Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đoạn Nghi Ngờ Là Chơn Giải Thoát

29/08/201920:49(Xem: 12583)
Đoạn Nghi Ngờ Là Chơn Giải Thoát


Phat_Thich_Ca_14

Đoạn Nghi Ngờ Là Chơn Giải Thoát

Tâm Tịnh cẩn tập


Trong thời Đức Bổn Sư Thích Ca còn tại thế, nhất là thời giới luật chưa được chế định, 12 năm đầu tiên sau khi Ngài thành đạo, có nhiều tỷ kheo hay cư sĩ đã liễu ngộ, giải thoát, niết bàn chỉ ngay sau một thời thuyết pháp hay một bài kệ của Tôn Sư. Tại sao họ đặt gánh nặng xuống một cách dễ dàng như vậy? Bởi vì họ đã thấu hiếu tận gốc rễ (liễu ngộ) chân đế, tự tại giải thoát, tịch lặng thường trụ, chẳng động, chẳng khởi, chẳng sanh, chẳng diệt, không đến cũng không đi mà thường sáng soi. Khi họ thấu hiểu được vậy. Kể từ lúc đó, họ tín thọ và sống theo sự hiểu biết chơn chánh này. Họ luôn tuệ tri tất cả các pháp đều huyễn hoặc, vô tự tánh cho nên, họ không chấp thủ một pháp nào và thong dong tự tại trong tất cả các pháp. 

Như Lai thuyết pháp làm cho khai thông, làm cho khai thị, làm cho tỏ ngộ chân đế, cho nên ai nghe và tín thọ liền, giải thoát ngay khi đã thấu rõ chân diệu pháp. Nói một cách khác ai hân hoan nghe pháp vô ngã tướng, thấu hiểu tường tận, tín thọ chân ngôn, chân đế một cách rốt ráo, nhất tâm, không một chút phân vân, không một chút nghi ngờ, không còn trụ tâm ở bất kể chỗ nào, như vậy đồng nghĩa với niết bàn. Sau đây những bài kinh từ Hán tạng đến Pali Tạng cho thấy những hành giả nào (tại gia, xuất gia hay ngoại đạo) tín thọ (tin và nhận) pháp môn vô trụ sau khi nghe và thấu hiểu tường tận chân đế, thì họ được giải thoát.

Khi nghe Thế Tôn thuyết pháp vô trụ cho Tu Bồ Đề và đại chúng nghe, cú nghĩa thâm sâu khó có ai sau khi Phật nhập diệt 500 năm có thể tin nhận. Đoạn kinh văn sau đây cho thấy những hành giả nào không còn chấp vào bốn tướng: chấp ngã, chấp nhân, chấp chúng sanh, chấp thọ giả và không còn ý niệm chấp pháp này là đúng, pháp kia không đúng, thì họ mới tin nỗi diệu pháp thâm sâu này của Thế Tôn. Nói một cách khác, khi họ tín thọ tức là họ thấu hiểu tường tận chân đế, và họ không còn chấp vào tứ tướng, và họ tự tại thong dong và giải thoát:

Bạch Thế Tôn! Cú nghĩa Như Lai vừa dạy quá cao sâu. Biết đâu chung sanh đời sau họ không đủ sức tiếp thu và tin nhận thì sau?

Phật dạy:

Tu Bồ Đề! Thầy chớ lo điều đó. Sau khi Như Lai diệt độ, một trăm, hai trăm, ba, bốn, năm trăm năm về sau vẫn có người nghe hiểu và tiếp thu tốt, thậm chí rất tốt!

Nhưng này, Như Lai nói cho thầy biết: Những chúng sanh ấy do họ đã trồng gốc rễ cây lành rồi, không phải họ đã trồng trong một đức Phật hoặc hai, ba, bốn, năm Phật mà họ đã trồng vô lượng ngàn muôn ức đức Phật rồi. Cho nên,nghe là họ đã tin liền.

Này Tu Bồ Đề! Những chúng sanh có khả năng tin hiểu như vậy, Như Lai đều biết hết, thấy hết và biết rằng phước đức mà họ được, lớn nhiều vô lượng vô biên. Vì chúng sanh ấy không bị mắc vào bốn tướng: Chấp ngã, chấp nhơn, chấp chúng sanh, chấp thọ giả, cho nên họ mới tin nỗi điều đó. Và người ấy cũng không vướng mắc vào ý niệm chấp: pháp này là đúng, pháp kia không đúng! (Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh, Hán Văn Cưu Ma La Thập, Việt Văn: Pháp sư Từ Thông, Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2013)

Gần 1000 năm sau, một chàng thanh Huệ Năng lượm củi kiếm sống, nuôi mẹ, tình cơ nghe một cư sĩ tại gia tụng Kinh Kim Cang đến câu ‘Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm’, thì chàng đã đại ngộ. Bốn câu kệ của Ngài Lục Tổ Huệ Năng cảm tác (chưa được Tổ Hoằng Nhẫn truyền dạy gì thêm kể từ khi Ngài liễu ngộ câu kệ thần diệu này của Kinh Kim Cang) cho thấy ngài đã thấu đáo lý trung đạo, giải thoát, tịch lặng thường trụ, không có chỗ để trụ tâm.

Bồ đề vốn không cây

Gương sáng cũng không đài

Xưa nay chẳng có vật

Chỗ nào dính bụi nhơ

Rõ ràng câu kệ cuối cùng cho thấy Ngài Huệ Năng không còn chấp ngã, chấp pháp, tâm của ngài vô trụ niết bàn rồi.

Câu kệ thứ ba của Ngài Huệ Năng tương ưng với câu kệ cuối cùng trong bài kinh Udàna 79, Kinh Phật Tự Thuyết thuộc Tiểu Bộ Kinh(Nikàya), cho thấy bản tâm tịch lặng, không một bợn nhơ, chẳng động, chẳng khởi, chẳng sanh, chẳng diệt:  

Đời bị si trói buộc,
Được thấy bị tái sanh,
Bị trói bởi sanh y,
Kẻ ngu bị mù vây,
Tự thấy mình thường còn, 
Nhưng với ai thấy được,
Sẽ không có vật gì.


Nghe pháp vô ngã tướng và hiểu rốt ráo chân đế, hành giả liền được giác ngộ, thông đạt sanh tử niết bàn, tự giải thoát, như đoạn kinh văn trong Hoa Nghiêm Kinh như sau:

Tất cả các pháp đều hư vọng, chẳng thiệt, chóng sanh, chóng diệt, không kiên cố, như mộng như huyễn, như bóng như vang, NÓI DỐI PHỈNH KẺ NGU. Hiểu được như vậy liền được giác ngộ, được tất cả hành pháp, thông đạt sanh tử và niết bàn, chứng Phật bồ đề, tự được độ, khiến người được độ, tự giải thoát, khiến người giải thoát… (Hoa Nghiêm Kinh, Tập II, trtr.455-456).

Trong kinh Phật tự thuyết Udàna 6, Tiểu Bộ Kinh, du sĩ ngoại đạo Bàhiya ngộ đạo, thoát khỏi mọi khổ đau, thành tựu chánh trí giải thoát chỉ sau một thời thuyết pháp ngắn gọn của Thế Tôn về pháp vô ngã tướng: không thấy cái ‘ta’ ở trong cái nghe, ở trong cái thấy, ở trong cái cảm giác, ở trong cái nhận thức. Hiền trí Bàhiya tín thọ chân ngôn của Thế Tôn, liền được giác ngộ, giải thoát, niết bàn.

Vậy này Bàhiya, Ông cần phải học tập như sau: "Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là các thức tri ". Như vậy, này Bàhiya, Ông cần phải học tập. Vì rằng, này Bàhiya, nếu với Ông, trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Do vậy, này Bàhiva, ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau.

Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn, tâm của Bàhiya Dàruciriya được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ. Thế Tôn sau khi thuyết cho Bàhiya Dàruciriya lời giáo giới tóm tắt này, liền ra đi. Thế Tôn ra đi không bao lâu, một con bò con húc chết Bàhiya Dàruciriya. Thế Tôn sau khi khất thực ở Sàvatthi xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, đi ra khỏi thành với nhiều Tỷ-kheo, thấy Bàhiya Dàruciriya bị chết, thấy vậy liền nói với các Tỳ-kheo:

- Này các Tỳ-kheo, hãy lấy thân xác Bàhiya Dàruciriya, đặt lên trên cái chõng, đem đi hỏa thiêu, rồi xây tháp lên trên. Này các Tỷ-kheo, một vị đồng Phạm hạnh với các Thầy đã qua đời!

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, sau khi đặt xác thân của Bàhiya Dàruciriya lên trên cái chõng, đem đi hỏa thiêu, xây dựng cái tháp cho vị ấy, rồi đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, thân xác của Bàhiya Dàruciriya đã được hỏa thiêu, tháp đã được xây dựng xong cho vị ấy. Sanh thứ cho vị ấy là gì? Đời sau vị ấy là gì?

- Này các Tỷ-kheo, Hiền trí là Bàhiya Dàruciriya đã hành trì tùy pháp, đúng pháp và không có phiền nhiễu Ta với những tranh luận về pháp. Này các Tỷ-kheo, Bàhiya Dàruciriya đã nhập Niết Bàn.(Kinh Phật Tự Thuyết (Udàna 6),Chương 01-03, Chương 1: Phẩm Bồ Đề, HT Thích Minh Châu ).

Trong sự giải thoát, trí khởi lên biết rằng: “Ta đã giải thoát. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa” (Tương Ưng Bộ Kinh . Chương 12 Tương Ưng Nhân Duyên, VII Đại Phẩm: Mahàvagga, 70 Susìma Hòa Thượng Thích Minh Châu).


Lời Phật dạy sau đây cho thấy đoạn nghi ngờ, thấu hiểu rốt ráo lý trung đạo, chân đế, thì sẽ được giải thoát.

Giải thoát dứt đứt trói buộc của lòng nghi ngờ. Đoạn nghi ngờ là chơn giải thoát. Chơn giải thoát chính là Như Lai”, như lời Phật dạy trong Đại Bát Niết Bàn Kinh ( Đại Bát Niết Bàn Kinh, Phẩm VII Tứ Tướng, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Tr.168).

Tâm Tịnh

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả chúng sanh khắp pháp giới

Đồng sanh cõi Cực Lạc.


 https://www.tuhoa-cicg.com/stories

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/03/2017(Xem: 11110)
Thực tại, nghĩa là nơi chốn, chỗ, vị trí, cũng có tên không gian. Không gian, nói một cách tổng thể, là bề mặt của vũ trụ từ bao la, rộng lớn, cho đến hạn hẹp đối với mỗi con người chúng ta đang có mặt ở một nơi nào đó, như tại : Núi cao, thác ghềnh, quán cà phê, phòng làm việc, phòng ngủ, phòng ăn, sân chùa,
20/03/2017(Xem: 12547)
Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.
20/03/2017(Xem: 8528)
Nhân dịp đức Phật về Thành Ca Tỳ La Vệ giáo hóa hay tin công chúa Da Du Đà La mới bảo con mình đến gặp Phật xin chia gia tài, Phật mới nói rằng ta bây giờ không còn nắm giữ tài sản thế gian, chỉ có tài sản của bậc Thánh, nếu con muốn ta sẽ chia cho con? La Hầu La nghe Phật nói liền chấp nhận và sau đó phát tâm xuất gia tu theo Phật. Các bạn biết gia tài tâm linh đó là gì không? Này các bạn, đức Phật của chúng ta trước khi đi tu vẫn có vợ có con, sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề thấu rõ mọi nguyên lý sai biệt như phải quấy, tốt xấu, nên hư, thành bại trong cuộc đời đều do chính mình tạo lấy, sau đó Phật mới trở về tiếp chúng độ sinh. Bảy thứ gia tài Thánh nếu chúng ta biết ứng dụng vào trong đời sống hằng ngày, thì chúng ta sẽ giàu có và tràn đầy hạnh phúc, không một ai có thể cướp đi được. Đức Phật của chúng ta đã thừa hưởng gia tài đó, nên đã không còn luyến tiếc cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, và thần dân thiên hạ.
20/03/2017(Xem: 9957)
Sau khi nhịp đập của con tim bị ngừng lại và cùng lúc 5 giác quan của toàn thân con người không còn biết cảm giác, gọi là Chết. Nhưng thức A-lại-da bên trong vẫn còn hằng chuyển liên tục và hoạt động một mình. Sự hoạt động đơn phương của nó y như lúc con người còn sống đang ngủ say.Thức A-lại-da hoạt động một mình, không có 5 giác quan của cơ thể bên ngoài cộng tác
16/03/2017(Xem: 8719)
Trong bài “Sức Mạnh Của Tâm” kỳ trước có nói đến Tâm là chủ tể. Đích thực, con người trên đời này làm nên vô số việc tốt, xấu, học hành, nên danh, nên nghiệp, mưu sinh sống đời hạnh phúc, khổ đau, cho đến tu tập phật pháp được giác ngộ thành Phật, thành Thánh, Nhân bản, v.v…đều do tâm chỉ đạo (nhất thiết duy tâm tạo). Qua đây cho ta thấy rằng; tâm là con người thật của con người, (động vật có linh giác, giác hồn thật siêu việt hơn tất cả các loài hữu tình khác trên trái đất này). Phi tâm ra, bản thân con người, chỉ là một khối thịt bất động.
16/03/2017(Xem: 9101)
Trong nghi thức Cầu Siêu của Phật Giáo Việt Nam, ở phần Quy Y Linh, có ba lời pháp ngữ: “Hương linh quy y PHẬT, đấng PHƯỚC TRÍ VẸN TOÀN – Hương linh quy y PHÁP, đạo THOÁT LY THAM DỤC – Hương linh quy y TĂNG, bậc TU HÀNH CAO TỘT” (chơn tâm – vô ngã). Ba lời pháp ngữ trên chính là ba điều kiện, ba phương tiện siêu xuất, có năng lực đưa hương linh (thân trung ấm) được siêu lên các cõi thiện tùy theo mức độ thiện nghiệp nhiều,
13/03/2017(Xem: 6483)
Chữ NHƯ được thông dụng rất phổ biến trong văn chương và lời nói thường nghiệm của các dân tộc trên thế giới và trong Phật Giáo . Trong văn chương, chữ Như được thấy ở một số trường hợp : Xác định, phủ định, tương tợ, không thực…(như ảo, như hóa) đối với các vật thể hiện thực.
11/03/2017(Xem: 9269)
Do vì đặc thù, cho nên bảy hạng đệ tử Phật (Tỳ kheo Tăng, Tỳ kheo Ni, Sa di, Sa di ni, Thích xoa Ma na, Ưu Bà Tắt, Ưu Bà Di) từ trong thời Phật còn tại thế và hôm nay, ai cũng phải có tâm từ bi là một quy luật ắt phải có sau khi quay về Đạo Phật (Quy y tam bảo) trở thành Phật tử xuất gia. Được có tâm từ bi, là phải học và thực tập Phật Pháp. Dù là những oanh vũ nam, oanh vũ nữ trong tập thể GĐPT, đều phải học đạo lý từ bi và thực tập từ bi, được thấy ở những câu: em thương người và vật, em kính mến cha, mẹ và thuận thảo với anh chi, em.
01/02/2017(Xem: 5395)
Một số tư tưởng Phật học sau đây cùng nói lên nghĩa của Ý Giáo : Ý tưởng mong muốn đem giáo Pháp giải thoát của Phật ra, giảng dạy cho mọi người được biết mà tu tập. Tâm thông đạt mọi khế lý, giáo nghĩa Phật pháp. Tự mình làm thầy lấy mình để sửa tâm. Tự mình thắp đuốc lên mà đi. Hành giả vào đạo Phật để tìm con đường giải thoát
29/01/2017(Xem: 9855)
Hiểu tư tưởng Duyên Khởi thì hiểu Triết học Phật giáo. Thuyết “duyên khởi” là một nền tảng triết lý rất quan trọng trong lời giáo huấn của Đức Phật. Sau khi đắc đạo, Đức Phật đã căn cứ vào lẽ sanh khởi của dukkha (những điều không hài lòng, căng thẳng, khổ đau…) mà nói lên sự liên hệ nhân quả của nó gồm có 12 thứ/ 12 chi. Ngài lập ra thuyết “duyên Khởi”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]