Quán tưởng toàn thân người sắp chết hòa mình vào ánh sáng hay hào quang thiêng liêng tỏa ra từ tượng Phật hay Bồ tát.

3. Quán tưởng toàn bộ con người sắp chết được ánh sáng hay hào quang thiêng liêng của Phật hay Bồ tát làm cho thanh tịnh, trong sáng, không còn bị nghiệp ác hay phiền não quấy nhiễu, chi phối.

Chúng ta thực hành thực nghỉệm này trong tư thế ngồi thiền, nếu chúng ta đã quen ngồi thiền. Nghĩa là ngồi ngay ngắn (trong thế kiết/bán già), thẳng người bên cạnh giường người sắp chết và thực hành quán tưởng như vừa mô tả. Nếu có vài người bạn hay người thân trong gia đình cùng làm với càng tốt, miễn là họ cũng có niềm tin như: tin ở sức mạnh gia hộ của Phật và Bồ tát, và cùng tiến hành thực nghiệm với tình thương sâu sắc đối với người sắp chết.

Nên chú ý là, theo Thiền sư Tây Tạng Sogyal Rinpoche trong cuốn Cuốn sách Tây Tạng của sống và chết (đầu đề của nguyên bản Anh ngữ là The Tibetan book of living and dying), thì thực nghiệm tâm linh phowa có thể tiến hành đối với người ốm và cả đối với người sống bình thường.

Chúng ta thực nghiệm đối với người khác cũng như đối với bản thân chúng ta cũng được. Bởi lẽ, đây chỉ là một phép thiền quán, giúp tẩy sạch phiền não và ác nghiệp cho bản thân cũng như cho người khác. Như đã nói trên đây, điều cốt yếu là tình thương và niềm tin. Tình thương cũng như niềm tin đều có sức mạnh lớn. Sức gia hộ của chư Phật, Bồ tát cũng như của các bậc Thánh đối với chúng sinh đau khổ là thường trực, không thể nghĩ bàn.

Tôi xin nhắc lại: Vấn đề cốt lõi trong phương pháp trên là tình thương và niềm tin. Có tình thương và niềm tin là sẽ có tất cả. Hiệu quả của tình thương và niềm tin cũng là huyền diệu và không thể nghĩ bàn.

Đó là tình thương không bờ bến của người thực hiện đối với tất cả chúng sinh đang đau khổ, bị ốm đau hoặc sắp chết. Đó là niềm tin rằng với tình thương đó, vì trong sáng và không bến bờ, có khả năng giảm nhẹ những nỗi đau khổ vô cùng của chúng sinh. Hãy cầu nguyện, theo lời của Đại sư Shantideva (Thánh Thiên):

“Cầu cho tôi trở thành người gia hộ cho những ai cần che chở.
Người dẫn đường cho những ai đi xa
trở thành chiếc thuyền, chiếc cầu, con đường.
Cho những ai muốn đến bờ bên kia.
Cầu sao cho nỗi khổ của mọi chúng sinh, được đoạn trừ sạch hết.
Cầu cho tôi trở thành người thầy thuốc và phươg thuốc
Cầu cho tôi trở thành người hộ lý,
Đối với mọi chúng sinh bị ốm đau trên thế giới này,
Cho tới khi mọi người đều lành bệnh.
Cầu cho tôi giống như không gian, hay là như trái đất,
Cầu cho tôi luôn luôn nâng đỡ sự sống
Của vô lượng vô số chúng sinh...”

Ngoài phương pháp thực nghiệm tâm linh phowa giúp cho tâm thức người chết hòa nhập vào hào quang tỏa ra từ chư Phật và Bồ tát mà chúng ta cầu nguyện sự gia hộ, Phật giáo Tây Tạng còn có nhiều phương pháp thực nghiệm tâm linh khác, thí dụ như phương pháp tonglen, cũng được giới thiệu trong cuốn Cuốn sách Tây Tạng của sống và chết đã dẫn. Điều mà Phật tử Việt Nam chúng ta cũng như Phật tử các nước khác có thể học được ở Phật giáo Tây Tạng là sự săn sóc chu đáo của họ không những đối với phần thân xác mà đặc biệt quan trọng là phần tâm linh của người đương sự, kể cả sau khi chết, chuyển sang giai đoạn thân trung ấm, tức là cái thân quá độ của người đương sự trước khi tái sinh vào cõi sống khác.

Săn sóc chu đáo phần tâm linh của người chết, kể cả trong giai đoạn trung ấm thân, đó là kinh nghiệm rất tích cực của Phật giáo Tây Tạng. Đặc biệt, các tu sĩ Phật giáo Việt Nam, là những người thường được mời tổ chức tang lễ cho Phật tử quá cố lại càng cần nghiên cứu những kinh nghiệm phong phú của Phật giáo Tây Tạng trong việc săn sóc người sắp chết cũng như người chết.

Người viết bài này vào dịp lễ Vu Lan, rất mong có sự chuyển biến tích cực của Phật giáo Việt Nam trong việc tổ chức tang lễ cho người Viêt Nam Phật tử nói riêng cũng như cho người Việt Nam nói chung, theo xu hướng bớt hình thức, bớt sự ồn ào, bớt tốn kém, và chú ý đặc biệt tới phần tâm linh của người chết, là phần sẽ tiếp tục sống trong giai đoạn trung ấm thân, cũng như sau khi tái sinh đến một cõi sống khác.

Ghi chú:
(*) Trung tướng, Giáo sư Tiến sĩ học viện Quân sự TƯ (đã nghỉ hưu)
(** ) Nhà Xuất bản TP HCM, 2002.
Source: Nguyệt san Giác Ngộ tháng 8 năm 2002
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/07/2011(Xem: 3841)
Cổ thi nói: "Ta thấy người khác chết. Trong lòng nóng xót xa! Chẳng phải xót kẻ mất. Vì sẽ đến phiên ta!" Giữa đời, việc buồn thảm lớn lao không chi hơn tử biệt. Nhưng sự chết, người đời lại chẳng ai tránh khỏi. Cho nên những kẻ có lòng muốn lợi mình lợi người, không thể không sớm dự bị lo toan. Thật ra, chữ chết nguyên là giả danh, vì đó chẳng qua là sự kết liễu của một thời quả báo, do nghiệp cảm liên chuyền giữa mỗi đời, khi xả thân này, lại thọ thân khác mà thôi. Kẻ không biết Phật pháp vẫn đành để cho tùy nghiệp xoay vần. Người đã nghe pháp môn Tịnh Độ của Như Lai, phải tín nguyện niệm Phật dự bị tư lương, để khi lâm chung được vãng sanh an thuận.
13/07/2011(Xem: 4824)
Người tu Tịnh Độ, khi bịnh chưa nặng cũng nên uống thuốc, nhưng vẫn tinh tấn niệm Phật, chớ tưởng nghĩ rằng: uống thuốc rồi sẽ lành bịnh. Lúc bịnh đã nặng, có thể không cần dùng thuốc. Hoằng Nhứt đại sư khi đau nặng, có kẻ thưa để xin rước thầy hốt thuốc. Ngài liền từ tạ và nói kệ rằng...
13/07/2011(Xem: 3410)
Tục ngữ Việt Nam chúng ta có câu “ sanh ký tử quy, nghĩa là ; Sống gởi trần gian, chết lại về”. Vậy khi chết chúng ta đi về đâu? Đây là câu hỏi rất khó trả lời, chỉ có bậc Đại giác ngộ mới thấy rõ con đường đi này và chỉ dạy cho chúng ta biết mà thôi. Đó là sáu con đường mà chúng sanh qua lại mãi: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, cõi Trời, Người, A-tu-la, còn gọi là sáu nẻo luân hồi. Khi con người còn sống, gây tạo nhân gì thì kết quả sẽ theo họ như thế ấy. Kết quả đó là động cơ thúc đẩy con người sau khi chết, đi vào các cảnh giới tương ưng trong sáu đường .
13/07/2011(Xem: 4096)
“Trợ giúp thành tựu cho một chúng sanh được vãng sanh, tức là thành tựu cho một chúng sanh tương lai thành Phật. Công đức này thật không thể nghĩ bàn”. Hộ niệm là trợ giúp cho một người được vãng sanh. Người hộ niệm cần phải biết rõ phương pháp cũng như đạo lý về vãng sanh thì mới đem lại lợi ích cho người được hộ niệm. Người không tu hành, không hiểu Phật pháp, không được hướng dẫn vãng sanh, không có hộ niệm, giờ lâm chung đa phần thần thức của họ thường bị dìm trong ác mộng, bị rơi vào những cạm bẫy dữ ác, rơi vào những cảnh hung hiểm. Bị lôi vào đó rồi thì rất khó thoát thân, thần thức sẽ theo nghiệp đi thọ báo.
09/07/2011(Xem: 6567)
Lúc này tôi nghĩ có ba vấn đề chúng ta phải thấu triệt nếu chúng ta muốn hiểu rõ toàn chuyển động của sống. Chúng là thời gian, đau khổ và chết.
01/07/2011(Xem: 8774)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
24/06/2011(Xem: 4531)
Đó là câu hỏi của một hãng Thông tấn ở phương Tây đưa ra trong một cuộc thăm dò ý kiến với đông đảo người dân ở nước Anh. Câu hỏi với tình huống giả định là một thiên thạch sắp đâm vào trái đất và bạn chỉ còn 60 phút nữa sống trên cõi đời, bạn sẽ làm gì trong 60 phút ngắn ngủi ấy…
19/06/2011(Xem: 8354)
Luật nhân quả không phải là luật riêng có tính cách tôn giáo. Trong vũ trụ, thiên nhiên, mọi sự vật đều chịu luật nhân quả, đó là luật chung của tự nhiên.
11/06/2011(Xem: 4323)
Chúng ta chết là chết như thế nào? Và sau khi chết, chúng ta đi về đâu? Đấy là những câu hỏi, những thắc mắc, những hoài nghi đeo bám tâm thức nhân loại từ xưa đến nay và dường như chúng vẫn đang còn treo lơ lửng ở đấy với những vấn nạn siêu hình nhức nhối và đầy bí ẩn. Đức Phật là bậc thầy của chư thiên và loài người (Thiên Nhân Sư), là bậc thông suốt thế gian, thông suốt tam giới (Thế Gian Giải), là bậc đã thấy biết toàn diện và chơn chánh (Chánh Biến Tri)... đã giảng giải cho những người học Phật và tu Phật như thế nào về “hiện tượng chết và tái sanh”? Bây giờ muốn đi vào nội dung ấy, chúng ta sẽ phải lần lượt nghiên cứu qua những tương quan liên hệ sau đây:
06/05/2011(Xem: 9253)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567