Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Câu trích từ số 11-20

14/04/201917:59(Xem: 3099)
Câu trích từ số 11-20

 

Phat thuyet phap 4

Những Viên Ngọc Trai của Andrew

Nguyên bản Anh Ngữ: 
Dharma Teacher Acharya Andrew Williams  

Việt dịch:

Quảng Tịnh Kim Phương

Câu trích từ số 11-20



Câu trích 11: Chúng ta hãy luôn thực hành hai lợi ích để lợi cho mình và cho người khác. Nếu chúng ta thực hành điều này với tâm thanh tịnh thì trí huệ và lòng từ bi tự phát triển, cho đến khi chúng trở thành vô lượng và hợp nhất, dẫn dắt chúng ta và chúng sanh đi đến Vô Thượng Bồ Đề (giác ngộ vô thượng).

 

Chúng ta nên nỗ lực tinh tấn phát triển trí huệ thành tự nhiên chân thật và phát triển lòng vị tha rộng lớn để đạt đến giác ngô tối thượng, để lợi lạc chúng sanh và khuyến khích những vị khác cùng tu tập.

 

Hãy từ bỏ con đường thế gian, hướng tâm mình đến giác ngộ. Hãy tích lũy ruộng phước. Hãy thực hành và làm chủ sự tinh tấn và tâm hoan hỷ.

 

Hãy chuẩn bị cho tâm kiên nhẫn hoàn hảo, để nhận ra tự tánh không của mình và của ngưới khác. Chúng ta hãy hoàn thiện năm căn để có năm tín lực, năng lực, niệm, quán sát và trí huệ. Hãy từ bỏ tất cả những nhận thức sai lầm và dính mắc.

 

Hãy thúc liễm thân tâm với trí huệ tối thượng và đạt được bảy yếu tố của giác ngộ; vô lượng tâm, tỉnh thức, lực, hoan hỷ, thanh tịnh, định và xả.

 

Hãy loại bỏ vô minh và lầu thông bát chánh đạo. Hãy nhận ra cho được năm loại trí tuệ của bản thân là: thực tại tối hậu trí, diệu quang sát trí, đại viên cảnh trí, bình đẳng tính trí và thành sở tác trí.

 

 

Với lòng từ bi bao la, tâm vị tha rộng lớn, đã khuyến khích và dẫn dắt tất cả chúng sanh thực hành theo. Nguyện cầu cho tất cả chúng sanh đạt đến giác ngộ vô thượng. Nam Mô Phật, Nam Mô Pháp, Nam Mô Tăng.

 

 

Câu trích 12: Cơn sân hận là kẻ thù của chúng ta, nó chỉ gây nên khổ đau, chúng ta hãy học hạnh buông xả giống như cơn mưa buổi sáng.

 

Sân hận chỉ gây ra khổ đau. Chúng ta nên dập tắt bất cứ khi nào nó khởi lên. Cũng giống như khi chúng ta đừng cố giữ lấy mưa khi mặt trời ló dạng. Tất cả rồi sẽ vượt qua.

 

Câu trích 13: Bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, cũng là địa điểm và thời gian hoàn hảo để tu tập và thanh lọc tâm

Nếu chúng ta giữ cho tâm mình ngay thẳng, không bị dao động, không tham lam và luyến ái, và chúng ta luôn sống trong chánh niệm hiện tiền, thì bất cứ những gì chúng ta làm đều là tu tập trong Chánh Pháp.

Việc thực hành của chúng ta không chỉ là hình thức bên ngoài, mà chính là trải nghiệm ở bên trong tâm. Khi tâm thanh tịnh và kiên định, hành vi của chúng ta sẽ không đi sai đường. Không chỉ chúng ta hạnh phúc mà những người khác cũng sẽ cảm thấy bình an khi giao tiếp với chúng ta. Đó chính là tu tập.

Tâm ta phải thanh tịnh, kiên định, và không chạy theo ngoại cảnh. Khi có một tình huống nào khởi lên, không nên để tâm ta bị vọng động bởi mọi trường xung quanh. Đó chính là tu tập.

 

Câu trích 14: Hãy cảm kích những người khác và các bạn sẽ cảm kích mình. Hãy tự cảm kích mình và các bạn sẽ cảm kích những người khác

Các bạn hãy ngồi yên với tư thế thoải mái và nhẹ nhàng nhắm mắt lại. Hãy mở rộng tình thương và lòng từ bi ấm áp chân thật với mình, ước nguyện bản thân mình an lạc, hạnh phúc và vượt thoát mọi khổ đau.

Bây giờ các bạn hãy mở rộng mở rộng tình thương và lòng từ bi ấm áp chân thật đối với gia đình, thân quyến và bạn bè, nguyện cầu cho họ cũng được an lạc, hạnh phúc và vượt thoát mọi khổ đau.

Bây giờ các bạn hãy mở rộng mở rộng tình thương và lòng từ bi ấm áp chân thật  đối với những ai mà các bạn cho là kẻ thù của mình, nguyện cầu họ cũng được an lạc, hạnh phúc và vượt thoát mọi khổ đau.

Bây giờ các bạn hãy mở rộng tình thương và lòng từ bi ấm áp chân thật  đối với những người mà bạn cho là xa lạ, nếu như bạn quen biết họ một chút hay không quen biết họ một chút nào cả, cũng nguyện cầu họ được an lạc, hạnh phúc và vượt thoát mọi khổ đau.


Hãy mở rộng tình thương và lòng từ bi ấm áp chân thật đối với tất cả chúng sanh, không ngoại lệ, thời gian vô định. Nguyện cầu tất cả chúng sanh được an lạc, hạnh phúc và vượt thoát mọi khổ đau. Cầu nguyện tất cả chúng ta đều có tình thương và lòng từ bi ấm áp chân thật.

 Câu trích 15: Hãy quý trọng mình và người khác

Hãy quý trọng mình bằng cách phát triển trí huệ, tình thương và lòng từ bi, với tâm chân thành để đạt được giác ngô vô thượng, để lợi lạc quần sanh. Hãy cảm kích người khác bằng cách phát triển trí huệ, tình thương và lòng từ bi, nguyện cầu tất cả chúng sanh được an lạc, hạnh phúc và vượt thoát mọi khổ đau và tất cả chúng sanh đều đạt đến giác ngộ vô thượng để lợi lạc chúng sanh. Nam Mô Phật.

 

Câu trích 16: Đối với chủ nghĩa đa văn hóa, các bạn không thể tách trứng đã hòa lẫn vào nhau. Chúng cũng bổ dưỡng như cái trứng nguyên và vẫn ngon.

Người di dân và thăm viếng nhiều nước khắp thế giới trong một thời gian dài, và hiện nay, thậm chí nhiều hơn nữa, việc đi lại dễ dàng, du lịch thế giới, và với trào lưu toàn cầu hóa.

Tất cả chúng ta đều là con người có cùng tiềm năng từ bi và trí huệ. Trong xã hội đa văn hóa, nếu chúng ta có trí huệ, chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau, mở rộng tầm nhìn ra thế giới và những con đường của thế gian.

Chúng ta nên sống tử tế và thân thiện, và quan hệ một cách ôn hòa và nhẹ nhàng dựa trên sự hiểu biết.

Chẳng hạn, để có được chế độ ăn uống dinh dưỡng và cân bằng chúng ta cần nhiều thành phần để cung cấp cho chúng ta những chất dinh dưỡng mà chúng ta cần để duy trì cơ thể và thỏa mãn vị giác của mình.

Chúng ta cũng có thể nhận biết một khu vườn đẹp như thế nào với sự đa dạng của nhiều loài hoa và cây cối, màu sắc và hương thơm khác nhau.

Một ví dụ khác đó là trong buổi hòa nhạc, phối hợp  nhiều nhạc cụ khác nhau để  chơi cùng hòa nhịp và cùng lúc với nhau để tạo nên bản nhạc hay, nhịp nhàng và du dương.

Vì vậy bất cứ nơi đâu, điều quan trọng là chúng ta sống tử tế, sống tốt, thân thiện, ôn hòa, đầm ấm và hiểu biết. Cầu nguyện tất cả chúng ta đều bình an và hạnh phúc.

 

Câu trích 17: Chúng ta hãy tránh tất cả những cực đoan, thực hành trung đạo, bao gồm chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.

Chúng ta hãy vượt lên trên những cực đoan của chủ nghĩa trường tồn và chủ nghĩa hư vô. Hãy thực hành bát chánh đạo. Hãy đào luyện cho mình đạo lý sống một cuộc sống tâm linh và thanh tịnh. Hãy hành thiền để phát triển nhận thức, tập trung và định tâm. Hãy tập luyện cho mình có trí tuệ để nhận biết được chúng.

Việc tu tập đạo lý  này bao gồm chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng. Chánh ngữ có nghĩa là không nói dối, không phỉ báng, không nói lời độc ác và không nói lưỡi hai chiều. Chánh nghiệp có nghĩa là không sát sanh, trộm cắp và tà dâm. Hãy thực hành với lòng kính trọng cuộc sống, rộng lượng và chu đáo. Chánh mạng có nghĩa là tránh làm bất cứ điều gì có thể gây hại cho chúng ta và người khác. Đạo đức nên luôn đặt trên lợi nhuận của vật chất.

Việc hành thiền bao gồm chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Chánh định có nghĩa là siêng năng đi theo con đường chân chánh. Sự tinh tấn để vượt qua và tránh những ý nghĩ bất thiện, phát triển và duy trì chỉ những ý nghĩ thiện lành. Chánh niệm có nghĩa là duy trì tâm thanh tịnh, chánh niệm trong thân, cảm giác, tâm và tâm vật. Chánh định có nghĩa là giữ cho tâm trong sáng và tĩnh lặng để định tâm, nhận thức bản chất thanh tịnh của tâm.

Tu tập trí huệ bao gồm chánh kiến và chánh tư duy. Chánh kiến là có trí huệ và tầm nhìn thông suốt. Nhìn thấy mọi vật như tự tánh của chúng, hiểu sâu sắc tứ diệu đế, luật nhân quả và không bị đánh lừa bởi vẻ bên ngoài và ái dục. Hãy nhìn vào chính mình và thế giới mà không bị vọng tưởng hay tà kiến. Chánh tư duy có nghĩa là phương cách không để phát khởi ái dục, tham lam hay sân hận, và không làm bất cứ việc tai hại nào. Chánh tư duy thoát khỏi vô minh, dính mắt và ác cảm.

 

Câu 18: Hãy tỉnh thức, bởi vì thậm chí một ý nghĩ bất thiện nhỏ nhất cũng có thể dẫn đến những ý nghĩ rất bất thiện.

Chúng ta nên nổ lực giữ cho tâm bằng cách tinh tấn thực hành Tứ Chánh Cần của Phật dạy. Để từ bỏ bất cứ những ý bất thiện đã khởi sinh, làm ngưng bất cứ ý nghĩ bất thiện mới đang khởi lên, hãy khởi lên những ý nghĩ thiện và duy trì những thiện ý đã khởi sinh. Phật đã dạy: “Với sự tinh tấn và chân thật, trì giới và tự chủ được duy trì, trí tuệ sẽ trở thành như những hòn đảo mà không có trận lũ lụt nào có thể tràn qua.”

Câu 19: Hãy nhẹ nhàng, hài hòa với chính mình và tất cả mọi thứ chung quanh bạn

Chúng ta có liên hệ mật thiết với tất cả bản thể. Điều quan trọng nhất là nhận thức được điều này. Bởi vì nếu chúng ta biết được sự thật này thì chúng ta có nhiều khả năng hơn cùng chung sống với tất cả mọi loài và tất cả bản thể theo phương cách hài hòa và nhẹ nhàng.

Lo âu, bất mãn, kích động và cảm giác không được quan tâm mà chúng ta khởi lên vì không nhận thức được sự thật hiển nhiên này. Chúng ta nên mở rộng tâm và bớt tự cho mình là trung tâm.

Chẳng hạn lấy máy chụp hình làm ví dụ. Khi trọng tâm của máy ảnh được chỉnh chụp cận cảnh, tất cả những gì chúng ta thấy qua ống kính là cận cảnh. Chúng ta không thấy cái gì khác.

Điều này giống như khi chúng ta tự cho là mình là quan trọng. Chúng ta chú trọng đến chính mình, những vấn đề, sự bất mãn của mình, những ưa thích của mình, và v.v… Vào lúc này chúng giống như cả vũ trụ và không có gì và không có ai khác quan trọng hay tồn tại.

Nhưng chúng ta càng nới rộng và mở rộng trọng tâm của ống kính máy chụp hình, tầm nhìn của chúng ta càng thấy nhiều cảnh hơn và viễn tưởng rộng hơn tất cả những gì chung quanh chúng ta.

Tương tự như vậy, chúng ta càng mở rộng trọng tâm, mở rộng tầm nhìn, mở rộng tâm, chúng ta cho phép chính mình nhiều cơ hội phát triển sự thấu hiểu chân thật trong tâm mình, những người khác và tất cả bản thể, và hãy nhẹ nhàng, hòa hợp với chính mình và với tất cả những người chung quanh ta.

Câu trích 20: Hãy cẩn trọng đừng phản ứng hấp tấp theo chiều hướng thói quen của bạn

Khi cảm xúc và ý nghĩ phát khởi trong tâm bạn, hãy đừng dính mắt vào chúng hay đi theo chúng, hay biến chúng thành một cái gì đó to tát hơn thực sự. Bởi vì đơn giản chúng là những chiều hướng thói quen có điều kiện.

Hãy chủ động và loại bỏ bằng cách buông xả tự nhiên, hơn là bị tác động, phản ứng lại chúng và kế đến lại phản ứng đối với hành động phản ứng, và v.v... và v.v...

Ví dụ, nếu chúng ta để cho cỏ trong vườn mọc lên, không ngăn cản và không kiểm soát, cỡ kích và số lượng cỏ sẽ tiếp tục phát triển và mọc tràn lan.

Tương tự, nếu chúng ta để cho ý nghĩ và cảm xúc của chúng ta tăng trưởng, không cản trở và kiểm soát, chúng sẽ gia tăng và dần dần trở nên lấn át.

Chúng ta hãy xem xét năm tích tập hay ngũ uẩn tạo nên con người mà tự bản thể là vô thường, không thỏa mãn và rỗng không.

Chúng ta trải nghiệm thế gian qua giác quan của chúng ta, chúng làm khởi lên cảm xúc hay cảm giác, chúng có thể hoặc là vui, không vui hay trung hòa. Kế đến chúng ta nhận ra và nhận thức được những cảm xúc này, và thông thường là phản ứng bất đồng kết quả để lại dấu ấn nghiệp trong ý thức của chúng ta.

Chúng ta nên kiến tạo, cái mà tôi thích gọi là "vùng tạm ngưng" giữa nhận thức của cảm xúc và phản ứng hấp tấp. Hay nói theo cách khác, để cho chúng ta có cơ hội không phản ứng vội vã. Với cách này chúng ta có thể bảo vệ chúng ta tránh tạo nghiệp xấu.

Ví dụ đơn giản, nếu chúng ta đụng đầu vào vật cứng, cảm giác chúng ta trải nghiệm sẽ không dễ chịu. Kế đến chúng ta nhận thức cảm giác không dễ chịu này và phản ứng lại với sự giận dữ hay thậm chí nổi cơn tam bành, điều đó để lại dấu ấn nghiệp xấu trong ý thức của chúng ta.

Tuy nhiên nếu chúng ta tạo nên "vùng tạm ngưng" giữa nhận thức cảm giác không dễ chịu và phản ứng bốc đồng, chúng ta sẽ tránh tạo nghiệp xấu.

Hãy tận hưởng “vùng đình chiến” của bạn. Hãy từ bỏ tính tiêu cực trước khi nó lấn át bạn. 

 





 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/09/2010(Xem: 50716)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
08/09/2010(Xem: 4052)
Thế giới có thể vượt qua cực điểm của nó rất nhanh trong tương lai gần đây và đi ngang qua điều không thể tránh những sự tác động to lớn trong tương lai lên loài người và những sự sống khác trên hành tinh. Ai sẽ chịu trách nhiệm thực sự hay trách nhiệm đạo đức? Những nhà khoa học? Phương tiện truyền thông? Những sự quan tâm đặc biệt? Những nhà chính trị? Công luận ngày nay? Con cái hay cháu chắt chúng ta? Ai sẽ phải trả giá này?
06/09/2010(Xem: 6077)
“Trước sự Nô Lệ của Con Người” là nhan đề chúng tôi dùng để gọi tập sách này, gồm những bài viết và những bài thảo luận quan trọng mà chúng tôi đã trình bày trong những hội nghị quốc tế và quốc nội. Những vấn đề đặt ra trong tập sách đều nhắm vào một trọng tâm độc nhất: tìm lại con đường của văn hoá Việt Nam trước sự nô lệ của con người để khai quan một chân trời cho ý thức tự do của nhân tính
04/09/2010(Xem: 8246)
Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn, nhà nghiên cứu và giảng dạy Phật học đã viết: « Chúng tôi là kẻ hậu học, tuy kiến thức chữ nghĩa và thực lực hành trì chẳng bao nhiêu, cũng đem hết sức mình dịch cuốn Vô Môn Quan này ra Việt ngữ, gọi là để đóng góp vào công cuộc chấn hưng Thiền học hiện nay. »
28/08/2010(Xem: 52182)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 51605)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
27/08/2010(Xem: 20800)
Còn nghĩ rằng “Đời là thế, vốn dĩ đời là thế”, “giữa cuộc đời cũng chỉ thế mà thôi”. Trước hiên nhà, lá rụng đầy sân, Chớm lộc mới, ngát hương đường cũ. Vậy nên: Hương xưa còn đọng trên đường, Ngàn lau lách ấy xem dường trinh nguyên. Âm ba tiếng hát đỗ quyên, Lung linh trăng nước xe duyên sơn hà.
19/08/2010(Xem: 6426)
Có thể vay mượn những lời như vậy để khởi đầu cho sự chờđợi tiếng vọng đáp ứng của những gì đó đang ẩn mình trong bóng tối. Những lờiđược vay mượn ấy không nhất thiết phải là đồng thanh với những cái sắp đáp ứng.Sự tựu thành của những cái đáp ứng này sẽ không xuất hiện trong những tiếngđộng náo nhiệt. Đây là sự tựu thành của một cơn mưa như thác lũ, khi con bướmmùa hè đã chịu khép lại đôi cánh mỏng để lắng nghe trong thầm lặng hơi thở củacỏ nội.
18/07/2010(Xem: 12689)
Bất cứ người nào có nghiên cứu Phật học, có kiến thức về giáo lý đạo Phật như được ghi trong ba tạng kinh điển, đều thừa nhận đang có một khoảng cách lớn, phân biệt đạo Phật trong kinh điển (mà tôi tạm gọi là đạo Phật lý thuyết) với đạo Phật ở ngoài đời, trong cuộc sống thực tế. Đạo Phật lý thuyết là đạo Phật lý tưởng. Khoảng cách giữa lý tưởng và thực tế là chuyện tất nhiên và tất yếu. Bởi lẽ nếu không có khoảng cách đó giữa đạo Phật lý tưởng và đạo Phật thực tế thì mọi người chúng ta đều thành Phật cả rồi, và cõi đất này là cõi Phật rồi.
18/07/2010(Xem: 13057)
Chúng ta không ai không hấp thụ một nền giáo dục, hay ít ra tiếp nhận một hình thức giáo dục. Thế nhưng chắc chúng ta không khỏi lúng túng khi gặp câu hỏi bất ngờ như trên và khó trả lời ngay một cách vắn tắt trọn nghĩa và trôi chảy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567