Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hai quyết tâm

06/05/201313:41(Xem: 8929)
Hai quyết tâm

Chết Trong An Bình - Loving And Dying

Hai quyết tâm

Tỳ Kheo Visuddhacara- Thích Tâm Quang dịch

Nguồn: Tỳ Kheo Visuddhacara - Thích Tâm Quang dịch



Khi tôi viết những dòng này, tôi nhớ lại mới hôm qua một nhà sư bạn tôi chết. Ông bị ung thư giai đoạn cuối cùng đã tám tháng. Khi tôi ở bên cạnh ông tại bệnh viện một vài ngày trước khi ông chết, ông đang ở trong cơn đau đớn. Tôi cố gắng đút cho ông ăn một chút canh nhưng ông không ăn được. Ông trông rất hốc hác và khủng khiếp. Ông hầu như không nói được. Bênh ung thư đã tàn phá thân thể ông và không phải là một nhiệm vụ dễ dàng để chịu đựng cho tinh thần của ông. Tôi cố nài ông lưu ý quan sát cái đau đớn như ông thường làm trong lúc hành thiền, để càng giữ được bình tĩnh và thanh thản càng tốt. Ông là một người thiền định vững vàng và tôi chắc chắn ông đã thiền về chính phút cuối cùng này.

Tôi nhớ lại một dịp khác khi tôi đến thăm một ông già khả ái bị bênh bạch cầu. Ông cũng ở trong cơn đau đớn. Ðau đớn hiện trên nét mặt ông. Có những giọt mồ hôi trên trán và mặt ông. Tôi lấy cái khăn và nhẹ nhàng lau mồ hôi cho ông. Tôi ghé vào tai ông thì thầm cố gắng làm cho ông giảm đau. Ông này cũng là người hành thiền và tôi lại nhắc nhở ông giữ chánh niệm quan sát cái đau càng điềm tĩnh càng tốt. Tôi cảm thấy vui khi nhìn thấy vẻ đau đớn biến mất trên mặt ông. Một lúc sau đó thân nhân đến và tôi ra về. Một vài giờ sau, ông chết. Tôi vui vì đã có thể giúp ông một chút trước khi ông tắt thở.

Mặc dù có hạnh phúc trong cuộc sống, nhưng vẫn có khổ đau. Hạnh phúc hình như rất phù du – nó ra đi không đợi chờ chỉ để rồi được thay thế bằng phiền muộn và bất mãn. Bởi vì sự sống kết thúc bằng cái chết nên tự nó là một thảm kịch. Có người nói đời sống giống như một củ hành: bạn bóc nó làm chảy nước mắt. Ðức Phật nói sinh là khổ đau vì sinh dẫn đến suy tàn và chết. Chúng ta nên hiểu rõ điều này. Nếu chúng ta chấp nhận sự sống chúng ta phải chấp nhận cái chết. Nếu chúng ta muốn khóc khi người nào đó chết thì chúng ta cũng nên khóc vào lúc người ấy ra đời. Vào lúc đứa trẻ sinh ra thì mầm mống của cái chết đã ở trong nó. Nhưng chúng ta lại mừng rỡ khi đứa trẻ được sinh ra. Chúng ta cười và chúc mừng cha mẹ đứa trẻ. Nếu chúng ta hiểu sinh – nó phải dẫn đến cái chết – thì khi cái chết đến chúng ta có thể đối mặt với nó bằng một nụ cười.

Nhìn con người chết trong đau đớn ra sao, thân thể của họ bị suy sup vì bệnh, và thấy tất cả đời sống phải kết liễu bằng cái chết (sự việc đó đã làm cho tôi hiểu mỗi lần đi đến nhà quàn để tụng kinh), hai quyết tâm phát sinh trong tâm tôi: Trước nhất, đến lúc tôi chết, tôi muôn chết với một nụ cười trên môi. Tôi muốn tôi có thể giữù chánh niệm và được thanh thản. Nói một cách khác tôi muốn giữ bình tĩnh. Tôi muốn có thể vẫn mỉm cười dù cái đau đớn nó hành hạ tôi đến thế nào đi nũa. Tôi muốn tôi có thể mỉm cười với tất cả khách khứa đến thăm viếng tôi. Tôi muốn tôi có thể mỉm cười với tất cả các bác sĩ và y tá tốt bụng săn sóc tôi. Tôi muốn tôi có thể mỉm cười với những bệnh nhân bạn tôi để giúp họ làm bất cứ cách nào có thể ở bênh viện, hoặc để truyền cảm hứng hoặc để an ủi.

Thay vì những bác sĩ và y tá hỏi tôi có khỏe không, tôi muốn hỏi họ: "Bác sĩ có khỏe không? Chị có khỏe không? Hôm nay quí vị thế nào? Quí vị biết không quí vị đang làm một công việc cao cả. Chúng tôi rất may mắn có quý vị. Xin tiếp tục công việc tốt đẹp này. Xin cảm ơn quý vị nhiều." Và với những khách là Phật tử, tôi sẽ nói Phật Pháp. Tôi sẽ nói: Hãy nhìn tôi. Tôi sắp chết rồi. Kết thúc rồi! Quý bạn biết đấy hành thiền lúc sắp chết không phải là dễ. Vậy nên trong khi bạn còn khỏe hãy cố gắng tận dụng điều đó. Hãy hành thiền! Hãy thực hành Pháp! Không còn hối hận sau này. Ðừng đợi đến lúc bạn đau nặng thì đã quá trễ. Nhưng nếu ngay bây giờ bạn thực hành thiền, khi bạn bệnh, bạn sẽ không bị khó khăn nhiều lúc phải đối phó với cơn đau. Bạn có thể quan sát nó và thậm chí vượt qua nó.

Các bạn biết đấy, Ðức Phật bảo chúng ta rằng mọi thứ đều vô thường. Nếu chúng ta hành thiền chăm chỉ đầy đủ, chúng ta có thể hiểu được sự thật về vô thường sâu xa hơn, như vậy chúng ta sẽ không bị trói buộc vào tâm và thân này. Chúng ta biết chắc chắn thân này không phải của chúng ta, tâm này cũng chẳng phải của chúng ta. Hiểu biết, chúng ta có thể buông bỏ. Chúng ta sẽ không bị trói buộc vào vào những dục lạc thô thiển của sự sống. Chúng ta có thể sống một cách khôn ngoan hơn. Chúng ta về già một cách thanh nhã. Và chúng ta không cần sợ chết.

Ðức Phật nói khổ đau gắn liền với đời sống. Và chúng ta phải học hỏi cách sống với nó và vượt qua nó. Chỉ bằng cách áp dụng chánh niệm vào cuộc sống hàng ngày và hành thiền chúng ta có thể thâm nhập vaò chân lý của khổ đau. Khi chúng ta hiểu được khổ đau một cách sâu xa, chúng ta sẽ tranh đấu để loại bỏ nguyên nhân của nó, đó là tham ái, bị trói buộc vào đời sống, vào sức cám dỗ của những cảnh tượng vui thích, âm thanh dịu dàng, những mùi vị dễ chịu, và những đụng chạm êm đềm. Chúng ta sẽ cố gắng thanh tịnh tâm trước tất cả các ô nhiễm.

Theo Ðức Phật, khi tâm chúng ta được tẩy sạch tham sân và si, chúng ta sẽ vượt qua được tất cả khổ đau. Chúng ta sẽ không bao giờ phản ứng lại bằng luyến chấp và ác cảm với bất cứ gì. Thay vì điều đó sẽ có trí tuệ và từ bi trong chúng ta. Chính điều này chính là chấm dứt khổ đau. Không bám víu nữa chúng ta sẽ không bao giờ khổ đau. Cả đến cái đau thể xác cũng không làm tinh thần đau vì tâm không phản ứng bằng ác cảm và giận dữ. Tâm sẽ bính an. Có chấp nhận và hiểu biết. Khi chúng ta chết trong lúc có loại trí tuệ và an bình này, Ðức Phật nói điều đó là sự chấm dứt khổ đau. Không còn tái sanh, không còn trở lại vòng sinh tử. Nếu chúng ta không tái sanh, không còn suy tàn và chết kèm theo khổ đau. Chấm dứt! Hạ màn! Cái khối đau khổ bị dập tắt. Và chúng ta có thể nói giống như các vị thánh thời cổ đã nói, Làm được cái đáng phải làm. Ðược sống là cuộc đời thánh thiện.

Ðương nhiên, ngay bây giờ chúng ta có thể vẫn còn xa mục tiêu. Nhưng người ta nói, hành trình ngàn dậm bắt đầu bằng một bước đi. Cho nên tôi là người lạc quan. Vâng, tôi là một Phật tử và một người lạc quan. (Ai nói người Phật tử là người bi quan?) Và tôi tin rằng mỗi bước đi trên con đường chánh niệm sẽ mang chúng ta bước gần hơn tới mục tiêu – mục tiêu Niết Bàn, sự kết thúc của mọi khổ đau. Và là một người lạc quan, tôi thích nghĩ rằng sớm hay muộn chúng ta sẽ đạt tới Niết Bàn.

NÓI CHUYỆN ÐÓ BẰNG CẢ HOA LÁ



Và khi tôi đang nằm trên giường bênh viện, tôi thích nói Phật Pháp với tất cả những ai hỏi han tôi, hay bất cứ ai muốn nghe.

Hơn nữa, tôi có thể gửi hoa tặng đến tất cả những bạn hữu ngoài kia. Tôi có thể đính kèm một cái thiệp với thông điệp như sau:"Chào bạn! Bạn có mạnh khỏe không? Bạn có thích những đóa hoa này không? Hoa này không đẹp phải không? Bạn có thì giờ để tạm nghỉ và thưởng thức cái đẹp của bông hoa và hít hương thơm ngát của nó không? Và khi bạn nhìn vào bông hoa, bạn có nhìn thấy những cặp mắt long lanh của người thân hay đứa con bạn không? Bạn có cảm thấy hiểu hy vọng và sợ hãi của họ không? Hay là bạn quá bận, quá lo lắng với những kế hoạch tham vọng trần tục, sự theo đuổi danh vọng và của cải của bạn phải không?

"Bạn đã xem xét kỹ bản chất của vô thường chưa bạn – làm sao tất cả phải úa tàn và chết? Và làm sao trong khi chúng ta sống, chúng ta phải sống có ý nghĩa để sau này khỏi phải ân hận. Cũng vậy, giống như bông hoa đang úa tàn, tôi cũng đang chết. Nhưng tôi gửi những lời cầu chúc tới ban. Chúc bạn khoẻ và hạnh phúc! Tôi hy vọng bạn sẽ tìm được thì giờ cho những người thân yêu của bạn tập hành thiền. Ban biết không, kiếm tiền, có nhiều đồ xa xỉ, vui hưởng dục lạc không phải là mọi thứ. Những thứ đó có thể làm cho bạn vui một lúc nào đó thôi, nhưng thực tế tử tế và tình thương yêu quan trọng hơn nhiều: nó làmõ cho bạn thỏa mãn và hạnh phúc nhiều hơn. Xin tha thứ cho tôi vì đã thuyết giảng những lời làm nhàm như vậy nhưng xin hãy lưu ý đến những lời của một người sắp chết. Hãy cho phép người ấy được giãi bày. Ðúng, trong khi bạn sống bạn nên cố gắng trải rộng vui vẻ và hạnh phúc càng nhiều càng tốt. Hãy tha thứ cho mọi người. Không nên nuôi dưỡng một thái độ hằn học nào hay coi bất cứ ai là kẻ thù của bạn. Luôn luôn nhớ rằng đời sống ngắn ngủi và chẳng bao lâu tất cả chúng ta đều phải chết. Và thương yêu chính là cho chứ không phải là nhận. Cho tình thương không kèm theo điều kiện. Tình thương không mong mỏi được đền bù. Hãy cố gắng trau dồi loại tình thương đẹp đẽ như vậy. Chúc bạn hạnh phúc!" Tôi kết thúc bằng lời tái bút: – "Hãy bảo trọng. Không cần phải đến thăm tôi. Nhưng bạn có thể vui sướng cho tôi. Vì tôi đang mỉm cười và tôi sung sướng là tôi có thể chết với một nụ cười trên môi. Tạm biệt và chúc may mắn"

Và nếu tôi không nói được vì quá mệt thì tôi vẫn có thể mỉm cười để cho thấy mọi việc đều tốt đẹp, và bệnh chỉ hại cái thân tôi nhưng không hại cái tâm tôi. Bằng cách đó ta vẫn có thể truyền cảm hứng cả đến khi chúng ta bệnh. Lúc ấy người ta sẽ đánh giá Phật Pháp cao hơn, và thực hành chăm chỉ hơn. Lẽ đương nhiên, nếu tôi đang nói với những người bạn không phải là Phật tử, tôi phải được áp đặt quan điểm tôn giáo của tôi lên họ. Tôi có thể giãi bày quan điểm của tôi chứ không đời nào lại áp đặt cho họ quan điểm ấy. Giống như tôi không muốn họ áp đặt quan điễm của họ cho tôi, vậy cũng thế tôi phải không áp đặt cho họ quan điểm của tôi. Chúng ta phải tôn trọng quan điểm tôn giáo của nhau và phải có tình thương yêu-khả ái với nhau. Bằng cách này, sẽ có chung sống hòa bình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/10/2010(Xem: 3605)
Nếu bạn có bạn bè hay người thân đang lâm trọng bệnh hoặc sắp qua đời, tôi biết là không có ai bảo bạn hãy cứ thản nhiên với họ. Mọi người đồng ý rằng bạn nên khởi lòng bi mẫn. Vấn đề là, cách lòng bi mẫn chuyển thành những hành động cụ thể thì lại không mấy giống nhau. Đối với một số người, bi mẫn có nghĩa là kéo dài mạng sống càng lâu càng tốt; nhưng đối với một số người khác, bi mẫn là chấm dứt đời sống - thông qua việc trợ tử - khi mà phẩm chất đời sống của người bệnh không còn là bao. Và không có ai trong hai nhóm này xem nhóm khác là có lòng bi mẫn thực sự. Nhóm trước xem nhóm sau là tội phạm; còn nhóm sau xem nhóm trước là tàn nhẫn và độc ác.
13/10/2010(Xem: 5152)
Chiến tranh đi liền với sát sanh. Chiến tranh đồng nghĩa với tội ác. Sát sanh là nhân, chiến tranh là quả và ngược lại. Hai yếu tố này hỗ trợ cho nhau để tạo nên chia lìa, đau đớn, khủng hoảng, tan tóc, đau thương cho cuộc đời. Khi nào còn chiến tranh, nghĩa là con người còn phải gánh chịu đau khổ, giết hại, thù hằn, đấu tố. Chiến tranh sẽ không bao giờ chấm dứt nếu con người còn tâm địa giết hại thú vật không thương tiếc, giẫm lên mạng sống của muôn vật, không biết quý trọng mạng sống của đồng loại! Nhân trả lời một nghi vấn của một Phật tử: “Tổng thống Bush có phạm tội sát sanh hay không khi đem quân đi đánh Afghanistan hay không?” Người viết xin trình bày sơ bộ các cách phán đoán tội của một người phạm tội sát sanh cũng như các cấp độ của sát sanh và vài vấn đề liên hệ đến chiến tranh để bổ sung cho câu trả lời trên.
13/10/2010(Xem: 3451)
Gần đây, trên thế giới nhất là tại Mỹ, dư luận bị kích động vì vài người y sĩ công khai tham gia hành động "trợ tử" (Euthanasia), và chấp nhận trách nhiệm, tự ý đưa tay vào còng của cảnh sát, hầu như thách đố pháp luật. Dư luận quần chúng rất phân tán, kẻ chê vô lương, người thì yểm trợ và đặc biệt là các tôn giáo lớn trong nước đều lên tiếng xác định lập trường. Câu hỏi ta tự đặt ra để tìm hiểu là lập trường của đạo Phật trong một vấn đề nặng về đạo đức, triết lý như vấn đề trợ tử, đã được đức Phật ngày xưa và kinh điển của Ngài để lại minh định như thế nào.
11/10/2010(Xem: 6573)
Hạnh phúc hay đau khổ là số phận chung của mọi chúng sinh, nhất là con người, và theo quan điểm Phật giáo thì đây không phải là phần thưởng hay hình phạt do Thượng Đế ban cho một sinh linh đã làm điều thiện hay điều ác. Tín đồ Phật giáo tin vào một định luật tự nhiên, gọi là “ luật nhân quả”, áp dụng chung cho tất cả mọi hiện tượng trong thế giới này. Tín đồ Phật giáo không tin vào một Đấng Thượng Đế toàn năng, và do đó một Đấng Thượng Đế như vậy, và ngay cả Đức Phật đại từ bi cũng không thể ngăn cản được định luật này.
07/10/2010(Xem: 4787)
Các lý thuyết tôn giáo cũng như các nhà khoa học đã cố gắng đưa ra những lý giải khác nhau về nguồn gốc xuất hiện của con người trên trái đất này. Phải chăng con người là sản phẩm do Thượng Đế tạo dựng hay chỉ là một giống vượn người trải qua một chuổi quá trình tiến hoá lâu dài rồi biến thành người theo thuyết tiến hoá của Darwin? Trước vấn đề này, Phật giáo vốn tin tưởng vào thuyết tái sanh, luân hồi, cho rằng tất cả các loài chúng sanh luôn quanh quẩn trong vòng luân hồi sinh tử (samsâra), và được tái sinh qua bốn cách thế khác nhau: noãn sinh - andaja, tức là sự sanh ra từ trứng; thai sinh - jatâbuja, tức là sanh ra từ bào thai của người mẹ; thấp sinh - samsedja, tức là sanh ra từ sự ẩm thấp hay từ rịn rỉ của các thành tố, đất, nước v.v... ; và hóa sinh - oppâtika, tức là do hóa hiện mà sanh ra, không phải trải qua các giai đoạn phôi thai; những con người đầu tiên là những chúng sanh thuộc loại hoá sinh này.
06/10/2010(Xem: 9924)
Thưa thớt vài chục nóc nhà xong thôn Tân Mỹ (Thừa Thiên Huế) lại có cả trăm ngôi mộ được xây dựng công phu, hoành tráng như một thành phố ma với chi phí lên tới vài ba tỷ đồng cho một ngôi.
03/10/2010(Xem: 7147)
Lòng bi mẫn thật sự của bạn sẽ tạo ra một bầu không khí yên bình cho người hấp hối nghĩ đến chiều hướng tâm linh cao cả và con đường tu tập của họ trong tương lai.
01/10/2010(Xem: 8376)
Sự chết của con người là một giai đoạn trong chu trình biến thiên bất tận sinh-lão-bệnh-tử. Đầu tiên, tim ngừng đập rồi đến phổi, sau đó đến não; cuối cùng cơ thể phân hủy.
29/09/2010(Xem: 4917)
Mỗi con người chúng ta đều có ba thân, đó là thân Tiền ấm, thân Trung ấm và thân Hậu ấm. Thân Tiền ấm là thân hiện đời chúng ta đang có, là thân vật chất...
24/09/2010(Xem: 5580)
Luân hồi là một thể tài rất sinh động và rất được quan tâm đối với con người. Chết rồi sẽ đi về đâu? Tại sao sinh, rồi tái sinh? Có cõi âm hay không? v.v... Đó là những dấu hỏi lơ lửng trong tâm của phần lớn của nhân loại. Các nền tín ngưỡng và tôn giáo trên thế giới đều có những quan niệm khác nhau về luân hồi. Riêng đối với Phật giáo, luân hồi không phải là một giáo lý đặc thù, cũng không phải là một vấn đề triết học cơ bản, nhưng nó là một sự thật hiển nhiên đối với những con người còn bị trầm luân trong sanh tử khổ đau...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567