- Lời mở đầu
- Mọi người nên chuẩn bị cho chính mình
- Khi chết, không mang theo được bất cứ gì
- Cần biết trước cái chết sẽ đến
- Tâm tư nguyện vọng của người sắp lìa đời
- Nổi đau về thể xác của người sắp lìa đời
- Tâm tư tình cảm của người sắp lìa đời
- Cần tôn trọng ước nguyện của người sắp mất
- Nhận thức của ta sẽ thay đổi khi kề cận người sắp qua đời
- Ðiều nên tránh khi ở cạnh bên người sắp mất
- Sự bơ vơ đơn độc của người sắp qua đời
- Người sắp lìa đời với đức tin của họ
- Cầu siêu cho hương linh là điều cần thiết
- Những giai đoạn và diễn biến của sự chết
- Sự tan rã của tứ đại
- Người chết thường thấy lại bạn bè người thân đã qua đời trước đó như thế nào?
- Người mới qua đời có biết là họ đã chết rồi không
- Sáu cõi (lục đạo)
- Người vừa mới qua đời có thật là đã chết hẳn chưa?
- Ánh sáng màu sắc thấy ở giai đoạn trung ấm
- Những hình ảnh xuất hiện ở giai đoạn trung ấm
- Ðầu thai khó khăn hay dễ dàng? Lâu hay mau?
- Khi chết, sinh mệnh kiếp đời trước sẽ chuyển qua sinh mệnh kiếp đời kế tiếp
- Sau khi chết, sự chuyển kiếp ra sao?
- Sự liên hệ giữa linh hồn và thể xác qua sợi dây liên kết
- Người Mỹ và niềm tin vào cõi giới mà linh hồn đến sau khi chết như thế nào?
- Những điều cần biết sau cõi chết
- Làm sao tránh được quả báo xấu xa về sau?
- Người trong gia đình nên làm gì khi người thân sắp mất
- Thân xác người mới mất nên giữ bao lâu
- Khi mất, thân xác nên chôn hay thiêu?
- Khi chết không mang theo được gì – khi chết, ta ra ði với 2 bàn tay trắng...
- Tài liệu tham khảo
Qua Cửa Chuyển Tiếp
Sự Bơ Vơ Đơn Độc Của Người Sắp Qua Đời
Nguồn:Đoàn Văn Thông
Ở các nước Âu Mỹ, phần lớn các người qua đời thường cảm thấy lạc loài bơ vơ, cô đơn - Có lẽ tập tục của người Âu Mỹ quá khác xa với người Đông phương nên người ta, ngay cả thân nhân cũng ít quan tâm tới sự tiếp cận chăm sóc về mặt tâm linh lúc người thân sắp qua đời và ngay cả trong thời gian thân xác thân nhân còn nằm ở nhà quàn. Cũng như cả những vị bác sĩ tốt nghiệp ra trường cũng chưa hề được trang bị những gì thuộc lãnh vực tâm linh - Do đó nhiều vị đã gặp những trường hợp bệnh nhân hấp hối ngay trước mắt mình với những lời mong ước cầu xin liên quan tới tâm linh. Nhưng không biết hổ trợ giúp đỡ người sắp mất trong giây phút ấy như thế nào cả..
Một nữ bác sĩ người Anh vừa mới tốt nghiệp vào làm ở một bệnh viện đã chạm trán ngay một trường hợp khó xử - Cô tới trước một bệnh nhân - một ông già sắp chết - một ông già cô độc - ông này không có bà con bạn bè nào tới thăm cả. Thấy cô ông già thều thào nói:"Khi tôi chết, cô có nghỉ là Thượng đế sẽ tha tội cho tôi không?” Người nữ Bác sĩ lúc đó cảm thấy lúng túng không biết trả lời sao.
Khi nghe người nữ bác sĩ kể lại chuyện đó, Đại đức Sogyal Rinpoche đã nói rằng: "Nếu gặp trường hợp đó, ta hãy nói với cụ già ấy rằng: Thượng Đế luôn luôn nhân từ nên ngài đã tha thứ cho cụ rồi. Còn tâm trí cụ để được thanh thản, hãy thành tâm sám hối, hãy tha thứ cho chính mình về những tội lỗi - nếu có - mà mình đã gây ra lúc còn sống. Ngoài ra cụ hãy tha thứ cho những ai đã từng làm cụ đau khổ và sám hối nhận lỗi những gì mà mình đã từng sai lầm hay làm tổn hại họ. Sám hối và tha thứ là hai yếu tố giúp ích cho bất cứ người nào khi ở vào phút lâm chung..
Theo các Lạt Ma Tây Tạng thì dù người sắp lìa đời đã tạo nhiều ác nghiệp, nhưng lúc sắp mất, họ tỏ ra ân hận, hối tiếc, ăn năn sám hối, mong cầu sự tha thứ thì chắc chắn sẽ phần nào chuyển hoá được nghiệp xấu. Điều luôn luôn cần lưu ý là người sắp qua đời sẽ ra đi một mình nên phút tiễn đưa cần có thân nhân bè bạn để lúc qua đời khỏi cảm thấy bơ vơ lạc lỏng. Vì thế sự lẻ loi đơn độc là điều bất hạnh nhất của người sắp mất.