Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương bảy: Kết luận

07/05/201317:44(Xem: 4663)
Chương bảy: Kết luận

Thuyết Luân Hồi Và Phật Giáo Tây Phương
(Rebirth And The Western Buddhist)

Chương Bảy: Kết Luận

Martin Willson - Thích Nguyên Tạng dịch

Nguồn:Martin Willson - Thích Nguyên Tạng dịch


Chúng ta đã chứng minh rằng người thực hành Giáo Pháp cần phải nhận biết luân hồi là điều có thật, rằng quả thật Đức Phật đã có dạy về luân hồi, và rằng đã có những bằng chứng, trong số đó là những bằng chứng có tính chất khoa học ở mức độ cao. Khi xét lý luận chứng minh luân hồi của các học giả Phật giáo, chúng ta thấy có những ý kiến dựa trên những điều mê tín mà ngày nay khoa học thực nghiệm đã bác bỏ, và những ý kiến khác thì dựa trên những suy luận có tính cách giáo điều, đáng nghi ngờ đối với nhiều người, và bị những người duy vật bác bỏ.

Ngày nay chủ nghĩa duy vật rất mạnh, không dễ bị phản bác. Nền móng của chủ nghĩa duy vật hiện đại là thuyết cơ học của Khoa Học thế kỷ mười chín, mà dù đã bị đẩy lui ở ngành khoa học căn bản nhất, tức vật lý, nhưng vẫn giữ ưu thế ở môn sinh học và cũng vẫn còn trong những ý thức hệ khoa học như chủ nghĩa Marx. Phật giáo Tây Phương không cần biết đến khoa học mà cũng không nên rút lui trước khoa học. Họ cần phải đi đến những sự tổng hợp mới. Trong quá khứ, mỗi khi được du nhập vào một xứ nào, Phật giáo lại được hòa trộn một cách hợp lý vào tập tục của bản địa. Thí dụ, ở Tây Tạng một số thành phần của đạo Bon bản địa đã được đưa vào Phật giáo, và ngược lại đạo Bon cũng được chuyển hóa do ảnh hưởng của Đạo Phật. Người ta không thể nói rằng Phật giáo đã được thiết lập ở Tây Phương, cho đến khi nào mọi người đều có thể chấp nhận giáo lý Phật giáo mà không cảm thấy những giáo lý này mâu thuẫn với sự thật khoa học. Hiện tại, một số người có học thức ở Tây Phương cũng tự nhiên xem nhiều giáo lý truyền thống của Phật giáo là mê tín. Tất cả đều bác bỏ những giáo thuyết như “đất phẳng” và sự sinh ra tự nhiên của loài côn trùng, nhưng cũng có những người không chỉ chối bỏ tất cả những hình thức lễ nghi, chủ nghĩa tu viện, và những pháp tu tập với các vị thần, mà lại còn bác bỏ cả thuyết luân hồi, và như vậy họ chỉ có thể chấp nhận đa số giáo lý Phật giáo với lối diễn dịch tượng trưng, yếu ớt. Vì vậy, cần phải đưa phương pháp nghiên cứu khoa học vào Phật giáo, và các giáo thuyết Phật giáo cần phải được trắc nghiệm một cách khoa học, nếu có thể. Như vậy kết quả sẽ là nhiều giáo thuyết huyền hoặc hoặc bị loại bỏ hay được sửa đổi, nhưng trong khi đó Phật giáo sẽ đạt được sức mạnh và sự phổ quát bằng cách nghiên cứu với sự vô tư và rộng mở, không dễ tin mà cũng không đa nghi.

Chúng ta đã thấy rằng luân hồi là một sự thật được chứng nghiệm và đang được khảo sát một cách khoa học. Chương Sáu đã nói sơ lược về việc khảo sát này, và cho thấy rằng chúng ta không nên bác bỏ thẳng thừng khả năng người ta có thể tái sinh trong những cõi phi nhân, dù sự kiện này hiếm có hơn là như giáo lý truyền thống đã dạy, và cũng cho thấy rằng khi dùng phương pháp lùi lại quá khứ bằng thôi miên, chúng ta sẽ có thể dựng lên hình ảnh xác thực hơn về những gì người ta trải qua trong cõi trung gian giữa hai kiếp. Chắc chắn Phật giáo không thể bỏ qua kỹ thuật này, vì đây là một phương tiện nghiên cứu giá trị trong những lãnh vực mà trước đây chỉ thuộc về những hành giả thành tựu, và thêm nữa đây là một sự phụ trợ trực tiếp cho việc thực hành tu tập của cá nhân.

Dù Phật giáo có tham dự hay không, việc nghiên cứu một cách khoa học về luân hồi và những lãnh vực liên quan như siêu tâm lý học, chứng nghiệm tôn giáo, kinh nghiệm ngoài thể xác, và kinh nghiệm cận tử cũng sẽ tiếp tục phát triển thành một khoa học tôn giáo có thể chấp nhận được đối với mọi người trên thế giới, giống như môn vật lý và môn hóa học đã được chấp nhận ngày nay. Sự nghiên cứu này chắc chắn sẽ cống hiến cho sự thăng hoa của ý thức tâm linh vốn đang dần dần có đà tiến lên. Nguyện những trang sách này cũng đóng góp vai trò của mình trong sự tỉnh thức tâm linh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 4799)
Wang Yinan - người Trung Quốc - gia nhập ĐH danh tiếng Oxford của Anh ở tuổi 14. Yinan đã học tại Anh được 2 năm, kể từ khi bố cậu sang xứ sở sương mù làm đại diện cho một công ty hàng không của Trung Quốc.
08/04/2013(Xem: 4764)
Trong số gần 300 tiến sĩ từ nhiều quốc gia được nhận bằng vào tháng 7 năm nay của ĐH Cambridge (Anh) có duy nhất một người Việt Nam - Nguyễn Kiều Liên. Tốt nghiệp Đại học Adelaide (Australia) vào cuối năm 2003 với bằng ưu hạng nhất (fist-class Honous), . . .
08/04/2013(Xem: 4976)
TT - Ông Dương Cần Ký (68 tuổi) sinh sống tại thành phố Lan Châu (thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc) vì mong mỏi cho con gái được gặp Lưu Đức Hoa đã nhảy xuống sông ở khu vực Tiêm Sa Chủy (Hong Kong) tự vẫn, chấm dứt 13 năm chạy theo ước mơ theo đuổi thần tượng của con.
08/04/2013(Xem: 4743)
Ít có một sự kiện văn hóa nào lại có thể chiếm được trang nhất của toàn bộ các tờ báo lớn nhất thế giới trong ngày hôm nay. Chỉ có mỗi Pavarotti làm được điều ấy. Không phải chiến tranh ở Iraq, cũng không phải cơn bão Felix đang làm hàng chục người chết hay lính Israel bị Hamas bắt cóc...
08/04/2013(Xem: 4778)
Giáo Sư Sylvia Cranston là một chuyên gia khảo cứu về luân hồi từ 30 năm nay. Bà là tác giả của các cuốn sách nổi tiếng về luân hồi như An East-West Anthology, Reincarnation in World Thought, Phoenix Fire Mystery...
08/04/2013(Xem: 5682)
Tiến Sĩ Ian Stevenson sanh ngày 31 Tháng 10 Năm 1918 tại Montreal, Gia Nã Ðại. Cha ông là phóng viên của Tạp Chí Time, Luân Ðôn. Ian Stevenson học về y khoa và tâm lý tại Ðại Học Y Khoa Mac Gill, Montreal, Gia Nã Ðại và đậu Y Khoa Bác Sĩ năm 1943. Tiến Sĩ Ian Stevenson đã phục vụ tại Bệnh Viện Saint Joseph, . . .
08/04/2013(Xem: 4888)
Giáo Sư H.N. Banerjee là một Giáo Sư nổi tiếng Khoa Trưởng Khoa Tâm Linh của Ðại Học Ðường Rajasthan, Jaipur, Ấn Ðộ. Ông chuyên khảo cứu về các vụ luân hồi tại Âu cũng như Á. Hàng trăm chuyện luân hồi đã được giáo sư điều tra tại chỗ. Hồ sơ các vụ đó hiện còn đang lưu trữ tại Trường Ðại Học này.
08/04/2013(Xem: 4476)
John Van Auken là một học giả, thành viên của Hội A.R.E. (Association for Research And Enlightement, Hội Nghiên Cứu và Giác Ngộ) của tổ chức Edgar Cayce từ 19 năm qua và rất nổi tiếng về những bài thuyết giảng và những tác phẩm của Ông, . . .
08/04/2013(Xem: 5662)
Từ những năm 30s dấu vân tay được đưa vào ứng dụng trong Y Pháp (Forensics) và trở thành một công cụ cần thiết trong phòng thí nghiệm của cảnh sát hình sự và thám tử để nhận dạng. Tuy nhiên dấu vân tay bộc lộ nhiều khiếm khuyết một khi áp dụng trong thực tế. Chẳng hạn, . . .
08/04/2013(Xem: 5352)
Tiến Sĩ Robert Almeder, Giáo Sư Triết của Ðại Học Ðường Georgia, Giám Ðốc Trung Tâm Kỹ Thuật của Ðại Học này là tác giả của tác phẩm khảo luận về luân hồi "Evidence For Life After Death" "Bằng Chứng Về Ðời Sống Sau Khi Chết". Ông cũng là thành viên của Viện Khoa Học Quốc Gia, . . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]